Chương trình luyện thi đại học 2012 Môn Hóa học

doc 4 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1108Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chương trình luyện thi đại học 2012 Môn Hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương trình luyện thi đại học 2012 Môn Hóa học
CHƯƠNG TRÌNH LUYỆN THI 06
1. Phát biểu sau đây về oxi là không đúng:
A. Oxi là một nguyên tố âm điện manh.	B. Oxi tạo oxit axit với hầu hết các loại kim loại.
C. Oxi không có mùi và vị.	D. Oxi là thiết yếu cho sự cháy.
 2. Cho a gam hỗn hợp gồm FeS2 và FeCO3 với số mol bằng nhau vào một bình kín chứa lượng dư oxi . Áp suất trong bình là p1 atm. Đun nóng bình để phản ứng xảy ra hoàn toàn rồi đưa bình về nhiệt độ ban đầu, áp suất khí trong bình lúc này là p2 atm, khối lượng chất rắn thu được là b gam. Biết rằng thể tích chất rắn trong bình trước và sau phản ứng không đáng kể. Tỉ lệ p1/p2 là:
A. 0,5
B. 2
C. 2,5
D. 1
 3. Có năm bình mất nhãn, mỗi bình chứa một trong các dung dịch sau: NaCl, H2SO4. FeCl3. MgCl2, NaOH. Nếu chỉ dùng thêm một hóa chất làm thuốc thử thì có thể chọn chất nào sau đây để nhận biết các chất trên.
A. Dung dịch AgNO3
B. Dung dịch CuSO4
C. Phenolphtalein.
D. B và C đúng
 4. Cu kim loại có thể tác dụng với những chất nào trong các chất sau:
A. Khí Cl2
B. Dung dịch HCL nóng
C. Dung dịch HCl nguội
D. Dung dịch H2SO4 loãng.
 5. Thể tích tối thiểu của dung dịch BaCl2 0,2 M cần dùng để kết tủa hoàn toàn Ag+ có trong 5ml dung dịch AgNO3 0,2 M là:
A. 25ml
B. 50ml
C. 75ml
D. 100ml
 6. Phản ứng dùng để điều chế khí Cl2:
A. HCL đậm đặc + Fe3O4 rắn
C. NaCl rắn + H2SO4 đặc, nóng
B. HCl đậm đặc + KClO3 rắn
D. NaCl rắn + H3PO4 đặc, nóng
 7. Công thức hóa học của amophot, một loại phân bón phức hợp là:
A. Ca(H2PO4)
B. NH4H2PO4 và Ca(H2PO4)2
C. NH4H2PO4 và (NH4)2 HPO4
D. (NH4)2 HPO4 và Ca(H2PO4)2
 8. Phản ứng tổng hợp NH3 từ 30 lít N2 và 30 lít H2 với hiệu suất đạt 30% sẽ cho một thể tích NH3 là (Biết các thể tích khí đo cùng điều kiện to, P):
A. 60 lít
B. 10 lít
C. 6 lít
D. 18 lít
 9. Cho phản ứng sau:
2NO(k) + O2(k) D 2N O2(k) + Q(KJ)
Phản ứng sẽ chuyển dịch theo chiều thuận khi:
A. Tăng áp suất, tăng nhiệt độ
C. Giảm áp suất, giảm nhiệt độ.
B. Tăng áp suất, giảm nhiệt độ.
D. Giảm áp suất, tăng nhiệt độ.
 10. Có các chất sau:
1. magie oxit;
4. axit flohiđric;
2. Cacbon;
5. magie cacbonat;
3. kali hiđroxit;
Silic đioxit phản ứng với tất cả các chất trong nhóm:
A. 1, 2, 3, 4, 5
B. 1, 2, 3, 5
C. 1, 3, 4, 5
D. 1, 2, 3, 4
 11. Một loại đá vôi chứa 80% CaCO3, 10,2% Al2O3 và 9,8% Fe2O3. Nung đá ở nhiệt độ cao (12000C) ta thu được chất rắn có khối lượng bằng 78% khối lượng đá trước khi nung. Hiệu suất phản ứng phân hủy CaCO3 và % khối lượng CaO trong đá sau khi nung là:
A. 62,5% và 35,9%
B. 50% và 28%
C. 62,5% và 37,5%
D. 50% và 50%
 12. Để nhận ra ba bình đựng riêng rẽ một trong các khí SO2, C2H2, NH3 người ta có thể dùng hóa chất nào sau đây:
A. Quỳ tím ướt
C. Dung dịch CuCl/NH3
B. Dung dịch Ca(OH)2
D. Dung dịch Br2
 13. Số electron tối đa trong lớp N là:
A. 32
B. 18
C. 8
D. 2
 14. Số điện tích hạt nhân của nguyên tử có kí hiệu Mn là:
A. 55
B. 55+
C. 25
D. 25+
 15. Trong tự nhiên, clo có hai đồng vị là CL và CL. Nguyên tử khối trung bình của Clo là 35,5. Thành phần% số nguyên tử Cl là:
A. 50%
B. 16,7%
C. 75%
D. 67,6%
 16. Cấu hình electron nguyên tử của bốn nguyên đó như sau:
(1): 1s22s22p63s1
(2): 1s22s22p63s23p6
(3): 1s22s22p63s23p5
(4): 1s22s22p63s23p1
Những nguyên tố kim loại là:
A. 1,3
B. 2,3
C. 1,4
D. 3,4
 1.7. Theo quan niệm mới, sự khử là:
A. Sự thu electron
B. Sự nhường electron
C. Sự kết hợp với oxi
D. Sự khử bỏ oxi
 18. Hòa tan hoàn toàn m gam FexOy bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được khí A và dung dịch B. Cho khí A hấp thu hoàn toàn bởi dung dịch NaOH dư tạo ra 12,6 gam muối. Mặt khác, cô cạn dung dịch B thì thu được 120 gam muối khan. Công thức của sắt oxit là FexOy là:
A. FeO
B. Fe3O4
C. Fe2O3
D. Tất cả đều sai
 19. Đốt cháy hoàn toàn 10g hợp chất A sinh ra 33,85g CO2 và 6,94 H2O. Tỉ khối hơi đối với không khí là 2,69. Đốt cháy 0,282g hợp chất B và cho các sản phẩm sinh ra đi qua các bình đựng CaCl2 và KOH thấy bình CaCl2 tăng thêm 0,194g, còn bình KOH tăng 0,80. Mặt khác, đốt 0,186g chất đó sinh ra 22,4ml nitơ (Đo ở đktc). Phân tử chất đó chỉ chứa một nguyên tử nitơ. Vậy công thức phân tử của A và B lần lượt là: (*).
A. C6H6 và C6H7N
B. C6H6 và C6H7ON
C. C6H6O và C6H7N
D. C6H6O và C6H7ON	
 20. Oxi hoàn toàn 0.224 lít (đktc) của xicloankan X thu được 1,760 gam khí CO2. Biết X làm mất màu dung dịch bro m. X là:
A. Xelopropan
C. Mêtylxiclopropan
B. Xiclobutan
D. Mêtylxiclobutan
 21. Chất nào sau đây không là đồng phân của các chất còn lại:
A. Xiclobutan
B. Mêtylxyclopropan
C. Butan
D. cis – buten-2
 22. Phản ứng sai trong các phản ứng sau là:
A. C6H5OH + 3Br2(Br)3OH + 3HBr
B. C6H5NO2 + 3H2 C6H5NH2 +2H2O
C. 3C6H5NH2 + FeCl3 + 3H2O " Fe(OH)3 + 3C6H5NH3Cl
D. Cả hai phản ứng B và C đều sai.
 23. Cho 13,8 gam hỗn hợp A gồm HCOOH và C2H5OH tác dựng hết với Na kim loại thì thể tích khí H2 (đktc) giải phóng ra là:
A. 4,48 lít
B. 1,68 lít
C. 3.36 lít
D. 2,24 lít
 24. Công thức chung của các axit có dạng: CnH2n+2-x-2a (COOH)x trong đó:
1) x: Số nhóm cacboxyl với x ≥ 0	2) n: Số nguyên tử cacbon với n ≥ 0
3) a: Số liên kết đôi, liên kết ba và vòng	4) a: Tổng số liên kết π và vòng
Phát biểu đúng gồm:
A. 1,2
B. 2,3
C. 3,4
D. 2.4
 25. Rượu A tác dụng với Na dư cho một thể tích H2 bằng với thể tích hơi rượu A đã dùng. Mặt khác đốt cháy hết một thể tích hơi rượu A thu được chưa đến ba thể tích khí CO2 (các thể tích đo cùng điều kiện). Rượu A có tên gọi:
A. Rượu etylic
B. Rượu propylic
C. Propan diol
D. etylen glycol
 26. A, B là hai đồng phan của nhau, phân tử gồm C, H, O mỗi chất chỉ chứa một nhóm chức và điều đó có thể phản ứng với xút. Lấy 12,9g hỗn hợp X của A và B cho tác dụng vừa đủ với 75ml dung dịch NaOH 2M, thu được toàn bộ hỗn hợp sản phẩm Y.
A. C3H6O2
B. C4H6O2
C. C4H8O2
D. C5H8O2
 27. Phân biệt xenlulozơ và tinh bột nhờ phản ứng.
A. Với axit H2SO4 loãng
B. Với dung dịch AgNO3/NH3
C. Với dung dịch iot
D. Cả ba phản ứng trên
 28. Thủy phân 0,3 mol tinh bột (C6H10O5)n cần 1500 mol H2O. Giá trị của n là:
A. 3000
B. 4500
C. 5000
D. Kết quả khác
 29. Lượng SO3 cần thêm vào 100g dung dịch H2SO4 10% để được dung dịch mới 20% là:
A. 9,756g
B. 5,675g
C. 3,14g
D. Kết quả khác
 30. Tập hợp các chất và ion sau đây theo thuyết proton của Bronsted đều là trung tính:
A. Na+, Ba2+, CO, SO, SO.	B. Na+, Ba2+, NO, NaCl, SO.
C. Na+, Ba2+, CaCl2, K2SO4, CH3COOH.	D. Cả A, B, C đều sai.
 31. Khi dùng nhiệt kế đo nhiệt độ của một chất lỏng, người ta:
A. Cho chạm nhanh dần nhiệt kế vào bề mặt chất lỏng.
B. Nhúng nhanh khoảng 1/2 nhiệt kế vào bề mặt chất lỏng.
C. Nhúng ngập bầu thủy ngân của nhiệt kế vào cốc đựng chất lỏng.
D. Nhúng ngập bầu thủy ngân của nhiệt kế vào cốc đựng chất lỏng trong đó một thời gian cho đến khi nước thủy ngân ổn định.
 32. Từ 5 lít dung dịch KOH 2M làm bay hơi để chỉ còn 2 lít dung dịch A. Phải lấy số lít dung dịch này đủ để trung hòa 100ml dung dịch H2SO4 59,25% (biết d = 1,49g/m là):
A. 0,36 lít
B. 1,8 lít
C. 0,18 lít
D. 3,6 lít
 33. Trong khoảng hệ thống tuần hoàn, nguyên tố thứ hai của chu kì thứ n có cấu hình lớp electron hóa trị là:
A. ns
B. nf
C. np
D. nhân dân
 34. Khi điều chế cao su Buna, người ta còn thu được một sản phẩm phụ là polime có nhánh sau:
A. (- CH2 – CH – CH2 -)n
 35. Tổ hợp hai trong bốn hóa chất sau: dung dịch HCl, dung dịch NaOH, nước Cl2, dung dịch NH3 kết hợp với sự điện phân để tách ba kim loại Cu, Fe, Al ra khỏi hỗn hợp ba kim loại này là:
A. Dung dịch NaOH, dung dịch HCl.	B. Dung dịch HCl, nước Cl2.
C. Dung dịch NaOH, dung dịch NH3.	D. Dung dịch NaOH.
 36. Trong các phát biểu sau về tính khử của kim loại kiềm: kim loại kiềm có tính khử mạnh nhất trong tất cả các kim loại là vì: *
1) Trong cùng 1 chu kì, kim loại kiềm có bán kính lớn nhất.
2) Kim loại kiềm có Z nhỏ nhất so với các nguyên tố thuộc cùng chu kì.
3) Chỉ cần mất một điện tử là kim loại kiềm đật đến cấu hình khí trơ.
4) Kim loại kiềm là kim loại rất nhẹ.
Chọn phát biểu đúng:
A. Chỉ có 1, 2
B, Chỉ có 1, 2, 3
C. Chỉ có 3
D. Chỉ có 3, 5
 37. Khi thêm Na2CO3 vào dung dịch Al2(SO4)3 sẽ có hiện tượng:
A. Nước vẫn trong suốt.	B. Có kết tủa nhôm Cacbonat.
C. Có kết tủa Al (OH)3 và khí cacbonic.	D. Có kết tủa Al(OH)3 sau đó kết tủa tan trở lại.
 38. Cho một đinh sắt vào 1 lít dung dịch chứa Cu(NO3)2 0,2M và AgNO3 0,12M. Sau khi phản ứng kết thúc được một dung dịch A với màu xanh đã phai một phần và một chất rắn B có khối lượng lớn hơn khối lượng của đinh sắt ban đầu là 10,4 gam. Khối lượng của cây đinh sắt ban đầu là: *
A. 11,2 gam
B. 5,6 gam
C. 16,8 gam
D. 8,96 gam
 39. Từ một rượu và một phenol tự chọn, điều chế n-propylphenylete. Chọn thêm các chất vô cơ cần thiết. Chúng là: (*)
A. n-propanol, phenol, NaOH, HBr.	B. n-propanol, phenol, Cl2, Na.
C. n-propanol, phenol, Br2, Na.	D. n-propanol, phenol, H2SO4, NaOH.
 40. Nguyên tử R có cấu hình electron là 1s22s22p1. Ion mà R có thể tạo thành là:
A. R
B. R3+
C. R+
D. R3+
 41. Để tách một hỗn hợp gồm benzen, phenol và anilin trong các chất sau có thể dùng:
1. Dung dịch NaOH
3. Dung dịch NH3
2. Dung dịch H2SO4
4. Dung dịch Br2
A. 2, 3
B. 1, 2
C. 3, 4
D. 1, 4
 42. Có thể tinh chế CO ra hỗn hợp (CO + CO2) bằng cách:
A. Dẫn hỗn hợp qua dung dịch NaOH.	B. Dẫn hỗn hợp qua dung dịch Ca(OH)2 dư.
C. Dẫn hỗn hợp qua dung dịch PbCl2 dư.	D. Dẫn hỗn hợp qua dung dịch NH3.
 43. Hòa tan hoàn toàn 16,2g một kim loại R chưa rõ hóa trị bằng dung dịch HNO3 được 5,6 lít (đktc) hỗn hợp khí A nặng 7,2g gồm NO và N2. Kim loại R là:
A. Kẽm
B. Sắt
C. Nhôm
D. Kim loại khác
44. Quá trình nào sau đây được dùng để điều chế:
CH3 – CH(CH3) - CH(OH) – CH3(X) từ CH3 – CH(CH3) –CH2 – CH2OH (Y):
A. Tách H2 chất Y rồi hợp H2O sản phẩm.
B. Cho Y tác dụng với HBr rồi cho ra sản phẩm tác dụng với NaOH.
C. Các quá trình nêu ra đều không thực hiện được.	D. Tách H2O chất Y rồi hợp H2O sản phẩm.
 45. Để nhận biết benzen, toluen, styren (đựng trong các bình riêng rẽ) người ta dùng thuốc thử nào sau đây:
A. Dung dịch KmnO4
B. Brôm lỏng
C. Dung dịch Ag2O/NH3
D. Brôm dung dịch
 46. Độ rượu là:
A. Số gam rượu nguyên chất trong 100g nước.	B. Số lít rượu nguyên chất trong 100 lít nước.
C. Số lít rượu nguyên chất trong 100 lít dung dịch rượu. 
D. Số gam rượu nguyên chất trong 100g dung dịch rượu.
 47. Trong các phát biểu sau về phản ứng thủy phân các este:
1) Dùng OH- thay vì H+ vì OH- làm cho vận tốc phản ứng tăng mạnh hơn.
2) Dùng OH- để biến axit thành muối, muối này không phản ứng được với rượu nhờ đó phản ứng thủy phân trở thành hoàn toàn.
3) Tăng tỉ lệ nước: este, hiệu suất phản ứng tăng lên.
4) Nhiệt độ không ảnh hưởng lewen vận tốc phản ứng.
Phát biểu sai là:
A. 3, 4
B. 1, 3, 4
C. 1, 4
D. 2, 3
 48. Hỗn hợp khí X gồm a mol C3H8; b mol CO2 và c mol N2O. Phải lấy tỉ lệ a:b:c như thế nào để có tỉ khối so với metan là 2,5.
A. a : b : c = 2:1:1 B. a : b : c = 1:2:3
C. a : b : c = 1:2:1 D. Tất cả đều sai vì tỉ khối của X so với metan không thể là 2,5.
49. Điều khẳng định nào sau đây luôn đúng
A. Cacbon chỉ có tỉnh khử.	B. Đioxit cacbon không thể bị oxi hóa.
C. Không thể đốt cháy kim cương. 	D. Monooxit cacbon là chất khí không thể cháy được.
E. Chỉ có thể điều chế đioxit cacbon theo cách duy nhất là đốt cháy cacbon.
 50. Để phân biệt các dung dịch hóa chất riêng biệt: natri hiđroxit, axit clohiđric, axit sunfuric người ta có thể dùng một trong các chất nào sau đây:
A. Na2CO3
B. Quỳ tím
C. Đá phấn
D. phenolphtalein
01
02
03
04
05
06
07
08
09
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
38
49
50

Tài liệu đính kèm:

  • docde_on_thi_so_6.doc