Hóa học 11 - Bài tập về HNO3

doc 4 trang Người đăng tranhong Lượt xem 2847Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Hóa học 11 - Bài tập về HNO3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hóa học 11 - Bài tập về HNO3
BÀI TẬP VỀ HNO3 ( tờ 1 )
 A. Sơ đồ phản ứng 
	Câu 1. Hoàn thành s¬ ®å chuyÓn ho¸ sau: Dung dÞch XYKhí XZ N2O + H2O.
Câu 2. Sơ đồ phản ứng sau đây :
	Hãy viết phương trình hóa học của các phản ứng trong sơ đồ chuyển hóa trên.
Câu 3. Viết phương trình hóa học của các phản ứng đã được dùng để nhận biết.
Câu 4. Lập các phương trình hóa học sau đây :
	1. 	Al	 +	HNO3	? 	+ 	NH4NO3 	 + 	? 	
	2. 	Mg	 +	HNO3 	? + NO + NO2 + ? ( tỉ lệ NO : NO2 = 2:3 )
	3.	Fe3O4	 +	HNO3 (loãng) 	NO + ? + ?
	4.	FeS2	 +	HNO3 (loãng) 	
	5.	FeS	 +	H+ + NO 	N2O + ? + ? + ?
Câu 5.	Trong công nghiệp, người ta điều chế HNO3 theo sơ đồ sau : 	NH3 → NO → NO2 → HNO3
 Biết hiệu suất của toàn bộ quá trình điều chế HNO3 là 70%, từ 22,4 lít NH3 (đktc) sẽ điều chế được bao nhiêu gam HNO3 ?
Câu 6. Điều chế NH3 bằng 4 phản ứng khác loại . Hãy cho biết phản ứng nào khó thực hiện nhất?.
Câu 7. Điêù chế NH4NO3 bằng 3 phản ứng khác loại. Dung dịch muối này có môi trường gì ? 
	Hãy giải thích bằng phương trình hoá học.
Câu 8. a) Điều chế Fe(NO3)2 , Fe(NO3)3 bằng các phản ứng khác loại.
 	b) Điều chế N2 bằng 3 phản ứng khác loại.
B. Bài toán tính theo phương trình phản ứng
Câu 1. Hòa tan 21,6 gam hỗn hợp X ( gồm Fe và CuO ) bằng dung dịch HNO3 dư thu được dung dịch Y và 2,24 lít NO ( đktc).
	Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch Y thu được m gam kết tủa. Tính % khối lượng các chất trong X và giá trị m ?
Câu 2. Hòa tan 29 gam hỗn hợp X ( gồm Zn và Fe2O3 ) bằng dung dịch HNO3 dư thu được dung dịch Y và 8,96 lít NO2 ( đktc).
	Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch Y thu được m gam kết tủa. Tính % khối lượng các chất trong X và giá trị m ?
Câu 3. Hòa tan 20 gam hỗn hợp X ( gồm Cu và FeO ) bằng dung dịch HNO3 dư thu được dung dịch Y và 11,2 lít NO2 ( đktc).
	Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch Y thu được m gam kết tủa. Tính % khối lượng các chất trong X và giá trị m ?
Câu 4. Hòa tan 34,4 gam hỗn hợp X ( gồm Fe và Fe3O4 ) bằng a gam dung dịch HNO3 6,3% dư thu được dung dịch Y và 
	15,68 lít NO2 ( đktc). Dung dịch Y tác dụng vừa đủ 500 ml dung dịch NH3 3,4M và thu được b gam kết tủa. 
	Tính % khối lượng các chất trong X và giá trị a, b ?
Câu 5. Hòa tan m gam Al vào dung dịch HNO3 dư thu được 48,6 gam muỗi và không có khí thoát ra. Tính m ?
Câu 6. 	Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm Zn và ZnO bằng dung dịch HNO3 loãng, dư. Kết thúc thí nghiệm không có khí thoát 
ra, dung dịch thu được có chứa 8 gam NH4NO3 và 113,4 gam Zn(NO3)2. Phần trăm số mol Zn có trong hỗn hợp ban đầu là ?
Câu 7. Hòa tan 2,4 gam hỗn hợp X ( gồm Al và Mg ) cần vừa đủ 200 ml HNO3 2M, sau phản ứng thu được dung dịch A chứa
 3 muối (không có khí thoát ra). 
a. Tính khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp.
b. Thêm vào dung dịch A một lượng dư dung dịch NaOH. Tính khối lượng kết tủa thu được.
Câu 8. Hoà tan hoàn toàn 0,368 gam hỗn hợp Al và Zn cần vừa đủ 25 lít dung dịch HNO3 có pH=3. Sau phản ứng thu được dung dịch A chứa 3 muối (không có khí thoát ra).
a. Tính khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp.
b. Thêm vào dung dịch A một lượng dư dung dịch NH3. Tính khối lượng kết tủa thu được.
Câu 9. Hỗn hợp A gồm FeCO3 và FeS2. A tác dụng với dung dịch axit HNO3 63% (khối lượng riêng 1,44g/m) theo các phản 
 ứng sau: FeCO3 + HNO3 muối X + CO2 + NO2 + H2O (1) 
 	FeS2 + HNO3 muối X + H2SO4 + NO2 + H2O (2)
Được hỗn hợp khí B và dung dịch C. Tỉ khối của B với oxi bằng 1,425. Để phản ứng vừa hết các chất trong dung dịch C cần dùng 540ml dung dich Ba(OH)2 0,2M. Lọc lấy kết tủa, đem nung đến khối lượng không đổi, được 7,568 gam chất rắn (BaSO4 coi như không bị nhiệt phân). Các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
	1. X là muối gì? Hoàn thành các phương trình phản ứng (1) và (2).
	2. Tính khối lượng hỗn hợp từng chất trong hỗn hợp A.
	3. Xác định thể tích dung dịch HNO3 đã dùng (giả thiết HNO3 không bị bay hơi trong quá trình phản ứng)
C. BT sử dụng ĐL BT Electron
Câu 1. Hoà tan hoàn toàn m gam Al vào dung dịch HNO3 rất loãng thì thu được hỗn hợp gồm 0,015 mol khí N2O và 0,01 mol khí NO (phản ứng không tạo NH4NO3). Giá trị của m là 	
Câu 2. Cho 11,0 gam hỗn hợp X gồm Al và Fe vào dung dịch HNO3 loãng dư, thu được 6,72 lít khí NO ở đktc (sản phẩm khử duy nhất). Khối lượng của Al và Fe trong hỗn hợp X tương ứng là 
Câu 3. Hòa tan hết hỗn hợp G chứa 0,01 mol Al và 0,025 mol Mg vào dung dịch HNO3 loãng, sau phản ứng thu được khí N2O
	 (duy nhất) ở đktc. Tìm thể tích khí N2O?
Câu 4. Hòa tan hết 17,6g hỗn hợp X gồm Fe, Cu trong dung dịch HNO3 đặc nóng, dư. Sau phản ứng thu được 17,92 lit khí màu 
	nâu duy nhất tại đktc. Thành phần % theo khối lượng của Fe trong hỗn hợp X là:
Câu 5. Hòa tan m gam Al vào dung dịch HNO3, sau phản ứng thu được hỗn hợp khí Y gồm 0,03mol NO2 và 0,01mol NO. 
	Giá trị của m là:
Câu 6. Hòa tan m gam Fe vào dung dịch HNO3 dư, sau phản ứng thu được 1,12 lít hỗn hợp khí E gồm NO và NO2, biết khối
	 lượng của hỗn hợp E là 1,98gam. Giá trị của m là:
Câu 7. Hòa tan m gam Mg vào dung dịch HNO3 dư, sau phản ứng thu được 4,48 lít hỗn hợp khí X gồm NO và NO2. 
	Biết tỉ khối của X so với H2 là 19. Giá trị của X là:
Câu 8. Khi hòa tan hết 1,8 gam hỗn hợp A gồm Mg và Al trong dung dịch HNO3 loãng dư thu được 448 ml hỗn hợp Y gồm hai
 khí không màu, không hóa nâu trong không khí. Mặt khác khối lượng của hỗn hợp Y là 0,72 gam. 
 Tính % theo khối lượng của Mg trong A là:
Câu 9. Khi hòa tan hết 5,1gam hỗn hợp X gồm Mg và Al (tỉ lệ số mol= 1:1) trong dung dịch HNO3 đến phản ứng xảy ra hoàn 
 toàn thu được V lít hỗn hợp khí Y gồm NO và NO2. Biết tỉ khối của Y so với H2 bằng 19. Giá trị của V là:
Câu 10. 	Đốt cháy 5,6 gam bột Fe nung đỏ trong bình oxi thu được 7,36 g hỗn hợp A gồm Fe2O3, Fe3O4, FeO và một phần Fe 
 còn lại. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp A bằng dung dịch HNO3 thu được V lít hỗn hợp khí B (ở đktc) gồm NO2 và NO có tỉ 
 khối so với H2 bằng 19. Tính V. 
Câu 11. Chia m gam Al thành hai phần bằng nhau:
	Phần 1 tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được x mol NO ( sản phẩm khử duy nhất ). 
	Phần 2 tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được y mol N2O ( sản phẩm khử duy nhất ). 
 Tìm mối quan hệ giữa x và y ?
Câu 12. m gam hỗn hợp Al, Fe và Cu tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được 3,36 lít N2 ( sản phẩm khử duy nhất ). 
	Mặt khác cũng m gam hỗn hợp đó tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được V lít NO2 ( sản phẩm khử duy nhất ). 
	Giá trị của V là ?
D. BT tìm chất phản ứng
Câu 1. Hoà tan hoàn toàn 1,2 gam kim loại M vào dung dịch HNO3 dư thu được 0,224 lít khí N2 ở đktc (sản phẩm khử duy nhất). M là kim loại nào ? 	
Câu 2. Khi cho oxit của một kim loại hóa trị n tác dụng với dung dịch HNO3 dư thì tạo thành 34,0 g muối nitrat và 3,6 g nước (không có sản phẩm khác). Hỏi đó là oxit của kim loại nào và khối lượng của oxit kim loại đã phản ứng là bao nhiêu ?
Câu 3. Hoà tan hoàn toàn 12,8 gam kim loại R vào dung dịch HNO3 dư thu được 4,48 lít hỗn hợp khí X ( ở đktc ) gồm NO và NO2 (sản phẩm khử duy nhất). R là kim loại nào biết tỉ khối hơi của X so với H2 là 19. 
Câu 4. Hòa tan hết 3,6 gam một ôxit sắt bằng dung dịch HNO3 dư sau phản ứng thu được 1,12 lít khí NO2 ( đktc ). Xđ oxit sắt đó
Câu 5. Hòa tan hết 32,48 gam một ôxit sắt bằng dung dịch HNO3 dư sau phản ứng thu được 3,136 lít khí NO2 ( đktc ). Xđ oxit sắt
Câu 6. Hòa tan hoàn toà n 13,92 gam hỗn hợp bột X gồm Fe xOy và Cu bằng dd HNO 3 loãng(dư). Sau phản ứng thu được 2,688 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dd chứa 42,72 gam hỗn hợp muối nitrat. Công thức của oxit sắt l à :
	Câu 7. Hòa tan hết 2,4 gam Mg bằng dung dịch HNO3 dư thu được 4,48 lít khí X (đktc) (sản phẩm khử duy nhất). Xđ khí X ?
	Câu 8. Hòa tan hết 10,8 gam Al bằng dung dịch HNO3 dư thu được 3,36 lít khí Y (đktc) (sản phẩm khử duy nhất). Xđ khí X ?
E. Tính số mol HNO3 
	Câu 1. Hòa tan hết m gam hỗn hợp Mg, Al và Cu bằng V ml dung dịch HNO3 2M vùa đủ thu được 6,72 lít NO ( đktc ) là sản
	phẩm khử duy nhất . Tính giá trị của V ?
Câu 2. Hòa tan hết m gam hỗn hợp Zn, Ag và Cu bằng V ml dung dịch HNO3 1M vùa đủ thu được 11,2 lít B (ở đktc) gồm NO2 và NO ( sản phẩm khử duy nhất ) có tỉ khối so với H2 bằng 18,2 . Tính giá trị của V ?
Câu 3. Hòa tan hết m gam hỗn hợp Mg, Zn và Cu bằng V ml dung dịch HNO3 1M vùa đủ thu được 8,96 lít B (ở đktc) gồm N2O và NO ( sản phẩm khử duy nhất ) có tỉ khối so với H2 bằng 18,5 . Tính giá trị của V ?
Câu 4. Đốt cháy 2,8 gam Fe bằng oxi khống khí thu đươc hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan X bằng lượng vùa đủ m gam dung dịch
	HNO3 12,6% sau phản ứng thu được muối sắt (III) và 2,688 lít NO ( đktc ). Giá trị của m là ?
Câu 5. Đốt cháy 5,6 gam bột Fe nung đỏ trong bình oxi thu được 7,36 g hỗn hợp A gồm Fe2O3, Fe3O4, FeO và một phần Fe 
 còn lại. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp A bằng V ml dung dịch HNO3 2M ( đủ ) thu được a lít khí NO2 . Tính a và V ?
Câu 6. Nung m gam bột sắt trong oxi, thu được 3 gam hỗn hợp chất rắn X. Hoà tan hết hỗn hợp X trong dung dịch HNO3 (dư),
 thoát ra 0,56 lít khí NO (là sản phẩm khử duy nhất). Tính số mol HNO3 đã dùng biết rằng dùng dư 10% so với lượng cần thiết
Câu 7. Cho 11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 lõang (dư), thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Tính số mol HNO3 phản ứng ?
Câu 8. Cho 14,4 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 lõang (dư), thu được 4,49 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Tính số mol HNO3 phản ứng ?
F. Tính tổng khối lượng muối thu được .
	Câu 1. Cho 12 gam hỗn hợp gồm Fe, Mg, Al tác dụng hết với dd HNO3 dư thu được hỗn hợp khí gồm 0,1 mol NO 	(sản phẩm khử duy nhất). Tính khối lượng muối tạo ra trong dung dịch.
	Câu 2. Cho 18 gam hỗn hợp gồm Zn, Mg, Al tác dụng hết với dd HNO3 dư thu được hỗn hợp khí gồm 0,02 mol N2O 	(sản phẩm khử duy nhất). Tính khối lượng muối khan thu được sau phản ứng ?
	Câu 3. Cho 1,35 gam hỗn hợp gồm Cu, Mg, Al tác dụng hết với dung dịch HNO3 thu được hỗn hợp khí gồm 0,01 mol NO 
	và 0,04 mol NO2 (sản phẩm khử duy nhất). Tính khối lượng muối tạo ra trong dung dịch.
	Câu 4. Cho 1,35 gam hỗn hợp A gồm Cu, Mg, Al tác dụng với HNO3 dư được 1,12 lít NO và NO2 (đktc) (sản phẩm khử duy
	nhất) có khối lượng mol 	trung bình là 42,8. Tổng khối lượng muối nitrat sinh ra là ?
G. Bài toán có muối NH4NO3 tạo thành sau phản ứng
Câu 1.	Cho 1,68 gam bột Mg tác dụng vừa đủ với 500ml dd HNO3 aM thu được dd Y và 0,448 lít khí NO duy 	nhất. Tính a và khối lượng muối tạo thành trong dung dịch Y ?
Câu 2.	Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,1 mol CuO và 0,14 mol Al trong 500 ml dung dịch HNO3 aM vừa đủ thu được
	dung dịch Y và 0,672 lít khí N2O duy nhất. Tính a và khối lượng muối tạo thành trong Y ?
Câu 3.	Hòa tan 1,68 gam kim loại Mg vào V lít dd HNO3 0,25M vùa đủ thu được dd X và 0,448 lít khí Y duy	nhất nguyên chất. Cô cạn dd X thu được 11,16gam muối khan ( quá trình cô cạn không làm phân hủy muối). Tìm khí Y và tính V ?
Câu 4.	Hòa tan 11,78 gam hỗn hợp X gồm CuO và Al trong dd HCl dư thu được 0,42 gam khí H2.	Cũng hỗn hợp X khí hòa tan vừa đủ trong V lít dd HNO3 0,5M thu được dung dịch Y chứa 50,42 gam muối 	và 0,672 lít một chất khí Z nguyên chất. Xác định X và V ?
H. Một số câu trong đề thi ĐH các năm gần đây. 
Câu 1: Nung 2,23 gam hỗn hợp X gồm các kim loại Fe, Al, Zn, Mg trong oxi, sau một thời gian thu được 2,71 gam hỗn hợp Y.
 Hoà tan hoàn toàn Y vào dung dịch HNO3 (dư), thu được 0,672 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ). Số mol HNO3 phản ứng 
	A. 0,12. 	B. 0,16. 	C. 0,18. 	D. 0,14. 
Câu 2: Đun nóng m gam hỗn hợp Cu và Fe có tỉ lệ khối lượng tương ứng 7 : 3 với một lượng dung dịch HNO3. Khi các phản
ứng kết thúc, thu được 0,75m gam chất rắn, dung dịch X và 5,6 lít hỗn hợp khí (đktc) gồm NO và NO2 (không có sản phẩm 
khử khác của N+5). Biết lượng HNO3 đã phản ứng là 44,1 gam. Giá trị của m là 
	A. 50,4. 	B. 40,5. 	C. 44,8. 	D. 33,6.
Câu 3. Cho 29 gam hỗn hợp gồm Al, Cu và Ag tác dụng vừa đủ với 950 ml dung dịch HNO3 1,5M, thu được dung dịch chứa
	 m gam muối và 5,6 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm NO và N2O. Tỉ khối của X so với H2 là 16,4. Giá trị của m là 
	A. 97,20. 	B. 98,20. 	C. 91,00. 	D. 98,75.
Câu 4. Cho 18,4 gam hỗn hợp X gồm Cu2S, CuS, FeS2 và FeS tác dụng hết với HNO3 (đặc nóng, dư) thu được V lít khí chỉ có
	 NO2 (ở đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Y. Cho toàn bộ Y vào một lượng dư dung dịch BaCl2, thu được 46,6 gam
 kết tủa; còn khi cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch NH3 dư thu được 10,7 gam kết tủa . Giá trị của V là 
	A. 38,08. 	B. 11,2. 	C. 24,64. 	D. 16,8.
Câu 5: Cho 11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được 1,344
	 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là 
	A. 49,09. 	B. 34,36. 	C. 35,50. 	D. 38,72.
Câu 6: Dẫn luồng khí CO đi qua hỗn hợp gồm CuO và Fe2O3 nung nóng, sau một thời gian thu được chất rắn X và khí Y. Cho
 Y hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 29,55 gam kết tủa. Chất rắn X phản ứng với dung dịch HNO3 dư 
thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là 
	A. 4,48. 	B. 3,36. 	C. 6,72. 	D. 2,24

Tài liệu đính kèm:

  • docon_tap_hoa_11_HK_I.doc