Chuyên đề ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa học - Chuyên đề 5: Kim loại và hợp chất

docx 13 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 25/07/2022 Lượt xem 311Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa học - Chuyên đề 5: Kim loại và hợp chất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa học - Chuyên đề 5: Kim loại và hợp chất
P2 - CHUYÊN ĐỀ 5: KIM LOẠI VÀ HỢP CHẤT
I. CÁC DẠNG BÀI TẬP KIM LOẠI
DẠNG 1: KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI AXIT
Câu 1. Cho 3,68 gam hỗn hợp gồm Al và Zn tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 10 %, thu được 2,24 lít khí H2 (ở đktc). Khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng là: 
 A. 101,68 gam                   B. 88,20 gam                  C. 101,48 gam                        D. 97,80 gam 
Câu 2: Hoà tan hoàn toàn 14,6 gam hỗn hợp X gồm Al và Sn bằng dung dịch HCl (dư), thu được 5,6 lít khí H2 (ở đktc). Thể tích khí O2 (ở đktc) cần để phản ứng hoàn toàn với 14,6 gam hỗn hợp X là: 
 A. 2,80 lít                          B. 1,68 lít                          C. 4,48 lít                                D. 3,92 lít 
Câu 3: Cho 7,68 gam hỗn hợp X gồm Mg và Al vào 400 ml dung dịch Y gồm HCl 1M và H2SO4 0,5M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 8,512 lít khí (ở đktc). Biết trong dung dịch, các axit phân li hoàn toàn thành các ion. Phần trăm về khối lượng của Al trong X là: 
A. 56,25 %                B. 49,22 %                 C. 50,78 %                D. 43,75 % 
Câu 4: Cho 0,10 mol Ba vào dung dịch chứa 0,10 mol CuSO4 và 0,12 mol HCl. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, lọc lấy kết tủa nung ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là: 
 A. 23,3 gam                   B. 26,5 gam                      C. 24,9 gam                            D. 25,2 gam 
Câu 5: Thể tích dung dịch HNO3 1M (loãng) ít nhất cần dùng để hoà tan hoàn toàn 18 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu trộn theo tỉ lệ mol 1 : 1 là: (biết phản ứng tạo chất khử duy nhất là NO) 
 A. 1,0 lít                            B. 0,6 lít                            C. 0,8 lít                                     D. 1,2 lít 
Câu 6: Hòa tan 9,6 gam Cu vào 180 ml dung dịch hỗn hợp HNO3 1M và H2SO4 0,5M, kết thúc phản ứng thu được V lít (ở đktc) khí không màu duy nhất thoát ra, hóa nâu ngoài không khí. Giá trị của V là: A. 1,344 lít                      B. 4,032 lít                     C. 2,016 lít                         D. 1,008 lít 
Câu 7: Cho hỗn hợp gồm 1,12 gam Fe và 1,92 gam Cu vào 400 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm H2SO4 0,5M và NaNO3 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Cho V ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch X thì lượng kết tủa thu được là lớn nhất. Giá trị tối thiểu của V là: 
 A. 360 ml                      B. 240 ml                         C. 400 ml                               D. 120 ml 
Câu 8. Cho 3,87 gam hỗn hợp Al và Mg vào 200 ml dung dịch chứa 2 axit HCl 1M và H2SO4 0,5M thu được dung dịch B và 4,368 lít H2( đktc).Khối lượng của Al và Mg lần lượt là :
	A. 2,43 và 1,44 gam 	B. 2,12 và 1,75 gam 
C . 2,45 và 1,42 gam 	D. 3,12 và 0,75 gam
Câu 9: Hòa tan hoàn toàn 100 gam hỗn hợp X gồm Fe, Cu , Ag trong dung dịch HNO3 (dư). Kết thúc phản ứng thu được 13,44 lít hỗn hợp khí Y gồm NO2, NO, N2O theo tỉ lệ số mol tương ứng là 3 : 2 : 1 và dung dịch Z (không chứa muối NH4NO3). Cô cạn dung dịch Z thu được m gam muối khan. Giá trị của m và số mol HNO3 đã phản ứng lần lượt là: 
 A. 205,4 gam và 2,5 mol            B. 199,2 gam và 2,4 mol 
C. 205,4 gam và 2,4 mol             D. 199,2 gam và 2,5 mol 
Câu 10: Cho 6,72 gam Fe vào 400 ml dung dịch HNO3 1M, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Dung dịch X có thể hoà tan tối đa m gam Cu. Giá trị của m là: 
 	A. 1,92 gam                      B. 3,20 gam                    C. 0,64 gam               D. 3,84 gam 
Câu 11: Hoà tan hoàn toàn 12,42 gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch X và 1,344 lít (ở đktc) hỗn hợp khí Y gồm hai khí là N2O và N2. Tỉ khối của hỗn hợp khí Y so với khí H2 là 18. Cô cạn dung dịch X, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là: 
 A. 38,34 gam                B. 34,08 gam              C. 106,38 gam              D. 97,98 gam 
Câu 12. Cho 1,04 gam hỗn hợp hai kim loại tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được 0,672 lít khí H2 (đktc). Khối lượng hỗn hợp muối sunfat khan thu được là 	
A. 3,92 gam.	B. 1,96 gam.	C. 3,52 gam.	D. 5,88 gam
Câu 13 Hoà tan hết 7,8 gam hỗn hợp Al, Mg trong dung dịch HCl, thu được V lít khí H2 (ở O0C và 2 atm) đồng thời dung dịch sau phản ứng có khối lượng tăng thêm 7 gam. 
1.Giá trị của V là : 
	A. 2,24 lít B. 3,36 lít C. 4,48 lít D. 6,72 lít
2. Khối lượng 2 kim loại Al và Mg lần lượt là :
	A. 5,4 và 2,4 gam B. 6,6 và 1,2 gam C. 5, 2 và 2,6 gam D. 6,2 và 1,6 gam
Câu 14 Hoà tan hết 10,4 gam hỗn hợp Mg, Fe bằng 400 gam dung dịch HCl 7,3% thu được 6,72 lít H2(đktc).Nồng độ phần trăm các chất trong dung dịch sau phản ứng là :
	A. 2,23 % ; 3,2 % ; 4,46 % 	B. 4,64 % ; 3,1 % ; 1,78 % 
	C. 3,12 % ; 5,13% ; 4,45 % 	D. 3,1% ; 4,46 % ; 2,13 % 
Câu 15. Hoà tan hết m gam hỗn hợp Mg, MgCO3 trong dung dịch HCl 2M, thu được 4,48 lít hỗn hợp khí A (đktc). Tỉ khối của A so với H2 là 11,5. Giá trị của m là :
	A. 10,2 gam B. 10,4 gam C. 10,6 gam D. 10,8 gam 
Câu 16. Cho 37,2 gam hỗn hợp gồm Zn và Fe tác dụng với 2 lít dung dịch H2SO40,5M tới phản ứng hoàn toàn. Thể tích dung dịch NaOH 1 M cần cho vào dd sau phản ứng để có kết tủa lớn nhất là :
	A. 2 lít B. 3 lít C. 4 lít D. 5 lít 
Câu 17. Cho 19,2 gam Cu vào 500 ml dung dịch NaNO3 1M, sau đó thêm 500ml dung dịch HCl 2M thu được khí NO và dung dịch A. 	 
1.Thể tích khí NO (đktc) là : 
A. 2,24 lít B. 3,36 lít C. 4,48 lít D. 6,72 lít 
	2. Thể tích dd NaOH 0,2 M để kết tủa hết Cu 2+ trong dung dịch A là : 
 	A. 1 lít 	 B. 2 lít 	C. 3 lít 	D. 4 lít 
Câu 18: Cho 11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3
loãng (dư), thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
	A. 38,72. 	B. 35,50. 	C. 49,09. 	D. 34,36.
Câu 19: Cho 3,2 gam bột Cu tác dụng với 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm HNO3 0,8M và H2SO4 0,2M. 
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, sinh ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc).Giá trị của V là 
A. 0,746. 	B. 0,448. 	C. 1,792. 	D. 0,672
Câu 20: Cho 2,16 gam Mg tác dụng với dung dịch HNO3 (dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,896 lít khí NO (ở đktc) và dung dịch X. Khối lượng muối khan thu được khi làm bay hơi dung dịch X là
	A. 13,32 gam. 	B. 6,52 gam. 	C. 8,88 gam. 	D. 13,92 gam.
Câu 21: Cho m gam hỗn hợp X gồm Al, Cu vào dung dịch HCl (dư), sau khi kết thúc phản ứng sinh ra 3,36 lít khí (ở đktc). Nếu cho m gam hỗn hợp X trên vào lượng dư axit nitric (đặc nguội), sau khi kết thúc phản ứng sinh ra 6,72 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m là
	A. 15,6.	 B. 11,5.	 C. 10,5.	D. 12,3.
Câu 22: Thể tích dung dịch HNO3 1M (loãng) ít nhất cần dùng để hòa tan hoàn toàn một hỗn hợp gồm 0,15 mol Fe và 0,15 mol Cu là (biết phản ứng tạo chất khử duy nhất là NO)
	A. 0,6 lít.	B. 1,2 lít. 	C. 0,8 lít. 	D. 1,0 lít.
Câu 23: Cho 6,72 gam Fe vào 400 ml dung dịch HNO3 1M, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Dung dịch X có thể hoà tan tối đa m gam Cu. Giá trị của m là 
A. 3,84. 	B. 3,20. 	 C. 1,92. 	D. 0,64. 
Câu 24: 3,024 gam một kim loại M tan hết trong dung dịch HNO3 loãng, thu được 940,8 ml khí NxOy (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) có tỉ khối đối với H2 bằng 22. Khí NxOy và kim loại M là 
A. N2O và Fe. 	B. NO2 và Al. 	C. N2O và Al. 	D. NO và Mg. 
Câu 25: Cho hỗn hợp gồm 1,12 gam Fe và 1,92 gam Cu vào 400 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm H2SO4 0,5M và NaNO3 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Cho V ml dung dịch NaOH 1M vào dung dịch X thì lượng kết tủa thu được là lớn nhất. Giá trị tối thiểu của V là 
A. 400.	 B. 120. 	C. 240. 	D. 360. 
26: Hoà tan hoàn toàn 12,42 gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch X và 1,344 lít (ở đktc) hỗn hợp khí Y gồm hai khí là N2O và N2. Tỉ khối của hỗn hợp khí Y so với khí H2 là 18. Cô cạn dung dịch X, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là 
A. 34,08. 	B. 38,34. 	C. 106,38. 	D. 97,98. 
27: Cho 61,2 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, đun nóng và khuấy đều. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 3,36 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc), dung dịch Y và còn lại 2,4 gam kim loại. Cô cạn dung dịch Y, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là 
A. 108,9. 	B. 151,5. 	 C. 137,1. 	D. 97,5. 
28: Cho m gam bột Fe vào 800 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 0,2M và H2SO4 0,25M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,6m gam hỗn hợp bột kim loại và V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m và V lần lượt là 
A. 10,8 và 2,24.	 B. 10,8 và 4,48. 	C. 17,8 và 2,24.	 D. 17,8 và 4,48. 
29: Hòa tan hoàn toàn 1,23 gam hỗn hợp X gồm Cu và Al vào dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được 1,344 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch Y. Sục từ từ khí NH3 (dư) vào dung dịch Y, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Phần trăm về khối lượng của Cu trong hỗn hợp X và giá trị của m lần lượt là 
A. 21,95% và 0,78.	 B. 78,05% và 2,25. C. 21,95% và 2,25.	 D. 78,05% và 0,78. 
DẠNG 2 – BÀI TẬP VỀ KIM LOẠI TÁC DỤNG VỚI DUNG DỊCH MUỐI
Câu 1. Ngâm một đinh sắt sạch trong 200ml dung dịch CuSO4 . Sau khi phản ứng kết thúc, lấy dinh sắt ra khỏi dung dịch rửa sạch nhẹ bằng nước cất và sấy khô rồi đem cân thấy khối lượng đinh sắt tăng 0,8 gam so với ban đầu. Nồng độ mol của dung dịch CuSO4 đã dùng là giá trị nào dưới đây? 	
A. 0,05M.	B. 0,0625M 	C. 0,50M 	D. 0,625M
Câu 2: Ngâm một thanh Zn vào 100ml dung dịch AgNO3 0,1M đến khi AgNO3 tác dụng hết, thì khối lượng thành Zn sau phản ứng so với thanh Zn ban đầu sẽ 	 
A. giảm 0,755 B. tăng 1,08 	C. tăng 0,755	 D. tăng 7,55 
Câu 3. Cho từ từ bột Fe vào 50ml dung dịch CuSO4 0,2M, khuấy nhẹ cho tới khi dung dịch mất màu xanh. Khối lượng bột Fe đã tham gia phản ứng là: 	
A. 5,6 gam.	B. 0,056 gam.	C. 0,56 gam.	D. 0,28 gam
Câu 4. Cho 2,24 gam bột Fe vào 200ml dung dịch hỗn hợp AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,5M. Khuấy đều tới phản ứng hoàn toàn, thu được chất rắn A và dung dịch B.
Khối lượng chất rắn A là : 
 A. 4,08 gam B. 6, 16 gam C. 7,12 gam D. 8,23 gam
 2. Nồng độ mol của các chất trong dung dịch B là :
	A. 0,20 M và 0,3 M B. 0,20M và 0,35 M C. 0,35 M và 0,45 M D. 0,35 M và 0,6 M
Câu 5. Ngâm một đinh sắt sạch trong 200 ml dung dịch CuSO4 . Sau khi phản ứng kết thúc, lấy đinh sắt ra khỏi dung dịch, rửa sạch và làm khô nhận thấy khối lượng đinh sắt tăng thêm 0,8 gam . Nồng độ mol của dung dịch CuSO4 là :
 	A.0,3 M B. 0,4M C. 0,5M D. 0,6M 
Câu 6. Ngâm một vật bằng đồng có khối lượng 10 gam trong 250 gam dung dịch AgNO3 4%. Khi lấy vật ra thì lượng AgNO3 trong dung dịch giảm 1,7%. Khối lượng của vật sau phản ứng là : 
	A. 10,184 gam B. 10,076 gam C. 10 , 123 gam D. 10,546 gam
Câu 7. Một hỗn hợp A gồm Fe và Fe2O3. Nếu cho lượng khí CO dư đi qua a gam hỗn hợp A đun nóng tới phản ứng hoàn toàn thì thu được 11,2 gam Fe. Nếu ngâm a gam hỗn hợp A trong dung dịch CuSO4 dư, phản ứng xong người ta thu được chất rắn có khối lượng tăng thêm 0,8 gam . Giá trị của a là :
A. 6,8 gam B. 13,6 gam C. 12,4 gam D. 15,4 gam
Câu 8. Ngâm một lá kẽm trong dung dịch có hoà tan 4,16 gam CuSO4 . Phản ứng xong, khối lượng lá kẽm tăng 2,35%. Khối lượng lá kẽm trước khi phản ứng là.
A. 80 gam..	B. 100 gam. 	C. 40 gam. 	D. 60 gam.
Câu 9: Nhúng một thanh kim loại M hóa trị II nặng m gam vào dung dịch Fe(NO3)2 thì khối lượng thanh kim loại giảm 6 % so với ban đầu. Nếu nhúng thanh kim loại trên vào dung dịch AgNO3 thì khối lượng thanh kim loại tăng 25 % so với ban đầu. Biết độ giảm số mol của Fe(NO3)2 gấp đôi độ giảm số mol của AgNO3 và kim loại kết tủa bám hết lên thanh kim loại M. Kim loại M là: 
A. Pb                            B. Ni                            C. Cd                                 D. Zn 
Câu 10: Cho m gam hỗn hợp bột các kim loại Ni và Cu vào dung dịch AgNO3 dư. Khuấy kĩ cho đến khi phản ứng kết thúc thu được 54 gam kim loại. Mặt khác cũng cho m gam hỗn hợp bột các kim loại trên vào dung dịch CuSO4 dư, khuấy kĩ cho đến khi phản ứng kết thúc, thu được kim loại có khối lượng bằng (m + 0,5) gam. Giá trị của m là: 
A. 15,5 gam                         B. 16 gam                      C. 12,5 gam                         D. 18,5 gam 
Câu 11: Hòa tan hỗn hợp bột kim loại gồm 8,4 gam Fe và 6,4 gam Cu vào 350 ml dung dịch AgNO3 2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là: 
 A. 70,2 gam                     B. 54 gam                        C. 75,6 gam                         D. 64,8 gam 
Câu 12: Cho 2,24 gam bột sắt vào 200 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và m gam chất rắn Y. Giá trị của m là: 
 A. 2,80 gam                  B. 4,08 gam                    C. 2,16 gam                   D. 0,64 gam 
Câu 13: Cho hỗn hợp gồm 1,2 mol Mg và x mol Zn vào dung dịch chứa 2 mol Cu2+ và 1 mol Ag+ đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được một dung dịch chứa ba ion kim loại. Trong các giá trị sau đây, giá trị nào của x thoả mãn trường hợp trên: 
A. 1,8                      B. 1,5                            C. 1,2                            D. 2,0 
Câu 14: Cho m gam bột Fe vào 800 ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 0,2M và H2SO4 0,25M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,6m gam hỗn hợp bột kim loại và V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m và V lần lượt là: 	
A. 17,8 và 4,48              B. 17,8 và 2,24                 C. 10,8 và 4,48                 D. 10,8 và 2,24 
Bài -15 -Khuấy 7,85 g hỗn hợp bột kim loại Zn và Al vào 100 ml dd gồm FeCl2 1M và CuCl2 0,75M thì thấy phản ứng vừa đủ với nhau . Vì vậy % khối lượng của Al trong hỗn hợp là: (Zn = 65, Al = 27) 
A.17,2%.	B.12,7%.	C.27,1%.	D.21,7%
Bài -16 -Cho 1,1 gam hỗn hợp bột nhôm và bột sắt với số mol nhôm gấp đôi số mol sắt vào 100 ml dung dịch AgNO3 0,85M rồi khuấy đều tới khi phản ứng kết thúc thì thu được dung dịch X. Nồng độ mol của Fe(NO3)2 trong X là: 
A.0,1M	B.0,2M.	C.0,05M	 D.0,025M 
DẠNG 3: BÀI TẬP ĐIỆN PHÂN
Lý thuyết
Bài 1 Điện phân dung dịch chứa CuSO4 và MgCl2 có cùng nồng độ mol với điện cực trơ . Hãy cho biết những chất gì lần lượt xuất hiện bên catot và bên anot . 
A.Catot : Cu , Mg , Anot : Cl2 , O2 	B Catot : Cu , H2, Anot : Cl2 , O2 
C Catot : Cu , Mg ,	Anot : Cl2 , H2 	D Catot : Cu , Mg , H2,Anot : chỉ có O2 
Bài 2 Điện phân dung dịch với bình điện phân có điện cực trơ, màng ngăn xốp các dung dịch: (X1) KCl, (X2) CuSO4, (X3) KNO3, (X4) AgNO3, (X5) Na2SO4, (X6) ZnSO4, (X7) NaCl, (X8) H2SO4, (X9) NaOH, (X10) CaCl2 Sau khi điện phân dung dịch thu được quì tím hoá đỏ là: 
A Tất cả. 	B (X1), (X3), (X5), (X7). 	
C (X2), (X4), (X6), (X8). 	D (X2), (X6), (X8). 
Bài 3 Điện phân dung dịch chứa CuSO4 và NaOH với số mol : nCuSO4<(1/2) nNaOH , dung dịch có chứa vài giọt quỳ.Điện phân với điện cực trơ.Màu của dung dịch sẽ biến đổi như thế nào trong quá trình điện phân ? 
A Tím sang đỏ. 	B Đỏ sang xanh.	C Xanh sang đỏ. 	D Tím sang xanh. 
Bài 6 Phương trình điện phân nào sau là sai: 
A 4 AgNO3 + 2 H2O (điện phân nóng chảy) --> 4 Ag + O2 + 4 HNO3 
B 2 NaCl + 2 H2O (điện phân nóng chảy) --> H2 + Cl2 + 2 NaOH (có vách ngăn). 
C 2ACln (điện phân nóng chảy) --> 2A + nCl2 
D 4MOH (điện phân nóng chảy)--> 4M + 2H2O 
Bài 7 Để điều chế Cu tinh khiết từ CuCO3.Cu(OH)2.
 a. Hoà tan CuCO3.Cu(OH)2 vào axit H2SO4 rồi cho dung dịch thu được tác dụng với bột Fe.
 b. Nung CuCO3.Cu(OH)2 rồi dùng H2 khử ở nhiệt độ cao.
 c. Hoà tan CuCO3.Cu(OH)2 trong axit HCl rồi điện phân dung dịch thu được: 
A a, b. 	B b, c. 	C c. 	D a, b và c. 
Bài 8 Khi điện phân dung dịch KI có lẫn hồ tinh bột, hiện tượng quan sát được sau thời gian điện phân là: 
A Dung dịch không màu. 	B Dung dịch chuyển sang màu hồng. 
C Dung dịch chuyển sang màu xanh. 	D Dung dịch chuyển sang màu tím. 
Bài 10 Cho 4 dung dịch muối : CuSO4 , ZnCl2 , NaCl , KNO3 . Khi điện phân 4 dung dịch trên với điện cực trơ dung dịch nào sẽ cho ta một dung dịch bazơ . 
A CuSO4 	B ZnCl2 	C NaCl 	D KNO3 
Bài 15 Điện phân dung dịch chứa NaCl và HCl có thêm vài giọt quỳ tìm. Màu của dung dịch sẽ biến đổi như thế nào trong quá trình điện phân .
A Đỏ sang tím.	B Đỏ sang tím rồi sang xanh. 
C Đỏ sang xanh. 	D Chỉ một màu đỏ.
Bài 16 Cho dòng điện một chiều đi qua bình điện phân chứa dung dịch H2SO4 loãng xảy ra quá trình sau: 
A Oxi hoá hidro.	B Phân huỷ axit H2SO4. 
C Khử lưu huỳnh. 	D Phân huỷ H2O. 
Bài 17 Điện phân dung dịch chứa H2SO4 trong một thời gian ngắn . pH của dung dịch biến đổi như thế nào trong quá trìng điện phân ? 
A Giảm mạnh. 	B Tăng nhẹ. 	C Gần như không đổi. 	D Tăng mạnh. 
Bài 19 Điện phân dung dịch H2SO4 (BĐP có điện cực trơ) sau một thời gian thấy pH dung dịch giảm dần so với trước điện phân, đó là do: 
A Sự điện phân đã tạo ra thêm một lượng axit.	B Nước đã bị phân tích giải phóng nhiều H+. 
C Nước đã bị phân tích thành H2 và O2 thoát ra. 	D Một lí do khác A, B và C 
Bài 20 Điện phân hoàn toàn một dung dịch chứa Ag2SO4, CuSO4, NiSO4, nhận thấy kim loại bám catot theo thứ tự lần lượt là: 
A Ni, Cu, Ag. 	B Ag, Ni, Cu. 	C Ag, Cu, Ni. 	D Cu, Ni, Ag. 
Bài 23 Điện phân (điện cực trơ, màng ngăn xốp) dung dịch X thấy pH tăng, dung dịch Y thấy pH giảm. Vậy dung dịch X và dung dịch Y nào sau đây đúng:
A (X) KBr, (Y) Na2SO4. 	B (X) AgNO3, (Y) BaCl2. 
C (X) BaCl2, (Y) CuSO4. 	D (X) NaCl, (Y) HCl. 
BÀI TẬP
Câu 1: Điện phân với điện cực trơ dung dịch muối clorua của một kim loại hoá trị (II) với cường độ dòng điện 3A. Sau 1930 giây, thấy khối lượng của catôt tăng 1,92 gam. Kim loại trong muối clorua ở trên là kim loại nào dưới đây? 
A. Ni .	B. Zn .	C. Fe .	D. Cu
Câu 2: Điện phân dung dịch muối CuSO4 dư trong thời gian 1930 giây, thu được 1,92 gam Cu ở catôt. Cường độ dòng điện trong quá trình điện phân là giá trị nào dưới đây?	
A. 3,0A.	B. 4,5A 	C. 1,5A 	D. 6,0A
Câu 3: Có 200 ml dd CuSO4 (d = 1,25) (dd A). Sau khi điện phân dd A, khối lượng của dd giảm đi 8 gam. Mặt khác, để làm kết tủa hết lượng CuSO4 dư sau phản ứng điện phân phải dùng hết 1,12 lít H2S (đktc). Nồng độ % và nồng độ mol của dd CuSO4 trước khi điện phân là: 
 A. 9,6; 0,75	B. 50; 0,5	C. 20; 0,2	D. 30; 0,55
Câu 4. Điện phân 200 ml dd CuSO4 với các điện cực trơ bằng dòng điện một chiều I = 19,3A. Khi thể tích các khí thoát ra ở cả hai điện cực đều bằng 1,12 lít (đktc) thì ngừng điện phân. 
1. Khối lượng kim loại (gam) sinh ra ở catot là : 
	A. 0,32	 B. 0,64	C. 3,2	D. 6,4
2. Thời gian điện phân (s) là:	 
	A. 1000	 B. 2000	C. 100	D. 200
3. Nồng độ (M) của dd CuSO4 là:	 
	 A. 0,25	 B. 2,5	C. 0,1	D. 1
Câu 5.Thực hiện phản ứng điện phân dd chứa m gam hh CuSO4 và NaCl với điện cực trơ, bình điện phân có màng ngăn, cường độ dòng điện I = 5A đến khi nước bị điện phân tại cả 2 điện cực thì ngừng điện phân. Dung dịch sau khi điện phân hoà tan vừa đủ 1,6 gam CuO và ở anot có 448 ml khí (đktc) thoát ra.
1. m nhận giá trị là:	 A. 5,97	B. 3,785	C. 4,8	D. 4,95
2. Khối lượng dd giảm đi trong quá trình điện phân là: 
	A. 1,295	B. 2,45	C. 3,15	D. 3,59
3. Thời gian điện phân là	
A. 19’6’’	B. 9’8’’	C. 18’16’’	D. 19’18’’
Câu 6 .Điện phân 200 ml dd A chứa Fe2(SO4)3 0,5M và CuSO4 0,5M.Dung dịch sau điện phân tác dụng vừa đủ với 10,2 gam Al2O3.
1. Khối lượng kim loại thoát ra ở catot là:	
	A. 6,4	B. 5,6	C. 12	D. ĐA khác
2. Thể tích (lít) khí thoát ra ở anot là:	 
	A. 2,24	B. 3,36	C. 4,48	D. ĐA khác.
Câu 8. Điện phân (dùng điện cực trơ) dd muối sunfat kim loại hoá trị II với I = 3A. Sau 1930s thấy khối lượng catot tăng 1,92g. 
1. Kim loại trong muối sunfat là:	 
	A. Cu	B. Mg	C. Zn	D. Fe
2.Thể tích (ml) của lượng khí tạo thành tại Anot ở 25oC, 770 mmHg là: 
	A. 252	B. 362	C. 372	 	D. 400
Câu 9. Điện phân 400 ml dd AgNO3 0,2M và Cu(NO3)2 0,1M với cường độ dòng điện 10A, anot bằng bạch kim. Sau thời gian t thấy catot nặng thêm m gam, trong đó có 1,28 gam Cu. H = 100% 
1. Giá trị của m là:	A. 1,28	B. 9,92	C. 11,2	D. 2,28
2. Thời gian điện phân là:	

Tài liệu đính kèm:

  • docxchuyen_de_on_thi_thpt_quoc_gia_mon_hoa_hoc_chuyen_de_5_kim_l.docx