Giáo án Chương III: Cacbon – Silic - Môn hóa 11

docx 7 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1999Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Chương III: Cacbon – Silic - Môn hóa 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Chương III: Cacbon – Silic - Môn hóa 11
[Hóa 11] CHƯƠNG III. CACBON – SILIC
I. Cacbon
1. Vị trí và cấu hình e: Cacbon ở ô thứ 6, chu kỳ 2, nhóm IVA của bảng tuần hoàn. Cấu hình e: 1s² 2s² 2p².
2. Tính chất vật lý: C có ba dạng thù hình chính: Kim cương, than chì và fuleren.
3. Tính chất hóa học:
Trong các dạng tồn tại của C, C vô định hình hoạt động hơn cả về mặt hóa học.
Trong các phản ứng hóa học C thể hiện hai tính chất: Tính oxi hóa và tính khử. Tuy nhiên tính khử vẫn là chủ yếu của C.
a. Tính khử
* Tác dụng với oxi: C + O2 → CO2. Ở nhiệt độ cao C lại khử CO2 theo phản ứng: C + CO2 → 2CO.
* Tác dụng với hợp chất: C + 4HNO3 → CO2 + 4NO2 + 2H2O.
b. Tính oxi hóa
* Tác dụng với kim loại: 3C + 4Al → Al4C3 (nhôm cacbua)
II. Cacbon monoxit CO
1. Tính chất hóa học
Tính chất hóa học đặc trưng của CO là tính khử, CO là oxit trung tính.
2. Điều chế
a. Trong phòng thí nghiệm
HCOOH CO + H2O
b. Trong công nghiệp: Khí CO được điều chế theo hai phương pháp: Khí than ướt và khí lò ga.
C + H2O CO + H2.
C + CO2 → 2CO.
III. CACBON ĐIOXIT
1. Tính chất vật lý: là chất khí không màu, nặng gấp 1,5 lần không khí. Khi làm lạnh, CO2 hóa rắn là một khối màu trắng, gọi là “nước đá khô”. Nước đá khô không nóng chảy mà thăng hoa, được dùng tạo môi trường lạnh không có hơi ẩm.
2. Tính chất hóa học: Khí CO2 không cháy, không duy trì sự cháy của nhiều chất. Cacbon đioxit là oxit axit, khi tan trong nước cho axit cacbonic.
Tác dụng với dung dịch kiềm
CO2 + NaOH → NaHCO3 (1); CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O (2)
Tùy vào tỉ lệ phản ứng mà có thể cho ra các sản phẩm muối khác nhau.
3. Điều chế
a. Trong phòng thí nghiệm: CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O.
b. Trong công nghiệp: Khí cacbon đioxit được thu hồi từ quá trình đốt cháy hoàn toàn than.
IV. AXIT CACBONIC – MUỐI CACBONAT
1. Axit cacbonic: là axit kém bền, chỉ tồn tại trong dung dịch loãng, dễ bị phân hủy thành CO2 và H2O.
2. Muối cacbonat: Muối cacbonat của các kim loại kiềm, amoni và đa số muối hiđrocacbonat đều tan. Muối cacbonat của kim loại khác thì không tan. Muối hidrocacbonat tan, muối cacbonat không tan có thể bị nhiệt phân.
V. SILIC
1. Tính chất vật lý: Silic có hai dạng thù hình: silic tinh thể và silic vô định hình.
2. Tính chất hóa học: Trong các phản ứng hóa học, silic vừa thể hiện tính oxi hóa vừa thể hiện tính khử.
Silic tác dụng được với oxi, flo, một số kim loại. Ngoài ra silic còn tan trong dung dịch kiềm nóng.
3. Điều chế
SiO2 + 2Mg → Si + MgO
VI. HỢP CHẤT CỦA SILIC
1. Silic đioxit
SiO2 là chất ở dạng tinh thể. Silic đioxit tan chậm trong dung dịch kiềm đặc nóng, tan dể trong kiềm nóng chảy.
Silic đioxit tan được trong dung dịch HF: SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O. Dựa vào tính chất này, người ta dùng dung dịch HF để khắc chữ lên thủy tinh.
2. Axit silixic: H2SiO3 là chất ở dạng keo, không tan trong nước. Khi mất một phần nước tạo thành vật liệu xốp là silicagen. Dùng để hút hơi ẩm trong các thùng đựng hàng hóa.
Axit silixic là axit yếu, yếu hơn cả axit cacbinic nên bị axit này đẩy ra khỏi dung dịch muối.
Na2SiO3 + CO2 + H2O → Na2CO3 + H2SiO3↓.
3. Muối silicat: Dung dịch đậm đặc của Na2SiO3 và K2SiO3 gọi là thủy tinh lỏng. Vải tẩm thủy tinh lỏng sẽ khó cháy, ngoài ra thủy tinh lỏng còn dùng để chế tạo keo dán thủy tinh và sứ.
Cacbon
III - ỨNG DỤNG
Kim cương được sử dụng làm đồ trang sức. Trong kĩ thuật, kim cương được dùng để chế tạo mũi khoan, dao cắt thủy tinh và bột mài.
Than chì được dùng làm điện cực; làm nồi, chén để nấu chảy các hợp kim chịu nhiệt; chế tạo chất bôi trơn; làm bút chì đen.
Than cốc được dùng làm chất khử trong luyện kim để luyện kim loại từ quặng.
Than gỗ được dùng để chế thuốc nổ đen, thuốc pháo, chất hấp thụ. Loại than có khả năng hấp thụ mạnh được gọi là than hoạt tính. Than hoạt tính được dùng nhiều trong mặt nạ phòng độc, trong công nghiệp hóa chất và trong y học.
Than muội được dùng làm chất độn khi lưu hóa cao su, để sản xuất mực in, xi đánh giày,...
IV - TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN, ĐIỀU CHẾ
1. Trạng thái tự nhiên
Trong tự nhiên, kim cương và than chì là cacbon tự do gần như tinh khiết. Ngoài ra, cacbon còn có trong các khoáng vật như canxi (đá vôi, đá phấn, đá hoa, chúng đều chứa CaCO3), magiezit (MgCO3), đolomit (CaCO3.MgCO3) (hình 3.4),...và là thành phần chính của các loại than mỏ (than antraxit, than mỡ, than nâu, than bùn,..., chúng khác nhau về tuổi địa chất và hàm lượng cacbon). Dầu mỏ, khí đốt thiên nhiên là hỗn hợp của các chất khác nhau chứa cacbon, chủ yếu là hiđrocacbon. Cơ thể thực vật và động vật chứa nhiều hợp chất của cacbon.
Nước ta có mỏ than antraxit lớn ở Quảng Ninh, một số mỏ than nhỏ hơn ở Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam,...
2. Điều chế
Kim cương nhân tạo được điều chế từ than chì, bằng cách nung than chì ở 20000C, dưới áp suất 50−100 nghìn atmotphe với chất xúc tác là sắt, crom hay niken.
Than chì nhân tạo được điều chế bằng cách nung than cốc ở 2500−30000C trong lò điện, không có không khí.
Than cốc được điều chế bằng cách nung than mỡ khoảng 10000C trong lò cốc, không có không khí.
Than gỗ được tạo nên khi đốt cháy gỗ trong điều kiện thiếu không khí.
Than muội được tạo nên khi nhiệt phân metan có chất xúc tác:
CH4−→−t0,xtC+2H2
Than mỏ được khai thác trực tiếp từ các vỉa than nằm ở độ sâu khác nhau dưới mặt đất.
I - THỦY TINH
1. Thành phần hóa học và tính chất của thủy tinh
Thành phần loại thông thường được dùng làm cửa kính, chai, lọ,... là hỗn hợp của natri silicat, canxi silicat và silic đioxit, có thành phần gần đúng viết dưới dạng các oxit là Na2O.CaO.6SiO2. Thủy tinh loại này được sản xuất bằng cách nấu chảy một hỗn hợp gồm cát trắng, đá vôi và sođa ở 14000C:
6SiO2+CaCO3+Na2CO3−→t0Na2O.CaO.6SiO2+2CO2
Thủy tinh không có cấu trúc tinh thể mà là chất vô định hình, nên không có nhiệt độ nóng chảy xác định. Khi đun nóng nó mềm dần rồi mới chảy, do đó có thể tạo ra những đồ vật và dụng cụ có hình dạng như ý muốn.
2. Một số loại thủy tinh
Ngoài loại thủy tinh thông thường nêu trên, còn có một số loại thủy tinh khác, với thành phần hóa học và công dụng khác nhau.
- Khi nấu thủy tinh, nếu thay Na2CO3 bằng K2CO3 thì được thủy tinh kali, có nhiệt độ hóa mềm và nhiệt độ nóng chảy cao hơn. Thủy tinh kali được dùng làm dụng cụ thí nghiệm, lăng kính, thấu kính,...
- Thủy tinh chứa nhiều chì oxit dễ nóng chảy và trong suốt, được gọi là thủy tinh pha lê.
- Thủy tinh thạch anh được sản xuất bằng cách nấu chảy silic đioxit tinh khiết. Loại thủy tinh này có nhiệt độ hóa mềm cao, có hệ số nở nhiệt rất nhỏ, nên không bị nứt khi nóng lạnh đột ngột.
- Khi cho thêm oxit của một kim loại, thủy tinh sẽ có màu khác, do tạo nên các silicat có màu. Thí dụ, crom (III) oxit (Cr2O3) cho thủy tinh màu lục, coban oxit (CoO) cho thủy tinh màu xanh nước biển.
II - ĐỒ GỐM
Đồ gốm là vật liệu được chế tạo chủ yếu từ đất sét và cao lanh. Tùy theo công dụng, người ta phân biệt gốm xây dựng, vật liệu chịu lửa, gốm kĩ thuật và gốm dân dụng.
1. Gạch và ngói
Gạch và ngói thuộc loại gốm xây dựng. Phối liệu để sản xuất chúng gồm đất sét loại thường và một ít cát, được nhào với nước thành khối dẻo, sau đó tạo hình, sấy khô và nung ở 900−10000C sẽ được gạch và ngói. Sau khi nung, gạch và ngói thường có màu đỏ gây nên bởi sắt oxit ở trong đất sét.
2. Gạch chịu lửa
Gạch chịu lửa thường được dùng để lót lò cao, lò luyện thép, lò nấu thủy tinh,...
Có hai loại gạch chịu lửa chính: gạch đinat và gạch samôt. Phối liệu để chế tạo gạch đinat gồm 93%−96%SiO2, 4−7%CaO và đất sét; nhiệt độ nung khoảng 1300−14000C. Gạch đinat chịu được nhiệt độ khoảng 1690−17200C
Phối liệu để chế tạo gạch samôt gồm bột samôt trộn với đất sét và nước. Sau đó đóng khuôn và sấy khô, vật liệu được nung ở 1300−14000C. Bột samôt là đất sét được nung ở nhiệt độ rất cao rồi nghiền nhỏ
BÀI TẬP
CƠ BẢN
Bài Ở nhiệt độ cao cacbon có thể phản ứng với nhiều đơn chất và hợp chất. Lập các phương trình hóa học sau và nêu vai trò của cacbon trong từng phản ứng
a. C + Al 	b. C + Ca 	c. C + H2O 
d. C + CuO 	e. C + HNO3 (đặc) 
Bài Hoàn thành các phương trình phản ứng
a. CO + O2 →	?	b. CO + Cl2 ?	c. CO + CuO ? + ?
d. CO + Fe3O4 FeO + ?	e. CO + I2O5 ? + ?	f. NaHCO3 + H2SO4 →
g. SiO2 + HF →	h. CO (dư) + Fe3O4 	i. Si + KOH + H2O 
j. CO2 + Mg →	k. CO2 + CaO →	ℓ. CO2 (dư) + Ba(OH)2 →
m. CO2 + H2O →	n. CO2 + CaCO3 + H2O →	o. CO2 + H2O C6H12O6 + ?
p. Si + O2 →	q. Na2CO3 + SiO2 	r. SiO2 + C 
Bài Tại sao người ta không dùng bình cứu hỏa CO2 để chữa các đám cháy có mặt của kim loại như Mg? Giải thích, viết phương trình phản ứng.
Bài Khí CO2 không phải là khí độc nhưng ảnh hưởng gì đến môi trường sống của trái đất? Tại sao hàm lượng CO2 trong khí quyển của hành tinh của chúng ta gần như không thay đổi
Bài Làm thế nào để loại hơi nước và khí CO2 có lẫn trong khí CO? Viết phương trình phản ứng.
Bài Đốt một mẩu than đá (chứa tạp chất không cháy) có khối lượng 0,6 gam trong oxi dư thu được 1,06 dm³ (đktc) khí cacbonic. Tính phần trăm khối lượng của cacbon trong mẩu than.
Bài Thể tích khí CO2 (đktc) nhiều nhất có thể bị hấp thụ bởi 150ml dung dịch NaOH 25% (d = 1,28 g/ml) là bao nhiêu?
Bài Cho 224 ml khí CO2 (đktc) hấp thụ hết trong 100 ml dung dịch KOH 0,2M. Tính khối lượng của mỗi chất tan trong dung dịch tạo thành.
Bài Sục 2,24 lít khí CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch D. Tính nồng độ mol của các chất tan trong dung dịch D.
Bài Cho 25 gam CO2 vào 300 gam dung dịch KOH thu được 1,38 gam K2CO3 và muối KHCO3. Nồng độ phần trăm của dung dịch KOH đã dùng là bao nhiêu.
Bài Sục 4,48 lít khí CO2 (đktc) vào 400 ml dung dịch NaOH thu được dung dịch A. Cô cạn dung dịch A thu được 19 gam hỗn hợp hai muối.
a. Tính khối lượng mỗi muối.
b. Tính nồng độ dung dịch NaOH đã dùng.
NÂNG CAO
Bài Khử m gam hỗn hợp X gồm CuO, FeO, Fe3O4, Fe2O3 bằng khí CO ở nhiệt độ cao, thu được 40 gam hỗn hợp chất rắn Y và 13,2 gam khí CO2. Tìm giá trị m.
Bài Dẫn một luồng khí CO dư qua ống sứ đựng Fe3O4 và CuO nung nóng đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 2,32 gam hỗn hợp kim loại. Khí thoát ra khỏi bình được dẫn qua dung dịch nước vôi trong dư thu được 5 gam kết tủa. Tính khối lượng hỗn hợp hai oxit ban đầu.
Bài Cho khí CO qua ống chứa 15,2 gam hỗn hợp gồm CuO và FeO nung nóng. Sau một thời gian thu được hỗn hợp khí B và 13,6 gam chất rắn C. Cho B tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư thu được m gam kết tủa. Xác định giá trị của m.
Bài Dẫn một luồng khí CO qua ống sứ đựng m gam hỗn hợp CuO, Fe2O3, Fe3O4 và Al2O3 rồi cho khí thoát ra hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong dư thu được 15 gam kết tủa. Chất rắn còn lại trong ống sứ có khối lượng 215,0 gam. Xác định giá trị của m.
Bài Khử 4,64 gam hỗn hợp X gồm các oxít MgO, FeO, Fe3O4 và Fe2O3 bằng khí CO ở nhiệt độ cao, thu được m gam hỗn hợp chất rắn Y và khí Z. Khí Z dẫn qua dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 1,97 gam kết tủa. Tìm giá trị của m.
Bài Cho 31,9 gam hỗn hợp Al2O3, ZnO, FeO, CaO tác dụng hết với CO dư nung nóng thu được 28,7 gam hỗn hợp Y. Cho Y tác dụng với dung dịch HCl dư thu được V lít H2 (đktc). Tìm giá trị của V.
Bài Một oxit kim loại trong đó khối lượng kim loại chiếm 72,41%. Khử hoàn toàn oxit này bằng khí CO, thu được 16,8 gam kim loại M. Hòa tan hoàn toàn lượng M trong dung dịch HNO3 đặc nóng dư thu được một muối và x mol NO2. Tìm giá trị x.
Bài Dẫn luồng oxi đi qua than nung đỏ thu được hỗn hợp khí A gồm hai khí có tỉ khối so với H2 là 18. Dẫn hỗn hợp khí này từ từ qua ống sứ chứa 20 gam CuO nung nóng. Khí thoát ra được dẫn vào dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 12 gam kết tủa. Đem hỗn hợp rắn trong ống sứ hòa tan trong dung dịch HCl dư thì thấy có 3,2 gam chất không tan. Xác định số mol mỗi khí có trong hỗn hợp A.
Bài Sục từ từ cho đến hết 3,36 lít (đktc) khí CO2 qua 0,1 lít dung dịch chứa đồng thời Na2CO3 1M và NaOH 1M thì không thấy khí thoát ra. Tính nồng độ các chất tan có trong dung dịch sau phản ứng
Bài Cho 1,344 lít khí CO2 (ở đktc) hấp thụ hết vào 2 lít dung dịch X chứa NaOH 0,04M và Ca(OH)2 0,02M thu được m gam kết tủa. Xác định giá trị của m.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Cho 3,8 gam hỗn hợp X gồm Na2CO3 và NaHCO3 tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch axit HCl 20% (d = 1,1 g/ml), thu được 0,896 lít khí Y (đktc). Giá trị của V là
	A. 99,5 ml	B. 14,9 ml	C. 9,95 ml	D. 6,63 ml
Câu 2. Sục khí CO2 vào 150 ml dung dịch Ba(OH)2 1M thu được 19,7 gam kết tủa. Lọc bỏ kết tủa, đun dung dịch còn lại thấy xuất hiện thêm m gam kết tủa nữa. Thể tích khí CO2 đã dùng ở đktc là
	A. 2,24 lít	B. 4,48 lít	C. 13,44 lít	D. 6,72 lít
Câu 3. Để xác định hàm lượng cacbon trong một mẫu thép, người ta đốt 10 gam mẫu thép này trong oxi dư rồi dẫn toàn bộ sản phẩm qua nước vôi trong dư thì thu được 0,5 gam kết tủa. Hàm lượng cacbon trong mẫu thép này là
	A. 0,2%	B. 0,3%	C. 0,4%	D. 0,6%
Câu 4. Nhiệt phân hoàn toàn m gam hỗn hợp MgCO3 và CaCO3 thu được 1,12 lít CO2 (đktc) và 2,2 gam một chất rắn. Giá trị của m là
	A. 13,2 g	B. 8,8 g	C. 4,4 g	D. 3,2 g
Câu 5. Cho 7 gam hỗn hợp hai muối cacbonat của kim loại hóa trị (II) tác dụng với dung dịch HCl thấy thoát ra V lit khí (đktc). Cô cạn dung dịch thu được 9,2g muối khan. Giá trị của V là
	A. 4,48 lít	B. 3,48 lít	C. 4,84 lít	D. 3,84 lít
Câu 6. Cho 1,84 gam hỗn hợp hai muối gồm XCO3 và YCO3 tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 0,672 lit CO2 (đktc) và dung dịch A. Khối lượng muối trong dung dịch A là
	A. 1,17g	B. 2,17g	C. 3,17g	D. 4,17g
Câu 7. Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít khí CO2 (đktc) vào 500 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M, sinh ra m gam kết tủa. Giá trị của m là
	A. 19,7g	B. 17,73g	C. 9,85g	D. 11,82g
Câu 8. Cho 0,14 mol CO2 hấp thụ hết vào dung dịch chứa 0,08 mol Ca(OH)2. Lọc bỏ kết tủa CaCO3 tạo ra thì khối lượng dung dịch còn lại sẽ tăng
	A. 2,08 g	B. 1,04 g	C. 4,16 g	D. 6,48 g
Câu 9. Hấp thụ hết V lít CO2 (đktc) vào 300 ml dung dịch NaOH x mol/l được 10,6 gam Na2CO3 và 8,4 gam NaHCO3. Giá trị V, x lần lượt là
	A. 4,48 lít và 1M	B. 4,48 lít và 1,5M	C. 6,72 lít và 1M	D. 5,6 lít và 2M
Câu 10. Hấp thụ toàn bộ 0,3 mol CO2 vào dung dịch chứa 0,25 mol Ca(OH)2. Khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng hay giảm bao nhiêu gam?
	A. Tăng 13,2 gam	B. Tăng 20 gam	C. Giảm 16,8 gam	D. Giảm 6,8 gam
Câu 11. Khử m gam hỗn hợp A gồm các oxit CuO; Fe3O4; Fe2O3 bằng khí CO ở nhiệt độ cao, người ta thu được 40 gam hỗn hợp chất rắn X và 13,2 gam khí CO2. Giá trị của m là
	A. 44,8 g	B. 40,8 g	C. 4,8 g	D. 48,0 g
Câu 12. Khử hoàn toàn 40 gam hỗn hợp gồm CuO; Fe2O3 người ta phải dùng 15,68 lit kkí CO (đktc). Phần trăm mỗi oxit trong hỗn hợp là
	A. 20% và 80%	B. 30% và 70 %	C. 50% và 50%	D. 35% và 65%
Câu 13. Tiến hành hai thí nghiệm. Thí nghiệm A: cho từ từ từng giọt HCl cho đến dư vào dung dịch Na2CO3 và khuấy đều. Thí nghiệm B: cho từ từ từng giọt Na2CO3 cho đến dư vào dung dịch HCl và khuấy đều. Kết luận rút ra là
	A. Thí nghiệm A không có khí bay ra, thí nghiệm B có khí bay ra ngay lập tức.
	B. Thí nghiệm A lúc đầu chưa có khí sau đó có khí, thí nghiệm B có khí ngay lập tức.
	C. Cả hai thí nghiệm đều không có khí.
	D. Cả hai thí nghiệm đều có khí bay ra ngay từ ban đầu.
Câu 14. Cho 30 gam hỗn hợp CaCO3 và KHCO3 tác dụng hết với HNO3 thu được khí Y, dẫn khí Y qua 500ml dung dịch Ba(OH)2 2M thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
	A. 59,6 g.	B. 59,5 g.	C. 59,1 g.	D. 59,3 g.
Câu 15. Hấp thụ hoàn toàn 2a mol CO2 vào dung dịch có chứa a mol Ba(OH)2 thu được dung dịch X. Dung dịch X phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?
	A. KHSO4, Na2CO3, Ca(OH)2 và NaCl.	B. HCl, Na2CO3, NaCl và Ca(OH)2.
	C. HNO3, KHSO4, Na2CO3 và Ca(OH)2.	D. HNO3, KHSO4, Mg(NO3)2 và Ca(OH)2.
Câu 16. Đốt cháy hết m gam cacbon trong V lít không khí (chứa 80% N2, còn lại O2) vừa đủ, thu được hỗn hợp khí X. Cho khí X đi qua ống CuO dư, đun nóng, kết thúc phản ứng thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn khí Y lội chậm qua bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư, thấy có 0,4 mol kết tủa xuất hiện và 1,2 mol khí không bị hấp thụ. Thể tích khí đo ở đktc, các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m và V lần lượt là
	A. 2,4 g và 16,8 ℓ	B. 2,4 g và 33,6 ℓ	C. 4,8 g và 33,6 ℓ	D. 4,8 g và 16,8 ℓ
Câu 17. Hỗn hợp khí A gồm CO và H2. Các khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất. Hỗn hợp khí B gồm O2 và O3 có tỉ khối đối với H2 là 20. Để đốt cháy hoàn toàn 10 lít khí A cần lượng thể tích khí B là
	A. 2,0 lít	B. 6,0 lít	C. 4,0 lít	D. 8,0 lít
Câu 18. Trộn dung dịch các cặp chất sau trong các bình được đánh số: (1) Na2CO3 + AlCl3; (2) Na2CO3 + H2SO4; (3) NaHCO3 + Ba(OH)2; (4) Na2S + AlCl3; (5) (NH4)2CO3 + Ba(OH)2; (6) Na2CO3 + CaCl2. Các phản ứng tạo đồng thời kết tủa và khí là
	A. (2), (3) và (5).	B. (1), (2) và (5).	C. (1), (4) và (6).	D. (1), (4) và (5).
Câu 19. Cho V lít khí CO2 (ở đktc) hấp thụ hoàn toàn vào 200 ml dung dịch hỗn hợp KOH 1M và Ba(OH)2 0,75M thu được 27,58 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là
	A. 6,272 lít.	B. 8,064 lít.	C. 8,512 lít.	D. 2,688 lít.
Câu 20. Cho 0,448 lít khí CO2 (ở đktc) hấp thụ hết vào 100 ml dung dịch X chứa hỗn hợp NaOH 0,02M, KOH 0,04M và Ba(OH)2 0,12M, thu được x gam kết tủa và dung dịch Y. Đun nóng dd Y đến phản ứng hoàn toàn thu được y gam kết tủa. Giá trị của y là
	A. 1,970.	B. 0,394.	C. 1,182.	D. 2,364.

Tài liệu đính kèm:

  • docxOn_tap_nhanh_CacbonsilicCn_silicat_bt_tu_luan_va_trac_no.docx