Đề kiểm tra học kì I Sinh học lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD & ĐT Hải Lăng

doc 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 518Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì I Sinh học lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD & ĐT Hải Lăng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra học kì I Sinh học lớp 7 - Năm học 2016-2017 - Phòng GD & ĐT Hải Lăng
PHÒNG GD&ĐT HẢI LĂNG 	ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016-2017
ĐỀ CHÍNH THỨC
	Môn: Sinh học- Lớp 7
	Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (3,0 điểm) Trình bày chức năng chính các phần phụ của tôm? Dựa vào đặc điểm cấu tạo nào của tôm, người dân địa phương có kinh nghiệm đánh bắt tôm theo cách nào?
Câu 2: (1,5 điểm) Hãy kể các tập tính chính của loài kiến? Cho biết đặc điểm nào khiến Chân Khớp đa dạng về tập tính?
Câu 3: (2,0 điểm) Cấu tạo nào của trai sông giúp nó tự vệ có hiệu quả? Tại sao nhiều ao đào thả cá, trai không thả mà tự nhiên có? 
Câu 4: (2,0 điểm) Kể tên các loại giun tròn kí sinh ở người, nơi kí sinh, cách xâm nhập từng loại giun đó? Đề xuất các biện pháp phòng bệnh giun tròn kí sinh ở người?
Câu 5: (1,5 điểm) Tại sao đưa cá lên môi trường cạn thì cá chết?
----- Hết -----
PHÒNG GD&ĐT HẢI LĂNG 	ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016-2017
ĐỀ CHÍNH THỨC
	Môn: Sinh học- Lớp 7
	Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (3,0 điểm) Trình bày chức năng chính các phần phụ của tôm? Dựa vào đặc điểm cấu tạo nào của tôm, người dân địa phương có kinh nghiệm đánh bắt tôm theo cách nào?
Câu 2: (1,5 điểm) Hãy kể các tập tính chính của loài kiến? Cho biết đặc điểm nào khiến Chân Khớp đa dạng về tập tính?
Câu 3: (2,0 điểm) Cấu tạo nào của trai sông giúp nó tự vệ có hiệu quả? Tại sao nhiều ao đào thả cá, trai không thả mà tự nhiên có? 
Câu 4: (2,0 điểm) Kể tên các loại giun tròn kí sinh ở người, nơi kí sinh, cách xâm nhập từng loại giun đó? Đề xuất các biện pháp phòng bệnh giun tròn kí sinh ở người?
Câu 5: (1,5 điểm) Tại sao đưa cá lên môi trường cạn thì cá chết?
----- Hết -----
PHÒNG GD&ĐT HƯỚNG DẪN CHẤM
 HẢI LĂNG ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I MÔN SINH HỌC LỚP 7
 Năm học: 2016 – 2017
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
(3,0 điểm) 
* Chức năng chính các phần phụ của tôm:
- Phần đầu ngực:
+ Mắt, 2 đôi râu: định hướng và phát hiện mồi 
+ Các chân hàm: giữ và xử lí mồi.
+ 5 đôi chân ngực: bắt mồi và bò.
- Phần bụng: 
+ 5 đôi chân bụng: bơi, giữ thăng bằng và ôm trứng
+ Tấm lái: lái và giúp tôm nhảy
 * Kinh nghiệm đánh bắt tôm: 
- Người ta dùng thính để câu hoặc cất vó tôm 
- Dựa vào đặc điểm các tế bào khứu giác trên 2 đôi râu rất phát triển nên tôm có thể nhận biết được mùi thức ăn từ xa.
0.5điểm
0.5điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
0,5 điểm
0.25 điểm
0,25 điểm
Câu 2: (1,5 điểm)
* Các tập tính chính của kiến: ( HS nêu được 4 tập tính cho 1,0 điểm)
- Tự vệ, tấn công
- Dự trữ thức ăn
- Chăn nuôi động vật khác
- Sống thành xã hội
- Chăm sóc thế hệ sau
* Thần kinh phát triển cao ở Chân khớp đã giúp chúng đa dạng về tập tính
1,0 điểm
0,5 điểm
 Câu 3: (2,0 điểm) 
* Cấu tạo của trai giúp nó tự vệ hiệu quả:
 - Nhờ vỏ trai có cấu tạo rắn chắc
 - Vỏ trai gồm 2 mảnh gắn với nhau nhờ bản lề phía lưng. Dây chằng ở bản lề có tính đàn hồi cùng 2 cơ khép vỏ điều chỉnh động tác đóng, mở vỏ chủ động.
* Tại sao nhiều ao đào thả cá, trai không thả mà tự nhiên có? 
Trai không thả mà tự nhiên có trong ao nuôi là do ấu trùng trai đã bám sẵn trên da và mang cá nuôi nên cũng được sống và phát triển một cách ngẫu nhiên trong ao cá.
0,5 điểm
0,5 điểm
1,0 điểm
Câu 4: (2,0 điểm)
* Các loại giun tròn kí sinh ở người, nơi kí sinh, cách xâm nhập:
- Giun đũa: kí sinh ở ruột non, xâm nhập bằng con đường tiêu hóa.
- Giun kim: kí sinh ở ruột già, trứng giun qua tay và thức ăn truyền vào miệng.
- Giun móc câu: kí sinh ở tá tràng, xâm nhập qua da bàn chân, khi đi chân đất vào vùng có ấu trùng giun.
* Biện pháp phòng bệnh giun tròn kí sinh:
( HS kể 5 biện pháp đúng trở lên cho điểm tối đa, có thể nêu các biên pháp đúng khác)
- Giữ vệ sinh ăn uống
- Không dùng phân bắc tươi để bón cây
- Uống thuốc trừ giun định kì 6 tháng/ 1 lần
- Giữ gìn vệ sinh môi trường
- Rữa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
- Cần mang đồ bảo hộ khi lao động hoặc đi vào vùng đất có nguy cơ nhiễm giun
- Tìm hiểu rõ vòng đời và tập tính của chúng để hạn chế sự lây lan mầm bệnh.
0.5 điểm
0,5 điểm
0.5 điểm
0,5 điểm
 Câu 5: (1,5 điểm) 
 Tại sao đưa cá lên môi trường cạn thì cá chết:
- Do cá hô hấp bằng mang 
- Sự trao đổi khí xảy ra giữa mao mạch ở mang và khí oxy hòa tan trong nước, nếu đưa cá lên môi trường cạn, sự trao đổi khí này không thực hiện được nên cá chết.
1,0 điểm
0,5 điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_dap_an_Sinh_7_HKI_1617.doc