Đề thi học sinh giỏi tỉnh năm học 2010 - 2011 môn thi: Hóa học lớp 11

doc 9 trang Người đăng tranhong Lượt xem 4645Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học sinh giỏi tỉnh năm học 2010 - 2011 môn thi: Hóa học lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học sinh giỏi tỉnh năm học 2010 - 2011 môn thi: Hóa học lớp 11
SỞ GD-ĐT HÀ TĨNH
KỲ THI HỌC SINH GIỎI TỈNH NĂM HỌC 2010-2011
Môn thi: HÓA HỌC LỚP 11
Thời gian làm bài 180 phút.
Bài giải sơ bộ của Trần Anh Sơn – Giáo viên Hóa trường THPT Nghèn – Can Lộc – Hà Tĩnh.
1) Có thể tồn tại hay không các hợp chất ứng với các công thức phân tử: PCl5, OF6, ClF3, NF5? Giải thích nguyên nhân.
Giải: Để xem xét có tồn tại các phân tử PCl5, OF6, ClF3, NF5 hay không, ta xét các nguyên tử trung tâm:
Nguyên tử
Z
Cấu hình electron nguyên tử thu gọn
Cấu hình electron lớp ngoài cùng ở trạng thái cơ bản
Cấu hình electron lớp ngoài cùng ở trạng thái kích thích có số electron độc thân nhiều hơn ở trạng thái cơ bản
P	15	[Ne]3s23p3	
O	8	[He]2s22p4	Không có
Cl	17	[Ne]3s23p5	
N	7	[He]2s22p3	Không có
Nhận thấy: P có thể có đến 5 electron độc thân và Cl có thể có đến 3 electron độc thân ở trạng thái kích thích vì lớp ngoài cùng còn có orbital 3d0 còn trống nên các hợp chất PCl5, ClF3 là có thể tồn tại. Trong khi đó O có tối đa là 2 electron độc thân và N có tối đa 3 electron độc thân vì lớp ngoài cùng không có orbital d trống nên các hợp chất NF5, OF6 là không tồn tại.
2) BCl3 có thể kết hợp với NH3 tạo ra BCl3NH3. Từ cấu tạo của NH3 và BCl3 hãy giải thích sự hình thành phân tử BCl3NH3.
Giải: Nguyên tử B có Z=5 nên có cấu hình electron ở trạng thái cơ bản là [He]2s22p3. Ở trạng thái kích thích khi liên kết với 3 nguyên tử Cl tạo phân tử BCl3, nguyên tử B có 3 electron độc thân: . Như vậy trong phân tử BCl3, nguyên tử B còn một orbital trống. Trong khi đó, nguyên tử N có Z=7 nên có cấu hình electron ở trạng thái cơ bản là [He]2s22p3, khi liên kết với 3 nguyên tử H tạo phân tử NH3, nguyên tử N sử dụng 3 electron độc thân. Như vậy trong phân tử NH3, nguyên tử N vẫn còn một cặp electron hóa trị chưa liên kết: . Cặp electron này của N trong NH3 tạo được liên kết cho nhận với orbital trống của B trong phân tử BCl3 tạo thành phân tử BCl3NH3. Công thức cấu tạo của BCl3NH3 là:
Cl ¾ B ¬ N ¾ H
Cl
Cl
H
H
3) 	Hãy giải thích tại sao:
a. NH3, H2O, HF có khối lượng mol xấp xỉ nhau nhưng nhiệt độ sôi của H2O lớn hơn nhiều so với NH3 và HF?
b. Năng lượng liên kết trong phân tử Cl2 lớn hơn trong phân tử F2, Br2, I2?
Giải: 	a. Nhiệt độ sôi của một phân tử phụ thuộc chủ yếu vào khối lượng phân tử và liên kết hidro giữa các phân tử. NH3, H2O, HF có khối lượng mol xấp xỉ nhau nhưng liên kết hidro giữa các phân tử H2O mạnh hơn của NH3 và HF nên nhiệt độ sôi của H2O lớn hơn nhiều so với hai chất kia. Nguyên nhân liên kết hidro giữa các phân tử H2O mạnh hơn NH3 là O có độ âm điện cao hơn N, liên kết O–H phân cực mạnh hơn N–H, độ phân cực phân tử H2O mạnh hơn của NH3. Trong phân tử HF, liên kết H–F phân cực mạnh hơn trong H2O nhưng giữa các nguyên tử HF chỉ tạo liên kết hidro với nhau thành chuỗi dạng (H–FH–F)n trong khi đó giữa các phân tử H2O có nhiều liên kết hidro hơn tạo thành dạng mạng lưới không gian bền hơn rất nhiều:
b. Trong phân tử X2 (với X là F, Cl, Br, I), hai nguyên tử X liên kết với nhau bằng cách ghép chung hai electron độc thân ở lớp ngoài cùng. Khi bán kính nguyên tử tăng (theo chiều F, Cl, Br, I) độ dài liên kết X – X tăng lên, độ bền liên kết giảm nên năng lượng liên kết giảm dần, điều này giải thích tại sao năng lượng liên kết của Cl2 > Br2 > I2. Tuy nhiên liên kết giữa hai nguyên tử X (với X là Cl, Br, I) còn có liên kết cho nhận giữa cặp electron hóa trị chưa liên kết của nguyên tử này với orbital d trống của nguyên tử kia làm cho độ bền liên kết tăng lên, điều này không xảy ra trong phân tử F2 vì nguyên tử F không có orbital d trống ở lớp ngoài cùng. Như vậy mặc dù bán kính nguyên tử F nhỏ hơn bán kính nguyên tử Cl nhưng độ bền liên kết Cl – Cl cao hơn của F – F, năng lượng liên kết của F2 nhỏ hơn của Cl2.
4) X là hidrocacbon no có 3 vòng, mỗi vòng chứa 6 nguyên tử cacbon. Trong phân tử X khối lượng hidro chiếm 11,765%. Viết công thức cấu tạo của X.
Giải: X là hidrocacbon no có 3 vòng nên phân tử này có P=0, V=3. Công thức của X sẽ là CnH2n+2-2(P+V) trở thành CnH2n–4 (n≥3) 
Theo bài ra ta có: 
Giải ra ta được n=10
Vậy CTPT của X là C10H16.
CTCT của X là:
5) Từ các chất rắn: Zn, MnO2, (NH4)2CO3 và các dung dịch: HCl, NaOH, HNO3, H2SO4 có thể điều chế được những khí gì? Viết các phương trình phản ứng minh họa.
Giải: Từ các chất rắn: Zn, MnO2, (NH4)2CO3 và các dung dịch: HCl, NaOH, HNO3, H2SO4 có thể điều chế được các khí sau:
+ H2: bằng cách cho Zn tác dụng với axit như HCl, H2SO4 loãng hoặc dung dịch NaOH
	Zn + 2HCl ® ZnCl2 + H2
Zn + 2H2SO4 ® ZnSO4 + H2
Zn + 2NaOH + 2H2O ® Na2[Zn(OH)4] + H2
+ NO2:	Zn + 4HNO3 (đặc, nóng) ® Zn(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
+ NO:	3Zn + 8HNO3 (đặc) ® 3Zn(NO3)2 + 2NO + 4H2O
+ N2O:	4Zn + 10HNO3 (loãng) ® 4Zn(NO3)2 + N2O + 5H2O
+ N2:	5Zn + 12HNO3 (rất loãng, lạnh) ® 5Zn(NO3)2 + N2 + 6H2O
+ SO2: 	Zn + 2H2SO4 (đặc, nóng) ® ZnSO4 + SO2 + 2H2O
+ H2S: 	4Zn + 5H2SO4 (đặc, nguội) ® 4ZnSO4 + H2S + 4H2O
+ Cl2:	MnO2 + 4HCl ® MnCl2 + Cl2 + 2H2O
+ CO2: bằng cách cho (NH4)2CO3 tác dụng với dung dịch axit như HCl, H2SO4 
(NH4)2CO3 + 2HCl ® 2NH4Cl + H2O + CO2
(NH4)2CO3 + H2SO4 ® (NH4)2 SO4 + H2O + CO2
+ NH3: (NH4)2CO3 + 2NaOH ® Na2CO3 + 2H2O + 2NH3
6) Hidrocacbon X có tỉ khối so với etan là 2,8. X tác dụng với dung dịch Br2 tạo ra dẫn xuất Y, cho Y tác dụng với KOH trong ancol, đun nóng thu được 2 hidrocacbon đồng phân Z1, Z2. Ozon phân Z1, sản phẩm thu được gồm: CH3COOH và HOOC-COOH.
- Xác định công thức cấu tạo và tên gọi của X, Y, Z1, Z2.
- Viết phương trình phản ứng xảy ra.
- Biểu diễn đồng phân hình học của Z1 và gọi tên các đồng phân đó.
Giải: 
+ Gọi CTPT của X là CnH2n+2-2(P+V), khối lượng phân tử của X là: 2,8.30=84.
Ta có: 14n+2–2(P+V) = 84 Þ n=
Nghiệm phù hợp là: (P+V)=1 và n=6.
Công thức phân tử: C6H12.
Theo bài ra: C6H12 +Br2
C6H12Br2+KOH/ancol
 - 2HBr
C6H10+O3
CH3COOH + HOOC–COOH
Như vậy chất C6H10 ở trên (Z1) phải có công thức cấu tạo là: CH3–CH=CH–CH=CH–CH3.
Tên gọi của Z1 là: hecxa–2,4–dien.
Vậy chất Y C6H12Br2 phải có công thức cấu tạo là CH3–CH2–CH(Br)–CH(Br)–CH2–CH3.
Tên gọi của Y là: 3,4–dibromhecxan.
Chất X C6H12 phải có công thức cấu tạo là CH3–CH2–CH=CH–CH2–CH3
Tên gọi của X là: hecx–3–en 
Đồng phân Z2 của Z1 có thể là CH3–CH2–CºC–CH2–CH3 hoặc CH3–CH=C=CH–CH2–CH3
Tên gọi của Z2 là: hecx–3–in hoặc hecxa–2,3–dien.
+ Các phương trình phản ứng xảy ra:
CH3–CH2–CH=CH–CH2–CH3 + Br2 ® CH3–CH2–CH(Br)–CH(Br)–CH2–CH3
CH3–CH2–CH(Br)–CH(Br)–CH2–CH3 +KOH/ancol
 - 2HBr
 CH3–CH=CH–CH=CH–CH3.
CH3–CH2–CH(Br)–CH(Br)–CH2–CH3 +KOH/ancol
 - 2HBr
 CH3–CH2–CºC–CH2–CH3 
CH3–CH2–CH(Br)–CH(Br)–CH2–CH3 +KOH/ancol
 - 2HBr
 CH3–CH=C=CH–CH2–CH3
CH3–CH=CH–CH=CH–CH3+O3
 2CH3COOH + HOOC–COOH
+ Hecxa–2,4–dien: CH3–CH=CH–CH=CH–CH3 có các đồng phân hình học sau:
2–trans–4–trans–hecxa–2,4–dien	2–cis–4–trans–hecxa–2,4–dien
2–cis–4–cis–hecxa–2,4–dien 	
Số đồng phân cis–trans ở đây chỉ có 3 vì phân tử có hai nối đôi nhưng đối xứng.
7) Hòa tan hoàn toàn 5,6 lít khí NH3 vào nước được 0,5 lít dung dịch A, sau đó hấp thụ hết 3,36 lít khí SO2 vào dung dịch A thu được 0,5 lít dung dịch B. Thêm rất chậm 0,1 lít dung dịch HCl 0,4M vào dung dịch B thu được 0,6 lít dung dịch C (không có khí tạo ra). Nếu lại thêm rất chậm 0,4 lít dung dịch NaOH 0,1 M vào dung dịch C thì thu được dung dịch D (không có khí tạo ra).
- Viết phương trình hóa học của các phản ứng trong thí nghiệm trên.
- Tính nồng độ mol/l các ion trong dung dịch B, C, D, biết các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn, bỏ qua sự thủy phân của các ion.
Giải:
Số mol của NH3: 
Hòa tan NH3 vào nước: NH3 + H2O NH4+ + OH–
Số mol của SO2: 
Khi cho SO2 tác dụng với dung dịch NH3: do nên xảy ra hai phản ứng:
SO2 + H2O + NH3 → NH4HSO3
SO2 + H2O + 2NH3 → (NH4)2SO3
Trong dung dịch B có các ion: NH4+, HSO3– và SO32–(bỏ qua H+ và OH– của nước điện ly cũng như sự thủy phân của các ion)
Bảo toàn nguyên tố N: 
Bảo toàn nguyên tố S: 	 	(I)
Dung dịch B trung hòa điện: 	(II)
Giải hệ (I) và (II) ta được 	 và 
Nồng độ mol/l các ion trong dung dịch B: 
Số mol HCl: nHCl=0,1.0,4=0,04(mol)< trong dung dịch B nên khi cho rất từ từ dung dịch HCl vào dung dịch B chỉ xảy ra phản ứng sau:
(NH4)2SO3 + HCl → NH4HSO3 + NH4Cl
Trong dung dịch C có các ion: NH4+, HSO3–, SO32–và Cl–(bỏ qua H+ và OH– của nước điện ly cũng như sự thủy phân của các ion)
Bảo toàn nguyên tố N: 
Bảo toàn nguyên tố Cl: 
Bảo toàn nguyên tố S: 	 	(III)
Dung dịch C trung hòa điện:	 	(IV)
Giải hệ (III) và (IV) ta được 	 và 
Nồng độ mol/l các ion trong dung dịch C: 
Số mol NaOH: nNaOH=0,4.0,1=0,04(mol)< trong dung dịch C nên khi cho rất từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch C chỉ xảy ra phản ứng sau:
2NH4HSO3 + 2NaOH → (NH4)2SO3 + Na2SO3 + H2O
Trong dung dịch D có các ion: NH4+,Na+, HSO3–, SO32– và Cl–(bỏ qua H+ và OH– của nước điện ly cũng như sự thủy phân của các ion)
Bảo toàn nguyên tố N: 
Bảo toàn nguyên tố Cl: 
Bảo toàn nguyên tố Na: 
Bảo toàn nguyên tố S: 	 	(V)
Dung dịch D trung hòa điện:	 	(VI)
Giải hệ (V) và (VI) ta được 	 và 
Thể tích dung dịch D: V=0,6+0,4=1(lít)
Nồng độ mol/l các ion trong dung dịch D: 
8) Một nguyên tố X có khả năng tạo ra nhiều oxiaxit. Thành phần % khối lượng các nguyên tố trong một số muối axit của X được ghi trong bảng sau:
Muối
%Na
%X
%O
1
32,4
21,8
45,1
2
20,7
27,9
50,5
Xác định công thức phân tử các muối trên.
Giải: Từ bảng đã cho ta có bảng sau:
Muối
%Na
%H
%X
%O
1
32,4
0,7
21,8
45,1
2
20,7
0,9
27,9
50,5
Gọi công thức phân tử muối 1 và muối 2 lần lượt là NaxHyXzOt và NapHqXrOs và nguyên tử khối của X là X.
Ta có: x:y:t=2:1:4 và p:q:s=2:2:7
Vậy công thức muối 1 và muối 2 lần lượt là Na2HXzO4 và Na2H2XrO7.
Kết hợp với bài ra ta có: và 
Biến đổi ta được : zX = 31 và rX = 62
Nghiệm phù hợp là z = 1 ; r = 2 ; X = 31 (nguyên tố Phốt pho)
Công thức phân tử muối 1 và muối 2 lần lượt là Na2HPO4 và Na2H2P2O7
9) Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol hỗn hợp các hidrocacbon X, Y, Z (trong đó số mol của X bằng số mol của Y), thu được 0,18 mol H2O và 0,2 mol CO2. Nếu lấy lượng X bằng lượng đã đốt ở trên cho qua bình đựng dung dịch AgNO3/NH3 dư thì thấy khối lượng bình tăng 0,52 gam, đồng thời trong bình xuất hiện 4,8 gam kết tủa.
a. Xác định công thức phân tử của 3 hidrocacbon trên, biết Y là ankan có số nguyên tử cacbon lớn hơn X và số nguyên tử hidro của Z lớn hơn 12.
b. Xác định công thức cấu tạo của Z, biết Z không chứa liên kết 3, 1 mol Z phản ứng vừa đủ với 1 mol H2, Z có cấu tạo đối xứng.
Giải :
a. Gọi CTPT của X là : CxHy
Khi cho X đi qua bình đựng dung dịch AgNO3/NH3 dư :
CxHy + mAgNO3 + mNH3 ® CxHy–mAgm + mNH4NO3
Khi có 1 mol X phản ứng thì khối lượng của kết tủa tăng lên so với khối lượng của X là: (12x+y–m+108m)–(12x+y)=107m (gam)
Theo bài ra: khối lượng của kết tủa tăng lên so với khối lượng của X là 4,8–0,52=4,28 (gam)
Vậy số mol của X đã phản ứng là: 
Khối lượng của bình đựng dung dịch AgNO3/NH3 tăng lên chính là khối lượng của X.
Ta có: MX=
Nghiệm phù hợp là m=2; MX=26; X là C2H2.
Số mol của X trong hỗn hợp ban đầu là: 
Gọi CTPT của Y và Z là CnH2n+2 (n≥3) và CmH2m+2–2k (m≥1; k≥0; k=P+V)
Số mol của Y cũng là 0,02(mol)
Số mol của Z là 0,05–(0,02+0,02)=0,01(mol)
Các phản ứng cháy:
C2H2 + O2 → 2CO2 + H2O 
0,02 – – – – –> 0,04 –> 0,02
CnH2n+2 + O2 → nCO2 + (n+1)H2O
0,02 – – – – – – – – –> 0,02n –> 0,02(n+1)
CmH2m+2–2k + O2 → mCO2 + (m+1–k)H2O
0,01 – – – – – – – – – – – – –> 0,01m – – –> 0,01(m+1–k)
Theo các phản ứng: 	=0,04+0,02n+0,01m=0,2	(I)
	=0,02+0,02(n+1)+0,01(m+1–k)=0,18	(II)
Từ (I) và (II) ta được: k=3
Theo bài ra: số nguyên tử của Z lớn hơn 12 Þ 2m+2–2.3>12 Û m>8
Từ (I) ta được 2n + m = 16
Do m>8 và n≥3 nên nghiệm phù hợp là n=3; m=10.
Công thức phân tử của Y là C3H8 và của Z là C10H16.
b. Z là C10H16 có P+V=3 nhưng chỉ tác dụng với 1mol H2 chứng tỏ Z có P=1 (có một nối đôi) và V=2 (có 2 vòng nguyên tử).
Vòng nguyên tử bền phải có 5 hoặc 6 cạnh, như vậy hai vòng nguyên tử đối xứng trong phân tử Z phải có 5 cạnh.
Công thức cấu tạo của Z phải là:
10) α-Tecpinen C10H16 là một tecpen có trong một số tinh dầu thực vật. Hidrohóa α-tecpinen bằng một lượng dư H2 (có xúc tác thích hợp) thu được hidrocacbon C10H20. Cho α-tecpinen tác dụng với O3 rồi thủy phân, khử sản phẩm sinh ra bằng Zn-H2O thì được etanđial và 6-metyl heptan-2,5-đion.
Xác định công thức cấu tạo của α-tecpinen, biết phân tử không có liên kết ba.
Giải: α-tecpinen C10H16 có P+V=3 nhưng khi tác dụng với H2 dư tạo thành C10H20 có P+V=1 chứng tỏ α-tecpinen có một vòng 5 hoặc 6 cạnh (V=1) và có 2 liên kết p.
Khi tác dụng với O3, các liên kết đôi hoặc liên kết ba sẽ bị đứt, sản phẩm Ozon phân của α-tecpinen là: 
etanđial 	 	và 6-metyl heptan-2,5-đion	
Từ cấu tạo của 6-metyl heptan-2,5-đion ta có thể thấy trong α-tecpinen có một nhóm CH3 độc lập, hai nhóm CH3 khác trong một nhóm iso–propyl (–CH(CH3)2), hai nhóm –CH2– liên tiếp nhau. Mặt khác phân tử α-tecpinen phải có hai liên kết đôi C=C nối giữa các C=O của etanđial và 6-metyl heptan-2,5-đion tạo thành vòng nguyên tử.
Công thức cấu tạo phù hợp của α-tecpinen phải là:
11) 	a. Cho 1 mol PCl5 (khí) vào bình chân không, dung tích V lít. Đưa nhiệt độ bình lên 525 0K. Cân bằng:
PCl5 (k) PCl3 (k) + Cl2 (k)
được thiết lập với Kp = 1,85. Áp suất trong bình tại trạng thái cân bằng là 2 atm. Tính số mol của từng chất tại thời điểm cân bằng.
b. Cho 1 mol PCl5 và 1 mol khí He vào bình như ở thí nghiệm trên, rồi tăng nhiệt độ lên 5250K. Tính số mol của PCl5, PCl3, Cl2 tại thời điểm cân bằng. Nhận xét kết quả thu được, điều này có phù hợp với nguyên lý Lơ Satơliê không?
(Giả thiết rằng các khí đều được coi là khí lý tưởng)
Giải: a. Xét cân bằng:
PCl5 (k) 	PCl3 (k) + 	Cl2 (k)
	Ban đầu	1 (mol)	0 (mol)	0
	phản ứng	x (mol)	x (mol)	x (mol)
	Cân bằng	1–x (mol)	x (mol)	x (mol)
Biểu thức hằng số cân bằng Kp của phản ứng:
Theo bài ra ta có phương trình bậc 2 đối với x: 3,85x2=1,85 (0£x£1)
Giải ra ta nhận giá trị: x»0,69(mol)
Vậy tại thời điểm cân bằng:
b. Xét cân bằng:
PCl5 (k) 	PCl3 (k) + 	Cl2 (k)
Biểu thức hằng số cân bằng Kp của phản ứng:
Do R, T và V không đổi nên số mol của PCl5, PCl3 và Cl2 không đổi so với câu a
Vậy tại thời điểm cân bằng:
Như vậy khi thêm 1(mol) khí He vào hệ thì trạng thái cân bằng không thay đổi. Điều này không trái nguyên lý Lơ Sactơliê vì khi đưa thêm vào hệ khí He thì áp suất của bình tăng nhưng ta không tăng áp suất của hệ phản ứng, được tính theo biểu thức: P=.
12) Đốt cháy hoàn toàn hidrocacbon A thu được số mol CO2 gấp đôi số mol H2O. Mặt khác nếu lấy 0,1 mol A tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 15,9 gam kết tủa màu vàng.
- Xác định công thức cấu tạo và tên gọi của A.
- Từ A, bằng 3 phản ứng người ta có thể điều chế được etyl xiclohecxan. Viết phương trình các phản ứng hóa học đã xẩy ra.
Giải: Gọi CTPT của A là CnHm
Các phương trình phản ứng:
CnHm + O2 ® nCO2 + H2O	(1)
CnHm + xAgNO3 + xNH3 ® CnHm–xAgx + xNH4NO3	(2)
Theo (1): Þ m=n
Theo (2): 
Như vậy ta có: 13n+107x=159 Þ x=1 ; n=4
Vậy CTPT của A là C4H4. 
A chỉ có 1 nguyên tử H ở C mang nối ba phù hợp với CTCT: CH2=CH–CºCH
Tên gọi của A là vinyl axetilen.
Từ A, qua ba phản ứng ta có thể điều chế được etyl xiclohecxan như sau:
CH2=CH–CºCH + H2 Pd/PbCO3, to
CH2=CH–CH=CH2
2CH2=CH–CH=CH2 Xt, to
+ 2H2 Ni, to cao

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hsg_hoa_thpt.doc