Hóa học - Bài toán axit hữu cơ – Phần 1

doc 12 trang Người đăng tranhong Lượt xem 2606Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Hóa học - Bài toán axit hữu cơ – Phần 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hóa học - Bài toán axit hữu cơ – Phần 1
BÀI TOÁN AXIT HỮU CƠ – PHẦN 1
Câu 1: Hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic no, mạch hở Y và Z (Z nhiều hơn Y hai nguyên tử oxi). Đốt cháy hoàn toàn a mol hỗn hợp X, thu được a mol H2O. Mặt khác, nếu cho a mol X tác dụng với lượng dư dung dịch NaHCO3, thì thu được 1,6a mol CO2. Thành phần % theo khối lượng của Y trong X là
	A. 74,59%.	B. 25,41%. 	
	C. 40,00%.	D. 46,67%.
	Cho a = 1
	Vì nX = nH2O → axit chỉ có 2H
→	 → %HCOOH = 25,41%
	→Chọn B
Câu 2: Hỗn hợp M gồm axit cacboxylic X, ancol Y (đều đơn chức, số mol X gấp hai lần số mol Y) và este Z được tạo ra từ X và Y. Cho một lượng M tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,2 mol NaOH, tạo ra 16,4 gam muối và 8,05 gam ancol. Công thức của X và Y là
 	A. HCOOH và C3H7OH. 	B. HCOOH và CH3OH.
	C. CH3COOH và C2H5OH. 	D. CH3COOH và CH3OH. 
	→ Chọn C
Câu 3: Hỗn hợp X gồm axit fomic, axit acrylic, axit oxalic và axit axetic. Cho m gam X phản ứng hết với dung dịch NaHCO3 thu được 1,344 lít CO2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 2,016 lít O2 (đktc), thu được 4,84 gam CO2 và a gam H2O. Giá trị của a là:
	A. 1,8.	B. 1,62.	C. 1,44	D. 3,6.
	→Chọn C
Câu 4: Trung hòa 0,89 gam hỗn hợp gồm axit fomic và một axit hữu cơ X cần dùng 15ml dung dịch NaOH 1M. Nếu cho 0,89 gam hỗn hợp trên tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng thì thu được 2,16 gam Ag. Tên của X là
	A. Axit metacrylic.	B. axit acrylic.	
	C. axit propionic.	D. axit axetic
	→Chọn A
Câu 5: Hỗn hợp X gồm axit panmitic, axit stearic và axit linoleic. Để trung hòa m gam X cần 50 ml dung dịch NaOH 1M. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn m gam X thì thu được 19,04 lít khí CO2 (ở đktc) và 14,76 gam H2O. % số mol của axit linoleic trong m gam hỗn hợp X là:
	A. 60%	B. 31,25%	C. 62,5%	D. 30%
	→Chọn D
Câu 6. Hỗn hợp X chứa 3 axit cacboxylic đều đơn chức, mạch hở, gồm một axit no và hai axit không no đều có một liên kết đôi (C = C). Cho m gam X tác dụng vừa đủ với 150 ml dung dịch NaOH 2M thu được 25,56 gam hỗn hợp muối. Đốt cháy hoàn toàn m gam X, hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy bằng dung dịch NaOH dư, khối lượng dung dịch tăng thêm 40,08 gam. Tổng khối lượng của hai axit cacboxylic không no trong m là : 
	A. 12,06 gam	B. 18,96 gam	C. 9,96 gam	D. 15,36 gam
	→Chọn A
Câu 7. Hòa tan 26,8 gam hỗn hợp hai axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở vào nước được dung dịch X. Chia X thành hai phần bằng nhau. Cho phần 1 phản ứng hoàn toàn với dd AgNO3/NH3 dư thu được 21,6 gam bạc kim loại. Để trung hòa hoàn toàn phần 2 cần 200 ml dd NaOH1M. Công thức của hai axit đó là:
CH3COOH,C2H5COOH
CH3COOH,C3H7COOH
HCOOH, C3H7COOH
HCOOH, C2H5COOH
 Tráng bạc→loại A,B
	→ Chọn C
Câu 8. Cho m gam hỗn hợp axit axetic, axit oxalic và axit benzonic tác dụng vừa đủ với dd NaOH thu được a gam muối. Cũng cho m gam hỗn hợp trên tác dụng với dd Ca(OH)2 vừa đủ thì thu được b gam muối. Biểu thức liên hệ giữa m, a, b là:
	A. 	B. 	C. 	D. 
→ Chọn A
Câu 9: Cho hỗn hợp hai axit cacboxylic hai chức tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch chứa m gam hỗn hợp muối. Cho toàn bộ lượng muối thu được tác dụng hết với NaOH dư có mặt CaO đun nóng thu được chất rắn X và hỗn hợp hiđrocacbon Y có tỉ khối so với H2 bằng 18,5. Cho toàn bộ chất rắn X tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được 0,4 mol CO2. Giá trị m là
	A. 25,0.	B. 61,8.	C. 33,8.	D. 32,4.
 →Chọn C
Câu 10: Hỗn hợp X gồm axit fomic, axit acrylic, axit oxalic và axit axetic. Cho m gam X phản ứng hết với dung dịch NaHCO3 thu được 1,344 lít CO2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 2,016 lít O2 (đktc), thu được 4,84 gam CO2 và a gam H2O. Giá trị của a là:
	A. 3,60.	B. 1,44.	C. 1,80.	D. 1,62.
	→Chọn B
Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn 9,16 gam hỗn hợp X gồm 1 este và 1 axit hữu cơ ,cần vừa đủ 0,45 mol O2, và thu được số mol CO2 bằng số mol H2O.Tính thể tích dung dịch NaOH 1M phản ứng vừa hết 9,16 gam hỗn hợp X.
	A. 80 ml	B. 100 ml	C. 120ml	D. 150ml
n CO2 = n H2O =a →no đơn chức 
Bảo toàn nguyên tố oxi : 
2nX + 0,45.2 =2a + a→nX = 0,12	→Chọn C
Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn 12,88 gam hỗn hợp gồm 1 axit no, đơn chức, mạch hở và 1 ancol no, đơn chức, mạch hở được 0,54 mol CO2 và 0,64 mol H2O. Thực hiện phản ứng este hóa hoàn toàn lượng hỗn hợp trên thì thu được m (g) este. Giá trị của m là
	A. 10,20 g	B. 8,82 g	C. 12,30 g	D. 11,08 g
n rắn = n H2O – n CO2 =0,1
Nhận thất 0,1 CH3OH + 1,11 C3H7COOH=12,88 →m=0,1.(43+44+15)= 
	→Chọn A
Câu 13: Hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic. Cho m gam X phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng, kết thúc các phản ứng thu được 21,6 gam Ag. Cho toàn bộ lượng X trên phản ứng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y còn lại 13,5 gam chất rắn khan. Công thức của hai axit cacboxylic là
	A. HCOOH và HOOC-COOH.	B. CH3COOH và HOOC-COOH.
	C. HCOOH và C2H3COOH.	D. HCOOH và C2H5COOH.
Câu 14: Đun nóng axit axetic với ancol iso-amylic có H2SO4 đặc xúc tác thu được iso-amyl axetat (dầu chuối). Biết hiệu suất phản ứng đạt 68%. Lượng dầu chuối thu được từ 132,35 gam axit axetic đun nóng với 200 gam rượu iso-amylic là:
	A. 295,5 gam.	B. 286,7 gam.	C. 200,9 gam.	D. 195,0 gam.
	→ Chọn D
Câu 15: Hỗn hợp X gồm axit panmitic, axit stearic và axit linoleic. Để trung hoà m gam X cần 40 ml dung dịch NaOH 1M. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn m gam X thì thu được 15,232 lít khí CO2 (đktc) và 11,7 gam H2O. Khối lượng của axit linoleic trong m gam hỗn hợp X là
	A. 2,8 gam.	B. 3,99 gam.	C. 8,4 gam.	D. 4,2 gam.
	→ Chọn D
Câu 16: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp các axit thuộc dãy đồng đẳng axit acrylic rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào 350 ml dung dịch Ca(OH)2 1M thấy có 10 gam kết tủa xuất hiện và khối lượng dung dịch sau phản ứng tăng 25,4 gam so với khối lượng dung dịch ban đầu. Giá trị của m là
	A. 9,80.	B. 11,40.	C. 15,0.	D. 20,8.
	 →Chọn B
Câu 17: Hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic no, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol X thu được 0,5 mol CO2. Để trung hòa 0,15 mol X cần dùng vừa đủ 250 ml dung dịch NaOH 1M. Hai axit trong X là
	A. axit fomic và axit ađipic.	B. axit axetic và axit malonic.
	C. axit fomic và axit oxalic.	D. axit axetic và axit oxalic.
Thử vào đáp án .Dễ thấy A không thỏa mãn	→Chọn C
Câu 18: Hỗn hợp M gồm hai axit cacboxylic X và Y (X nhiều hơn Y một nguyên tử cacbon). Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol M cần dùng vừa đủ V lít O2 (đktc), thu được 0,45 mol CO2 và 0,2 mol H2O. Giá trị của V là
	A. 7,84.	B. 4,48.	C. 12,32.	D. 3,36.
 do đó X có 2 các bon và Y có 3 các bon.
Khi đó có ngay :
BTNT.Oxi có ngay : 	→Chọn B
Câu 19: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp M gồm ankan X và axit cacboxylic Y (X và Y có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử), thu được 0,4 mol CO2 và 0,4 mol H2O. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp M là
	A. 25%.	B. 75%.	C. 50%.	D. 40%.
 mỗi chất trong M đều gồm 2 các bon.
Do số mol nước = số mol CO2 nên Y có nhiều hơn 1 liên kết π.Mà Y chỉ có 2 nguyên tử C.
Có ngay : 	→Chọn B
Câu 20: Đốt cháy hoàn toàn 4,02 gam hỗn hợp gồm axit acrylic, vinyl axetat và metyl metacrylat rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy vào bình 1 đựng dung dịch H2SO4 đặc, bình 2 đựng dung dịch Ba(OH)2 dư thấy khối lượng bình 1 tăng m gam, bình 2 xuất hiện 35,46 gam kết tủa. Giá trị của m là
	A. 2,70.	B. 2,34.	C. 3,24.	D. 3,65.
	→Chọn B
Câu 21: Cho m gam hỗn hợp X gồm axit axetic, axit benzoic, axit ađipic, axit oxalic tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được a gam muối. Cũng cho m gam hỗn hợp X nói trên tác dụng với Ca(OH)2 vừa đủ thu được b gam muối. Biểu thức liên hệ giữa m, a và b là
	A. 3m = 22b-19a.	B. 9m = 20a-11b.	
	C. 3m = 11b-10a.	D. 8m = 19a-11b.
Chú ý : Vì lượng axit là như nhau do đó lượng H2O ở hai thí nghiệm là như nhau.
	→ Chọn A
Câu 22: Cho 0,03 mol hỗn hợp X gồm R-COOH và R-COOM (M là kim loại kiềm, R là gốc hiđrocacbon) tác dụng với 0,02 mol Ba(OH)2. Để trung hòa lượng Ba(OH)2 dư cần 200 ml dung dịch HCl 0,1M rồi cô cạn dung dịch sau các phản ứng trên thu được 6,03 gam chất rắn khan. Axit R-COOH có tên gọi là
	A. axit butiric.	B. axit axetic.	
	C. axit acrylic.	D. axit propionic.
Câu 23: Cho hỗn hợp X gồm hai hợp chất hữu cơ no, đơn chức tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH 0,5M thu được một muối và 448 ml hơi một ancol (ở đktc). Nếu đốt cháy hoàn toàn lượng hỗn hợp X trên, sau đó hấp thụ hết sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thì khối lượng bình tăng 8,68 gam. Công thức của hai hợp chất hữu cơ trong X là
	A. C2H5COOH và C2H5COOCH3.	 B. HCOOH và HCOOC2H5.	
	C. CH3COOH và CH3COOCH3.	 D. CH3COOH và CH3COOC2H5.
Nhìn vào đáp án thấy chỉ có axit và este
Thử đáp án
	→ ChọnD
Câu 24: Cho m gam hỗn hợp 2 axit hữu cơ no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, tác dụng với 6,90 gam Na thu được 2,464 lít khí (đktc) và 19,08 gam hỗn hợp chất rắn. Tên gọi của các axit là:
Fomic và axetic
Axetic và propionic
Propionic và butyric
Butanoic và pentanoic
	→Chọn A
Câu 25: Hỗn hợp X gồm axit hữu cơ no, đơn chức ,mạch hở A và một rượu no,đơn chức mạch hở B. Biết MA=MB . Chia m gam hỗn hợp X thành 2 phần bằng nhau: Phần 1 Cho tác dụng với Na dư thu được 0,168 lít H2(đktc). Đốt cháy hoàn toàn phần 2 rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư thu được 7,88 gam kết tủa. Công thức cấu tạo thu gọn của A và B là:
	A.HCOOH;C2H5OH	B.CH3COOH;C3H7OH
	C.C2H5COOH;C4H9OH 	D.C3H7COOH;C5H11OH
Chỉ có B là phù hợp vì A hai chất đều có số C nhỏ hơn 2.C và D thì hai chất đều lớn hơn 2 C
	→Chọn B
Câu 26: Cho m gam hỗn hợp M gồm 2 axit X ,Y (Y nhiều hơn X một nhóm COOH) phản ứng hết với dd NaOH tạo ra (m+8,8) gam muối. Nếu cho toàn bộ lượng M trên tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 sau phản ứng kết thúc thu được 43,2 gam Ag và 13,8 gam muối amoni của axit hữu cơ. Công thức của Y và giá trị của m lần lượt là:
	A. HOOC-CH2-COOH và 19,6.	 B. HOCO-COOH và 27,2.
	C. HOCO-CH2-COOH và 30,00.	D. HOCO-COOH và 18,2.
Vì có phản ứng tráng bạc nên X là HCOOH có ngay :
	→ Chọn C
Câu 27: Hỗn hợp M gồm 2 axit cacboxylic đều no, mạch hở A, B (B hơn A một nhóm chức). Hóa hơi hoàn toàn m gam M thu được thể tích hơi bằng thể tích của 7 gam nitơ đo cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất. Nếu cho m gam M tác dụng với Na dư thu được 4,48 lít H2 (đktc). Khi đốt cháy hoàn toàn m gam M thu được 28,6g CO2. Công thức phân tử của A và B là:
	A. C2H4O2 và C3H4O4.	B. CH2O2 và C4H6O2.	
	C. C2H4O2 và C4H6O4	D. CH2O2 và C3H4O4 .
Nhìn nhanh vào các đáp án thấy ngay B 2 chức và A 1 chức loại B ngay 
Dùng bảo toàn nguyên tố thấy ngay chỉ A thỏa mãn 	→Chọn A
Câu 28: Chia một lượng hỗn hợp X gồm 2 axit hữu cơ (no, đơn chức, mạch hở, đồng đẳng liên tiếp) và ancol etylic thành hai phần bằng nhau. Phần 1 cho phản ứng hoàn toàn với Na dư, thu được 3,92 lít H2 (đktc). Phần 2 đem đốt cháy hoàn toàn rồi cho toàn bộ sản phẩm sục vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư, thấy khối lượng bình đựng tăng 56,7 gam và có 177,3 gam kết tủa. Công thức của axit có phân tử khối lớn hơn và thành phần % về khối lượng của nó trong hỗn hợp X là:
	A. C4H6O2 và 20,7%.	B. C3H6O2 và 64,07%.	
	C. C4H8O2 và 44,6%.	D. C3H6O2 và 71,15%.
Vì axit là no đơn chức nên khi cháy cho 
Có ngay : 
	→Chọn B
Câu 29: Cho hỗn hợp X gồm 2 axit (no, đơn chức, đồng đẳng kế tiếp) và ancol etylic phản ứng hết với Na giải phóng ra 4,48 lít H2 (đktc). Mặt khác nếu đun nóng hỗn hợp X (có H2SO4 đậm đặc làm xúc tác) thì các chất trong hỗn hợp X phản ứng với nhau vừa đủ và tạo thành 16,2 gam hỗn hợp este (giả sử các phản ứng đều đạt hiệu suất 100%). Công thức của 2 axit lần lượt là:
	A. CH3COOH và C2H5COOH.	B. C3H7COOH và C4H9COOH.
	C. HCOOH và CH3COOH.	D. C6H13COOH và C7H15COOH.
	→Chọn C
Câu 30:Cho hỗn hợp X chứa 2 axit cacboxylic đơn chức có tỉ lệ số mol 2:1 (1 axit no và 1 axit không no chỉ chứa 2 liên kết pi trong gốc) và 1 axit cacboxylic no,2 chức.Cho 2,52g hỗn hợp X vào một bình kín có thể tích 1 lít.Nung bình đến nhiệt độ 273o C thì thấy áp suất trong bình là 1.79088 atm.Mặt khác đốt cháy hoàn toàn 2.52g hỗn hợp X cần dùng V lít (đktc) O2 thu được 0.72g H2O và mg CO2 .Gía trị của V là (biết m không vượt quá 4g):
	A.0.448 B.0.224 C.0.896 D.1.792
Bài này làm chuẩn mực thì giết thời gian ngay : (Thôi chuyển sang thử đáp án ngay)
Với Phương Án D : 
Với đáp án là C 
Với phương án B: (rất lẻ)
Với Đáp án A : (Rất lẻ)
	→Chọn C
Câu 31: Chia hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic thành hai phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng vừa đủ với 500 ml dung dịch NaOH 1M. Đốt cháy hoàn toàn phần hai và sục sản phẩm cháy vào nước vôi trong dư thu được 50 gam kết tủa . Tên gọi của 2 axit là :
	A. Axit fomic và axit oxalic	B. Axit axetic và axit oxalic
	C. Axit axetic và axit acrylic	D. Axit fomic và axit ađipic
Với những bài toán hữu cơ ta nên kết hợp nhanh với đáp án để giải.Việc làm này là rất phù hợp với kiểu thi trắc nghiệm hiện nay.Có 3 TH gồm 1 đơn chức và 1 có 2 chức
Với phần 2 :có ngay : 
Với phần 1 : 
Kết hợp với đáp án dễ thấy chỉ có A thỏa mãn 	 →Chọn A
Câu 32: Axit cacboxylic X hai chức (có phần trăm khối lượng của oxi nhỏ hơn 70%), Y và Z là hai ancol đồng đẳng kế tiếp (MY < Mz). Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X, Y, Z cần vừa đủ 8,96 lít khí O2 (đktc), thu được 7,84 lít khí CO2 (đktc) và 8,1 gam H2O. % khối lượng của Y trong hỗn hợp trên là:
	A. 12,6%.	B. 29,9%.	C. 29,6%.	D. 15,9%.
Ta có ngay 
Dễ dàng suy ra ancol đơn chức: 
Nếu X là HOOC – CH2–COOH 
 →Chọn B
Câu 33: Hỗn hợp X gồm 1 axit no đơn chức A và 2 axit không no đơn chức có 1 liên kết đôi B, C là đồng đẳng kế tiếp (MB < MC) đều mạch hở. X tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch NaOH 2M, thu được 17,04 gam hỗn hợp muối. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn X thu được tổng khối lượng CO2 và H2O là 26,72 gam. % số mol của B trong hỗn hợp X là:
	A. 20%.	B. 30%.	C. 22,78%.	D. 34,18%.
TH 1: A là CH3COOH có ngay : 
TH 2: A là HCOOH có ngay : →Chọn A
Câu 34: Hỗn hợp X gồm 2 axit no. Đốt cháy hoàn toàn a mol hỗn hợp X thu được a mol H2O. Mặt khác, cho a mol hỗn hợp X tác dụng với NaHCO3 dư thu được 1,4 a mol CO2. % khối lượng của axit có khối lượng mol nhỏ hơn trong X là
	A. 26,4%.	B. 27,3%.	 C. 43,4%. 	D. 35,8%.
	→Chọn C
Câu 35: Một hỗn hợp M gồm 0,06 mol axit cacboxylic X và 0,04 mol ancol no đa chức Y. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp M ở trên thu được 3,136 lít CO2. % khối lượng của Y trong hỗn hợp M là
	A. 52,67%.	B. 66,91%.	C. 33,09%.	D. 47,33%.
Ctb = 0,14/0,1 = 1,4 Do không có ancol đa chức có 1C nên axit là HCOOH.
Xét 0,06 mol HCOOH và 0,04 mol CnH2n+2Ox.
Ta có: 0,06 + 0,04n = 0,14 n = 2 C2H4(OH)2. Tính được %Y = 47,33%.	→Chọn D

Tài liệu đính kèm:

  • docCHUYEN DE 52 Axit cacboxylic 1.doc