Bài tập phân loại Hóa học - Tập 1 - Lê Văn Nam

pdf 24 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 23/07/2022 Lượt xem 280Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài tập phân loại Hóa học - Tập 1 - Lê Văn Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập phân loại Hóa học - Tập 1 - Lê Văn Nam
 Khóa học luyện đề nâng cao môn HÓA HỌC năm 2017 GV. LÊ VĂN NAM (0121.700.4102) 
 3 
 Khóa học luyện đề nâng cao môn HÓA HỌC năm 2017 GV. LÊ VĂN NAM (0121.700.4102) 
 4 
 Khóa học luyện đề nâng cao môn HÓA HỌC năm 2017 GV. LÊ VĂN NAM (0121.700.4102) 
 5 
MỤC LỤC 
 
 Trang 
 Lời nói đầu 4 
 Đề bài 100 câu vô cơ 7 
 Đề bài 100 câu hữu cơ 29 
 Bài giải chi tiết 100 câu vô cơ 49 
 Bài giải chi tiết 100 câu hữu cơ 131 
 Khóa học luyện đề nâng cao môn HÓA HỌC năm 2017 GV. LÊ VĂN NAM (0121.700.4102) 
 6 
Phần mở đầu cho tôi được phép kể lại câu chuyện cũ của mình 
Các em học sinh thân mến! 
uộc đời học sinh của tôi thật đáng thương và chẳng mấy là thú vị khi đi học 
suốt ngày cứ bị điểm thấp cùng với lỗ hổng kiến thức mà tôi nghĩ dường như sẽ 
chẳng bao giờ san lắp được nó. Đó là kết quả thiết yếu của việc chểnh mảng 
trong học tập và những ngày tháng rong chơi khắp phố phường. Thực tế phản 
ánh dữ dội sự hời hợt ấy qua từng con điểm, từng lời phê được báo về tận nhà. 
Nhưng vào một ngày nọ, trời mưa, tôi đứng trú trong căn nhà cũ nát ven đường. Chợt bất giác 
tôi nhìn thấy một bà lão gánh hàng rong cũng lại trú mưa. Khuôn mặt bà in đầy các vết nhăn 
của thời gian nhuốm sự lo âu, vất vả. Bà trông như cây mai gầy guộc, mảnh mai nhưng rắn rỏi, 
vững vàng. Mái tóc bà đã sớm bạc trắng, đôi mắt thì nheo lại nhưng ánh nhìn vẫn còn sáng và 
nhân từ lắm. Đôi tay của bà gầy guộc, rám đen, các đường gân và mạch máu nổi rõ lên, nhìn 
bà thật khắc khổ. Cơn mưa đầu mùa đã đem lại cho mọi vật cái sức sống ứ đầy tràn lên các 
nhánh lá, mầm non. Và rồi đây, cây sẽ trả nghĩa cho mưa bằng cả mùa hoa thơm trái.Ngoài 
đường, xe vẫn chạy, gấp rút đến độ không kịp dừng lại mặc áo mưa. Mưa mỗi lúc một to, những 
hạt mưa nhảy nhót trên mái nhà lộp độp, lộp độp. Bất giác tôi nhớ về mẹ của mình, mẹ tôi đội 
cả mưa gió, tảo tần kiếm tiền cho tôi ăn học. Thế mà tôi cứ suốt ngày rong chơi, học hành kém 
cỏi so với bạn bè cùng trang lứa. Bất giác, nước mắt tôi lăn dài, lăn mãi, nấc nghẹn. Có lẽ do 
mừng vì nhận bản thân mình thậm tệ đến mức nào. Cũng có thể là do một lí do nào đó khác nữa. 
Trên vỉa hè, người mỗi lúc một đông khiến những dòng suy nghĩ ấy chợt tan biến. Tối ngày hôm 
ấy, tôi nằm vắt tay lên trán, trằn trọc và suy tư như một người đàn ông thực thụ. Tôi bắt đầu 
nghĩ về tương lai của mình. Hình ảnh bà lão khắc khổ ấy cứ miên man trong đầu tôi, lúc đó tôi 
mới cảm nhận được sự quý giá của những thời gian đã trôi qua, mới thấu hiểu, mới ngỡ ngàng vì 
những điều đã đánh mất. Tôi quyết tâm học để mẹ không phải buồn lòng và cuộc đời tôi bắt đầu 
sang trang sử mới, tôi thay đổi đến ngỡ ngàng, trái tim ngập tràn sự quyết tâm thúc giục con người 
khát khao, khao khát chứng minh cho mọi người thấy năng lực của mình. Chính trong thời khác 
bi quan đó, tôi được vài người bạn dẫn sang học thêm chỗ thầy. Trên vầng trán cao và rộng của 
thầy hằn sâu nhiều nếp nhăn, thầy mặc cái áo sơ mi trắng cọc tay, dáng vẻ uy nghiêm đến kì lạ, 
khuôn mặt thầy hiền hậu, chất phát, tôi đoán thầy đã dạy học từ lâu lắm rồi. Sau hơn một năm 
được học phương pháp “TỔNG LỰC – Đòn bẩy để phát triển tất cả cùng một lúc” của thầy, 
thì kiến thức của tôi tăng vọt đến bất ngờ, tôi bắt đầu có hứng thú học tập với bộ môn khó nhằn 
này và cảm thấy nó không còn kinh khủng nữa. Kì thi đại học rồi cũng đến, mặc dù không đậu 
vào trường Y như mong muốn những may thay tôi cũng đỗ vào trường ĐH Sài Gòn, chuyên 
C
 Khóa học luyện đề nâng cao môn HÓA HỌC năm 2017 GV. LÊ VĂN NAM (0121.700.4102) 
 7 
ngành sư phạm Hóa, được các thầy cô trong khoa giáo dục, tạo điều kiện giúp tôi phát triển hết 
mình. Tôi bắt đầu với công việc mới, công việc của một người giáo viên. 
Trong suốt quá trình đứng lớp của mình, học sinh đã hỏi tôi rất nhiều câu hỏi chẳng hạn 
như: phải học hoá thế nào cho hiệu quả, mất căn bản thì phải làm sao, học trước quên sau... 
Hóa học là một bộ môn khoa học có khối lượng lớn kiến thức cả về phương diện thực nghiệm lẫn 
lý thuyết. Trong thời buổi khoa học kĩ thuật phát triển cao như hiện nay thì việc nắm vững và am 
hiểu rõ về phương pháp thực nghiệm cũng những kiến thức cơ bản của các bộ môn khoa học nói 
chung và Hóa học nói riêng. Tôi đã trăn trở rất nhiều về chúng và nghĩ rằng cần có 1 quyển sách 
phương pháp để bổ trợ cách ôn tập lý thuyết cho các em. Tuy nhiên, hiện nay trên thị trường có 
rất nhiều loại sách ôn tập dành cho học sinh chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp THPT Quốc gia khác 
nhau, mỗi quyển có cái hay riêng và với túi tiền ít ỏi của học sinh nên không thể nào mua hết tất 
cả sách về đọc được. Do đó, tôi viết một quyển sách bao gồm những tinh tuý của các tác giả khác 
kết hợp với kinh nghiệm giảng dạy của chính tôi, hiệu quả của phương pháp học tập “TỔNG 
LỰC” đã được chứng minh bởi nhiều thế hệ học sinh đã qua vì thế mà quyển sách “BÀI TẬP 
PHÂN LOẠI” đã ra đời. Trong quyển sách này tôi đã gửi gắm tất cả kiến thức của mình với 
hi vọng các em có được phương pháp tối ưu nhất để tiếp cận hoá, cải thiện nâng cao kĩ năng, nắm 
vững lý thuyết. Sách được biên soạn áp sát vào trình hiện hành của các em học sinh. Các câu hỏi 
lý thuyết được được soạn rạch ròi, rõ ràng từng chương, từng cấp học, nâng cao dần từ cơ bản 
đến phức tạp sẽ giúp các em phát triển tư duy và óc thông minh vốn có của mình. Trong các 
phương pháp học tập thì không có phương pháp nào là tối ưu, là hoàn hảo, có cái hay cái đặc sắc 
riêng, đôi khi phương pháp này phù hợp với em này nhưng lại không phát huy với em học sinh 
khác vậy nên “chúng ta phải công nhận với nhau một điều rằng, một người có một cách học, một 
phương pháp học hóa học khác nhau, không thể có một khuân mẫu chung cho mọi người. Vấn đề 
mà có lẽ mọi người đều thống nhất là cần phải có một lòng hăng say học tập cao độ và một ý chí 
vươn lên thật mạnh mẽ. Trong cách học, có lẽ trước hết ta phải tìm cách nắm vững được kiến thức 
cơ bản. Có nghĩa là chúng ta phải lật đi lật lại vấn đề với 3 câu hỏi lớn: Đó là cái gì? Nó như 
thế nào? Tại sao lại như thế? Với ba câu hỏi ấy, bạn sẽ tìm được cách học tốt nhất cho mình.” 
Trong quá trình biên soạn, mặc dù đã làm việc rất nghiêm túc và khoa học, nhưng sai 
sót là điều khó tránh khỏi. Tôi rất mong nhận được những phản hồi, góp ý của mọi người để kịp 
thời sửa chữa, bổ sung, làm cho cuốn sách ngày càng hoàn thiện hơn. 
Trân trọng cảm ơn ! 
Tác giả 
 Khóa học luyện đề nâng cao môn HÓA HỌC năm 2017 GV. LÊ VĂN NAM (0121.700.4102) 
 8 
Vô Cơ 
Câu 1: Cho hỗn hợp A gồm m gam các chất Al2O3 và Al vào 56,5 gam dung dịch 
H2SO4 98%, thu được 0,336 lít khí SO2 thoát ra (đktc) cùng dung dịch B và a gam 
hỗn hợp rắn D. Lọc lấy D và chia làm 2 phần bằng nhau: 
+ Phần 1: Cho tác dụng với dung dịch HNO3 vừa đủ, sau phản ứng thu được dung 
dịch X chỉ chứa muối sunfat cùng 1,4 lít hỗn hợp khí không màu có khối lượng là 
2,05 gam, có khí hóa nâu trong không khí. Dẫn từ từ đến dư dung dịch NaOH 1M 
vào X, thấy lượng NaOH dùng hết tối đa là 130 ml. 
+ Phần 2: Nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được rắn Y có khối 
lượng giảm 1,36 gam so với lượng rắn đem đốt. 
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với: 
 A. 12 B. 13 C. 14 D. 15 
Câu 2: Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm m gam hỗn hợp A gồm Al và sắt oxit FexOy 
thu được hỗn hợp chất rắn B1. Cho B1 tác dụng với dung dịch NaOH dư thì thu được 
0,672 lít khí (đktc), dung dịch C và chất không tan D1. Cho từ từ dung dịch HCl vào 
C đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhất lọc lấy kết tủa, rửa sạch và nung ở nhiệt 
độ cao đến khối lượng không đổi thu được 5,1 gam chất rắn. Chất không tan D1 cho 
tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng (lượng ít nhất). Sau phản ứng chỉ thu được 
dung dịch E chứa một muối sắt duy nhất và 2,688 lít khí SO2 (chất khí ở đktc và phản 
ứng xảy ra hoàn toàn). Giá trị m là 
 A. 14,3 B. 11,34 C. 25,9 D. 9,9 
(Trích đề thi trường Lê Quý Đôn – Quảng Trị lần 3, năm 2011) 
Câu 3: Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm (trong điều kiện không có không khí, hiệu 
suất 100%) với 9,66 gam hỗn hợp X gồm Al và một oxit sắt, thu được hỗn hợp rắn 
Y. Hòa tan Y bằng dung dịch NaOH dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu 
được dung dịch Z, chất không tan T và 0,03 mol khí. Sục CO2 đến dư vào dung dịch 
Z, lọc lấy kết tủa nung đến khối lượng không đổi được 5,1 gam một chất rắn. Công 
thức của oxit sắt và khối lượng của nó trong hỗn hợp X trên là 
 A. FeO và 7,20 gam. B. Fe3O4 và 6,96 gam. 
 C. Fe3O4 và 2,76 gam. D. Fe2O3 và 8,00 gam. 
(Trích đề thi trường Đại học Vinh lần 2 – năm 2012) 
Câu 4: Hòa tan 72 gam hỗn hợp gồm Fe2(SO4)3 và CuSO4 có tỉ lệ mol tương ứng là 
2 : 1 vào bình đựng 0,1 mol H2SO4 loãng thì thu được dung dịch X. Tiến hành điện 
Ôn tập: 
BÀI TẬP NÂNG CAO 
Chuyên đề gồm 200 câu 
 Khóa học luyện đề nâng cao môn HÓA HỌC năm 2017 GV. LÊ VĂN NAM (0121.700.4102) 
 9 
phân dung dịch X (với điện cực trơ) với cường độ dòng điện 10A trong thời gian 1 
giờ 4 phút 20 giây. Giả sử trong quá trình điện phân nước bay hơi không đáng kể. 
Khối lượng dung dịch sau điện phân giảm bao nhiêu gam so với dung dịch trước điện 
phân. 
 A. 3,2 gam. B. 9,6 gam. C. 6,4 gam. D. 12,0 gam 
(Trích đề thi trường Đại học Vinh lần 2 – năm 2012) 
Câu 5: Điện phân dung dịch chứa AgNO3 điện cực trơ, với cường độ dòng điện 2A, 
một thời gian thu được dung dịch X. Cho m gam bột Mg vào dung dịch X, sau khi 
phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 1,58m gam hỗn hợp bột kim loại và 1,12 lít hỗn 
hợp khí Z (đktc) gồm NO, N2O có tỉ khối hơi đối với H2 là 19,2 và dung dịch Y chứa 
37,8 gam muối. Cho toàn bộ hỗn hợp bột kim loại tác dụng với dung dịch HCl dư thu 
được 5,6 lít H2 (đktc). Thời gian điện phân là: 
 A. 23160 giây. B. 24125 giây. C. 22195 giây. D. 28950 giây. 
(Trích đề thi lần 5 của thầy Nguyễn Văn Duyên năm 2014 – 2015) 
Câu 6: Người ta hòa 216,55 gam hỗn hợp muối KHSO4 và Fe(NO3)3 vào nước dư 
thu được dung dịch A. Sau đó cho m gam hỗn hợp B gồm Mg, Al, Al2O3 và MgO 
vào dung dịch A rồi khuấy đều tới khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy B tan hết, 
thu được dung dịch C chỉ chứa các muối và có 2,016 lít hỗn hợp khí D có tổng khối 
lượng là 1,84 gam gồm 5 khí ở (đktc) thoát ra trong đó về thể tích H2, N2O, NO2 lần 
lượt chiếm 4/9, 1/9 và 1/9. Cho BaCl2 dư vào C thấy xuất hiện 356,49 gam kết tủa 
trắng. Biết trong B oxi chiếm 64/205 về khối lượng. Giá trị đúng của m gần nhất với: 
 A. 18 B. 20 C. 22 D. 24 
(Trích đề thi trường THPT Trần Văn Kỷ – năm 2015) 
Câu 7: Hỗn hợp X gồm Fe3O4, CuO và Al, trong đó khối lượng oxi bằng 1/4 khối 
lượng hỗn hợp cho 0,06 mol khí CO qua m gam X nung nóng, sau một thời gian thu 
được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z gồm 2 khí có số mol bằng nhau. Hòa tan hoàn toàn 
Y trong dung dịch HNO3 loãng dư, thu được dung dịch chứa 3,08m gam muối và 
0,04 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m xấp xỉ bằng giá trị nào sau 
đây: (kết quả tính gần đúng lấy đến 2 chữ số thập phân) 
 A. 9,02. B. 9,51. C. 9,48. D. 9,77. 
Câu 8: Rắn X chứa 44,64 gam hỗn hợp gồm Fe và các oxit của Fe. Chia X làm 2 
phần: 
+ Thổi 2,688 lít CO (đktc) qua phần 1 nung nóng sau một thời gian thu được hỗn 
hợp khí Y có tỉ khối so với He bằng 9. Phần rắn sau phản ứng được hòa tan hoàn toàn 
trong 365 gam dung dịch HNO3 31,5% (lấy dư 25% so với phản ứng) thu được 4,48 
lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc) 
+ Hòa tan hết phần 2 trong dung dịch HCl loãng thu được 1,344 lít khí H2 (đktc) và 
dung dịch Z chỉ chứa các muối. Cho AgNO3 dư vào dung dịch Z thu được m gam kết 
tủa. 
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị gần nhất với m là: 
 Khóa học luyện đề nâng cao môn HÓA HỌC năm 2017 GV. LÊ VĂN NAM (0121.700.4102) 
 10 
 A. 86 B. 89 C. 90 D. 91 
Câu 9: Hỗn hợp rắn X gồm FeS, FeS2, FeO, Fe2O3, Fe3O4. Hòa tan hết 31,76 gam X 
vào dung dịch chứa 1,51 mol HNO3, sau phản ứng thu được dung dịch Y và hỗn hợp 
khí Z chỉ chứa các sản phẩm khử của nitơ (% khối lượng của oxi trong Z là 
60,7595%). Cô cạn dung dịch Y thì thu được 77,42 gam hỗn hợp muối khan. Mặt 
khác nếu cho Ba(OH)2 dư vào dung dịch Y, lấy kết tủa thu được đem nung trong 
không khí đến khối lượng không đổi thì thu được 88,58 gam chất rắn khan. Dung 
dịch Y hòa tan được hết m gam Cu thì thu được dung dịch T và khí NO (sản phẩm 
khử duy nhất). Khối lượng muối khan thu được khi cô cạn dung dịch T gần nhất với 
giá trị nào sau đây: 
 A. 95 B. 92 C. 89 D. 98 
Câu 10: Dung dịch X gồm CuCl2 và Cu(NO3)2. Điện phân dung dịch X với điện cực 
trơ màng ngăn xốp đến khi lượng Cu2+ trong dung dịch còn một nữa thì thu được hỗn 
hợp khí Y có tỉ khối so với hiđro là 27,7. Hỗn hợp khí Y oxi hóa hết 15,84 gam hỗn 
hợp Mg và Fe với tỉ lệ số mol Fe : Mg = 3 : 4 thu được hỗn hợp rắn Z gồm muối 
clorua và oxit của 2 kim loại trên. Hòa tan hỗn hợp Z bằng lượng dung dịch HCl vừa 
đủ thu được dung dịch T. Cho dung dịch T tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu 
được 143,5584 gam kết tủa. Khối lượng chất tan có trong dung dịch X là: 
 A. 164,8356 gam B. 166,1856 gam 
 C. 168,0656 gam D. 170,4756 gam 
Hữu Cơ 
Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai este đồng phân cần dùng 27,44 
lít khí O2, thu được 23,52 lít khí CO2 và 18,9 gam H2O. Nếu cho m gam X tác dụng 
hết với 400 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được 
27,9 gam chất rắn khan, trong đó có a mol muối Y và b mol muối Z (biết rằng 
MY < MZ). Các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Tỉ lệ a : b là 
 A. 3 : 5. B. 2 : 3. C. 3 : 2. D. 4 : 3. 
Câu 2: Chia 0,15 mol hỗn hợp X gồm một số chất hữu cơ (trong phân tử cùng chứa 
C, H và O) thành ba phần bằng nhau: 
+ Đốt cháy phần một bằng một lượng oxi vừa đủ rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy 
vào bình đựng nước vôi trong dư thu được 5 gam kết tủa. 
+ Phần hai tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 8,64 
gam Ag. 
+ Phần ba tác dụng với một lượng Na vừa đủ thu được 0,448 lít H2 (đktc). 
Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng của 0,15 mol hỗn hợp X là: 
 A. 6,48 gam. B. 5,58 gam. C. 5,52 gam. D. 6,00 gam. 
Câu 3: Hỗn hợp T gồm ba chất hữu cơ X, Y, Z (50 < MX < MY < MZ và đều tạo nên 
từ các nguyên tố C, H, O). Đốt cháy hoàn toàn m gam T thu được H2O và 2,688 lít 
khí CO2 (đktc). Cho m gam T phản ứng với dung dịch NaHCO3 dư, thu được 1,568 
 Khóa học luyện đề nâng cao môn HÓA HỌC năm 2017 GV. LÊ VĂN NAM (0121.700.4102) 
 11 
lít khí CO2 (đktc). Mặt khác, cho m gam T phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung 
dịch AgNO3 trong NH3, thu được 10,8 gam Ag. Giá trị của m là 
 A. 4,6. B. 4,8. C. 5,2. D. 4,4. 
(Đề thi minh họa kì thi THPT Quốc Gia, năm 2015) 
Câu 4: Hỗn hợp M gồm các chất sau: CH3CH2OH, CH2 = CHCH2OH, CH3COOH, 
CH2 = CHCOOH, HCOOCH3. Đốt cháy hoàn toàn m gam M cần dùng vừa đủ 0,4 
mol O2, thu được 0,35 mol CO2 và 0,35 mol H2O. Mặt khác, cho m gam M trên tác 
dụng vừa đủ với 50 gam dung dịch Ba(OH)2 nồng độ x%. Giá trị của x là 
 A. 68,40. B. 17,10. C. 34,20. D. 8,55. 
(Đề thi THPT chuyên Đại Học Vinh – Nghệ An, năm 2015) 
Câu 5: Đốt cháy hoàn toàn 26,72 gam hỗn hợp X gồm axit metacrylic, axit ađipic, 
axit axetic và glixerol (trong đó số mol axit metacrylic bằng số mol axit axetic) bằng 
O2dư, thu được hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Dẫn Y vào dung dịch chứa 0,76 mol 
Ba(OH)2, thu được 98,5 gam kết tủa và dung dịch Z. Đun nóng Z lại xuất hiện kết 
tủa. Cho 26,72 gam hỗn hợp X tác dụng với 150 ml dung dịch KOH 2M, sau khi các 
phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được m gam chất rắn khan. Giá trị 
của m gần giá trị nào nhất: 
 A. 30,1 gam. B. 35,6 gam. C. 24,7 gam. D. 28,9 gam. 
(Đề thi chọn HSG tỉnh Thái Bình, năm 2016) 
Câu 6: Cho 0,3 mol hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức tác dụng vừa đủ với 200 ml 
dung dịch NaOH 2M đun nóng, thu được hợp chất hữu cơ no mạch hở Y có phản ứng 
tráng bạc và 37,6 gam hỗn hợp muối hữu cơ. Đốt cháy hoàn toàn Y rồi cho sản phẩm 
hấp thụ hết vào bình chứa dung dịch nước vôi trong (Ca(OH)2) dư, thấy khối lượng 
bình tăng 24,8 gam. Khối lượng của X là 
 A. 30,8 gam. B. 33.6 gam. C. 32,2 gam. D. 35,0 gam. 
(Đề thi THPT Can Lộc – Hà Tĩnh, năm 2015) 
Câu 7: Một hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C10H8O4 trong phân tử chỉ chứa 
1 loại nhóm chức. Cho 1 mol X phản ứng vừa đủ với 3 mol NaOH tạo thành dung 
dịch Y gồm 2 muối (trong đó có 1 muối có M < 100), 1 anđehit no (thuộc dãy đồng 
đẳng của metanal) và nước. Cho dung dịch Y phản ứng với lượng dư dung dịch 
AgNO3 / NH3 thì khối lượng kết tủa thu được là: 
 A. 162 gam. B. 432 gam. C. 162 gam. D. 108 gam. 
(Đề thi THPT Quốc Gia lần 1 – Thanh Hóa, năm 2015) 
Câu 8: Xà phòng hoá hoàn toàn m gam một este no, đơn chức, mạch hở E bằng 28 
gam dung dịch KOH 28%. Cô cạn hỗn hợp sau phản ứng thu được 25,68 gam chất 
lỏng X và chất rắn khan Y. Đốt cháy hoàn toàn Y, thu được sản phẩm gồm CO2, H2O 
và K2CO3, trong đó tổng khối lượng của CO2 và H2O là 18,34 gam. Mặt khác, cho X 
tác dụng với Na dư, thu được 13,888 lít khí H2 (đktc). Giá trị m gần nhất với: 
 A. 11. B. 12. C. 10. D. 14. 
(Đề thi THPT Diễn Châu 5 – Nghệ An, năm 2015) 
Câu 9: Ancol X (MX = 76) tác dụng với axit cacboxylic Y thu được hợp chất Z mạch 
hở (X và Y đều chỉ có một loại nhóm chức). Đốt cháy hoàn toàn 17,2 gam Z cần vừa 
 Khóa học luyện đề nâng cao môn HÓA HỌC năm 2017 GV. LÊ VĂN NAM (0121.700.4102) 
 12 
đủ 14,56 lít khí O2 (đktc), thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ số mol tương ứng là 7 : 4. 
Mặt khác, 17,2 gam Z lại phản ứng vừa đủ với 8 gam NaOH trong dung dịch. Biết Z 
có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Số công thức cấu tạo của Z 
thỏa mãn là 
 A. 1. B. 3. C. 2. D. 4. 
(Đề thi minh họa kì thi THPT Quốc Gia, năm 2015) 
Câu 10: X là este no, đơn chức, Y là este đơn chức, không no chứa một liên kết đôi 
C = C (X, Y đều mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn 14,4 gam hỗn hợp E chứa X, Y cần 
dùng 14,336 lít O2 (đktc) thu được 9,36 gam nước. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn E 
trong môi trường axit thu được hỗn hợp chứa hai axit cacboxylic A, B (MA < MB) và 
ancol Z duy nhất. Cho các nhận định sau: 
(1). X, A đều cho được phản ứng tráng gương. 
(2). X, Y, A, B đều làm mất màu dung dịch Br2 trong môi trường CCl4. 
(3). Y có mạch cacbon phân nhánh, từ Y điều chế thủy tinh hữu cơ bằng phản ứng 
trùng hợp. 
(4). Đun Z với H2SO4 đặc ở 170oC thu được anken tương ứng. 
(5). Nhiệt độ sôi tăng dần theo thứ tự X < Y < Z < A < B. 
(6). Tính axit giảm dần theo thứ tự A > B > Z. 
Số nhận định đúng là: 
 A. 3. B. 4. C. 5 D. 6. 
 Khóa học luyện đề nâng cao môn HÓA HỌC năm 2017 GV. LÊ VĂN NAM (0121.700.4102) 
 13 
Vô Cơ 
Câu 1: 
Hướng dẫn giải 
3
2 4
o
NaOH
HNO
xÐt phÇn 12 3 H SO
t
gi¶mxÐt ph
2
2
Çn 2
dung dÞch X
Al O
m gam A a gam D
Al
m 1,36 gam
dung
0,336 lÝt SO
NO
1,4 lÝt  
N O
 dÞch B





 
  
  
 
  






2 4
3
H SO
22
2 3 2 34 0,015
m gam r¾n Ydung dÞch B
Al : x mol Al : z mol Al, S
SO
Al O : y mol Al O SO



    
      
     
3 2 2 3
4 4
2
2 4 2 4
BT§T
Al SO SO Al
BT S
H SO SO S S SSO
3n 2n n 1,5n 1,5z mol
n n n n 0,565 0,015 n 1,5z n 0,55 1,5z mol
   

    
          
2
BT E
Al pøng SO S Al pøng
0,03 3,3 9z
3n 2n 6n n (1,11 3z) mol
3
 
       
3
2 3 2 3
2 3 2 3 2 3
BT Al
Al pøng Al O pøng Al O pøngAl
Ald­ Al Al pøng
Al O d­ Al O Al O pøng
n n 2n n (2z 0,555) mol
n n n x (1,11 3z) (x 3z 1,11) mol
n n n y (2z 0,555) (y 2z 0,555) mol
     
       

       
2 3
a gam D
 S : (0,55 1,5z) mol
 Ald­ : (x 3z 1,11) mol
Al O d­ : (y 2z 0,555) mol
 
 
  
   
Nhân đôi số liệu mỗi phần: ta xử lí tuần tự 
Xét phần 1: 
Ôn tập: 
BÀI GIẢI CHI TIẾT 
Chuyên đề gồm 200 câu 
 Khóa học luyện đề nâng cao môn HÓA HỌC năm 2017 GV. LÊ VĂN NAM (0121.700.4102) 
 14 
2
NOgi¶ thiÕt m 4,1 gam
N O2
n 0,1 molNO
1,8 lÝt
n 0,05 molN O

 
  
 
3
2 3
BT Al
Al d­ Al O 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_tap_phan_loai_hoa_hoc_tap_1_le_van_nam.pdf