Bài tập tổng hợp Amino axit (Cơ bản) - Lê Thanh Phong

pdf 4 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 23/07/2022 Lượt xem 240Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập tổng hợp Amino axit (Cơ bản) - Lê Thanh Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập tổng hợp Amino axit (Cơ bản) - Lê Thanh Phong
Lê Thanh Phong – 0978.499.641 Trang 1/4 
BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC HÓA HỌC 
MÙA ĐÔNG 2015 
------------------------------------------------------------ 
BÀI TẬP TỔNG HỢP 
AMINO AXIT (CƠ BẢN) 
---------------------------------------------------------------------- 
I. BÀI TẬP LÝ THUYẾT TỔNG HỢP : 
Câu 1: Trong các tên gọi dưới đây, tên nào không phù hợp với chất CH3–CH(NH2)–COOH ? 
 A. Axit 2-aminopropanoic. B. Axit-aminopropionic. C. Anilin. D. Alanin. 
Câu 2: Trong các chất dưới đây, chất nào là glixin? 
 A. H2N-CH2-COOH B. CH3–CH(NH2)–COOH 
 C. HOOC-CH2CH(NH2)COOH D. H2N–CH2-CH2–COOH 
Câu 3: Có bao nhiêu amino axit có cùng công thức phân tử C3H7O2N? 
 A. 3 chất. B. 4 chất. C. 2 chất. D. 1 chất. 
Câu 4: C4H9O2N có mấy đồng phân amino axit có nhóm amino ở vị trí alpha? 
A. 4. B. 3. C. 2. D. 5. 
Câu 5: Có bao nhiêu amino axit có công thức phân tử C4H9O2N? 
A. 3 chất. B. 4 chất. C. 5 chất. D. 6 chất. 
Câu 6: Để chứng minh amino axit là hợp chất lưỡng tính ta có thể dùng phản ứng của chất này với 
A. dung dịch HCl và dung dịch Na2SO4. B. dung dịch NaOH và CuO. 
C. dung dịch Ba(OH)2 và dung dịch HCl. D. dung dịch NaOH và dung dịch NH3. 
Câu 7: Dung dịch của chất nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím : 
A. Glixin (CH2NH2-COOH) B. Lizin (H2NCH2-[CH2]3CH(NH2)-COOH) 
C. Axit glutamic (HOOCCH2CHNH2COOH) D. Natriphenolat (C6H5ONa) 
Câu 8: Axit aminoaxetic (H2NCH2COOH) tác dụng được với dung dịch 
 A. NaNO3. B. NaCl. C. NaOH. D. Na2SO4. 
Câu 9: Aminoaxit nào sau đây có hai nhóm amino. 
 A. Axit Glutamic. B. Lysin. C. Alanin. D. Valin. 
Câu 10: Chất nào sau đây vừa tác dụng được với H2NCH2COOH, vừa tác dụng được với CH3NH2? 
A. NaCl. B. HCl. C. CH3OH. D. NaOH. 
Câu 11: Chất rắn không màu, dễ tan trong nước, kết tinh ở điều kiện thường là 
A. C6H5NH2. B. C2H5OH. C. H2NCH2COOH. D. CH3NH2. 
Câu 12: Chất tham gia phản ứng trùng ngưng là 
A. C2H5OH. B. CH2 = CHCOOH. C. H2NCH2COOH. D. CH3COOH. 
Câu 13: Để phân biệt 3 dung dịch H2NCH2COOH, CH3COOH và C2H5NH2 chỉ cần dùng một thuốc thử là 
A. dung dịch NaOH. B. dung dịch HCl. C. natri kim loại. D. quỳ tím. 
Câu 14: Có 3 ống nghiệm không nhãn chứa 3 dung dịch sau: NH2-(CH2)2CH(NH2)COOH ; NH2CH2COOH ; 
HOOCCH2CH2CH2CH(NH2)COOH. Có thể nhận ra được 3 dung dịch bằng : 
A. Dung dịch Br2 B. Giấy quỳ C. Dung dịch HCl D. Dung dịch NaOH 
Câu 15: Chất dùng làm gia vị thức ăn gọi là mì chính hay bột ngọt có công thức cấu tạo là 
A. HOOC–CH2CH2CH(NH2)–COONa. B. NaOOC–CH2CH2CH(NH2)–COOH. 
C. NaOOC–CH2CH(NH2)–CH2COOH. D. NaOOC–CH2CH(NH2)–CH2COONa. 
Câu 16: Cho các chất sau: axit glutamic; valin, lysin, alanin, trimetylamin, anilin. Số chất làm quỳ tím chuyển màu hồng, 
màu xanh, không đổi màu lần lượt là: 
A. 3, 1, 2. B. 2, 1,3. C. 1, 1, 4. D. 1, 2, 3. 
Câu 17: Dãy chỉ chứa những amino axit có số nhóm amino và số nhóm cacboxyl bằng nhau là 
A. Gly, Val, Tyr, Ala B. Gly, Ala, Glu, Lys C. Gly, Ala, Glu, Tyr D. Gly, Val , Lys, Ala 
Câu 18: Trong các dung dịch: CH3–CH2–NH2, H2N–CH2–COOH, H2N–CH2–CH(NH2)–COOH, HOOC–CH2–CH2–
CH(NH2)–COOH, số dung dịch làm xanh quỳ tím là 
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2. 
Câu 19: Các amino axit no có thể phản ứng với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây: 
A. Dung dịch NaOH, dung dịch HCl, C2H5OH, C2H5COOH. 
B. Dung dịch NaOH, dung dịch HCl, CH3OH, dung dịch brom. 
C. Dung dịch H2SO4, dung dịch HNO3, CH3OC2H5, dung dịch thuốc tím. 
D. Dung dịch HCl, CH3OH, Na, dung dịch AgNO3/NH3 
Câu 20: Điều nào sau đây SAI? 
A. Dung dịch amino axit không làm giấy quỳ tím đổi màu. 
B. Các amino axit đều tan được trong nước. 
C. Khối lượng phân tử của amino axit gồm một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH luôn là số lẻ. 
D. Hợp chất amino axit có tính lưỡng tính. 
Câu 21: Phát biểu không đúng là 
Lê Thanh Phong – 0978.499.641 Trang 2/4 
A. Trong dung dịch, H2N–CH2–COOH còn tồn tại ở dạng ion lưỡng cực H3N
+–CH2–COO
–
. 
B. Amino axit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm cacboxyl. 
C. Amino axit là những chất rắn, kết tinh, tan tốt trong nước và có vị ngọt. 
D. Hợp chất H2N–CH2–COOH3N–CH3 là este của glyxin. 
Câu 22: (2007 – B) Cho các loại hợp chất: aminoaxit (X), muối amoni của axit cacboxylic (Y), amin (Z), este của 
aminoaxit (T). Dãy gồm các loại hợp chất đều tác dụng được với dung dịch NaOH và đều tác dụng được với dung dịch 
HCl là: 
A. X, Y, Z, T. B. X, Y, T. C. X, Y, Z. D. Y, Z, T. 
II .BÀI TẬP LƯỠNG TÍNH CỦA AMINO AXIT : 
Câu 23: (ĐH 2015) : Amino axit X chứa một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH trong phân tử. Y là este của X với ancol 
đơn chất, My = 89. Công thức của X, Y lần lượt là 
A. H2N-[CH2]2-COOH, H2N-[CH2]2-COOCH3. B. H2N-[CH2]2-COOH, H2N-[CH2]2-COOC2H5. 
C. H2N-CH2-COOH, H2N-CH2-COOC2H5. D. H2N-CH2-COOH, H2N-CH2-COOCH3. 
Câu 24: A là một –aminoaxit. Cho biết 1 mol A phản ứng vừa đủ với 1 mol HCl, hàm lượng clo trong muối thu được là 
19,346%. Công thức của A là : 
A. HOOC–CH2–CH2–CH(NH2)–COOH B. CH3–CH2–CH(NH2)–COOH 
C. HOOC–CH2–CH2– CH2–CH(NH2)–COOH D. CH3CH(NH2)COOH 
Câu 25: Amino axit X có dạng H2NRCOOH (R là gốc hiđrocacbon). Cho 0,1 mol X phản ứng hết với dung dịch HCl 
(dư) thu được dung dịch chứa 11,15 gam muối. Tên gọi của X là 
A. glyxin. B. valin. C. alanin. D. phenylalanin. 
Câu 26: X là một amino axit no chỉ chứa 1 nhóm - NH2 và 1 nhóm COOH. Cho 0,89 gam X tác dụng với HCl vừa đủ tạo 
ra 1,255 gam muối. Công thức cấu tạo của X là công thức nào sau đây? 
A. H2N- CH2-COOH B. CH3- CH(NH2)-COOH. 
C. CH3-CH(NH2)-CH2-COOH. D. C3H7-CH(NH2)-COOH 
Câu 27: X là một  - amino axit no chỉ chứa 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH. Cho 15,1 gam X tác dụng với HCl dư thu 
được 18,75 gam muối. Công thức cấu tạo của X là công thức nào? 
A. C6H5- CH(NH2)-COOH B. CH3-CH(NH2)-COOH 
C. CH3-CH(NH2)-CH2-COOH D. C3H7CH(NH2)CH2COOH 
Câu 28: Cho 0,01 mol amino axit A tác dụng vừa đủ với 80 mL dung dịch HCl 0,125M. Cô cạn dung dịch thu được 1,835 
gam muối. Khối lượng mol phân tử của A là? 
A. 97 B. 120 C. 147 D. 157 
Câu 29: Cứ 0,01 mol amino axit (A) phản ứng vừa đủ với 40 ml dung dịch NaOH 0,25M. Mặt khác 1,5 gam amino axit 
(A) phản ứng vừa đủ với 80 ml dung dịch NaOH 0,25M. Khối lượng phân tử của A là 
 A. 150. B. 75. C. 105. D. 89. 
Câu 30: (A – 2014) . Cho 0,02 mol α – amino axit X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,04 mol NaOH. Mặt khác 0,02 
mol X tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,02 mol HCl, thu được 3,67 gam muối. Công thức của X là : 
A. HOOC – CH2CH2CH(NH2) – COOH. B. H2N – CH2CH(NH2) – COOH. 
C. CH3CH(NH2) – COOH. D. HOOC – CH2CH(NH2) – COOH. 
Câu 31: (B – 2014): Amino axit X trong phân tử chỉ chứa hai loại nhóm chức. Cho 0,1 mol X tác dụng vừa đủ với 0,2 
mol NaOH, thu được 17,7 gam muối. Số nguyên tử hiđro trong phân tử X là 
A. 9. B. 6. C. 7. D. 8. 
Câu 32: Chất X là một aminoaxit, phân tử không chứa nhóm chức nào khác ngoài nhóm amino và nhóm cacboxyl. 100ml 
dung dịch 0,2M của chất X tác dụng vừa đủ với 160ml dung dịch NaOH 0,25M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 
3,82g muối. Mặt khác X tác dụng với HCl theo tỷ lệ mol 1 : 1. Công thức phân tử của X là: 
A. C5H9NO4 B. C3H7NO2 C. C5H11NO4 D. C4H7NO4 
Câu 33: X là một amino axit. Khi cho 0,01 mol X tác dụng với HCl thì dùng hết 80 ml dung dịch HCl 0,125 M và thu 
được 1,835 g muối khan. Còn khi cho 0,01 mol X tác dụng với dung dịch NaOH thì cần 25 gam dung dịch NaOH 3,2%. 
Công thức nào sau đây là của X ? 
A. C7H12-(NH2)-COOH B. C3H6-(NH2)-COOH C. NH2-C3H5-(COOH)2 D. (NH2)2-C3H5-COOH 
Câu 34: (2009 - B ) Cho 0,02 mol amino axit X tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl 0,1M thu được 3,67 gam muối 
khan. Mặt khác 0,02 mol X tác dụng vừa đủ với 40 gam dung dịch NaOH 4%. Công thức của X là: 
A. H2NC2H3(COOH)2. B. H2NC3H5(COOH)2. C. (H2N)2C3H5COOH. D. H2NC3H6COOH. 
Câu 35: Cho 100 ml dd aminoaxit A 0,2M tác dụng vừa đủ với 80 ml dd NaOH 0,25M. Mặt khác 100 ml dd A trên tác 
dụng vừa đủ với 80 ml dd HCl 0,5M. Biết d A/H2 = 52 . CTPT của A là 
A. (H2N)2C2H3COOH B. H2NC2H3(COOH)2 C. (H2N)2C2H2(COOH)2 D. H2NC3H5(COOH)2 
Câu 36: Cho 0,02 mol chất X (X là một α – amino axit) phản ứng vừa hết với 160 ml dung dịch HCl 0,125M thì tạo ra 
3,67 g muối. Mặt khác 4,41 gam X khi phản ứng với 1 lượng NaOH vừa đủ thì tạo ra 5,73g muối khan. Biết X có mạch 
cacbon không phân nhánh. Vậy công thức cấu tạo của X là: 
A. HOOC–CH(NH2)–CH(NH2)COOH B. HOOC–CH2–CH2–CH(NH2)–COOH 
Lê Thanh Phong – 0978.499.641 Trang 3/4 
C. CH3–CH2–CH(NH2)–COOH D. CH3–CH2–CH2–CH(NH2)–COOH 
Câu 37: Để trung hoà 200 ml dung dịch aminoaxit X 0,5M cần 100 gam dung dịch Na0H 8%, cô cạn dung dịch sau phản 
ứng được 16,3 gam muối khan. X có công thức cấu tạo: 
A. H2N–CH2– COOH B. H2N–CH(COOH)2 C. H2N–CH2–CH(COOH)2 D. (H2N)2CH–COOH 
Câu 38: (2010 – B ) Hỗn hợp X gồm alanin và axit glutamic. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH 
(dư), thu được dung dịch Y chứa (m+30,8) gam muối. Mặt khác, nếu cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl, 
thu được dung dịch Z chứa (m+36,5) gam muối. Giá trị của m là: 
A. 112,2. B. 171,0. C. 165,6. D. 123,8. 
Câu 39: :Hỗn hợp X gồm hai –aminoaxit mạch hở no đơn chức đồng đẳng kế tiếp có phần trăm khối lượng oxi là 
37,427%. Cho m gam X tác dụng với 600ml dung dịch KOH 1M (dư) sau khi phản ứng kết thúc cô cạn dung dịch thu 
được 60,6gam chất rắn khan. m có giá trị là : 
A. 34,2 gam B. 38,65 gam C. 26,7 gam D. 37,8 gam 
III .BÀI TẬP LƯỠNG TÍNH 2 : 
Câu 40: Cho m gam alanin tác dụng hết với 300 mL dung dịch HCl 1M thu được dung dịch A. Dung dịch A tác dụng vừa 
đủ với 500 mL dung dịch NaOH 1M. Giá trị của m là: 
A. 8,9 B. 13,35 C. 17,8 D. 20,025 
Câu 41: (2010 - A) Cho 0,15 mol H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) vào 175 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch 
X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH đã phản ứng là: 
A. 0,50. B. 0,65. C. 0,55. D. 0,70. 
Câu 42: Cho 13,35 g hỗn hợp X gồm NH2CH2CH2COOH và CH3CH(NH2)COOH tác dụng với V ml dung dịch NaOH 
1M thu được dung dịch Y. Biết dung dịch Y tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là: 
A. 100 ml B. 150 ml C. 200 ml D. 250 ml 
Câu 43: Cho 20,15 gam hỗn hợp X gồm glyxin và alanin phản ứng với 200 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Y. 
Dung dịch Y phản ứng vừa đủ với 450 ml dung dịch NaOH 1M. Thành phần % về khối lượng của glyxin trong hỗn hợp 
X là 
A. 55,83%. B. 53,58%. C. 44,17%. D. 47,41%. 
Câu 44: Hỗn hợp A gồm 2 amino axit no mạch hở đồng đẳng kế tiếp , có chứa 1 nhóm amino và 1 nhóm chức axit trong 
phân tử. Lấy 23,9 gam hỗn hợp A cho tác dụng với 100 ml dung dịch HCl 3,5M (có dư). Để tác dụng hết các chất trong 
dung dịch D cần dùng 650 ml dung dịch NaOH 1M. Công thức hai chất trong hỗn hợp A là : 
A. CH3CH(NH2)COOH, CH3CH2CH(NH2)COOH B. CH3CH2CH(NH2)COOH, CH3CH2CH2CH(NH2)COOH 
C. H2NCH2COOH, CH3CH(NH2)COOH 
D. CH3CH2CH2CH(NH2)COOH, CH3CH2CH2CH2CH(NH2)COOH 
Câu 45 (CĐ – 2014): Cho 0,1 mol axit α - aminopropionic tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, thu được dung dịch X. 
Cho X tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là 
 A.11,10. B. 16,95. C. 11,70. D. 18,75. 
Câu 46: Cho 0,2 mol α-amino axit X phản ứng vừa đủ với 100 mL dung dịch HCl 2M thu được dung dịch A. Cho dung 
dịch A phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, sau phản ứng thu được dung dịch B. Cô cạn dung dịch B thu được 33,9 
gam muối khan. X là? 
A. Glixin B. Alanin C. Valin D. Axit glutamic 
Câu 47: Cho 14,55 gam muối H2NCH2COONa tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được dung dịch X. Cô cạn 
toàn bộ dung dịch X, thu được bao nhiêu gam muối khan? 
A. 16,73 gam. B. 8,78 gam. C. 20,03 gam. D. 25,50 gam. 
Câu 48: (2012 - B) Cho 21 gam hỗn hợp gồm glyxin và axit axetic tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH, thu được dung 
dịch X chứa 32,4 gam muối. Cho X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m 
là 
A. 33,50. B. 44,65. C. 50,65. D. 22,35. 
IV. BÀI TẬP PHẢN ỨNG CHÁY 
Câu 49: Đốt cháy hết a mol aminoaxit X được 2a mol CO2 và a/2 mol N2. Aminoaxit trên có công thức cấu tạo là: 
A. H2NCH2COOH B. H2NCH2CH2COOH C. H2NCH2CH2CH2COOH D. H2NCH(COOH)2 
Câu 50: Aminoaxit X chứa một nhóm amin bậc một trong phân tử. Đốt cháy hoàn toàn một lượng X thu được CO2 và N2 
tỉ lệ thể tích là 4:1 . X có công thức cấu tạo là: 
A. H2NCH2COOH B. CH3CH(NH2)COOH C. NH2CH2CH2COOH. D. CH3CH2CH(NH2)COOH. 
Câu 51: Đốt cháy hoàn toàn một chất X là đồng đẳng của glixin thu được hỗn hợp sản phẩm gồm CO2, H2O và N2 trong 
đó tỉ lệ thể tích CO2 : H2O = 6 : 7. CTPT của X là? 
A. H2N – CH2 – COOH B. H2N – (CH2)2 – COOH C. H2N – (CH2)3 – COOH D. H2N – (CH2)4 – COOH 
Câu 52: Hỗn hợp A gồm hai aminoaxit no chứa một chức amin, một chứa axit, liên tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Dùng 
không khí dư để đốt cháy hoàn toàn 3,21 g hỗn hợp A. Hỗn hợp thu được sau phản ứng đem làm khô được hỗn hợp khí B. 
Cho B qua dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 9,5 g kết tủa. Phần trăm số mol các amino axit trong hỗn hợp A lần lượt là : 
Lê Thanh Phong – 0978.499.641 Trang 4/4 
A. 50% và 50% B. 62,5% và 37,5% C. 40% và 60% D. 27,5% và 72,5% 
Câu 53: Oxi hóa hoàn toàn 14,7 gam một amino axit X thu được 0,5 mol CO2; 8,1 gam H2O và 1,12 lít N2 (ở đktc). Biết 
rằng khối lượng mol phân tử của X nhỏ hơn 180 đvC. CTPT của X là: 
A. C5H9O4N. B. C4H10O2N2. C. C5H11O2N. D. C4H8O4N2. 
Câu 54: Khi thủy phân 1 protit X thu được hỗn hợp gồm 2 amino axit no kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Biết mỗi chất 
đều chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp 2 aminoaxit rồi cho sản phẩm cháy qua 
bình đựng dung dịch NaOH dư , thấy khối lượng bình tăng 32,8 gam. Công thức cấu tạo của 2 aminoaxit là : 
A. H2NCH(CH3)COOH và C2H5CH(NH2)COOH B. H2NCH2COOH và H2NCH(CH3)COOH 
C. H2NCH(CH3)COOH và N2N[CH2]3COOH D. H2NCH2COOH và và H2NCH2CH2COOH 
V. BÀI TẬP TỔNG HỢP ESTE – MUỐI CỦA AMIN : 
Câu 55: Cho axit glutamic tác dụng với hỗn hợp rượu etylic trong môi trường HCl khan, hãy cho biết có thể thu được bao 
nhiêu loại este? 
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 
Câu 56: Chất X có công thức phân tử là C4H9O2N. Khi cho X tác dụng với NaOH đun nóng thu được muối natri của 
amino axit X1 và ancol Y. Hãy cho biết X có bao nhiêu công thức cấu tạo ? 
A. 2 B. 5 C. 4 D. 3 
Câu 57: Este X được điều chế từ aminoaxit A và ancol etylic. 2,06 gam X hóa hơi hoàn toàn chiếm thể tích bằng thể tích 
của 0,56 gam N2 ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất . Nếu cho 2,06 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH sẽ thu 
được dung dịch chứa bao nhiêu gam muối? 
A. 2,2 gam B. 1,94 gam C. 2,48 gam D. 0,96 gam 
Câu 58: Este X (có khối lượng phân tử bằng 103 đvC) được điều chế từ một ancol đơn chức (có tỉ khối hơi so với oxi lớn 
hơn 1) và một amino axit. Cho 25,75 gam X phản ứng hết với 300 ml dung dịch NaOH 1M, thu được dung dịch Y. Cô cạn 
Y thu được m gam chất rắn. Giá trị m là 
A. 27,75. B. 24,25. C. 26,25. D. 29,75. 
Câu 59: Este X được điều chế từ aminoaxit và rượu etylic. Đốt cháy hoàn toàn 10,3 gam X thu được 17,6gam khí CO2, 
8,1gam nước và 1,12 lít nitơ (đktc). Công thức cấu tạo thu gọn của X là : 
A. H2N-COOC2H5 B. H2N-CH2- COOC2H5 C. H2N-(CH2)2-COOC2H5 D. H2N-C3H6 -COOC2H5 
Câu 60: (X) là hợp chất hữu cơ có công thức phân tử C3H7O2N. Đun nóng a gam X với dung dịch NaOH thu được một 
chất có công thức phân tử C2H4O2NNa và chất hữu cơ (Y). Cho hơi của Y qua CuO/t
0
 thu được chất hữu cơ Z. Cho toàn 
bộ lượng Z vào dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng thu được 32,4 gam Ag. Vậy giá trị của a là: 
A. 4,45 gam B. 6,675 gam C. 8,9 gam D. 13,35 gam 
Câu 61: Chất X có công thức phân tử C3H7O2N và làm mất màu dung dịch brom. Tên gọi của X là 
A. axit α-aminopropionic. B. axit β-aminopropionic. C. metyl aminoaxetat. D. amoni acrylat. 
Câu 62: (B- 2010)Hai hợp chất hữu cơ X và Y có cùng công thức phân tử là C3H7NO2, đều là chất rắn ở điều kiện 
thường. Chất X phản ứng với dung dịch NaOH, giải phóng khí. Chất Y có phản ứng trùng ngưng. Các chất X và Y lần 
lượt là: 
A. vinylamoni fomat và amoni acrylat. B. axit 2-aminopropionic và axit 3-aminopropionic. 
C. axit 2-aminopropionic và amoni acrylat. D. amoni acrylat và axit 2-aminopropionic. 
Câu 63: (2009 – B ) Cho hai hợp chất hữu cơ X, Y có cùng công thức phân tử là C3H7O2N. Khi phản ứng với dung dịch 
NaOH, X tạo ra H2NCH2COONa và chất hữu cơ Z; còn Y tạo ra CH2=CHCOONa và khí T. Các chất Z và T lần lượt là: 
A. CH3OH và NH3. B. CH3OH và CH3NH2. C. CH3NH2 và NH3. D. C2H5OH và N2. 
Câu 64: Chất hữu cơ X có tỉ lệ khối lượng C, H, O, N là 9 : 1,75 : 8 : 3,5 tác dụng với dung dịch NaOH và dung dịch 
HCl đều theo tỷ lệ mol 1: 1. X làm mất màu dung dịch brom. Vậy công thức của X là: 
A. H-COONH3-C2H5 B. CH2=CH-COONH4 C. CH2=CH-COONH3-CH3 D. CH3COONH4 
Câu 65: Hợp chất X chứa các nguyên tố C, H, O, N và có phân tử khối là 89 đvC. Khi đốt cháy 1mol X thu được hơi 
nước, 3 mol CO2 và 0,5 mol N2 . Biết X là hợp chất lưỡng tính và tác dụng với nước brom. CTPT của X là: 
A. H2N-CH2- CH2-COOH B. CH2=CH(NH2) –COOH C. CH2=CH-COONH4 D. CH3COONH3CH3 
Câu 66: Hợp chất X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất, vừa tác dụng được với axit vừa tác dụng 
được với kiềm trong điều kiện thích hợp. Trong phân tử X, thành phần phần trăm khối lượng của các nguyên tố C, H, N 
lần lượt bằng 40,449%; 7,865% và 15,73%; còn lại là oxi. Khi cho 4,45 gam X phản ứng hoàn toàn với một lượng vừa đủ 
dung dịch HCl thu được 2,675 gam muối. Vậy công thức cấu tạo thu gọn của X là 
A. CH2=CH-COONH4 B. H2N-C2H4-COOH C. H2N-CH2-COO-C D. H2N-COO-CH2CH3 
Câu 67: Hợp chất X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất, vừa tác dụng được với axit vừa tác dụng 
được với kiềm trong điều kiện thích hợp. Trong phân tử X, thành phần phần trăm khối lượng của các nguyên tố C, H, N 
lần lượt bằng 40,449%; 7,865% và 15,73%; còn lại là oxi. Khi cho 4,45 gam X phản ứng hoàn toàn với một lượng vừa đủ 
dung dịch NaOH (đun nóng) thu được 4,85 gam muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là: 
A. H2N-C2H4COOH B. H2NCOO-CH2CH3 C. H2NCH2COO-CH3 D. CH2=CHCOONH4 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_tap_tong_hop_amino_axit_co_ban_le_thanh_phong.pdf