Tài liệu Các phương pháp tư duy & Kĩ thuật ôn tổng lực toàn tập lí thuyết Hóa học thi Đại học

pdf 101 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 23/07/2022 Lượt xem 157Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Các phương pháp tư duy & Kĩ thuật ôn tổng lực toàn tập lí thuyết Hóa học thi Đại học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu Các phương pháp tư duy & Kĩ thuật ôn tổng lực toàn tập lí thuyết Hóa học thi Đại học
FC – HOÁ HỌC VÙNG CAO 2.0 
---Ad:DongHuuLee--- 
CÁC PHƯƠNG PHÁP TƯ DUY& KĨ THUẬT ÔN TỔNG LỰC 
TOÀN TẬP LÍ THUYẾT HÓA HỌC THI ĐẠI HỌC 
 ( 250K– Bạn đọc liên hệ : 01629159224 
Hoặc face : 
https://www.facebook.com/groups/210136082530524/) 
PHẦN 1 
KĨ THUẬT TỔNG ÔN TẬP LÍ THUYẾT HÓA HỌC 
 HÓA HỌC VÔ CƠ 
 DongHuuLee – THPT Cẩm Thuỷ 1 – Thanh Hoá. Facebook :FC – HOÁ HỌC VÙNG CAO 2.0 
Bài 1. Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng hoá học? 
A. Cho Fe vào dung dịch H2SO4 loãng, nguội. B. Sục khí Cl2 vào dung dịch FeCl2. 
C. Sục khí H2S vào dung dịch CuCl2. D. Sục khí H2S vào dung dịch FeCl2. 
( Trích câu 3 – Mã đề 825 – ĐHKA 2009) 
Cần biết 
• Kim loại trước Pb + HCl , H2SO4(loãng) → Muối (min) + H2 ↑ 
Phản ứng này luôn xảy ra bất luận HCl và H2SO4(loãng) là nóng hay nguội . Khái niệm nóng và nguội chỉ 
có tác dụng đối với HNO3 và H2SO4 đặc. 
• Hợp chất Fe2+ vừa là chất khử vừa là chất oxi hóa ( vì +2 là số oxi hóa trung gian của sắt), tính chất 
nào được bộc lộ là phụ thuộc vào đối tác phản ứng⇒khi gặp Cl2( chất oxi hóa mạnh) thì FeCl2 là chất 
khử,nên có phản ứng : FeCl2 + Cl2 → FeCl3 
• Axit + Muối 
Ax ax
Ax
ax ax .
.
Muoi
it moi la it yeu
it
Axit moi con it ban dau la it manh va khong
Muoi moi A moi
↓
⋅


⋅ ↑ ↑
→ → +
i
i

• Các muối sunfua của kim loại từ Na đến trước Pb tan tốt trong axit HCl và H2SO4 loãng, còn các muối 
sunfua của kim loại từ Pb trở về sau : PbS; CuS; Ag2S... không tan trong HCl, H2SO4loãng ( nhưng vẫn 
tác dụng với HNO3 và H2SO4 đặc).Ví dụ: 
FeS + HCl → FeCl2+ H2S↑ 
CuS + HCl → CuCl2 + H2S↑ 
CuS + HNO3 → Cu(NO3)2 + H2SO4 + NO2 + H2O 
( phản ứng xảy ra theo hướng oxi hóa – khử) 
Bài giải 
-
 Loại A vì : Fe + H2SO4 (loãng, nguội) → FeSO4 + H2. 
-
 Loại B vì: FeCl2 + Cl2 → FeCl3. 
-
 Loại C vì : CuCl2 + H2S → CuS↓ + HCl 
⇒Chọn D vì : H2S + FeCl2 → FeS + HCl 
( Do không thõa mãn điều kiện của phản ứng muối + axit đã nêu ở trên: FeS tan trong HCl). 
 Bài 2. Cho các hợp kim sau: Cu-Fe (I); Zn-Fe (II); Fe-C (III); Sn-Fe (IV). Khi tiếp xúc với 
dung dịch chất điện li thì các hợp kim mà trong đó Fe đều bị ăn mòn trước là: 
A. I, II và III. B. I, II và IV. C. I, III và IV. D. II, III và IV. 
( Trích câu 4 – Mã đề 825 – ĐHKA 2009) 
Cần biết 
• Khi cho kim hai kim loại (KL-KL) hoặc kim loại và phi kim ( KL-PK) tiếp xúc nhau ( trực tiếp hoặc 
gián tiếp thông qua dây dẫn) và cùng nằm trong một dung dịch chất điện li ( hoặc môi trường không khí 
ẩm) thì xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa. 
• Trong hiện tượng ăn mòn điện hóa: 
- môi trường điện li, giữ vai trò chứa chất oxi hóa và là môi trường để ion kim loại mạnh tan vào đó ) 
- kim loại nào mạnh hơn( người ta quy ước nó là cực âm hay catot) sẽ bị ăn mòn : cho e biến thành ion 
kim loại rồi tan vào môi trường điện li⇒ tại catot (kim loại mạnh )xảy ra quá trình oxi hóa. 
 - kim loại nào yếu hơn ( gọi là anot) không bị ăn mòn mà là ‘’kho’’ chứa e do kim loại mạnh chuyển 
sang, chất oxi hóa từ môi trường sẽ nhận e của kim loại mạnh tại đây ⇒ tại anot xảy ra quá trình khử. 
 •Đặc điểm của ăn mòn điện hóa: 
Tạo ra dòng điện một chiều vì trong suốt quá trình ăn mòn điện hóa electron của kim loại mạnh di 
chuyển liên tục và có hướng từ kim loại mạnh sang kim loại yếu rồi từ kim loại yếu đi vào chất oxi hóa 
nằm trong dung dịch chất điện li. 
 DongHuuLee – THPT Cẩm Thuỷ 1 – Thanh Hoá. Facebook :FC – HOÁ HỌC VÙNG CAO 2.0 
Bài giải 
Theo phân tích trên ⇒Fe muốn bị ăn mòn trước thì trong các cặp đó Fe phải là kim loại mạnh hơn 
⇒đó là (I); (III); (IV) ⇒Chọn C. 
Bài 3. Cho bốn hỗn hợp, mỗi hỗn hợp gồm hai chất rắn có số mol bằng nhau: Na2O và Al2O3; Cu 
và FeCl3; BaCl2 và CuSO4; Ba và NaHCO3. Số hỗn hợp có thể tan hoàn toàn trong nước (dư) chỉ 
tạo ra dung dịch là 
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3. 
( Trích câu 6 – Mã đề 825 – ĐHKA 2009) 
Tóm tắt bài toán : 
 có 4 hh rắn ( số mol các chất trong mối hh bằng nhau) 2
2
2 3
3
2
4
3
uS
H O
Na O
Al O
Cu
FeCl
BaCl
C O
Ba
NaHCO
+
 


 
 
 
→

 
 


i
i
i
i
chỉ thu được dd. 
Số hỗn hợp thỏa mãn = ? 
Cần biết 
• Oxit kim loại tan trong nước bao gồm oxit của kim loại kiềm và oxit của kim loại kiềm thổ.Cụ thể: 
Li2O, Na2O,K2O,CaO,BaO,SrO. 
M2O + H2O → 2M(OH)n 
• Oxit kim loại tan đươc trong dung dịch bazơ gồm các oxit tan được trong nước đã nêu ở trên + oxit 
lưỡng tính. Cụ thể gồm :( Li2O, Na2O,K2O,CaO,BaO,SrO) + ( Al2O3 + ZnO + Cr2O3). 
M2O + H2O → 2M(OH)n 
M2On +(8-2n) OH- → 2MO2(4-n)- +(4-n) H2O. 
• Các kim loại ( không tan trong nước) từ Cu trở về trước đều có khả năng kéo muối Fe3+ về muối Fe2+. 
Bài giải 
Theo phân tích trên ⇒Đáp án C. 
Bài 4. Dãy gồm các chất đều tác dụng được với dung dịch HCl loãng là: 
A. AgNO3, (NH4)2CO3, CuS. B. Mg(HCO3)2, HCOONa, CuO. 
C. FeS, BaSO4, KOH. D. KNO3, CaCO3, Fe(OH)3. 
( Trích câu 14 – Mã đề 825 – ĐHKA 2009) 
Cần biết. 
1. Axit tác dụng với muối . 
i Muối + Axit (mạnh) → Muối mới + axit mới ( yếu). 
Ngoại lệ: Các muối sunfua của kim loại tử Pb trở về sau không tan và không tác dụng với Axit HCl và 
H2SO4 loãng ( hai axit mạnh hay gặp).Tuy nhiên, các muối này vẫn tác dụng và tyan trong A.Loại 2 ( 
H2SO4 đặc ,HNO3) do chứa S2- là chất khử mạnhh. 
Ví dụ: 
CuS + HNO3 → Cu(NO3)2 + SO2 + NO2 + H2O. 
i Muối + Axit mạnh, không bay hơi ( H2SO4) → Muối mới + axit mạnh ,↑ (HCl,HNO3). 
iMuối Fe2+,Cu+, S2-,S-1 + A.Loại 2 → Mn+(max) + SPK + H2O. 
iMuối Fe3+, S2- + A.loại 3 ( HI) → Fe2+ + S + I2 + H2O. 
 DongHuuLee – THPT Cẩm Thuỷ 1 – Thanh Hoá. Facebook :FC – HOÁ HỌC VÙNG CAO 2.0 
iBaSO4 và PbSO4 là hai muối không tan trong mọi axit. 
2. Axit + Oxit kim loại. 
iLuật chung: 
Oxit kim loại + axit → Muối + H2O 
i Ngoại lệ : 
- FeO, Fe3O4,FexOy ,Cu2O,CrO + A.loại 2 → Mn+(max) + SPK + H2O. 
- Fe3O4 + HI → Fe2+ + I2 ↓ + H2O. 
3.Axit + Bazơ 
iLuật chung: 
Axit + bazơ → Muối + H2O 
iNgoại lệ. 
- Fe(OH)2, Cr(OH)2 + A.loại 2 → Mn+(max) + SPK + H2O. 
- NH3 và các amin CxHyN + Axit → muối. 
- Amin CxHyN + HNO2 → ancol ( hoặc muối điazoni) + N2 + H2O. 
Bài giải 
Theo phân tích trên ta có : 
- Loại A vì có CuS không tác dụng với HCl. 
- Loại C vì có BaSO4 không tác dụng với HCl. 
- Loại D vì có KNO3 không tác dụng với HCl. 
⇒ chọn B. 
Bài 5. Cho phương trình hoá học: 
Fe3O4 + HNO3 → Fe(NO3)3 + NxOy + H2O 
Sau khi cân bằng phương trình hoá học trên với hệ số của các chất là những số nguyên, tối giản thì 
hệ số của HNO3 là 
A. 46x - 18y. B. 45x - 18y. C. 13x - 9y. D. 23x - 9y. 
( Trích câu 15 – Mã đề 825 – ĐHKA 2009) 
Cần biết. 
Khi cân bằng các phản ứng oxi hóa phức tạp ( có số oxi hóa là biến số hoặc phân số), để xác định nhanh 
và chính xác số e cho và nhận cần lưu ý: 
iTăng – nhường (e), Giảm – thu(e). 
i Số e cho( viết bên phải) = số oxi hóa sau – số oxi hóa trước. 
i Số e nhận ( viết bên trái) = số oxi hóa trước – số oxi hóa sau. 
iNếu nguyên tố thể hiện tính khử hoặc tính oxi hóa mà có chỉ số phía dưới thì nhân chỉ số này vào hai 
vế của quá trình cho, nhận. 
Bài giải 
Theo phân tích trên ta có: 
8
33
2
5
8 (5 2 )3 3 3 (3 )
3
2 1. .(5 ) .
y
x
x yFe Fe e
y
x N x e x N
x
+
+
+
+
× −× → × + × −
×+ − →
⇒Đáp án A. 
Bài 6.Thực hiện các thí nghiệm sau: 
(I) Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4. (II) Sục khí SO2 vào dung dịch H2S. 
(III) Sục hỗn hợp khí NO2 và O2 vào nước. (IV) Cho MnO2 vào dung dịch HCl đặc, nóng. 
(V) Cho Fe2O3 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng. (VI) Cho SiO2 vào dung dịch HF. 
Số thí nghiệm có phản ứng oxi hoá - khử xảy ra là 
A. 3. B. 6. C. 5. D. 4. 
 (Trích Câu 5- Mã đề 596 – ĐH khối A – 2010) 
 DongHuuLee – THPT Cẩm Thuỷ 1 – Thanh Hoá. Facebook :FC – HOÁ HỌC VÙNG CAO 2.0 
Cần biết 
• Trong một phản ứng oxi hóa – khử luôn có mặt đồng thời chất khử và chất oxi hoá. 
• Tính chất của một số chất: 
Chất Tính oxi hóa Tính khử Tác nhân 
SO2 Vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa S+4 
KMnO4 Chất oxi hóa mạnh Mn+7 
H2S Chỉ có tính khử mạnh S-2 
Fe2O3 Chỉ có tính oxi hóa Fe+3 
NO2 ≡ N2O3.N2O5 Có tính khử N+4 
O2 Chỉ có tính oxi hóa mạnh O0 
H2SO4 đặc nóng Chỉ có tính oxi hóa mạnh S+6 
MnO2 Có tính oxi hóa mạnh Mn+4 
HCl Có tính khử yếu Cl- 
SiO2 Có tính oxi hóa 
HF không không 
Bài giải 
Theo sự phân tích trên nhận thấy (V) và (VI) không phải là phản ứng oxi hóa – khử vì không thõa mãn 
tiêu chí có đồng thời cả chất khử và chất oxi hóa : 
Fe2O3 + H2SO4 (đặc) → Fe2(SO4)3 + H2O 
SiO2 + HF → SiF4 + H2O 
⇒Chọn D: 
(1) 5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O →K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4 
(2) SO2 + 2H2S →3S + 2H2O 
 (3) 4NO2 + O2 + 2H2O →4HNO3 
 (4) MnO2 + 4HClđặc 0t C→ MnCl2 + Cl2 + H2O 
Bài 7. Cho cân bằng: 2SO2 (k) + O2 (k) ⇄ 2SO3 (k). Khi tăng nhiệt độ thì tỉ khối của hỗn hợp khí so với H2 
giảm đi. Phát biểu đúng khi nói về cân bằng này là: 
A. Phản ứng nghịch toả nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ. 
B. Phản ứng thuận toả nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch khi tăng nhiệt độ. 
C. Phản ứng nghịch thu nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ. 
D. Phản ứng thuận thu nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch khi tăng nhiệt độ 
(Trích Câu 6- Mã đề 596 – ĐH khối A – 2010) 
Cần biết 
• Khi một hệ đang ở trạng thái cân bằng, chỉ khi có tác động từ bên ngoài vào cân bằng ( thay đổi nhiệt 
độ nồng độ hoặc áp suất) thì cân bằng mới bị phá vỡ và dịch chuyển theo nguyên lí : chiều dịch 
chuyển bên trong cân bằng đối lập với sự tác động từ bên ngoài. 
• Các thao tác xác định chiều dịch chuyển của cân bằng . 
- Bước 1: Xác định yếu tố bên ngoài cũng như chiều tác động vào cân bằng ( yếu tố này 
chính là câu đẫn của đề bài. Ví dụ khi tăng nhiệt độ.. thì yếu tố bên ngoài ở đây là nhiệt 
độ , còn chiều tác động ở đây là chiều tăng ). 
- Bước 2:Nhìn vào phản ứng thuận- nghịch đề cho xem chiều nào có thông tin ngược với ở 
bước 1 thì đó chính là chiều dịch chuyển bên trong cân bằng ( ví dụ : nếu bên ngoài tăng 
nhiệt độ thì trên phương trình ta phải tìm phản ứng làm giảm nhiệt độ.). 
- Chú ý: nếu ở bước 2 mà không tìm được phương trình( hoặc thuận hoặc nghịch) thỏa mãn 
thì chứng tỏ yếu tố bên ngoài ở bước 1 không ảnh hưởng tới cân bằng. hay nói cách khác, 
cân bằng không phụ thuộc, không bị ảnh hưởng bởi yếu tố ở bước 1. 
Bài giải 
Theo phân tích ở trên và bài cho nhận thấy: yếu tố bên ngoài tác động lên cân bằng là tăng nhiệt độ 
⇒Bên trong, cân bằng sẽ dịch theo chiều giảm nhiệt độ. 
 DongHuuLee – THPT Cẩm Thuỷ 1 – Thanh Hoá. Facebook :FC – HOÁ HỌC VÙNG CAO 2.0 
Vì hh
hh
mM
n
= ⇒ Khi tăng nhiệt độ , tỉ khối của hỗn hợp khí so với H2 giảm đi thì chứng tỏ số mol khí tăng 
lên ( vì mhh luôn không đổi do bảo toàn khối lượng). 
Tóm lại , theo bài ra khi tăng nhiệt độ số mol khí tăng lên, chứng tỏ khi tăng nhiệt độ cân bằng: 
2SO2 (k) + O2 (k) ⇄ 2SO3 (k). 
 dịch theo chiều nghịch , , ,A B C D→ loại A,C và chiều nghịch là chiều thu nhiệt ⇒ chiều thuận là chiều tỏa 
nhiệt ,B D→ loại D. 
Vậy ,chọn B. 
Bài 8. Hỗn hợp khí nào sau đây không tồn tại ở nhiệt độ thường? 
A. H2 và F2. B. Cl2 và O2. C. H2S và N2. D. CO và O2. 
(Trích Câu 12- Mã đề 596 – ĐH khối A – 2010) 
Cần biết 
• Các chất muốn cùng tồn tại được với nhau trong cùng một hỗn hợp thì chúng phải không tương tác 
được với nhau. 
• Tất cả các halogen đều không tác dụng với O2. 
Bài giải 
Theo phân tích trên ⇒Chọn C. 
Bài 9. Nung nóng từng cặp chất sau trong bình kín: (1) Fe+S(r), (2) Fe2O3+CO(k), (3) Au+O2(k), (4) Cu+Cu(NO3)2(r), 
(5) Cu+KNO3(r), (6) Al+NaCl(r). Các trường hợp xảy ra phản ứng oxi hoá kim loại là: 
A. (1), (3), (6). B. (2), (3), (4). C. (1), (4), (5). D. (2), (5), (6). 
(Trích Câu 14- Mã đề 596 – ĐH khối A – 2010) 
Cần biết 
• Oxi hóa một chất là lấy electron của chất đó ⇒ chất bị oxi hóa là chất khử. 
• O2 tác dụng với hầu hết kim loại (- Au,Pt) 
Bài giải 
Theo phân tích ở trên nhận thấy: 
- (2): Fe2O3 + CO không có sự tham gia của kim loại ⇒ loại (2) , , ,A B C D→ Loại B,D. 
- Au không tác dụng với O2 ⇒ loại (3) ,A C→ loại A. 
Vậy chọn C. 
Bài 10. Có các phát biểu sau: 
(1) Lưu huỳnh, photpho đều bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3. 
(2) Ion Fe3+ có cấu hình electron viết gọn là [Ar]3d5. 
(3) Bột nhôm tự bốc cháy khi tiếp xúc với khí clo. 
(4) Phèn chua có công thức là Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O. Các phát biểu đúng là: 
A. (1), (3), (4). B. (2), (3), (4). C. (1), (2), (3). D. (1), (2), (4). 
(Trích Câu 16- Mã đề 596 – ĐH khối A – 2010) 
Cần biết 
• C,S và P là những phi kim có tính oxi hóa mạnh. 
• Cr+6 có tính oxi hóa mạnh. 
• Phèn chua là muối sunfat kép ngậm nước của kali và nhôm : 
K2SO4 .Al2(SO4)3. 24H2O ≡ K2Al2(SO4)4.24H2O ≡ KAl(SO4)2.12H2O 
Nếu thay K+ bằng M+ = Na+, Li+, NH4+ thì gọi là phèn nhôm ( không gọi là phèn chua). 
(NH4)2SO4 .Al2(SO4)3. 24H2O ≡ (NH4)2Al2(SO4)4.24H2O ≡ NH4 .Al(SO4)2.12H2O 
Li2SO4 .Al2(SO4)3. 24H2O ≡ Li2Al2(SO4)4.24H2O ≡ Li.Al(SO4)2.12H2O 
Na2SO4 .Al2(SO4)3. 24H2O ≡ Na2Al2(SO4)4.24H2O ≡ Na .Al(SO4)2.12H2O 
Bài giải 
Theo phân tích trên phát biểu (4) sai : Phèn chua có công thức là Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O 
, , ,A B C D
→ loại A,B,D 
⇒Chọn C. 
Bài 11. Các nguyên tố từ Li đến F, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì 
A. bán kính nguyên tử và độ âm điện đều tăng. 
B. bán kính nguyên tử tăng, độ âm điện giảm. 
 DongHuuLee – THPT Cẩm Thuỷ 1 – Thanh Hoá. Facebook :FC – HOÁ HỌC VÙNG CAO 2.0 
C. bán kính nguyên tử giảm, độ âm điện tăng. 
D. bán kính nguyên tử và độ âm điện đều giảm. 
(Trích Câu 30- Mã đề 596 – ĐH khối A – 2010) 
Cần biết 
• Mọi quy luật của một chu kỳ do điện tích hạt nhân quyết định : trong một chu kỳ ,đi từ trái sang phải ,số lớp 
không đổi nhưng điện tích hạt nhân tăng lên làm lực hút tĩnh điện giữa hạt nhân với e cũng tăng lên. 
• Hệ quả: 
Các đại lượng Bán kính Độ âm điện Tính kim loại 
( tính khử) 
Tính phi kim 
( tính oxi 
hóa) 
Năng lượng 
ion hóa 
Quy luật biến đổi trong chu 
kỳ 
↓ ↑ ↓ ↑ ↑ 
• Ghi chú; các quy luật trong một nhóm chính do bán kính nguyên tử quyết định và biến đổi một cách đối nghịch 
với các quy luật trong một chu kì. 
Bài giải 
Theo phân tích ở trên ⇒ chọn C: bán kính nguyên tử giảm, độ âm điện tăng 
Bài 12. Các chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3 là: 
A. CuO, Al, Mg. B. Zn, Cu, Fe. C. MgO, Na, Ba. D. Zn, Ni, Sn. 
(Trích Câu 44- Mã đề 596 – ĐH khối A – 2010) 
Cần biết 
• Khác với các kim loại muốn tác dụng được với HCl, H2SO4 loãng phải là kim loại đứng trước H , các oxit 
kim loại luôn tác dụng với dung dịch HCl, H2SO4 loãng theo phản ứng : 
MxOy +2y H+(của HCl và H2SO4 loãng) → x
2 y
xM
+
 + yH2O 
• Dung dịch HCl hoặc H2SO4 loãng chỉ tác dụng được với kim loại trước H. 
2M + 2nH+(của HCl và H2SO4 loãng) → 2Mn+(min) + nH2 ↑ 
• Khi cho các oxit kim loại vào các dung dịch muối( có thể coi là hỗn hợp gồm muối và H2O) thì chỉ có oxit 
của kim loại kiềm ( Na2O,K2O) và oxit của kim loại kiềm thổ ( CaO,BaO) có phản ứng ( phản ứng với H2O 
của dung dịch) . Các oxit còn lại không có khả năng phản ứng . Chẳng hạn ,khi cho Na2O và dung dịch CuSO4 
thì : 
 Ban đầu : 
Na2O + H2O(của dd) → 2NaOH 
Sau đó : 
NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2 ↓ + Na2SO4 
Chú ý : Al2O3, ZnO ,Cr2O3 bình thường không phản ứng , nhưng nếu dung dịch có môi trường bazơ ( môi 
trường này có từ ban đầu hoặc mới tạo ra do các phản ứng khác) thì các oxit này tham gia phản ứng( với bazơ 
)và tan . 
• Phản ứng giữa kim loại không tan trong nước và muối xảy ra theo quy tắc α .Kinh nghiệm để nhớ quy tắc 
này thường là : kim loại đứng trước phản ứng được với muối của kim loại đứng sau. 
Bài giải 
Theo phân tích ở trên ta có : 
- Cu không tác dụng được với dung dịch HCl , , ,A B C D→ loại B. 
- CuO và MgO không tác dụng dược với dd AgNO3 , ,A C D→ loại A,C. 
⇒ chọn D. 
Bài 13. Trong phản ứng: K2Cr2O7 + HCl → CrCl3 + Cl2 + KCl + H2O 
Số phân tử HCl đóng vai trò chất khử bằng k lần tổng số phân tử HCl tham gia phản ứng. Giá trị của k là 
A. 4/7. B. 1/7. C. 3/14. D. 3/7. 
(Trích Câu 45- Mã đề 596 – ĐH khối A – 2010) 
Cần biết 
• Trong phản ứng oxi hóa – khử, chất tham gia phản ứng mà mọi nguyên tố thuộc chất đó đều không bị thay 
đổi số oxi hóa thì ta nói chất đó đóng vai trò là môi trường. 
• Trong nhiều phản ứng oxi hóa –khử , một chất vừa đóng vai trò là chất khử ( hoặc chất oxi hóa) vừa đóng 
vai trò là chất môi trường. 
 DongHuuLee – THPT Cẩm Thuỷ 1 – Thanh Hoá. Facebook :FC – HOÁ HỌC VÙNG CAO 2.0 
• Khái niệm chất môi trường chỉ tồn tại đối với các phản ứng xảy ra trong dung dịch. 
•Để xác định chất môi trường trong các phản ứng oxi hóa – khử, ta thường làm những bước sau : 
- Bước 1 : Cân bằng phản ứng đã cho theo phương pháp thường dùng là thăng bằng electron ( tuy 
nhiên,nên học cách cân bằng nhẩm : tăng –tiến, Giảm –lùi, đếm nguyên tố lùi, đếm H, đếm kim 
loại.) 
- Bước 2 : dựa vào phản ứng vừa cân bằng được, tính số lượng phân tử của chất ở bên trái của 
phản ứng mà không bị thay đổi số oxi hóa ⇒Đó chính là số lượng phân tử đóng vai trò chất môi 
trường. 
Bài giải 
- Sau khi cân bằng, phản ứng đã cho trở thành : 
K2Cr2O7 +14HCl → 2CrCl3 + 3Cl2 + 2KCl + 7H2O 
- Nhìn vào phản ứng ta thấy : Trước phản ứng, có 14Cl- , sau phản ứng chỉ có 6Cl0 ⇒ chỉ có 6Cl-/14Cl- đóng vai 
trò là chất khử ( 6Cl-1 → 3Cl20 + 6e) , còn 8Cl- đóng vai trò là môi trường mà 1HCl có 1Cl- nên trong phản 
ứng trên trong tổng số 14 phân tử HCl thì có 6 phân tử HCl đóng vai trò là chất khử , 8 phân tử HCl đóng vai trò 
là môi trường 6 3
14 7
k⇒ = = .Chọn D. 
Bài 14. Trong số các nguồn năng lượng: (1) thủy điện, (2) gió, (3) mặt trời, (4) hoá thạch; những nguồn năng 
lượng sạch là: 
A. (1), (3), (4). B. (2), (3), (4). C. (1), (2), (4). D. (1), (2), (3). 
(Trích Câu 56- Mã đề 596 – ĐH khối A – 2010) 
Cần biết 
• Khi giải bằng phương pháp loại trừ, cần quan sát nhanh những điểm giống và khác nhau giữa các đáp án để 
loại trừ cho nhanh. 
Bài giải 
Một trong những cách giải bằng loại trừ bài này là : 
- Từ , , ,A B C D→ ta thấy cả A,B,C đều có (4) ⇒Tập chung vào phát biểu (4) và thấy (4) sai ⇒ loại 
A,B,C. 
- Chọn D. 
Bài 15. Phương pháp để loại bỏ tạp chất HCl có lẫn trong khí H2S là: Cho hỗn hợp khí lội từ từ qua một 
lượng dư dung dịch 
 A. Pb(NO3)2. B. NaHS. C. AgNO3. D. NaOH. 
(Trích Câu 4- Mã đề 174 – ĐH khối B – 2010) 
Cần biết 
Nguyên tắc loại bỏ tạp chất bằng phương pháp hóa học là hóa chất được dùng phải thỏa mãn hai tiêu 
chí : 
-Tác dụng được với tạp chất. 
- Không tác dụng được với chất cần làm sạch. 
Điều này giống như, hóa chất muốn được chọn làm thuốc cỏ thì phải thỏa mãn tiêu chí là diệt được cỏ 
nhưng không được diệt lúa!!! 
Bài giải 
Theo phân tích ở trên ⇒ chọnB vì : 
HCl(tạp chất) + NaHS → NaCl + H2S↑ 
H2S + NaHS → Không phản ứng. 
- Loại A vì Pb(NO3)2 không tác dụng được với tạp chất HCl ( do không sinh ra chất kết tủa, 
chất bay hơi hoặc chất điện li yếu). 
- Loại C,D vì cả tạp chất và chất cần làm sạch đều tác dụng : 
HCl + AgNO3 → AgCl ↓ + HNO3 
AgNO3 + H2S → Ag2S ↓ + HNO3 
( Các muối sunfua của kim loại từ Pb về sau không tan trong tất cả các axit loãng). 
HCl + NaOH → NaCl + H2O 
H2S + NaOH → NaHS + H2O hoặc → Na2S + H2O. 
 DongHuuLee – THPT Cẩm Thuỷ 1 – Thanh Hoá. Facebook :FC – HOÁ HỌC VÙNG CAO 2.0 
( Loại muối tạo ra phụ thuộc vào tỉ lệ mol NaOH : H2S) 
Bài 16. Phát biểu nào sau đây không đúng khi so sánh tính chất hóa học của nhôm và crom? 
 A. Nhôm và crom đều bị thụ động hóa trong dung dịch H2SO4 đặc nguội. 
 B. Nhôm có tính khử mạnh hơn crom. 
 C. Nhôm và crom đều phản ứng với dung dịch HCl theo cùng tỉ lệ về số mol. 
 D. Nhôm và crom đều bền trong không khí và trong nước. 
(Trích Câu 5- Mã đề 174 – ĐH khối B – 2010) 
Cần biết 
• Với những câu hỏi trắc nghiệm lí thuyết mang tính chất liệt kê thông tin của nhiều chất thì phương 
pháp giải nhanh nhất là phương pháp loại trừ. 
• Nguyên tắc của phương pháp loại trừ là tìm 3 phương án ngược với yêu cầu của đề đem bỏ đi 
⇒Phương án còn lại là phương án được 

Tài liệu đính kèm:

  • pdftai_lieu_cac_phuong_phap_tu_duy_ki_thuat_on_tong_luc_toan_ta.pdf