Đề cương ôn thi học kì I môn Sinh học lớp 7

docx 2 trang Người đăng dothuong Lượt xem 828Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn thi học kì I môn Sinh học lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề cương ôn thi học kì I môn Sinh học lớp 7
 Đề cương ôn tập học kì 1 môn Sinh học lớp 7
1. Dinh dưỡng và sinh sản của trùng roi?
Trùng roi vừa tự dưỡng vừa dị dưỡng, sinh sản vô tính theo cách phân đôi.
2. Trùng biến hình: nơi sống, di chuyển, bắt mồi, tiêu hóa mồi?
Nơi sống: mặt bùn trong các ao tù, hồ nước lặng hay váng trên mặt ao hồ.
Di chuyển: Nhờ chân giả (do chất nguyên sinh dồn về 1 phía).
Bắt mồi nhờ hình thành chân giả.
Tiêu hóa nội bào.
3. Trùng giày: di chuyển, lấy thức ăn, tiêu hóa và nhả bã?
Di chuyển: bằng lông bơi theo kiểu vừa tiến vừa xoay.
Lấy thức ăn: được lông bơi dồn vê lỗ miệng.
Tiêu hóa: thức ăn miệng hầu vo viên trong không bào tiêu hóa di chuyển trong cơ thể theo quỹ đạo biến đổi nhờ enzim (biến thức ăn thành chất lỏng thấm vào chất nguyên sinh).
Nhả bã: chất bã được thải ra ngoài qua lỗ thoát.
4. So sánh dinh dưỡng của trùng sốt rét và trùng kiết lị?
Giống: đều ăn hồng cầu.
Khác: Trùng kiết lị lớn, "nuốt" nhiều hồng cầu cùng một lúc và tiêu hóa chúng, rồi sinh sản nhân đôi liên tiếp. Trùng sốt rét nhỏ hơn, nên chui vào hồng cầu kí sinh (gọi là kí sinh nội bào), ăn hết chất nguyên sinh của hồng cầu rồi sinh sản cho nhiều kí sinh mới cùng một lúc (gọi là kiểu phân nhiều hay liệt sinh) rồi phá vỡ hồng cầu để để ra ngoài. Sau đó mỗi trùng kí sinh lại chui vào các hồng cầu khác để lặp lại quá trình đó.
5. Nêu tác hại của trùng kiết lị, sốt rét đối với sức khỏe con người?
Trùng kiết lị gây các vết loét hình miệng núi lửa ở thành ruột để nuốt hồng cầu ở đó, gây chảy máu. Chúng sinh sản rất nhanh để lan ra khắp thành ruột, làm người bệnh đi ngoài liên tiếp, suy kiệt sức lực rất nhanh và có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được chữa chạy kịp thời.
Trùng sốt rét gây bệnh sốt rét cho người:
Gây thiếu máu: Do ký sinh trùng vào trong máu nên chúng phá vỡ hàng loạt hồng cầu, dẫn đến thiếu máu, da xanh, môi thâm, mệt mỏi, gầy yếu.
Gan to, lách to .
Trẻ em bị mắc bệnh sốt rét cơ thể còi cọc chậm lớn, kém thông minh.
Phụ nữ có thai mắc sốt rét dễ gây sảy thai, đẻ non hoặc khi sinh nở dễ mắc phải những tai biến.
6. Vẽ sơ đồ vòng đời của trùng kiết lị và trùng sốt rét.
7. Đặc điểm chung của động vật nguyên sinh?
Cơ thể có kích thước hiển vi, chỉ là 1 tế bào nhưng đảm nhận mọi chức năng
Dinh dưỡng: phần lớn dị dưỡng
Di chuyển bằng chân giả, roi bơi, lông bơi hay tiêu giảm.
Sinh sản vô tính kiểu phân đôi.
8. Kể tên một số động vật nguyên sinh có lợi trong ao nuôi cá?
Trùng roi xanh và các trùng roi tương tự, các loại trùng cỏ khác nhau,... Chúng là thức ăn của các giáp xác nhỏ và động vật nhỏ khác. Các động vật này là thức ăn quan trọng của cá và các động vật thủy sinh khác (ốc, tôm, ấu trùng sâu bọ,...)
9. Kể tên một số động vật nguyên sinh gây bệnh cho người và cách truyền bệnh.
Các động vật nguyên sinh gây bệnh cho người: trùng kiết lị, trùng sốt rét, trùng gây bệnh ngủ,...
Cách truyền bệnh:
Trùng kiết lị: bào xác chúng qua con đường tiêu hóa và gây bệnh ở ruột người.
Trùng sốt rét: qua muỗi Anôphen truyền vào máu.
Trùng bệnh ngủ: qua loài ruồi tsê – tsê ở châu Phi.
10. Dinh dưỡng và sinh sản của thủy tức.
Thủy tức bắt mồi bằng tua miệng. Quá trình tiêu hóa thực hiện ở khoang tiêu hóa nhờ dịch từ tb tuyến
Sự TĐ khí thực hiện qua thành cơ thể
Các hình thức sinh sản:
Sinh sản vô tính: mọc chồi
Sinh sản hữu tính: hình thành tb sinh dục đực, cái (tinh trùng và trứng)
Tái sinh: 1 phần cơ thể tạo nên 1 cơ thể mới

Tài liệu đính kèm:

  • docxDe_cuong_on_tap_hoc_ki_1_mon_Sinh_hoc_lop_7.docx