Đề thi học kì I Sinh học lớp 7 - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Tô Hiệu

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 547Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì I Sinh học lớp 7 - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Tô Hiệu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi học kì I Sinh học lớp 7 - Năm học 2015-2016 - Trường THCS Tô Hiệu
TRƯỜNG THCS TÔ HIỆU	 THI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2015- 2016
Họ và tên:.. . Môn : SINH 7
Lớp:  Thời gian: 45’
Điểm:	
Lời phê của thầy (cô) giáo:
A/Trắc nghiệm (2điểm)
Câu 1(1đ): Chọn từ hoặc cụm từ đã cho điền vào chỗ trống cho phù hợp: (nội tạng ,mắt, hai bên ,giác bám) 
Sán lá gan có cơ thể dẹp, đối xứng.....(1).........................và ruột phân nhánh.Sống trong ....(2)..................... trâu bò nên...(3)................và lông bơi tiêu giảm...(4)........................,
cơ quan tiêu hóa ,cơ quan sinh dục phát triển
Câu 2: (1đ) Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu ý trả lời đúng trong các câu sau:
1. Loài nào sau đây có tập tính sống thành xã hội?
A. Ve sầu, nhện B. Nhện, bọ cạp 	C. Tôm, nhện 	D. Kiến, ong mật
2. Cơ quan hô hấp của châu chấu là:
A. Mang 	B. Đôi khe thở	C. Các lỗ thở	D. Thành cơ thể
3.Lớp sâu bọ đa dạng về:
A.Cấu tạo B.Đa dạng về loài, lối sống C.Tập tính, môi trường sống D.Hô hấp
B/Tự luận (8đ)
Câu 1(2đ): a/Đối với nông nghiệp sâu bọ có vai trò gì?
b/Để phòng chống sâu bọ có hại nhưng an toàn cho môi trường chúng ta cần sử dụng những biện pháp gì?
Câu 2(2đ): Sau khi học xong ngành thân mềm rất nhiều bạn học sinh thắc mắc: Vì sao “Mực bơi nhanh lại xếp cùng ngành với Ốc sên bò chậm chạp”.Em hãy vận dụng kiến thức về ngành thân mềm mà em đã được biết giải thích cho các bạn học sinh rõ.
Câu 3 (1,5 điểm) Bệnh sốt rét lây truyền do đâu? Vì sao bệnh sốt rét thường xảy ra ở miền núi?
Câu 4 (1điểm) Ngành ruột khoang có lợi và có hại như thế nào đối với đời sống con người ?
Câu 5 (1,5 điểm) Nêu chức năng của các loại vây cá.
 BÀI LÀM
*MA TRẬN 
Các chủ đề chính
Các mức độ nhận thức
Nhận biết
(40%)
Thông hiểu
(20%)
Vận dụng
(40%)
Vận dụng cao
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Chương I: Ngành Động vật nguyên sinh (15%)
Giải thích được vì sao bệnh sốt rét hay xảy ra ở miền núi
15%=1,5đ
100%=1,5đ
Chương II: Ngành Ruột khoang(10%)
.
Hiểu được tác hại và lợi ích của ngành ruột khoang
10%=1đ
100%=1đ
Chương III: Các ngành giun (10%)
Biết được đặc điểm của sán lá gan
.
.
10%=1đ
100%=1đ
Chương IV: Ngành Thân mềm (20%)
Giải thích được vì sao mực và ốc sên lại được xếp vào cùng ngành thân mềm
20%=2đ
100%=2đ
Chương V: Ngành Chân khớp (30%)
Biết được sụ đa dạng của sâu bọ
Nêu được tác hại của sâu bọ đối với nông nghiệp
.
Vận dụng được các 
biện pháp chống sâu bọ có hại nhưng bảo vệ được MT
30%=3đ
33,3%=1đ
16,7%=0,5đ
50%=1,5đ
Chương VI: Ngành động vật có xương sống (15%)
Biết được chức năng của các loại vây cá
15%=1,5đ
100%=1,5đ
Tổng
2 câu
2đ
2 câu
2đ
1 câu
1đ
2 câu
(1,0đ)
3 câu 
5
* ĐÁP ÁN:
A/Trắc nghiêm.
Câu 1: (1đ) Mỗi ý đúng 0,25 đ 
1.hai bên 2.nội tạng 3.mắt 4.giác bám
Câu 2: (1đ) Mỗi ý đúng 0,25 đ
1-d ;2-c 3-b,c
B/Tự luận 
Câu 1: (2đ)
+Vai trò của sâu bọ đối với nông nghiệp0,5đ - thụ phấn cho cây trồng, một số loài tiêu diệt sâu bệnh có hại khác. (0,5đ)
Tác hại: ăn hại cây trồng (0,5đ)
+ Biện pháp: 1,5đ dùng các biện pháp vật lí, cơ giới, sử dụng thiên địch.(1,5đ)
Câu 2 (2đ)
Mực bơi nhanh xếp cùng ngành với ốc sên bò chậm chạp vì:
Mực và ốc sên đều có đặc điểm chung của ngành thân mềm 
như:
Thân mềm
Cơ thể không phân đốt.
Có khoang áo
Hệ tiêu hóa phân hóa
Câu 3 (1,5 điểm) -Bệnh sốt rét lây truyền do mũi anophen 0,5đ
- Bệnh sốt rét thường phát sinh ở miền núi vì:1đ 
- Muỗi Anophen có nhiều ở miền núi.
- Trình độ dân trí thấp, thiếu hiểu biết về bệnh sốt rét nên không có biện pháp phòng ngừa và chữa trị bệnh sốt rét.
- Người dân không chủ động phòng tránh (mắc màn (mùng), phát quang bụi rậm...)
Câu 4 (1điểm) Ngành ruột khoang
+Có lợi 0,5đ
- Trong tự nhiên: tạo vẻ đẹp thiên nhiên, có ý nghĩa sinh thái đối với biển.
- Đối với đời sống: làm đồ trang trí, trang sức(san hô), là nguồn cung cấp nguyên liệu vôi(san hô), làm thực phẩm có giá trị(sứa), hoá thạch san hô góp phần nghiên cứu địa chất.
+Có hại:0,5đ Một số loài gây độc, ngứa cho người(sứa), Tạo đá ngầm ảnh hưởng đến giao thông.
Câu 5 (1,5 điểm) chức năng của các loại vây cá.
- Vây ngực, vây bụng: giữ thăng bằng, rẽ phải, rẽ trái, lên, xuống.
- Vây lưng, vây hậu môn: giữ thăng bằng theo chiều dọc.
- Vây đuôi: giữ chức năng chính trong sự di chuyển của cá.

Tài liệu đính kèm:

  • docHK1_2015_2016.doc