Câu hỏi và đáp án Sinh học lớp 7

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 521Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi và đáp án Sinh học lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu hỏi và đáp án Sinh học lớp 7
 CÂU HỎI VÀ ĐÁP AN SINH 7
NHẬN BIẾT
Câu 1: Trình bày vòng đời trùng Sốt Rét ?
Đáp án:Sau khi được muỗi Anophen truyền vào máu người, chúng chui vòa hồng cầu và sinh sản rất nhanh, sử dụng hết chất nguyên sinh bên trong hồng cầu rồi chui ra và lại chui vào hồng cầu khác, tiếp tục vòng đời kí sinh mới.
Câu 2:Trùng Biến Hình sống ở đâu và di chuyển, bắt mồi , tiêu hóa mồi như thế nào ? 
Đáp án:Trùng biến hình sống ở các lớp váng ao hồ ngoài tự nhiên hay ở trong các bình nuôi cấy. Chúng di chuyển nhờ hình thành chân giả, dùng chân giả để bắt mồi và tiêu hóa mồi nhờ hình thành không bào tiêu hóa. 
Câu 3: Sự khác nhau giữa San Hô và Thủy Tức trong sinh sản vô tính mọc chồi ? 
 Đáp án: Sự mọc chồi ở thủy tức và san hô hoàn toàn giống nhau. Chúng chỉ khác nhau ở chổ: ở thủy tức khi trưởng thành, chồi tách ra để sống độc lập. Còn san hô, chồi cứ tiếp tục dính với cơ thể mẹ để tạo thành các tập đoàn.
Câu 4: Hãy trình bày vòng đời của Giun Đũa ?
Đáp án: Trứng theo phân ra ngoài phát triển thành ấu trùng phân tán đi khắp nơi.
Khi ngưới ăn chúng chui vào ruột non, ấu trùng chui ra vào máu qua gan, tim, phổi, rồi về lại ruột non kí sinh.
Câu 5: Trình bày đặc điểm chung và vai trò thực tiển của ngành thân mềm ? 
	Đáp án	
Đặc điểm chung:
	-Thân mềm, không phân đốt.
	-Có vỏ đá vôi, có khoang áo phát triển.
	-Hệ tiêu hóa phân hóa và cơ quan di chuyển phát triển.
-Riêng mực, bạch tuộc thích nghi với lối săn mồi và di chuyển tích cực nên vỏ tiêu giảm và cơ quan di chuyển phát triển.
	Vai trò:
	-Làm thực phẩm cho người, nguyên liệu xuất khẩu
	-Làm thức ăn cho động vật khác, làm sạch môi trường nước.
	-Làm đồ trang sức, trang trí.
THÔNG HIỂU
Câu 6: Trùng Roi giống và khác thực vật ở những điểm nào ? 
Đáp án:Trùng roi giống thực vật ở các điểm: có cấu tạo từ tế bào, có diệp lục, có khả năng tự dưỡng, cũng gồm: nhân, chất nguyên sinh.
	Khác động vật có khả năng di chuyển, dinh dưỡng dị dưỡng.
Câu 7: Phân biệt thành phần tế bào ở lớp ngoài và lớp trong thành cơ thể thủy tức và chức năng từng loại tế bào này ? 
	Đáp án
-Lớp trong cơ thể thủy gồm chủ yếu là tế bào cơ, tiêu hóa đóng góp vào chức năng tiêu hóa của ruột.
-Còn lớp ngoài có nhiều tế bào phân hóa lớn hơn như: tế bào mô bì – cơ, tế bào thần kinh, tế bào gai, tế bào sinh sản có chức năng: che chở, bảo vệ, giúp cơ thể di chuyển, bắt mồi, tự vệ và sinh sản để duy trì nòi giống.
Câu 8: Trình bày các phần phụ và chức năng của Tôm? 
	Đáp án
	Cơ thể tôm gồm hai phần: đầu – ngực và bụng.
	-Phần đầu – ngực gồm:
	 +Mắt kép và hai đôi râu: Định hướng phát hiện mồi.
	 +Các đôi chân hàm: Giữ và xử lí mồi.
	 +Các đôi chân ngực: Bắt mồi và bò.
	-Phần bụng gồm:
	 +Các đôi chân bụng: Bơi, giữ thăng bằng và ôm trứng.
	 +Tấm lái: Lái và giúp tôm nhảy.
Câu 9: So sánh hình thức sinh sản vô tính và hình thức sinh sản hữu tính ? 
Đáp án:Hình thức sinh sản vô tính không có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái trong sự thụ tinh của trứng ngược hẳn lại với hình thức sinh sản hữu tính.
độ ôxi thấp
Câu 10: Trình bày đặc điểm hô hấp ở chim bồ câu thể hiện sự thích nghi với đời sống bay ?
	Đáp án
Hô hấp nhờ hệ thống túi khí hoạt động theo cơ chế hút đẩy một dòng khí liên tục đi qua các ống khí trong phổi theo một chiều nhất định khiến cơ thể sử dụng được nguồn ôxi trong không khí với hiệu suất cao, đặc biệt trong khi bay, càng bay nhanh sự chuyển động dòng khí qua các ống khí càng nhanh đáp ứng nhu cầu năng lượng trong hoạt động khi bay.
VẬN DỤNG THẤP
Câu 11: Trùng Biến Hình sống ở đâu và di chuyển, bắt mồi , tiêu hóa mồi như thế nào? 
Đáp án:Trùng biến hình sống ở các lớp váng ao hồ ngoài tự nhiên hay ở trong các bình nuôi cấy. Chúng di chuyển nhờ hình thành chân giả, dùng chân giả để bắt mồi và tiêu hóa mồi nhờ hình thành không bào tiêu hóa. 
Câu 12: Để giúp nhận biết các đại diện ngành Giun Đốt ở thiên nhiên cần dựa vào đặc điểm cơ bản nào ?
Đáp án:Trong số các đặc điểm chung của ngành giun đốt thì đặc điểm cơ thể hình giun và phân đốt là đặc điểm quan trọng để nhận biết chúng ở ngoài thiên nhiên.
Câu 13 Mực phun chất lỏng có màu đen để săn mồi hay tự vệ ? Hỏa mù mực che mắt động vật khác nhưng bản thân mực có thể nhìn rõ để chốn chạy không ? 
Đáp án:Tuyến mực phun ra mực để tự vệ là chính. Hỏa mù của mực làm tối đen cả một vùng nước, tạm thời che mắt kẻ thù, giúp cho mực đủ thời gian chạy trốn. Mắt mực có số lượng tế bào thị giác rất lớn có thể vẫn nhìn rõ được phương hướng để trốn chạy an toàn.
Câu 14: Ý nghĩa của lớp vỏ kitin giàu canxi và sắc tố của Tôm? 
Đáp án:Vỏ kitin có ngấm nhiều canxi giúp tôm có bộ xương ngoài chắc chắn, làm cơ sở cho các cử động và nhờ sắc tố nên màu sắc cơ thể tôm phù hợp với môi trường, giúp chúng tránh khỏi sự phát hiện của kẻ thù.
Câu 15: Vì sao số lượng trứng trong mỗi lứa đẻ của cá chép lên đến hàng vạn ? Ý nghĩa ? 
Đáp án
Trong sự thụ tinh, ngoài số lượng trứng do cá chép cái đẻ ra lớn vì thụ tinh ngoài tỉ lệ tinh trùng gặp được trứng để thụ tinh ít, vì sự thụ tinh xảy ra ở trong môi trường nước không được an toàn do làm mồi cho kẻ thù và điều kiện môi trường nước có thể không phù hợp với sự phát triển trứng như: nhiệt độ, nồng độ ôxi thấp
VẬN DỤNG CAO
Câu 16: Em thường gặp ốc sên ở đâu ? khi bò ốc sên để lại dấu vết trên lá như thế nào ? 
Đáp án: Ốc sên thường gặp ở trên cạn, nơi có nhiều cây cối rậm rạp, ẩm ướt. Đôi khi, ốc sên phân bố trên độ cao tới trên 1000m so với mặt biển. Khi bò, ốc sên tiết ra chất nhờn nhằm giảm ma sát và để laih vết đó ở trên lá cây.
Câu 17: Y nghĩa sự xuất hiện vách hụt trong tim của thằn lằn?
 Đáp án: Sự xuất hiện vách hụt trong tim của thắn lằn làm cho máu ít pha hơn
Câu 18: Giải thích tại sao thỏ chạy dai sức không bằng thú ăn thịt, nhưng một số trường hợp thỏ vẫn thoát được thú ăn thịt?
 Đáp án: Khi thỏ bị thú ăn thịt rượt đuổi thường chạy theo hình chữ Z làm thú ăn thịt bị mất đà nên không thể vồ được thỏ. Lợi dụng khi thú ăn thịt  mất đà lao theo một hướng khác,thỏ nhanh chóng lẩn vào bụi rậm. Với thân hình thon nhỏ, bộ lông dày,thỏ có thể len lỏi trong bụi cây có lá sắc nhọn. Với những ria xúc giác nhạy bén trên mép, thỏ nhanh chóng phát hiện ra những hang đá, hốc trong đất để kịp thời ẩn náu.
Câu 19: Nhiều ao đào thả cá, trai không thả mà tự nhiên có, tại sao ? 
Đáp án:Nhiều ao thả cá không thả trai mà tự nhiên có, vì ấu trùng trai thường bám vào mang và da cá. Khi mưa, cá vượt bờ mang theo ấu trùng trai vào ao.
Câu 20: Nêu lợi ích của sự tiến hóa về các hình thức sinh sản của giới động vật ? 
Đáp án
-Sự đẻ trứng kèm theo sự thụ tinh ngoài kém hoàn chỉnh hơn so với sự đẻ trứng với sự thụ tinh trong, bởi lẻ trong sự thụ tinh ngoài tỉ lệ tinh trùng gặp được trứng thấp, sự phát triển của mầm phôi trong trứng thụ tinh được thực hiện trong môi trường nước (ngoài cơ thể mẹ) không được an toàn (điều kiện môi trường nước, thức ăn, kẻ thù). Còn ở sự thụ tinh trong, sự phát triển của trứng được an toàn hơn và tỉ lệ trứng được tinh trùng thụ cao hơn.
-Sự đẻ con là hình thức sinh sản hoàn chỉnh hơn so với sự đẻ trứng vì phôi được phát triển trong cơ thể mẹ nên an toàn hơn.
-Sự phát triển trực tiếp (không có nhau thai) là tiến bộ hơn so với sự phát triển gián tiếp (sự biến thái) là rất rõ ràng vì trong quá trình biến thái, nòng nọc phát triển ở môi trường bên ngoài trứng, nên kém an toàn hơn. Nòng nọc phải tự kiếm thức ăn, do đó sự phát triển phụ thuộc vào nguồn dinh dưỡng trong môi trường. Trong khi đó ở sự phát triển trực tiếp nguồn chất dinh dưỡng nằm ngay trong khối noãn hoàng của trứng. Vì thế ở những động vật có xương sống có sự phát triển trực tiếp bao giờ lượng noãn hoàng trong trứng cũng lớn.
-Sự đẻ con ở thú (thai sinh). Đó là sự dinh dưỡng của phôi nhờ nhau thai nên không phụ thuộc vào môi trường bên ngoài như ở sự đẻ trứng, dù rằng ở chim có sự ấp trứng, song ngay cả sự ấp trứng cũng vẫn phụ thuộc vào môi trường bên ngoài và sự ổn định của các điều kiện cần thiết cho sự phát triển của phôi của môi trường ngoài không thể bằng được môi trường trong của cơ thể mẹ.

Tài liệu đính kèm:

  • docCau_hoi_dap_an_Sinh_7.doc