Đề khảo sát chất lượng ôn thi THPT Quốc gia lần 1 môn Hóa học - Mã đề 238 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Yên Lạc

doc 3 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 25/07/2022 Lượt xem 172Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng ôn thi THPT Quốc gia lần 1 môn Hóa học - Mã đề 238 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Yên Lạc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề khảo sát chất lượng ôn thi THPT Quốc gia lần 1 môn Hóa học - Mã đề 238 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Yên Lạc
SỞ GD-ĐT VĨNH PHÚC
TRƯỜNG THPT YÊN LẠC
(Đề thi có 03 trang)
ĐỀ KSCL ÔN THI THPT QUỐC GIA LẦN 1 – LỚP 12
NĂM HỌC: 2016 - 2017
ĐỀ THI MÔN: HÓA HỌC 12
Thời gian làm bài: 50 phút; không kể thời gian giao đề
Mã đề thi 238
Họ, tên thí sinh:..................................................................Số báo danh:..................
Cho: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; P = 31; Cl = 35,5; K = 39; Be = 9; Li = 7; Ca = 40; Ba = 137; Cr = 52; F = 19; Mn = 55; Ni =59; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag = 108; Ba = 137; I = 127; Si = 28; Rb = 85.
Câu 1: Sản phẩm của phản ứng thủy phân chất nào sau đây không cho phản ứng tráng bạc?
A. CH2=CH-COOCH3.	B. HCOOC2H5.	C. HCOO-CH=CH2.	D. CH3COO-CH=CH2.
Câu 2: Số đồng phân ancol ứng với CTPT C5H12O là
A. 6.	B. 7.	C. 8.	D. 5.
Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn một ancol đơn chức X thu được 4,4 gam CO2 và 3,6 gam H2O. Công thức phân tử của X là:
A. CH3OH.	B. C2H5OH.	C. C3H7OH.	D. C3H5OH.
Câu 4: Cho 3,15 gam hỗn hợp X gồm axit axetic, axit acrylic, axit propionic vừa đủ để làm mất màu hoàn toàn dung dịch chứa 3,2 gam brom. Để trung hòan toàn 3,15 gam hỗn hợp X cần 90 ml dd NaOH 0,5M. Thành phần phần trăm khối lượng của axit axetic trong hỗn hợp X là:
A. 23,49%.	B. 45,71%.	C. 35,24%.	D. 19,05%.
Câu 5: Để phân biệt các dd: CH3NH2, C6H5OH, CH3COOH, CH3CHO không thể dùng:
A. Quỳ tím , AgNO3/NH3.	B. Hồ tinh bột, phenolphtalein.
C. Quỳ tím, Na kim loại.	D. Quỳ tím, dd Br2.
Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol axit đơn chức cần V lít O2 ở đktc, thu được 0,3 mol CO2 và 0,2 mol H2O. Giá trị V là:
A. 6,72 lít.	B. 5,6 lít.	C. 8,96 lít.	D. 4,48 lít.
Câu 7: Tên gọi của CH3OOCCH2CH3 là:
A. Metyl propionat.	B. etyl axetat.	C. Metyl axetat.	D. Propyl axetat	.
Câu 8: Cho hỗn hợp A gồm 0,15 mol Mg và 0,35 mol Fe phản ứng với V lít dung dịch HNO3 1M thu được dung dịch B và hỗn hợp khí C gồm 0,05 mol N2O, 0,1 mol NO và còn lại 2,8 gam kim loại. Giá trị của V là:
A. 1,35.	B. 1,15.	C. 0,95.	D. 1,22.
Câu 9: Hiđrat hóa 2 anken chỉ tạo thành 2 ancol. Hai anken đó là:
A. propen và but-2-en.	B. eten và but-1-en.
C. eten và but-2-en.	D. 2-metylpropen và but-1-en.
Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn 0,11 g este thì thu được 0,22 g CO2 và 0,09 gam H2O. Số đồng phân este của chất này là:
A. 6.	B. 4.	C. 3.	D. 5.
Câu 11: Đun nóng 6,0 gam CH3COOH với 6,0 gam C2H5OH (có H2SO4 làm xúc tác, hiệu suất phản ứng este hoá bằng 50%). Khối lượng este tạo thành là:
A. 6,0 gam.	B. 8,8 gam.	C. 5,2 gam.	D. 4,4 gam.
Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn một amin X bằng V lít Oxi, thu được 12,6g nước; 8,96 lít CO2 và 2,24 lít N2 (đktc). Giá trị của V là:
A. 40,32 lít.	B. 19,04 lít.	C. 16,8 lít.	D. 24,64 lít.
Câu 13: Để có 29,7 kg xenlulozơ trinitrat, cần dùng dung dịch chứa m kg axit nitric (hiệu suất phản ứng đạt 90%). Giá trị của m là:
A. 21 kg.	B. 42 kg.	C. 30 kg.	D. 10 kg.
Câu 14: Hóa chất nào dưới đây có thể dùng để phân biệt các lọ mất nhãn chứa các dung dịch: C6H5ONa, NaCl, BaCl2, Na2S, Na2CO3 là
A. dd HCl. B. dd NaOH. C. Na.	 D. dd KCl.
Câu 15: Hợp chất nào dưới đây có tính bazơ yếu nhất?
A. Anilin.@	B. Amoniac.	C. Metylamin.	D. Đimetylamin.
Câu 16: Đun nóng 13,875 gam một ankyl clorua Y với dung dịch NaOH, tách bỏ lớp hữu cơ, axit hóa phần còn lại bằng dung dịch HNO3, nhỏ tiếp vào dd AgNO3 thấy tạo thành 21,525 gam kết tủa. CTPT của Y là
A. C4H9Cl.	B. C3H7Cl.	C. C2H5Cl.	D. C5H11Cl.
Câu 17: Để phân biệt các dung dịch glucozơ, saccarozơ và anđehit axetic có thể dùng chất nào trong các chất sau làm thuốc thử ?
A. AgNO3/NH3.	B. Cu(OH)2/OH-.	C. NaOH.	D. HNO3.
Câu 18: Thủy phân 34,2 gam mantozo trong môi trường axit (hiệu suất 80%) sau đó trung hòa axit dư thì thu được dung dịch X. Lấy X đem tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được bao nhiêu gam bạc?
A. 17,28 gam	B. 38,88 gam	C. 34,56 gam	D. 21,16 gam
Câu 19: Chia 30,4 gam hỗn hợp X gồm 2 rượu đơn chức thành 2 phần bằng nhau. Cho phần 1 tác dụng với Na dư thu được 3,36 lít H2 (đktc). Phần 2 cho tác dụng hoàn toàn với CuO ở nhiệt độ cao thu được hỗn hợp Y chứa 2 anđehit (h = 100%). Toàn bộ lượng Y phản ứng hết với Ag2O trong NH3 dư thu được 86,4 gam Ag. Tên gọi 2 rượu trong X là
A. propan-1-ol và propan-2-ol.	B. metanol và propan-1-ol.
C. etanol và propan-1-ol.	D. metanol và etanol.
Câu 20: Để tách riêng NH3 ra khỏi hỗn hợp gồm N2, H2, NH3 trong công nghiệp, người ta đã
A. nén và làm lạnh hỗn hợp để hóa lỏng NH3.	B. cho hỗn hợp qua bột CuO nung nóng.
C. cho hỗn hợp qua dung dịch H2SO4 đặc.	D. cho hỗn hợp qua nước vôi trong dư.
Câu 21: Hỗn hợp X gồm 0,1 mol anđehit acrylic và 0,3 mol khí hiđro. Cho hỗn hợp X qua ống sứ nung nóng có chứa Ni làm xúc tác, thu được hỗn hợp T gồm bốn chất, đó là propanal, propan-1-ol, propenal và hiđro. Tỉ khối hơi của hỗn hợp T so với metan bằng 1,55. Số mol H2 trong hỗn hợp T bằng bao nhiêu?
A. 0,05 mol.	B. 0,20 mol.	C. 0,15 mol.	D. 0,10 mol.
Câu 22: Khi sục khí SO2 vào dung dịch H2S thì:
A. Dung dịch chuyển thành màu nâu đen.	B. Tạo thành chất rắn màu trắng.
C. Không có hiện tượng gì.	D. Dung dịch xuất hiện vẩn đục màu vàng.
Câu 23: Khi nhiệt phân hoàn toàn các chất sau: KClO3 (xúc tác MnO2), NH4NO3, NaHCO3, NH4NO2, KMnO4, KNO3, BaCO3, AgNO3. Số chất tạo ra O2 là:
A. 3.	B. 5.	C. 4.	D. 6.
Câu 24: Cho m gam glucozơ và fructozơ tác dụng với lượng dư dd AgNO3/NH3 tạo ra 43,2 gam Ag. Cũng m gam hỗn hợp này tác dụng vừa hết với 8 gam Br2 trong dung dịch. Số mol glucozơ và fructozơ trong hỗn hợp này lần lượt là:
A. 0,10 mol và 0,15 mol.	B. 0,05 mol và 0,35 mol.	C. 0,2 mol và 0,2 mol.	D. 0,05 mol và 0,15 mol.
Câu 25: Hòa tan 0,1 mol Cu kim loại trong 120 ml dung dịch X gồm HNO3 1M và H2SO4 0,5M. Sau khi phản ứng kết thúc thu được V lít khí NO duy nhất (đktc). Giá trị của V là:
A. 1,12 lít.	B. 0,672 lít.	C. 1,344 lít.	D. 1,49 lít
Câu 26: Phương án nào dưới đây có thể phân biệt được saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ ở dạng bột?
A. Cho từng chất tác dụng với dung dịch iot.
B. Hoà tan từng chất vào nước, sau đó đun nóng và thử với dung dịch iot.
C. Cho từng chất tác dụng với vôi sữa Ca(OH)2.
D. Cho từng chất tác dụng với dung dịch HNO3/H2SO4.
Câu 27: Số đồng phân dẫn xuất halogen bậc I có CTPT C4H9Cl là:
A. 4.	B. 3.	C. 5.	D. 2.
Câu 28: Chất phản ứng được với dung dịch AgNO3/NH3 (đun nóng) tạo thành Ag là
A. CH3CH2OH.	B. CH3CH2-NH-CH3.	C. CH3CH2COOH	D. CH3CH2CHO.
Câu 29: Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly-Ala-Gly với Gly-Ala là:
A. Cu(OH)2 trong môi trường kiềm.	B. dung dịch NaCl.
C. dung dịch NaOH.	D. dung dịch HCl.
Câu 30: Có dung dịch X gồm (KI và một ít hồ tinh bột). Cho lần lượt từng chất sau: O3, Cl2, H2O2, FeCl3, AgNO3 tác dụng với dung dịch X. Số chất làm dung dịch X chuyển sang màu xanh là
A. 2 chất.	B. 3 chất.	C. 5 chất.	D. 4 chất.
Câu 31: Cho các chất: axetilen, vinylaxetilen, metylxiclopropan, cumen, stiren, xiclohexan, xiclopropan và
xiclopentan. Trong các chất trên, số chất phản ứng được với dung dịch brom là:
A. 4	B. 6	C. 5	D. 3
Câu 32: Cho sơ đồ các p/ứ sau: Tinh bột
Công thức cấu tạo của T là
A. CH2=CH-CH2OH.	B. (-CH2-CH=CH-CH2-)n.
C. (-CH2-CH2-)n.	D. (-CH(CH3)-CH2-)n
Câu 33: Cho các chất sau: (1) NH3; (2) CH3NH2; (3) (CH3)2NH; (4) C6H5NH2; (5) (C6H5)2NH. Thứ tự tăng dần tính bazo của các chất trên là:
A. (1) < (5) < (2) < (3) < (4)	B. (1) < (4) < (5) < (2) < (3)
C. (4) < (5) < (1) < (2) < (3)	D. (5) < (4) < (1) < (2) < (3)
Câu 34: Cho các chất: H2N-CH2-COOH; HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH; H2NCH2COOC2H5; CH3COONH4; C2H5NH3NO3. Số chất vừa tác dụng với axit vừa tác dụng với bazơ là:
A. 4	B. 5	C. 2	D. 3
Câu 35: Y là este đơn chức no. Để thủy phân 7,4 gam Y cần dùng 50 ml dung dịch NaOH 2,5M biết rằng lượng NaOH dùng dư 25% theo lí thuyết. Y có công thức cấu tạo là:
A. C2H4O2.	B. C4H8O2.	C. C5H10O2.	D. C3H6O2.
Câu 36: Hấp thụ hoàn toàn 2,688 lít CO2 (đktc) vào 2,5 lít dung dịch Ba(OH)2 nồng độ a mol/l, thu được 15,76 gam kết tủa. Gía trị của a là:
A. 0,032.	B. 0,06.	C. 0,048.	D. 0,04.
Câu 37: Khí oxi thu được khi nhiệt phân các chất: H2O2, KClO3, KMnO4, KNO3. Khi nhiệt phân hoàn toàn m gam mỗi chất trên, thể tích khí oxi thu được ở điều kiện tiêu chuẩn lớn nhất là:
A. KMnO4.	B. KNO3.	C. H2O2.	D. KClO3.
Câu 38: Trong các thí nghiệm sau:
(1) Thêm một lượng nhỏ bột MnO2 vào dung dịch hiđro peoxit.
(2) Sục khí SO2 vào dung dịch Br2 rồi đun nóng.
 (3) Cho khí O3 tác dụng với dung dịch KI.
(4) Cho dung dịch NH4Cl tác dụng với dung dịch NaNO2 đun nóng.
 (5) Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch AlCl3.
(6) Cho dung dịch FeCl2 vào dung dịch KMnO4 trong môi trường axit H2SO4 loãng dư.
(7) Cho dung dịch Na2S vào dung dịch AlCl3.
Số thí nghiệm tạo ra đơn chất là.
A. 5	B. 6.	C. 4.	D. 3.
Câu 39: Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hoá học?
A. Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2.	B. Sục khí H2S vào dung dịch CuCl2.
C. Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2.	D. Cho Fe vào dung dịch H2SO4 loãng, nguội.
Câu 40: Cho 10,0 lít H2 và 6,72 lít Cl2 (đktc) tác dụng với nhau rồi hoà tan sản phẩm vào 385,4 gam nước ta thu được dung dịch X . Lấy 50,00 gam dung dịch X tác dụng với dung dịch AgNO3 thu được 7,175 gam kết tủa. Hiệu suất phản ứng giữa H2 và Cl2 là:
A. 45%.	B. 66,67%.	C. 33,33%.	D. 50%.
----------- HẾT ----------
Học sinh không được sử dụng tài liệu; Giám thị coi thi không giải thích gì thêm

Tài liệu đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_on_thi_thpt_quoc_gia_lan_1_mon_hoa_ho.doc
  • xlsĐÁP ÁN ĐỀ KS LẦN 1. LỚP 12 MÔN HÓA.xls