Hóa học - Bài tập đại cương về kim loại

docx 5 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1040Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Hóa học - Bài tập đại cương về kim loại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hóa học - Bài tập đại cương về kim loại
BÀI TẬP ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI (1)
Câu 1: Cho các câu phát biểu về vị trí và cấu tạo của kim loại như sau : 
 (I) : Hầu hết các kim loại chỉ có từ 1 đến 3 electron lớp ngoài cùng. 
 (II) : Tất cả các nguyên tố nhóm B đều là kim loại. 
 (III) : Ở trạng thái rắn, đơn chất kim loại có cấu tạo tinh thể. 
 (IV) : Liên kết kim loại là liên kết được hình thành do sức hút tĩnh điện giữa các ion dương kim loại và các electron tự do.
Những phát biểu nào đúng ? 
A. Chỉ có I đúng. 	B. Chỉ có I, II đúng. 
 	C. Chỉ có IV sai. 	D. Cả I, II, III, IV đều đúng. 
Câu 2: Giống nhau giữa liên kết ion và liên kết kim loại là :
A. đều được tạo thành do sức hút tĩnh điện. 	
B. đều có sự cho và nhận các electron hóa trị. 
C. đều có sự góp chung các electron hóa trị. 	
D. đều tạo thành các chất có nhiệt độ nóng chảy cao.
Câu 3: Giống nhau giữa liên kết cộng hóa trị và liên kết kim loại là :
A. đều có những cặp electron dùng chung. 	
B. đều tạo thành từ những electron chung giữa các nguyên tử. 
C. đều là những liên kết tương đối kém bền. 	
D. đều tạo thành các chất có nhiệt độ nóng chảy thấp.
Câu 4: Nhận định nào đúng ?
A. Tất cả các nguyên tố s là kim loại.	B. Tất cả các nguyên tố p là kim loại.
C. Tất cả các nguyên tố d là kim loại.	D. Tất cả các nguyên tố nhóm A là kim loại.
Câu 5: Đa số kim loại có cấu tạo theo ba kiểu mạng tinh thể sau :
A. Tinh thể lập phương tâm khối, tinh thể tứ diện đều, tinh thể lập phương tâm diện.
B. Tinh thể lục phương, tinh thể lập phương tâm diện, tinh thể lập phương tâm khối.
C. Tinh thể lục phương, tinh thể tứ diện đều, tinh thể lập phương tâm diện.
D. Tinh thể lục phương, tinh thể tứ diện đều, tinh thể lập phương tâm khối.
Câu 6: Mạng tinh thể kim loại gồm có 
	A. nguyên tử, ion kim loại và các electron độc thân.
	B. nguyên tử, ion kim loại và các electron tự do.
	C. nguyên tử kim loại và các electron độc thân.
	D. ion kim loại và các electron độc thân.
Câu 7: So với nguyên tử phi kim cùng chu kì, nguyên tử kim loại 
	A. thường có bán kính nguyên tử nhỏ hơn.
	B. thường có năng lượng ion hoá nhỏ hơn.
	C. thường dễ nhận electron trong các phản ứng hoá học.
	D. thường có số electron ở các phân lớp ngoài cùng nhiều hơn.
Câu 8: Trong một nhóm A (phân nhóm chính), trừ nhóm VIIIA (phân nhóm chính nhóm VIII), theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử thì
A. tính phi kim giảm dần, bán kính nguyên tử tăng dần.
B. tính kim loại tăng dần, độ âm điện tăng dần.
C. độ âm điện giảm dần, tính phi kim tăng dần.
D. tính kim loại tăng dần, bán kính nguyên tử giảm dần.
Câu 9: Cho các nguyên tử có cấu hình electron như sau : 
 1) 1s22s22p63s2 	2) 1s22s22p1	3) 1s22s22p63s23p63d64s2 
 4) 1s22s22p5 	5) 1s22s22p63s23p64s1 	6) 1s2 
Trong số các nguyên tử ở trên, có bao nhiêu nguyên tử là kim loại ?
A. 2. 	B. 3. 	C. 4. 	D. 5.
Câu 10: Một nguyên tố có số thứ tự trong bảng tuần hoàn là 31. Vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn là
A. chu kì 4, nhóm IIIA.	B. chu kì 3, nhóm IIIA.
C. chu kì 4, nhóm IA.	D. chu kì 3, nhóm IA.
Câu 11: Nguyên tố sắt có số hiệu nguyên tử là 26. Trong bảng tuần hoàn, sắt thuộc 
A. chu kì 4 nhóm VIIIA.	B. chu kì 4 nhóm VIIIB.
C. chu kì 4 nhóm IVA.	D. chu kì 5 nhóm VIIIB.
Câu 12: Cấu hình của nguyên tử hay ion nào dưới đây được biểu diễn không đúng ?
A. Cr (Z = 24) [Ar] 3d54s1. 	B. Mn2+ (Z = 25) [Ar] 3d34s2.
C. Fe3+ (Z = 26) [Ar] 3d5. 	D. Cu (Z = 29) [Ar] 3d104s1.
Câu 13: Cấu hình electron nào dưới đây của ion Cu+ (ZCu = 29) ? 
A. 1s22s22p63s23p63d104s2.	B. 1s22s22p63s23p63d104s1.
C. 1s22s22p63s23p63d94s1.	D. 1s22s22p63s23p63d10.
Câu 14: Một cation Rn+ có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p6. Cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng của nguyên tử R có thể là : 
 	A. 3s2. 	B. 3p1. 	
C. 3s1. 	D. 3s1, 3s2 hoặc 3p1.
Câu 15: Trong các nguyên tố có Z = 1 đến Z = 20. Có bao nhiêu nguyên tố mà nguyên tử có 1 eletron độc than?
A. 6.	 	B. 8.	 	C. 5.	 	D. 7.
Câu 16: Trong các nguyên tố có Z = 1 đến Z = 20. Có bao nhiêu nguyên tố mà nguyên tử có 2 eletron độc thân ?
A. 3.	 	B. 6.	 	C. 5.	 	D. 4.
Câu 17: Có bao nhiêu nguyên tố mà trong cấu hình electron nguyên tử có phân lớp ngoài cùng là 4s2?
A. 1.	B. 9.	C. 11.	D. 3.
Câu 18: Có bao nhiêu nguyên tố mà trong cấu hình electron nguyên tử có phân lớp ngoài cùng là 4s1?
A. 1.	B. 2.	C. 4.	D. 3.
Câu 19: Ion Mx+ có tổng số hạt là 57. Hiệu số hạt mang điện và không điện là 17. Nguyên tố M là :
A. K.	B. Ni.	C. Ca.	D. Na.
Câu 20: Có 4 ion là Ca2+, Al3+, Fe2+, Fe3+. Ion có số electron ở lớp ngoài cùng nhiều nhất là :
	A. Fe3+.	B. Fe2+.	C. Al3+.	D. Ca2+.	 
Câu 21: Anion X- và cation Y2+ đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6. Vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là :
A. X có số thứ tự 17, chu kỳ 4, nhóm VIIA (phân nhóm chính nhóm VII) ; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA (phân nhóm chính nhóm II).
B. X có số thứ tự 18, chu kỳ 3, nhóm VIA (phân nhóm chính nhóm VI) ; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA (phân nhóm chính nhóm II).
C. X có số thứ tự 17, chu kỳ 3, nhóm VIIA (phân nhóm chính nhóm VII) ; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 4, nhóm IIA (phân nhóm chính nhóm II).
D. X có số thứ tự 18, chu kỳ 3, nhóm VIIA (phân nhóm chính nhóm VII) ; Y có số thứ tự 20, chu kỳ 3, nhóm IIA (phân nhóm chính nhóm II).
Câu 22: Chọn thứ tự tăng dần bán kính nguyên tử của các kim loại kiềm :
A. Li < Na < K < Rb < Cs. 	B. Cs < Rb < K < Na < Li. 
C. Li < K < Na < Rb < Cs.	D. Li < Na < K< Cs < Rb.
Câu 23: Dãy nguyên tử nào sau đây được xếp theo chiều bán kính nguyên tử tăng ?
A. I, Br, Cl, P.	B. C, N, O, F.	C. Na, Mg, Al, Si. 	D. O, S, Se, Te.
Câu 24: Cho các nguyên tố và số hiệu nguyên tử 13Al ; 11Na ; 12 Mg ; 16S. Dãy thứ tự đúng về bán kính nguyên tử tăng dần là :
	A. Al < Na < Mg < S.	B. Na < Al < S < Mg.	
C. S < Mg < Na < Al.	D. S < Al < Mg < Na.
Câu 25: Cho các nguyên tố: K (Z = 19), N (Z = 7), Si (Z = 14), Mg (Z = 12). Dãy gồm các nguyên tố được sắp xếp theo chiều giảm dần bán kính nguyên tử từ trái sang phải là :
	A. K, Mg, N, Si.	B. Mg, K, Si, N.	C. K, Mg, Si, N.	D. N, Si, Mg, K.
Câu 26: Sắp xếp các nguyên tử Al, Si, Na, K, Mg theo chiều bán kính nguyên tử tăng dần :
A. K, Na, Mg, Al, Si.	B. Si, Al, Mg, Na, K.	 
C. Na, K, Mg, Si, Al.	D. Si, Al, Na, Mg, K.
Câu 27: Các ion hoặc các nguyên tử sau Cl-, Ar, Ca2+ đều có 18 electron. Thứ tự giảm dần bán kính nguyên tử và ion là :
A. Ar, Ca2+, Cl-.	B. Cl-, Ca2+, Ar.	C. Cl-, Ar, Ca2+.	D. Ca2+, Ar, Cl-.
Câu 28: Dãy nào sau đây được sắp xếp theo thứ tự giảm dần bán kính nguyên tử và ion ? 
A. K+ > Ca2+ > Ar. 	B. Ar > Ca2+ > K+.	C. Ar > K+ > Ca2+.	D. Ca2+ > K+ > Ar.
Câu 29: Cho nguyên tử R, ion X2+ và ion Y2- có số electron ở lớp vỏ bằng nhau. Sự sắp xếp bán kính nguyên tử và ion nào sau đây là đúng ?
	 A. R < X2+ < Y2-. 	B. X2+ < R < Y2-.	C. X2+ < Y2-< R.	D. Y2- < R < X2+.
Câu 30: Cho các hạt vi mô: O2-, Al3+, Al, Na, Mg2+, Mg. Dãy nào sau đây được xếp đúng thứ tự bán kính hạt ?
A. Al3+< Mg2+ < O2- < Al < Mg < Na. 	B. Al3+< Mg2+< O2-< Mg < Al < Na.
C. Na < Mg < Al < Al3+< Mg2+ < O2-. 	D. Na < Mg < Mg2+< Al3+< Al < O2-.
Câu 31: Một nguyên tử có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 40. Đó là nguyên tử của nguyên tố nào sau đây ? 
	A. Canxi.	B. Bari.	C. Nhôm.	D. Sắt.
Câu 32: Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong nguyên tử của một nguyên tố là 155. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 33. Nguyên tố đó là :
	A. bạc.	B. đồng.	C. chì.	D. sắt.
Câu 33: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản (p, n, e) bằng 82, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. X là kim loại
A. Mg.	B. Al.	C. Fe.	D. Ca.
Câu 34: Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong 2 nguyên tử kim loại M và X là 94, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 30. Số hạt mang điện của nguyên tử X nhiều hơn của M là 18. Hai kim loại M và X lần lượt là :
A. Na, Ca. 	B. Mg, Ca. C. Be, Ca. 	D. Na, K.
Câu 35: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron 1s22s22p63s23p64s1, nguyên tử của nguyên tố Y có cấu hình electron 1s22s22p5. Liên kết hoá học giữa nguyên tử X và nguyên tử Y thuộc loại liên kết
A. kim loại. 	B. cộng hoá trị. 	C. ion. 	D. cho nhận.
Câu 36: Hợp chất A có công thức MXa trong đó M chiếm 46,67% về khối lượng, X là phi kim ở chu kỳ 3, trong hạt nhân của M có số proton ít hơn số nơtron là 4; trong hạt nhân của X có số proton bằng số nơtron. Tổng số proton trong phân tử A là 58. Cấu hình electron ngoài cùng của M là :
A. 3s23p4.	B. 3d104s1.	C. 2s22p4.	D. 3d64s2.
Câu 37: M thuộc nhóm IIA, X thuộc nhóm VIA. Trong oxit cao nhất M chiếm 71,43% khối lượng, còn X chiếm 40% khối lượng. Liên kết giữa X và M trong hợp chất thuộc loại liên kết nào sau đây ?
A. Liên kết ion.	B. Liên kết cộng hoá trị.
C. Liên kết cho nhận	D. Liên kết ion, liên kết cộng hoá trị.
Câu 38: Một phân tử có tổng các hạt proton, electron, notron bằng 196. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60, số hạt mang điện của X ít hơn số hạt mang điện của Y trong phân tử là 76. 
a. XY3 là công thức nào sau đây ?
	A. SO3.	B. AlCl3.	C. BF3.	D. NH3.	
b. Liên kết giữa X và Y trong phân tử thuộc loại liên kết nào ? 
A. Liên kết cộng hóa trị phân cực. 	B. Liên kết cộng hóa trị không phân cực. 
C. Liên kết ion. 	D. Liên kết cho - nhận.
Câu 39: Giả thiết trong tinh thể, các nguyên tử sắt là những hình cầu chiếm 75% thể tích tinh thể, phần còn lại là các khe rỗng giữa các quả cầu. Khối lượng nguyên tử của Fe là 55,85 ở 20oC, khối lượng riêng của Fe là 7,78 g/cm3. Cho Vhc = pr3. Bán kính nguyên tử gần đúng của Fe là : 	A. 1,44.10-8 cm.	B. 1,29.10-8 cm.	C. 1,97.10-8 cm. 	D. Kết quả khác.
Câu 40: Crom có cấu trúc mạng lập phương tâm khối trong đó thể tích các nguyên tử chiếm x% thể tích tinh thể, phần còn lại là khe rỗng. Cho khối lượng nguyên tử của Cr là 52, khối lượng riêng của Cr là 7,2 g/cm3. Nếu xem nguyên tử Cr có dạng hình cầu thì bán kính gần đúng của nó là 0,125 nm (). Giá trị của x là :
A. 68.	 	B. 75.	C. 62.	D. 74.
Câu 41: Trong nguyên tử, giữa bán kính hạt nhân (r) và số khối của hạt nhân (A) có mối quan hệ như sau : r = 1,5.10-13.A1/3 cm. Khối lượng riêng của hạt nhân nguyên tử (tấn/cm3) là :
A. 117,5.106.	 	B. 117,5.1012. 	C. 116.106.	D. 116.1012.
Câu 42: Kim loại có tính chất vật lí chung là dẫn điện, dẫn nhiệt, dẻo và có ánh kim. Nguyên nhân của những tính chất vật lí chung của kim loại là do trong tinh thể kim loại có 
	A. nhiều electron độc thân.	B. các ion dương chuyển động tự do.
	C. các electron chuyển động tự do.	D. nhiều ion dương kim loại.
Câu 43: Kim loại khác nhau có độ dẫn điện, dẫn nhiệt khác nhau. Sự khác nhau đó được quyết định bởi
	A. khối lượng riêng khác nhau.	B. kiểu mạng tinh thể khác nhau.
	C. mật độ electron tự do khác nhau.	D. mật độ ion dương khác nhau. 
Câu 44: ở điều kiện thường kim loại ở thể lỏng là :
A. Na.	B. K.	C. Hg.	D. Ag.
Câu 45: Kim loại nào sau đây có tính dẫn điện tốt nhất trong tất cả các kim loại ? 
	A. Vàng.	B. Bạc.	C. Đồng.	D. Nhôm.
Câu 46: Kim loại nào sau đây dẻo nhất trong tất cả các kim loại ? 
	A. Bạc.	B. Vàng.	C. Nhôm.	D. Đồng.
Câu 47: Kim loại nào sau đây có độ cứng lớn nhất trong tất cả các kim loại ? 
	A. Vonfam.	B. Crom.	C. Sắt.	D. Đồng.
Câu 48: Kim loại nào sau đây là kim loại mềm nhất trong tất cả các kim loại ? 
	A. Liti.	B. Xesi.	C. Natri.	D. Kali.
Câu 49: Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất trong tất cả các kim loại ? 
	A. Vonfam.	B. Sắt.	C. Đồng.	D. Kẽm. 
Câu 50: Người ta quy ước kim loại nhẹ là kim loại có tỉ khối 
A. lớn hơn 5.	B. nhỏ hơn 5.	C. nhỏ hơn 6.	D. nhỏ hơn 7.
Câu 51: Kim loại nào sau đây nhẹ nhất (có khối lượng riêng nhỏ nhất) trong tất cả các kim loại ? 
	A. Liti.	B. Natri.	C. Kali.	D. Rubiđi.
Câu 52: Tính chất vật lý nào dưới đây của kim loại không phải do các electron tự do gây ra ?
A. Ánh kim. 	B. Tính dẻo. 	
C. Tính cứng. 	D. Tính dẫn điện và nhiệt.
Câu 53: Dãy so sánh tính chất vật lý của kim loại nào dưới đây là không đúng ?
A. Dẫn điện và nhiệt Ag > Cu > Al > Fe. 	B. Tỉ khối Li < Fe < Os.
C. Nhiệt độ nóng chảy Hg < Al < W. 	D. Tính cứng Cs < Fe < Al < Cu < Cr.

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai_tap_dai_cuong_ve_kim_loai_hoa_hoc_lop_12_1.docx