SỞ GD & ĐT TP. HÀ NỘI THPT THANH OAI A ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN I NĂM 2017 Môn: KHOA HỌC TỰ NHIÊN – HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Câu 1: Hòa tan hết 0,54 gam Al trong 70 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch X. Cho 75 ml dung dịch NaOH 1M vào X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là? A. 1,56 B. 1,17 C. 0,39 D. 0,78 Câu 2: Cặp chất nào sau đây không phải là đồng phân của nhau? A. Tinh bột và xenlulozo B. Glucozo và fructozo C. Saccarozo và mantozo D. ol etylic và đimetyl ete Câu 3: Este đơn chức X có tỷ khối hơi so với CH4 là 6,25. Cho 20 gam X tác dụng với 300 ml dung dịch KOH 1M đun nóng. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 28 gam chất rắn khan. Công thức cấu tạo của X là: A. CH3CH2COOCH=CH2 B. CH2=CHCOOCH2CH3 C. CH2=CHCH2COOCH3 D. CH3COOCH=CHCH3 Câu 4: Dãy gồm các ion đều oxi hóa được kim loại Fe là: A. Fe3+; Cu2+; Ag+ B. Zn2+; Cu2+; Ag+ C. Cr2+; Au3+; Fe3+ D. Cr2+ ; Cu2+ ; Ag+ Câu 5: Cho các polime sau đây : tơ lapsan, tơ nilon – 6, poli(vinyl axetat) và polietilen. Số chất bị thủy phân trong môi trường HCl là : A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng ? A. Hỗn hợp gồm FeS và CuS có thể tan hết trong dung dịch HCl B. Hỗn hợp gồm Ag và Cu có thể tan hết trong dung dịch HNO3 đặc C. Hỗn hợp gồm BaO và Al2O3 có thể tan hết trong dung dịch H2O D. Hỗn hợp gồm Fe3O4 và Cu có thể tan hết trong dung dịch HCl Câu 7: Cho các kim loại sau : K, Fe, Ba, Cu, Na, Ca, Al, Li. Số kim loại tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường là : A. 4 B. 5 C. 6 D. 7 Câu 8: Cho dung dịch AgNO3 lần lượt vào các dung dịch NaF, KCl, K3PO4, NaBr, Na2S, Fe(NO3)2, H2PO4. Số kết tủa thu được là : A. 6 B. 4 C. 3 D. 5 Câu 9: So với nguyên tử phi kim ở cùng chu kì, nguyên tử kim loại : A. Thường có bán kính nguyên tử nhỏ hơn B. Thường có số electron ở các phân lớp ngoài cùng nhiều hơn C. Thường dễ nhường electron trong các phản ứng hóa học D. Thường dễ nhận electron trong các phản ứng hóa học Câu 17: Để khử hoàn toàn 20,8 gam hỗn hợp Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 cần dùng vừa đủ 5,56 lít CO. Khối lượng Fe thu được sau phản ứng là : A. 16,8 B. 18,6 C. 20,4 D. 26,5 Câu 18: Giữa tinh bột, saccarozo, glucozo có đặc điểm chung nào sau đây ? A. Chúng đều thuộc loại cacbohidrat B. Chúng đều tác dụng với Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh lam C. Đều bị thủy phân trong môi trường axit D. Đều không tham gia phản ứng tráng bạc Câu 19: Cho các cặp chất : (1) dung dịch FeCl3 và Ag (2) dung dịch Fe(NO3)2 và dung dịch AgNO3 (3) S và H2SO4 đặc nóng (4) CaO và H2O (5) dung dịch NH3 + CrO3 (6) S và dung dịch H2SO4 loãng Số cặp chất có xảy ra phản ứng là: A. 5 B. 4 C. 2 D. 3 Câu 20: Hòa tan hoàn toàn 2,85 gam hỗn hợp Al và Al2O3 vào dung dịch NaOH dư. Sau phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy giải phóng ra 1,008 lít khí. Phần trăm khối lượng của Al2O3 trong hỗn hợp đầu là: A. 28,42% B. 36,57% C. 71,58% D. 75,09% Câu 21: Cho 4,48 lít CO2 vào 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 1M và Ca(OH)2 1M. Sau phản ứng hoàn toàn thì khối lượng kết tủa thu được là: A. 10 g B. 20 g C. 15 g D. 30 g Câu 22: Xenlulozo tác dụng với HNO3 đặc xúc tác là axit H2SO4 đặc tạo ra 62,1 gam sản phẩm hữu cơ Z và 5,4 gam H2O. Tên của X là: A. Xenlulozo đinitrat B. Xenlulozo trinitrat C. Xenlulozo mononitrat D. A hoặc B đều đúng Câu 23: Peptit X có mạch hở được tạo thành từ các aminoaxit chỉ chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH. Trong phân tử có tỉ lệ khối lượng . Số liên kết peptit trong phân tử X là: A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 24: Cho 7,2 gam bột Mg tan hết trong dung dịch hỗn hợp HCl (dư) và KNO3 thu được dung dịch X chứa m gam muối và 2,688 lít khí Y (đktc) gồm N2 và H2 có khối lượng 0,76 gam. Giá trị của m là : A. 19,87 B. 24,03 C. 34,68 D. 36,48 Câu 25: Ở ruột non của cơ thể người nhờ tác dụng xúc tác của các enzim như lipaza và dịch mật, chất béo bị thủy phân thành : A. Axit béo và glixerol B. Axit cacboxyl và glixerol C. CO2 và H2O D. NH3, CO2 và H2O Câu 26: Cho dung dịch A chứa các ion K+ (0,03 mol), M+, SO42-, CO32-. Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thu được 8,6 gam kết tủa. Mặt khác, cho dung dịch A tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 0,448 lít khí (đktc). Nếu cô cạn dung dịch A thu được 5,19 gam muối. Ion M+ là: A. Na+ B. Li+ C. NH4+ D. Rb+ Câu 27: Cho các este sau thủy phân trong môi trường kiềm : C6H5COOCH3, HCOOCH=CH-CH3, CH3COOCH=CH2, C6H5OOCCH=CH2, HCOOCH=CH2, C6H5OOCCH3, HCOOC2H5, C2H5OOCCH3. Có bao nhiêu este khi thủy phân thu được ancol A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 28: Nhúng một thanh magie vào dung dịch có chứa 0,8 mol Fe(NO3)3 và 0,05 mol Cu(NO3)2. Sau một thời gian, lấy thanh kim loại ra, rửa sạch, cân lại thấy khối lượng tăng 11,6 gam so với thanh kim loại ban đầu. Khối lượng magie đã phản ứng là : A. 6,96 gam B. 20,88 gam C. 25,2 gam D. 24 gam Câu 29: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Các peptit mà phân tử chỉ chứa từ 11 đến 50 gốc aminoaxit được gọi là polipeptit. B. Các protein đều là chất rắn, nhiệt độ nóng chảy cao và dễ tan trong nước. C. Peptit mạch hở phân tử chứa hai gốc α – aminoaxit được gọi là đipeptit D. Peptit mạch hở phân tử chứa hai liên kết peptit – CO – NH – được gọi là đipeptit Câu 30: Cho 4,48 gam hỗn hợp etyl axetat và phenyl axetat (có tỉ lệ mol 1:1) tác dụng hết với 800 ml dung dịch NaOH 0,1M thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là: A. 5,6 B. 4,88 C. 3,28 D. 6,4 Câu 31: Đipeptit X có công thức: NH2CH2CONHCH(CH3)COOH. Tên gọi của X là: A. Alanylglixyl B. Alanylglixin C. Glyxylalanin D. Glyxylalanyl Câu 32: Hỗn hợp X nặng m gam gồm mantozo và tinh bột. Chi X thành hai phân bằng nhau - Phần 1 : Hòa tan trong nước dư, lọc lấy kết tủa rồi cho dung dịch phản ứng hết với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu dược 0,03 mol Ag - Phần 2 : Đun nóng với dung dịch H2SO4 loãng để thực hiện phản ứng thủy phân. Hỗn hợp sau phản ứng được trung hòa bởi dung dịch NaOH sau đó cho toàn bộ sản phẩm thu được tác dụng hết với AgNO3/NH3 thu được 0,192 mol Ag. Biết hiệu suất của phản ứng thủy phân đạt 60%. Giá trị của m là : A. 45,9 gam B. 35,553 gam C. 49,14 gam D. 52,38 gam Câu 33: Hỗn hợp X gồm 2 aminoaxit no (chỉ chứa nhóm chức – COOH và NH2 trong phân tử) trong đó tỉ lệ mO : mN = 80: 21. Để tác dụng vừa đủ với 3,83 gam hỗn hợp X cần 30 ml dung dịch HCl 1M. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 3,83 gam hỗn hợp X cần 3,192 lít khí oxi (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy gồm CO2, H2O, N2 vào dung dịch nước vôi trong dư thì khối lượng kết tủa thu được là: A. 15 gam B. 13 gam C. 10 gam D. 20 gam Câu 34: Đun nóng a gam một hỗn hợp chất hữu cơ X ( chứa C, H, O ) mạch không phân nhánh với dung dịch chứa 11,2 gam KOH đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch A, để trung hoàn KOH dư trong dung dịch A cần dung 80 ml dung dịch HCl 0,5 M. Làm bay hơi hỗn hợp sau khi trung hòa một cách cẩn thận, người ta thu được 7,36 gam hỗn hợp hai ancol đơn chức Y và 18,34 gam hỗn hợp hai muối Z. Giá trị của a là: A. 14,86 gam B. 16,64 gam C. 13,04 gam D. 13,76 gam Câu 35: Đun nóng 0,4 mol hỗn hợp E gồm đipeptit X , tripeptit Z đều mạch hở bằng lượng vừa đủ dung dịch NaOH thu được dung dịch chứa 0,5 mol muối của glyxin; 0,4 mol muối của alanin và 0,2 mol muối của valin. Mặt khác, đốt cháy m gam E trong oxi vừa đủ thu được hỗn hợp CO2; H2O và N2. Trong đó tổng khối lượng của CO2 và H2O là 78,28 gam. Giá trị gần nhất của m là: A. 55,6 B. 45,1 C. 43,2 D. 33,5 Câu 36: Hòa tan 9,6 gam hỗn hợp A gồm Fe và Mg vào 87,5 gam dung dịch HNO3 50,4%, sau khi kim loại tan hết thu được dung dịch X (không chứa NH4NO3) và V lít (đktc) hỗn hợp khí B (gồm hai chất khí có tỉ lệ mol 3:2). Cho 500 ml dung dịch KOH 1M vào dung dịch X thu được kết tủa Y và dung dịch Z. Lọc lấy Y rồi nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 41,05 gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Nồng độ % của Fe(NO3)3 trong X là: A. 20,20% B. 13,88 % C. 40,69 % D. 12,20 % Câu 37: Cho 7,65 gam hỗn hợp X gồm Al và Al2O3 (trong đó Al chiếm 60% khối lượng) tan hoàn toàn trong dung dịch Y gồm H2SO4 và NaNO3, thu được dung dịch Z chỉ chứa 3 muối trung hòa và m gam hỗn hợp khí T (trong T có 0,015 mol H2). Cho dung dịch BaCl2 dư vào Z đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 93,2 gam kết tủa. Còn nếu cho Z phản ứng với NaOH thì lượng NaOH phản ứng tối đa là 0,935 mol. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 2,5 B. 3,0 C. 1,0 D. 1,5 Câu 38: Hợp chất A có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc và phản ứng với dung dịch NaOH. Thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố trong A là: 68,852% C; 4,918%H, còn lại là phần trăm oxi. Tỉ khối hơi của A so với hidro nhỏ hơn 100. Cho 29,28 gam hỗn hợp B gồm tất cả các đồng phân cấu tạo của A thỏa mãn dữ kiện đề bài, có số mol bằng nhau tác dụng hết với dung dịch KOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được bao nhiêu gam chất rắn khan? A. 38,4 B. 41,76 C. 36,96 D. 40,68 Câu 39: Đốt cháy hoàn toàn 26,46 gồm một chất hữu cơ X chứa hai loại nhóm chức và X không chứa quá 4 nguyên tử oxi, cần 30,576 lít oxi (đktc), thu được H2O và N2 và 49,28 gam CO2. Biết rằng trong phân tử X chỉ chứa 1 nguyên tử N. Mặt khác, cho KOH dư tác dụng với 26,46 gam X, thu được hỗn hợp Y chứa hai ancol Z và T là đồng đẳng liên tiếp và a gam muối. Biết MZ < MT và khối lượng mol phân tử trung bình của Y là 39. Giá trị của a là: A. 31,22 B. 34,24 C. 30,18 D. 28,86 Câu 40: Cho m gam hỗn hợp H gồm Al (6x mol); Zn (7x mol), Fe3O4, Fe(NO3)2 tác dụng hết với 250 gam dung dịch H2SO4 31,36% thu được dung dịch X chỉ chứa các muối và 0,16 mol hỗn hợp Y chứa hai khí NO, H2 tỉ khối của Y đối với He bằng 6,625. Cô cạn dung dịch X thu được (m + 60,84) gam muối. Nếu nhỏ từ tử dung dịch KOH 2M vào dung dịch X đến khi không còn phản ứng nào xảy ra thì vừa hết 1 lít dung dịch KOH. Nồng độ phần trăm của FeSO4 có trong dung dịch X là: A. 10,28% B. 10,43% C. 19,39% D. 18,82% Đáp án 1-B 2-B 3-A 4-A 5-A 6-A 7-B 8-D 9-C 10-D 11-A 12-B 13-B 14-B 15-D 16-D 17-A 18-A 19-B 20-C 21-A 22-C 23-C 24-C 25-A 26-C 27-A 28-C 29-C 30-D 31-C 32-C 33-B 34-D 35-D 36-B 37-D 38-B 39-A 40-A LỜI GIẢI CHI TIẾT Câu 1: Đáp án B - Khi hòa tan Al vào dung dịch HCl thì dung dịch X thu được có AlCl3: 0,02 mol và HCl dư: 0,01 mol. - Khi cho NaOH vào dung dịch X thì nhận thấy n H+ + 3 n Al3+ < n OH- < n H+ + 4 n Al3+ => n Al(OH)3 = (4n Al3+ + n H+) – n OH - = 0,015 mol => m Al(OH)3 = 1,17 gam Câu 2: Đáp án B - Tinh bột và xenlulozo đều có công thức chung là (C6H10O5)n nhưng giá trị n của xenlulozo lớn hơn rất nhiều so với tinh bột. Câu 3: Đáp án A - Từ tỉ khối của X ta suy ra X là C5H8O2. Khi cho X tác dụng với KOH thì sau phản ứng có 0,1 mol KOH dư nên m muối = m rắn – m KOH dư = 22,4 gam => M muối = 22,4 : 0,2 = 112 => CH3 – CH2 – COOK Vậy X là CH3 – CH2 – COOH = CH2 Câu 4: Đáp án A Câu 5: Đáp án A Có 3 chất thỏa mãn là: tơ lapsan, tơ nilon – 6 , poli (vinyl axetat) Câu 6: Đáp án A A. Sai, CuS không tan trong dung dịch HCl B. Đúng, hỗn hợp gồm Ag và Cu tan hết trong dung dịch HNO3 đặc C. Đúng, hỗn hợp gồm BaO và Al2O3 tan hết trong dung dịch H2O BaO + H2O → Ba(OH)2 Ba(OH)2 + Al2O3 → Ba(AlO2)2 + H2O D. Đúng, hỗn hợp gồm Fe3O4 và Cu có thể tan hết trong dung dịch HCl Fe3O4+ HCl → FeCl2 + FeCl3 + H2O Cu + 2 FeCl3 → 2 FeCl2 + CuCl2 Câu 14: Đáp án B Câu 15: Đáp án D Có 4 chất thỏa mãn là: Al, Al(OH)3, Zn(OH)2 và NaHCO3. Câu 16: Đáp án D Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị α – aminoaxit được gọi là liên kết peptit, còn các liên kết amit được tạo thành từ các aminoaxit không phải dạng α hoặc từ các hợp chất điaxit và điamin. Câu 17: Đáp án A Ta có: n O (trong oxit) = n CO = 0,25 mol => m Fe = m hỗn hợp – m O = 16,8 gam Câu 18: Đáp án A B. Sai, Tinh bột không tác dụng với Cu(OH)2 C. Sai, Glucozo không bị thủy phân trong môi trường axit D. Sai, Glucozo có thể tham gia phản ứng tráng bạc Câu 19: Đáp án B Có 4 cặp chất xảy ra phản ứng là: (2)(3)(4) và (5) (2) Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag (3) S + 2H2SO4 đặc nóng → 3SO2 + 2H2O (4) CaO + H2O → Ca(OH)2 (5) 2 NH3 + 2 CrO3 → Cr2O3 + N2 + 3 H2O Câu 20: Đáp án C BT e : n Al = 2 n H2 : 3 = 0,03 mol => % m Al2O3 = 71,58 % Câu 21: Đáp án A Nhận thấy rằng: n OH - / 2 n CO32- = n OH - - n CO2 = 0,1 mol Mà n CaCO3 = n CO32- = n Ca2+ = 0,1 mol => m CaCO3 = 10 gam Câu 22: Đáp án C Giả sử X là xenlulozo mononitrat [C6H7(OH)2ONO2 mà MX = 207] Khi đó: MX = 62,1 : 0,3 = 207 (thỏa mãn) Vậy X là xenlulozo mononitrat. Câu 23: Đáp án C Gọi CTTQ của peptit được tào từ k mắt xích là: Theo yêu cầu của đề bài ta có: . Vậy trong X có 5 liên kết peptit. Câu 24: Đáp án C Khi cho 0,4 mol Mg tác dụng với HCl dư và KNO3 thì: BT e: n NH4+ = [2 n Mg – 2 n H2 – 10 n N2]: 8 = 0,025 mol => n KNO3 = n NO + n NH4+ = 0,065 mol Hỗn hợp muốn thu được gồm KCl (0,065 mol), MgCl2 (0,3 mol) và NH4Cl (0,025 mol) => m muối = m KCl + m NH4Cl + m MgCl2 = 34,68 gam Câu 25: Đáp án A Quá trình thủy phân chất béo trong cơ thể người xảy ra như sau: (RCOO)3C3H5 + 3 NaOH → 3RCOONa + C3H5(OH)3 Câu 26: Đáp án C A tác dụng với H2SO4 thu được 0,448 lít khí => nCO32- = nCO2 = 0,02 mol A tác dụng với BaCl2 được 8,6 g kết tủa => m kết tủa = m BaCO3 + mBaSO4 = 0,02 . 197 + nSO42- . 233 = 8,6 => nSO42- = 0,02 mol Bảo toàn điện tích ta có nK+ + nM+ = 2nSO42- + 2nSO42- => nM+ = 2 . 0,02 + 2 . 0,02 – 0,03 = 0,05 mol mA = mK+ + mM+ + mSO42- + mCO32- => mM+ = mA – (mK+ + mSO42- + mCO32-) = 5,19 – (0,03 . 39 + 0,02 . 96 + 0,02 . 60) = 0,9g => MM+ = 0,9 : 0,05 = 18 Câu 27: Đáp án A Có 3 este khi thủy phân thu được ancol là C6H5COOCH3, HCOOC2H5 và C2H5OOCCH3 Các este còn lại khi thủy phân thu được Câu 28: Đáp án C Dung dịch thu được sau phản ứng gồm và Tăng giảm khối lượng: m thanh KL tăng = n Fe(NO3)2 (pứ) . + nCu(NO3)2 . => n Fe(NO3)2 pứ = 0,6 mol Bảo toàn e: 2. nMg pứ = n Fe(NO3)3 + 2 nCu(NO3)2 + 2n Fe(NO3)2 pư => n Mg pứ = 1,05 mol => m Mg pứ = 25,2 gam Câu 29: Đáp án C A. Sai, polipeptit gồm các peptit có từ 11 đến 50 gốc α – aminoaxit B. Sai, protein được chia làm 2 loại: dạng protein hình sợ và protein hình cầu. Protein hình sợi hoàn toàn không tan trong nước, ngược lại các protein hình cầu tan trong nước tạo thành dung dịch keo. D. Sai, Peptit mạch hở phân tử chứa hai liên kết peptit – CO – NH – được gọi là tripeptit. Câu 30: Đáp án D n CH3COOC2H5 = n CH3COOC6H5 = 0,02 mol n H2O = n CH3COOC6H5 = 0,02 mol BTKL: m rắn = m hỗn hợp + m NaOH – m H2O = 6,4 gam Câu 31: Đáp án C Câu 32: Đáp án C Phần 1: n mantozo = ½ n Ag = 0,015 mol Phần 2: n Ag = (4 n mantozo + 2 n tinh bột). H + 2 n mantozo(dư) => n tinh bột = 0,12 mol => m = 2 (342 n mantozo + 162 n tinh bột) = 49,14 gam Câu 33: Đáp án B Phần 1: n mantozo = Phần 2: nAg = (4n mantozo +2n tinh bột). H + 2n mantozo (dư) => n tinh bột = 0,12 mol => m = 2. (342. n mantozo + 162. n tinh bột) = 49,14 gam Câu 34: Đáp án D Xét toàn bộ quá trình ta có: n H2O = n HCl = 0,04 mol BTKL: m X = m muối + m ancol + m H2O – m HCl – m KOH = 13,76 gam Câu 35: Đáp án D Qui đổi 0,4 mol hỗn hợp E thành C2H3ON; -CH2 và H2O khi đó: Vậy khối lượng của 0,4 mol E là: Khi đốt cháy 0,4 mol E thì : gam và Khi kim loại phản ứng với HNO3 n N trong hỗn hợp khí = nN trong HNO3 ban đầu - nN trong muối Gọi số oxi hóa trung bình của Nitơ trong hỗn hợp khí B là +k Áp dụng bảo toàn electron: - Xác định số mol O trong hỗn hợp khí. Tổng số oxi hóa của các nguyên tố trong một hỗn hợp = 0 nên Bảo toàn khối lượng: mdd sau = mdd axit + m 2 kim loại – mhh khí Câu 37: Đáp án D Dung dịch Z chứa: Al3+; Na+; NH4+; SO42- Khí T gồm: NxOy và H2 Khi Z tác dụng với BaCl2 dư thì : n H2SO4 = n BaSO4 = 0,4 mol Xét quá trình hỗn hợp X tác dụng với dung dịch Y ta có : n Al (trong X)= 0,17 mol => n Al2O3 = (m X – m Al) : 102 = 0,03 mol BT Al : n Al3+ (trong Z) = n Al + 2 n Al2O3 = 0,23 mol Khi dung dịch Z tác dụng với 0,935 mol NaOH thì: n NH4+ = n NaOH – 4 n Al3+ = 0,015 mol BT H: n H2O = [2 n H2SO4 – 2 n H2 – 4 n NH4+]: 2 = 0,355 mol BTĐT (Z) => n Na+ = 2 n SO42 - - n NH4+ - 3 n Al3+ = 0,095 mol => m Z = m Na+ + m Al3+ + m NH4+ + m SO4 2 - = 47,065 gam BTKL: m T = m X + m H2SO4 + m NaNO3 – m H2O – m Z = 1,47 gam Câu 38: Đáp án B %O = 100% - 68,852% - 4,918% = 26,23% Gọi công thức của A là CxHyOz Ta có: => x : y : z = 3,5 : 3 : 1 = 7 : 6 : 2 => Công thức A có dạng (C7H6O2)n Mặt khác ta có MA 122n < 200 => n = 1 => A có công thức phân tử là C7H6O2, A có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc và phản ứng được với NaOH => A có các CTCT X: HCOOC6H5 Y: HO-C6H4-CHO (3 đồng phân o, p, m) Ta có nhh = 0,24 mol => nX = 0,06 và nhh Y = 0,18 mol X phản ứng với KOH cho 2 muối HCOOK: 0,06 mol và C6H5OK: 0,06mol Y phản ứng với KOH cho muối KO-C6H4-CHO: 0,18 mol => m muối = 41,76g Câu 39: Đáp án A X là hợp chất hữu cơ chứa hai nhóm chức, X tác dụng với NaOH thu được hỗn hợp hai ancol gồm CH3OH và C2H5OH với số mol bằng nhau. Vì Trong phân tử X chỉ chứa 1 nguyên tử N => Trong X có 2 nhóm –COO vì vậy gọi CTPT của X là Khi đốt 26,46 gam thì Vậy CTPT của X là C8H15O4N Cho 26,46 gam X (0,14 mol) tác dụng với KOH thì: BTKL: mmuối = mX + mKOH – mancol = 31,22 gam Câu 40: Đáp án A Cho H tác dụng với 0,8 mol H2SO4. BTKL BTNT H: BTNT N: Và Khi cho dung dịch X tác dụng với 2 mol KOH thì dung dịch thu được gồm K+ (2 mol), SO42- (0,8 mol); AlO2- (6x mol) và ZnO22- (7x mol). Xét dung dịch thu được ta có: BTĐT: Xét dung dịch X ta có hệ phương trình sau: BTKL: m dung dịch X
Tài liệu đính kèm: