Giáo án Ngành động vật có xương sống - Sự tiến hóa của động vật

doc 11 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 6775Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngành động vật có xương sống - Sự tiến hóa của động vật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Ngành động vật có xương sống - Sự tiến hóa của động vật
CHỦ ĐỀ: “NGÀNH ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG - SỰ TIẾN HÓA CỦA ĐỘNG VẬT”
 Môn: Sinh học 7
- Đơn vị: Trường THCS : ĐồngKhởi, Long Vĩnh, Ninh Điền, Hoà Hội
- Các thành viên của nhóm, phân công công việc trong nhóm: 
TT
Họ và tên
Chức vụ
Phân công công việc
1
Dương Thị Ngọc Thanh
Nhóm trưởng
- Phụ trách chung, tổ chức thảo luận nhóm, chọn chủ đề. 
- Xác định và xây dựng mạch kiến thức của chủ đề
- Xây dựng bảng mô tả mức độ đánh giá năng lực của học sinh qua chủ đề.
- Xây dựng hệ thống câu hỏi/bài tập theo các mức độ đã mô tả
2
Bùi Bá Vĩnh
Thư ký
- Xác định và xây dựng mạch kiến thức của chủ đề
- Xây dựng bảng mô tả mức độ đánh giá năng lực của học sinh qua chủ đề.
- Xây dựng hệ thống câu hỏi/bài tập theo các mức độ đã mô tả
- Tập hợp số liệu, viết báo cáo
3
Lưu Đức Hòa
Thành viên
- Xác định và xây dựng mạch kiến thức của chủ đề
- Xây dựng bảng mô tả mức độ đánh giá năng lực của học sinh qua chủ đề.
- Xây dựng hệ thống câu hỏi/bài tập theo các mức độ đã mô tả
4
Nguyễn Thị Thanh Hoa
Thành viên
- Xác định và xây dựng mạch kiến thức của chủ đề
- Xây dựng bảng mô tả mức độ đánh giá năng lực của học sinh qua chủ đề.
- Xây dựng hệ thống câu hỏi/bài tập theo các mức độ đã mô tả
5
Văn Ngọc Thảo
Thành viên
- Xác định và xây dựng mạch kiến thức của chủ đề
- Xây dựng bảng mô tả mức độ đánh giá năng lực của học sinh qua chủ đề.
- Xây dựng hệ thống câu hỏi/bài tập theo các mức độ đã mô tả
6
Trương Ánh Nguyệt
Thành viên
- Xác định và xây dựng mạch kiến thức của chủ đề
- Xây dựng bảng mô tả mức độ đánh giá năng lực của học sinh qua chủ đề.
- Xây dựng hệ thống câu hỏi/bài tập theo các mức độ đã mô tả
7
Lê Thanh Tâm
Thành viên
- Xác định và xây dựng mạch kiến thức của chủ đề
- Xây dựng bảng mô tả mức độ đánh giá năng lực của học sinh qua chủ đề.
- Xây dựng hệ thống câu hỏi/bài tập theo các mức độ đã mô tả
8
Lâm Văn Nhiều
Thành viên
- Xác định và xây dựng mạch kiến thức của chủ đề
- Xây dựng bảng mô tả mức độ đánh giá năng lực của học sinh qua chủ đề.
- Xây dựng hệ thống câu hỏi/bài tập theo các mức độ đã mô tả
1. 1. Xác định mạch kiến thức
Các bài liên quan của chủ đề
 * Sinh học 7:
Lớp Lưỡng cư
Bài 35
Ếch đồng.
Bài 37
Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Lưỡng cư.
Lớp Bò sát
Bài 38
Thằn lằn bóng đuôi dài.
Bài 39
Cấu tạo trong của thằn lằn.
Bài 40
Đa dạng và đặc điểm của lớp Bò sát.
Lớp Chim
Bài 41
Chim bồ câu.
Bài 43
Cấu tạo trong của chim bồ câu.
 Bài 44
Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Chim.
Lớp Thú (lớp có vú).
Bài 46
Thỏ. 
Bài 47
Cấu tạo trong của thỏ.
Bài 48
Đa dạng của lớp Thú(Bộ thú huyệt, bộ Thú túi.)
Bài 49
Đa dạng của lớp Thú (tiếp theo) Bộ Dơi và bộ Cá voi.
Bài 50
Đa dạng của lớp Thú (tiếp theo) Bộ Ăn sâu bọ, bộ Gặm nhấm, bộ Ăn thịt.
Bài 51
Đa dạng của lớp Thú (tiếp theo)Các bộ Móng guốc và bộ Linh trưởng.
CHƯƠNG VII: SỰ TIẾN HOÁ CỦA ĐỘNG VẬT
Bài 53
Môi trường sống, sự vận động di chuyển
Bài 54
Tiến hoá về tổ chức cơ thể.
Bài 55
Tiến hoá về sinh sản.
Bài 56
Cây phát sinh giới Động vật.
2. Cấu trúc logic nội dung của chủ đề
 2.1. Cơ sở khoa học ( Năng lực tư duy)
 2.1.1. Nêu được đặc điểm cấu tạo ngoài của các loài đại diện của các đại diện
 2.1.2. Nêu được đặc điểm chung của từng lớp
 2.1.5. Vận dụng vào thực tế chăn nuôi, bảo vệ môi trường sống của động vật 
 2.2. Vận dụng thực tiễn ( Năng lực hành động)
	2.2.1. 2.1.3. Nêu được vai trò của từng lớp
 2.2.2. Nêu được mối quan hệ họ hàng của các ngành, các lớp động vật trên cây phát sinh động vật
 2.2.3. Học sinh biết bảo vệ các loài động vật có ích 
 3. Xác định các năng lực hướng tới của chủ đề
 3.1. Các năng lực chung:
 3.1.1. Nhóm năng lực làm chủ và phát triển bản thân:
- Năng lực tự học: HS nghiên cứu tài liệu, tìm thực tế địa phương thông qua các kênh thông tin như: SGK, báo, mạng, phát thanh, truyền hình địa phương...
- Năng lực tư duy: phỏng đoán, phân tích mối quan hệ giữa các lớp động vật, giữa các ngành động vật
	- Năng lực tự quản lý: Biết quản lý hành vi hành xử của bản thân đối với động vật. HS biết phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên trong nhóm.
 3.1.2. Nhóm năng lực về quan hệ xã hội:
	- Năng lực giao tiếp: Lắng nghe và diễn đạt ý tưởng của mình.
- Năng lực hợp tác: Phân chia công việc trong việc tìm tòi và nghiên cứu tài liệu; chia sẻ thông tin kiến thức thu nhận.
 3.1.3. Nhóm năng lực sử dụng công cụ:
- Sử dụng CNTT và truyền thông để tìm tài liệu, thu nhận kiến thức và tuyên truyền, giáo dục bảo vệ 
- Sử dụng ngôn ngữ: trình bày giải thích, phát hiện kiến thức theo chủ đề.
- Tính toán dựa trên các số liệu để xác định thực trạng.
 3.2. Các năng lực chuyên biệt:
 3.2.1. Quan sát: Quan sát và xác định được h ình d ạng cấu tạo ngoài của các loài động vật. 
 3.2.2. Tìm kiếm mối quan hệ: Thấy được mối quan hệ giữa các lớp, ngành động vật
 3.3.3. Vận dụng kiến thức: vào chủ đề chăn nuôi, trồng trọt, bảo vệ môi trường sống
4. Bảng mô tả mức độ câu hỏi/bài tập đánh giá năng lực của học sinh qua chủ đề:
 “NGÀNH ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG - SỰ TIẾN HÓA CỦA ĐỘNG VẬT”
MA TRẬN CÔNG CỤ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC VỀ CHỦ ĐỀ “NGÀNH ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG - SỰ TIẾN HÓA CỦA ĐỘNG VẬT”MÔN: SINH HỌC 7
 Ma trận dùng để xây dựng bộ câu hỏi-bài tập đánh giá năng lực của HS ở chủ đề “NGÀNH ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG - SỰ TIẾN HÓA CỦA ĐỘNG VẬT”ở Sinh học 7
NỘI DUNG
MỨC ĐỘ NHẬN THỨC
CÁC KN/NL CẦN HƯỚNG TỚI
NHẬN BIẾT
THÔNG HIỂU 
VẬN DỤNG THẤP
VẬN DỤNG CAO
NGÀNH ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG
-Trình bày được hình thái cấu tạo phù hợp với đời sống lưỡng cư của đại diện (ếch đồng). Trình bày được hoạt động tập tính của ếch đồng..
Nêu được các đặc điểm cấu tạo phù hợp với sự di chuyển của bò sát trong môi trường sống trên cạn.
-Mô tả được hoạt động của các hệ cơ quan.
Mô tả được hình thái và hoạt động của đại diện lớp Chim (chim bồ câu) thích nghi với sự bay. 
Mô tả được đặc điểm cấu tạo và chức năng các hệ cơ quan của đại diện lớp Thú (thỏ). Nêu được hoạt động tập tính của thỏ. 
Tìm hiểu tính đa dạng của lớp Thú được thể hiện qua quan sát các bộ thú khác nhau (thú huyệt, thú túi...).
Nêu được những đặc điểm để phân biệt ba bộ trong lớp Lưỡng cư ở Việt Nam.
-Trình bày đặc điểm chung lớp Lưỡng cư: cơ quan di chuyển, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, đặc điểm sinh sản và thân nhiệt, da, môi trường sống.
Phân biệt được ba bộ bò sát thường gặp (có vảy, rùa, cá sấu).
Giải thích được các đặc điểm cấu tạo của chim phù hợp với chức năng bay lượn.
Nêu được tập tính của chim bồ câu.
-Phân biệt 3 bộ thường gặp trong lớp Chim (Chim chạy, Chim bay và Chim bơi). 
Đặc điểm chung lớp Chim: cơ quan di chuyển, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, sinh sản (đặc điểm trứng và tập tính ấp trứng) và thân nhiệt.
Đặc điểm đặc trưng nhất để phân biệt các bộ thú
Đặc điểm chung lớp Thú: bộ lông, bộ răng, tim, số vòng tuần hoàn, bộ não, sinh sản (đẻ con và nuôi con bằng sữa) và thân nhiệt.
Nêu được vai trò của lớp lưỡng cư trong tự nhiên và đời sống con người, đặc biệt là những loài quí hiếm.
Nêu được vai trò của bò sát trong tự nhiên và tác dụng của nó đối với con người (làm thuốc, đồ mỹ nghệ, thực phẩm,...).
Nêu được vai trò của lớp Chim trong tự nhiên và đối với con người.
- Năng lực tự học
- Năng lực quan sát 
- Năng lực vận dụng vào chủ đề chăn nuôi, trồng trọt, bảo vệ môi trường sống 
- Năng lực tự học
- Năng lực quan sát 
- Năng lực vận dụng vào chủ đề chăn nuôi, trồng trọt, bảo vệ môi trường sống 
 SỰ TIẾN HÓA CỦA ĐỘNG VẬT
Dựa trên toàn bộ kiến thức đã học qua các ngành, các lớp nêu lên được sự tiến hóa thể hiện ở sự di chuyển, vận động cơ thể, ở sự phức tạp hóa trong tổ chức cơ thể, ở các hình thức sinh sản từ thấp lên cao.
Nêu được mối quan hệ họ hàng của các ngành, các lớp động vật trên cây phát sinh động vật.
 Lấy được ví dụ mối quan hệ của các lớp,các ngành vật trên cây phát sinh động vật.
- Năng lực tự học
- Năng lực quan sát 
- Kỹ năng tiên đoán + nhận định.
5. Hệ thống câu hỏi/bài tập – thực hành thí nghiệm theo các mức độ đã mô tả:
 5.1 Câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1. Đặc điểm nào sau đây không thuộc về đặc điểm chung của lớp bò sát?
a. Động vật có xương sống, sống ở cạn, di chuyển bằng chân.
b.Tim 2 ngăn, có 1 vòng tuần hoàn kín, máu trong tim là máu đỏ tươi.
c. Động vật biến nhiệt, hô hấp bằng phổi, thụ tinh trong, đẻ trứng.
d. Chi yếu có vuốt, da khô có vảy sừng.
Câu 2. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sự thích nghi của thằn lằn với đời sống ở cạn?
a. Da khô có vảy sừng bao bọc có tác dụng ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể.
b. Mắt có mi cử động, có nước mắt sẽ bảo vệ mắt, có nước mắt để màng mắt không bị khô.
c. Thân và đuôi rất dài là động lực chính của sự di chuyển.
d. Bàn chân có 5 ngón, giữa các ngón đều có màng bơi.
Câu 3.Mắt thằn lằn có đặc điểm là
a. Không có mi
b. chỉ có 1 mí
c. Chỉ có 2 mí
d. Chỉ có 3 mí
Câu 4. Tim của thằn lằn có
a. 1 ngăn
b. 2 ngăn
c. 3 ngăn
d. 4 ngăn
Câu 5. Cơ quan hô hấp của thằn lằn là
 a. Mang và phổi
b. Da và phổi
c. phổi
d. Mang, da và phổi.
Câu 6. Cơ quan hô hấp của chim bồ câu là
 a. Mang và phổi
b. Da và phổi
c. phổi
d. Mang, da và phổi.
Câu7. Ở bồ câu, máu đi nuôi cơ thể là loại máu gì?
a. Đỏ tươi
b. Đỏ thẩm.
c. Đỏ tươi và máu pha.
d. Máu pha
Câu 8. Bộ não chim bồ câu gồm những bộ phận.
a. Não trước
b. Não giữa
c. Tiểu não, hành tủy và tủy sống.
d. Đại não, não giữa, tiểu não, hành tủy và tủy sống.
Câu 9. Các bộ phận của hệ hô hấp chim bồ câu gồm:
 a. Khí quản và 9 túi khí.
b. Khí quản, 2 phế quản và 9 túi khí.
c. Khí quản và 2 phế quản
d. Khí quản, 2 phế quản, 2 lá phổi và 9 túi khí.
Câu 10. Đặc điểm nào sau đây không đúng với chim bồ câu:
a. Bồ câu nhà có tổ tiên là bồ câu núi, màu lam.
b.Thân nhiệt bồ câu không ổn định, bồ câu thuộc vào động vật biến nhiệt.
c. Bồ câu thụ tinh trong và trứng có vỏ đá voi bao bọc.
d. Chim mới nở chưa mở mắt, trên thân chỉ có một ít lông tơ được bố mẹ nuôi bằng sữa diều.
Câu 11. Diều của chim bồ câu có tác dụng gì?
a. Tiết ra dịch tiêu hóa để tiêu hóa thức ăn
b. Tiết ra dịch vị
c. Chứa và làm mếm thức ăn trước khi đưa vào dạ dày.
d. Tất cả đều đúng
Câu 12.Mắt chim bồ câu có đặc điểm là
a. Không có mi
b. chỉ có 1 mí
c. Chỉ có 2 mí
d. Chỉ có 3 mí
Câu 13. Tim của chim bồ câu có
a. 1 ngăn
b. 2 ngăn
c. 3 ngăn
d. 4 ngăn
Câu 14. Cơ quan hô hấp của chim bồ câu là
 a. Mang và phổi
b. Da và phổi
c. phổi
d. Mang, da và phổi.
2. SỰ TIẾN HÓA CỦA ĐỘNG VẬT 
Câu 1: Trong các hình thức sinh sản sau, hình thức sinh sản nào là tiến hóa nhất?
Sinh sản hữu tính và thụ tinh trong
Sinh sản hữu tính và thụ tinh ngoài
Sinh sản vô tính
Sinh sản sinh dưỡng
Câu 2: Hệ thần kinh tiến hóa nhất ở động vật là hệ thần kinh nào?
Chưa phân hóa
Hình ống
Hình mạng lưới 
Hình chuỗi hạch
 5.2 Câu hỏi tự luận
 1. NGÀNH ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG
Câu 1. Hãy nêu đặc điểm chung của lớp chim (Về môi trường sống, cơ quan di chuyển, một số hệ cơ quan quan trọng, đặc điểm sinh sản và nhiệt độ cơ thể)
Câu 2. Trình bày các đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sông bay?
Câu 3. Vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn của chim bồ câu và trình bày sự luân chuyển của máu trong cơ thể?
Câu 4. Nêu các thành phần cấu tạo của bộ não chim bồ câu?
Câu 5.Trình bày rõ đặc điểm cấu tạo hô hấp của chim bồ câu thể hiện sự thích nghi với đời sống bay?
Câu 6. Hãy nêu đặc điểm chung của lớp Bò sát (Về môi trường sống, cơ quan di chuyển, một số hệ cơ quan quan trọng, đặc điểm sinh sản và nhiệt độ cơ thể)
Câu 7. Trình bày các đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn?
Câu 8. Vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn của thằn lằn và trình bày sự luân chuyển của máu trong cơ thể?
Câu 9. Nêu các thành phần cấu tạo của bộ não thằn lằn?
Câu 10.Trình bày rõ đặc điểm cấu tạo trong của thằn lằn thích nghi với đời sống ở cạn?
Câu 11. Trình bày đặc điểm chung lớp Lưỡng cư ? 
 Câu 12.Hãy nêu lợi ích của lớp Chim trong tự nhiên và đối với con người?
 2. Hệ sinh thái 
 Câu 1.Cây phát sinh động vật phản ánh mối quan hệ gì?
 Câu 2: Cá voi có quan hệ họ hàng gần gũi với hươu sao hơn hay với cá chép hơn?

Tài liệu đính kèm:

  • docngan_hang_de_thi.doc