Đề kiểm tra giữa học kì I Sinh học 7 - Mã đề 7III - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Tân Tiến

doc 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 641Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì I Sinh học 7 - Mã đề 7III - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Tân Tiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra giữa học kì I Sinh học 7 - Mã đề 7III - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Tân Tiến
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TÂN TIẾN
Họ và tên:.
Lớp: 7.
KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2016-2017 - Tiết: 18
Môn: Sinh học 7 - Thời gian: 45 phút
Duyệt
Điểm:
Lời phê của thầy(cô):
Mã đề
7III
I. Trắc Nghiệm (4 điểm) 
Hãy khoanh tròn vào các chữ cái (a,b,c,d) trong các câu sau cho ý trả lời đúng:
1. Động vật nào sau đây truyền bệnh cho con người?
a.	Trùng sốt rét	b. Muỗi	
c.	Trùng kiết lị	d. Virut Zika
2.Cơ quan di chuyển của trùng roi là gì?
a. Roi	b. Tiêu giảm	 c. Chân giả	d. Lông bơi
3. Đâu là đặc điểm chung của ngành Ruột khoang?
a. Thành cơ thể có 2 lớp tế bào	b. Ruột phân nhánh
c. Cơ quan sinh dục dạng ống	d. Có kích thước hiển vi
4. Thủy tức tự vệ bằng cách nào?
a. Phóng chất độc vào kẻ thù	b. Bỏ chạy
c. Ẩn nấp	d. Dọa nạt
5. Cơ quan nào ở sán lá gan phát triển?
a. Lông bơi	 	b. Hậu môn
c. Giác bám	d. Mắt
6. Ống tiêu hóa của giun đất dạng gì? 
 a. Dạng túi	 	b. Phân nhánh	
 c. Chưa phân hóa	d. Dạng ống	
 Câu 7 :Ghép ý ở cột A với cột B cho thích hợp:
A (Đại diện)
B (Hình thức sinh sản)
Đáp án
Trùng biến hình
Trùng roi 
Trùng giày
Trùng sốt rét
a. Phân đôi cơ thể
b. Phân đôi và tiếp hợp
c. Phân nhiều 
d. Phân đôi cơ thể
1
2
3
4
TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ TÂN TIẾN
Họ và tên:.
Lớp: 7.
KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2016-2017 - Tiết: 18
Môn: Sinh học 7 - Thời gian: 45 phút
Duyệt
Điểm:
Lời phê của thầy(cô):
Mã đề
7III
II. Tự Luận (6 điểm) 
Câu 1: (0,75 điểm) Quan sát hình dưới đây và cho biết động vật khác với thực vật ở những điểm nào? 
Tế bào động vật
Tế bào thực vật
Thành 
xenlulôzơ
Màng
tế bào
Chất 
nguyên 
sinh
Nhân
Chất hữu 
cơ
Củ
Hình các biểu hiện đặc trưng của giới động vật với thực vật
Câu 2: (1,5 điểm) Động vật nguyên sinh xuất hiện sớm nhất trên hành tinh, nhưng các nhà khoa học phát hiện chúng tương đối muộn. Hầu hết động vật nguyên sinh không nhìn thấy bằng mắt thường. Qua kính hiển vi sẽ thấy mỗi giọt nước ao, hồ  là một thế giới động vật nguyên sinh với các loài thường gặp là: trùng roi, trùng giày,  Em hãy cho biết 
 a) Động vật nguyên sinh có các đặc điểm gì chung?
 b) Trùng sốt rét gây hại như thế nào đối với sức khỏe con người? Để phòng tránh bệnh sốt rét, chúng ta cần phải làm gì?
Câu 3: (0,75 điểm) Hãy so sánh kiểu đối xứng, kiểu tổ chức cơ thể và lối sống của thủy tức và san hô
Câu 4: (3 điểm) 
	a) Nhờ đâu giun đũa không bị tiêu hóa bởi các dịch tiêu hóa ở ruột non người? 
	b) Bạn An bị mắc bệnh giun đũa. Bình (một người bạn của An) cho rằng giun đũa lây lan qua đường muỗi đốt nên khuyên An cần tránh để muỗi đốt. Bằng kiến thức đã học em hãy cho biết bạn Bình nói nguyên nhân lây nhiễm giun đũa như vậy có đúng chưa? Vì sao? Em sẽ khuyên bạn An như thế nào để phòng tránh được bệnh giun đũa?
2
Hướng dẫn chấm đề số: 03
Câu
Nội dung
Điểm
Trắc nghiệm (40 điểm)
1
b
0,5 đ
2
a
0,5 đ
3
a
0,5 đ
4
a
0,5 đ
5
c
0,5 đ
6
d 
0,5 đ
7
1.a hoặc d
0,25 đ
2.a hoặc d
0,25 đ
3.b
0,25 đ
4.c
0,25 đ
Tự luận (60 điểm)
1
Động vật khác với thực vật ở các đặc điểm chủ yếu sau: 
Đặc điểm
Động vật
Thực vật
Thành xenlulôzơ ở tế bào
không
Có
Dinh dưỡng
Dị dưỡng
Tự dưỡng
Khả năng di chuyển
Có
Không
Hệ thần kinh và giác quan
Có 
Không
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
2
a) Đặc điểm chung của động vật nguyên sinh: 
- Động vật nguyên sinh là những động vật có cấu tạo chỉ gồm 1 tế bào.
- Có kích thước hiển vi
- Phần lớn: dị dưỡng, có cơ quan di chuyển, sinh sản vô tính bằng cách phân đôi cơ thể
b) Trùng sốt rét chui vào hồng cầu ký sinh và sinh sản → phá vỡ hồng cầu → Gây bệnh sốt rét. 
 Để phòng tránh bệnh sốt rét, chúng ta cần phải tránh không để muỗi Anôphen đốt. 
0.25 đ
0.25đ
0.5đ
0.25đ
0.25đ
3
So sánh đặc điểm của sứa và thủy tức
Thủy tức
San hô
Kiểu đối xứng
Tỏa tròn
Tỏa tròn
Kiểu tổ chức cơ thể
Đơn độc
Tập đoàn
Lối sống
Bơi lội
Sống bám
0,25 đ
0,25 đ 
0,25 đ
4
a) Nhờ lớp vỏ cuticun bao ngoài cơ thể mà giun đũa không bị tiêu hóa bởi các dịch tiêu hóa ở ruột non người.
b) Bạn Bình nói nguyên nhân lây nhiễm giun đũa qua đường muỗi đốt là sai. Vì nguyên nhân lây nhiễm bệnh giun là do ăn phải trứng giun (qua rau sống, quả tươi, )
Biện pháp phòng chống bệnh giun:
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường, kết hợp với vệ sinh xã hội ở cộng đồng
- Ăn uống hợp vệ sinh
- Uống thuốc tẩy giun định kì
1 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
0,5 đ
Tổng cộng
10 đ

Tài liệu đính kèm:

  • docKT GHKI sh 7 (3).doc