Bài tập điện phân (mùa thi 2016) môn hóa học

doc 4 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 2024Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập điện phân (mùa thi 2016) môn hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập điện phân (mùa thi 2016) môn hóa học
BÀI TẬP ĐIỆN PHÂN (MÙA THI 2016)
Câu 1: (CĐ 2012) Tiến hành điện phân (với điện cực trơ) V lít dd CuCl2 0,5M. Khi dừng điện phân thu được dd X và 1,68 lít khí Cl2 (đktc) duy nhất ở anot. Toàn bộ dd X tác dụng vừa đủ với 12,6 g Fe. Giá trị của V là
A. 0,60.	B. 0,15.	C. 0,45.	D. 0,80.
Câu 2: (A – 2010) Điện phân (điện cực trơ) dd X chứa 0,2 mol CuSO4 và 0,12 mol NaCl bằng dòng điện có cường độ 2A. Thể tích khí (đktc) thoát ra ở anot sau 9650 giây điện phân là
A. 2,240 lít.	B. 2,912 lít.	C. 1,792 lít.	D. 1,344 lít.
Câu 3: (CĐ – 2011) Điện phân 500 ml dd CuSO4 0,2M (điện cực trơ) cho đến khi ở catot thu được 3,2 g kim loại thì thể tích khí (đktc) thu được ở anot là:
A. 3,36 lít	B. 1,12 lít	C. 0,56 lít	D. 2,24 lít
Câu 4: (A – 2013) Tiến hành điện phân dd chứa m g hh CuSO4 và NaCl (hiệu suất 100%, điện cực trơ, màng ngăn xốp), đến khi nước bắt đầu bị điện phân ở cả hai điện cực thì ngừng điện phân, thu được dd X và 6,72 lít khí (đktc) ở anot. Dd X hòa tan tối đa 20,4 g Al2O3. Giá trị của m là
A. 25,6.	B. 23,5	C. 51,1.	D. 50,4.
Câu 5: (B – 2012) Người ta điều chế H2 và O2 bằng phương pháp điện phân dd NaOH với điện cực trơ, cường độ dòng điện 0,67 A trong thời gian 40 giờ. Dd thu được sau điện phân có khối lượng 100 g và nồng độ NaOH là 6%. Nồng độ dd NaOH trước điện phân là (giả thiết lượng nước bay hơi không đáng kể)
A. 5,08%	B. 6,00%	C. 5,50%	D. 3,16%
Câu 6: (B – 2010) Điện phân (với điện cực trơ) 200 ml dd CuSO4 nồng độ x mol/l, sau một thời gian thu được dd Y vẫn còn màu xanh, có khối lượng giảm 8g so với dd ban đầu. Cho 16,8g bột Fe vào Y, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 12,4g kim loại. Giá trị của x là
A. 2,25	B. 1,5	C. 1,25	D. 3,25
Câu 7:(A – 2012) Điện phân 150 ml dd AgNO3 1M với điện cực trơ trong t giờ, cường độ dòng điện không đổi 2,68A (hiệu suất quá trình điện phân là 100%), thu được chất rắn X, dd Y và khí Z. Cho 12,6 g Fe vào Y, sau khi các pứ kết thúc thu được 14,5 g hh kim loại và khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của t là :
A. 0.8.	B. 0,3.	C. 1,0.	D. 1,2.
Câu 8: Điện phân với điện cực trơ dd chứa 0,2 mol AgNO3 với cường độ dòng điện 3,86 ampe, trong thời gian t giây thu được dd X (hiệu suất quá trình điện phân là 100%). Cho 16,8 g bột Fe vào X thấy thoát ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và sau các pứ hoàn toàn thu được 22,7 g chất rắn. Giá trị của t là
A. 3000	B. 2500	C. 5000	D. 3600
Câu 9: Điện phân 200 ml Cu(NO3)2 xM bằng điện cực trơ, sau một thời gian thu được 6,4 g kim loại ở catot và dd A (tháo catot khi vẫn có dòng điện). Dd A hòa tan tối đa 9,8 g Fe (biết NO là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị x là:
A. 1M	B. 0,75M	C. 1,25M	D. 0,5M
Câu 10: Điện phân 400 ml Cu(NO3)2 0,5M, H2SO4 0,5M bằng điện cực trơ, I = 10A, sau 48,25 phút ngừng điện phân, để nguyên catot, thêm 9,1 g Fe vào dd . Sau pứ hoàn toàn trong dd có chứa m g chất tan. Giá trị m là:
A. 51,85 g 	B. 33,725 g 	C. 18,125 g 	D. 61,25 g 
Câu 11: (Thi thử GĐHH 2015) Điện phân 200 ml dd X chứa Cu(NO3)2 0,75M và AgNO3 xM bằng điện cực trơ, I = 5A trong thời gian 32 phút 10s thu được dd Y. Cho 7 g Fe vào Y, khi các pứ kết thúc thu được 9,4 g hh hai kim loại và khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của x là :
A. 0,5M	B. 0,9M	C. 1,0M	D. 0,75M
Câu 2: (B – 2009) Điện phân nóng chảy Al2O3 với anot than chì (hiệu suất điện phân 100 %) thu được m kg Al ở catot và 67,2 m3 (ở đktc) hh khí X có tỉ khối so với hiđro bằng 16. Lấy 2,24 lít (ở đktc) hh khí X sục vào dd nước vôi trong (dư) thu được 2 g kết tủa. Giá trị của m là:
A. 54,0 kg	B. 75,6 kg	C. 67,5 kg	D. 108,0 kg
Câu 13: (B – 2013) Điện phân nóng chảy Al2O3 với các điện cực bằng than chì, thu được m kilog Al ở catot và 89,6 m3 (đktc) hh khí X ở anot. Tỉ khối của X so với H2 bằng 16,7. Cho 1,12 lít X (đktc) pứ với dd Ca(OH)2 dư, thu được 1,5 g kết tủa. Biết các pứ xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 115,2	B. 82,8	C. 144,0	D. 104,4
Câu 14: (A – 2011) Hòa tan 13,68 g muối MSO4 vào nước được dd X. Điện phân X (với điện cực trơ, cường độ dòng điện không đổi) trong thời gian t giây, được y g kim loại M duy nhất ở catot và 0,035 mol khí ở anot. Còn nếu thời gian điện phân là 2t giây thì tổng số mol khí thu được ở cả hai điện cực là 0,1245 mol. Giá trị của y là
A. 4,480	B. 3,920	C. 1,680	D. 4,788
Câu 15: Hòa tan 50 g tinh thể CuSO4.5H2O vào 200 ml dd HCl 0,6 M thu được dd X. Đem điện phân dd X (các điện cực trơ) với cường độ dòng điện 1,34A trong 4 giờ. Khối lượng kim loại thoát ra ở catot và thể tích khí thoát ra ở anot (ở đktc) lần lượt là (Biết hiệu suất điện phân là 100 %):
A. 6,4 g và 1,792 lít B. 10,8 g và 1,344 lít C. 6,4 g và 2,016 lít	 D. 9,6 g và 1,792 lít
Câu 16: Hòa tan 4,5 g tinh thể MSO4.5H2O vào nước được dd X. Điện phân dd X với điện cực trơ và cường độ dòng điện 1,93A.Nếu thời gian điện phân là t (s) thì thu được kim loại M ở catot và 156,8 ml khí tại anot. Nếu thời gian điện phân là 2t (s) thì thu được 537,6 ml khí .Biết thể tích các khí đo ở đktc. Kim loại M và thời gian t lần lượt là
A. Ni và 1400 s B. Cu và 2800 s C. Ni và 2800 s	 D. Cu và 1400 s
Câu 17: (A – 2014) Điện phân dd X chứa a mol CuSO4 và 0,2 mol KCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi) trong thời gian t giây, thu được 2,464 lít khí ở anot (đktc) . Nếu thời gian điện phân là 2t giây thì tổng thể tích khí thu được ở cả hai điện cực là 5,824 lít (đktc) . Biết hiệu suất điện phân 100%, các khí sinh ra không tan trong dd . Giá trị của a là:
A. 0,15	B. 0,18.	C. 0,24	D. 0,26.
Câu 18: (ĐH – 2015) Điện phân dd muối MSO4 (M là kim loại) với điện cực trơ, cường độ dòng điện không đổi. Sau thời gian t giây, thu được a mol khí ở anot. Nếu thời gian điện phân là 2t giây thì tổng số mol khí thu được ở cả hai điện cực là 2,5a mol. Giả sử hiệu suất điện phân là 100%, khí sinh ra không tan trong nước. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Khi thu được 1,8a mol khí ở anot thì vẫn chưa xuất hiện bọt khí ở catot.
B. Tại thời điểm 2t giây, có bọt khí ở catot.
C. Dd sau điện phân có pH<7
D. Tại thời điểm t giây, ion M2+ chưa bị điện phân hết.
Câu 19: (A – 2011) Điện phân dd gồm 7,45 g KCl và 28,2 g Cu(NO3)2 (điện cực trơ, màng ngăn xốp) đến khi khối lượng dd giảm đi 10,75 g thì ngừng điện phân (giả thiết lượng nước bay hơi không đáng kể). Tất cả các chất tan trong dd sau điện phân là
A. KNO3, HNO3 và Cu(NO3)2.	B. KNO3, KCl và KOH.
C. KNO3 và Cu(NO3)2.	D. KNO3 và KOH.
Câu 20: (CĐ - 2014) Điện phân dd hh CuSO4 (0,05 mol) và NaCl bằng dòng điện có cường độ không đổi 2A (điện cực trơ, màng ngăn xốp). Sau thời gian t giây thì ngừng điện phân, thu được dd Y và khí ở hai điện cực có tổng thể tích là 2,24 lít (đktc). Dd Y hòa tan tối đa 0,8 g MgO. Biết hiệu suất điện phân 100%, các khí sinh ra không tan trong dd . Giá trị của t là
A. 6755	B. 772	C. 8685	D. 4825
Câu 21: Điện phân có màng ngăn điện cực trơ 100 ml dd chứa CuSO4, NaCl đều có nồng độ mol/l là 0.1M với cường độ I = 0.5A sau một thời gian thu được dd có pH = 2. Thời gian tiến hành điện phân là:
A. 193s	B. 1930s	C. 2123s	D. 1737s
Câu 22: Điện phân 200ml dd Y gồm KCl 0,1M và Cu(NO3)2 0,2M với cường độ dòng điện 5A trong thời gian 1158 giây, điện cực trơ, màng ngăn xốp. Giả sử nước bay hơi không đáng kể. Độ giảm khối lượng của dd sau khi điện phân là
A. 3,59 g .	B. 2,31 g .	C. 1,67 g .	D. 2,95 g 
Câu 23: Cho 5,528 g hh X gồm Fe và Cu (nFe : nCu = 18,6) tác dụng với dd chứa 0,352 mol HNO3 thu được dd Y và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Tiến hành điện phân dd Y với điện cực trơ, cường độ dòng điện I = 3,6345 ampe trong thời gian t giây thấy khối lượng catôt tăng 0,88 g (giả thiết kim loại sinh ra bám hết vào catôt).Giá trị của t là
A. 1252.	B. 2602.	C. 2337.	D. 797.
Câu 24: (*) (Đề Moon.Vn lần I – 2015) Tiến hành điện phân 100 g dd chứa 0,2 mol FeCl3; 0,1 mol CuCl2 và 0,16 mol HCl (với hai điện cực trơ) đến khi có khí bắt đầu thoát ra ở cả hai điện cực thì dừng điện phân. Đem phần dd cho tác dụng hết với 150 g dd chứa AgNO3, kết thúc pứ thu được 90,08 g kết tủa và dd Y chứa một muối duy nhất có nồng độ a%. Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây ?
A. 34,5%.	B. 33,5%.	C. 30,5%.	D. 35,5 %.
Câu 25. (Đề minh họa 2015)Điện phân với điện cực trơ dd chứa 0,2 mol Cu(NO3)2, cường độ dòng điện 2,68A, trong thời gian t (giờ), thu được dd X. Cho 14,4 g bột Fe vào X, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và 13,5 g chất rắn. Biết các pứ xảy ra hoàn toàn và hiệu suất của quá trình điện phân là 100%. Giá trị của t là: 
A. 0,60	B. 1,00	C. 0,25	D. 1,20
Câu 26. Cho một lượng CuSO4.5H2O vào 100 ml dd AgNO3 1M thu được dd X. Tiến hành điện phân dd X bằng điện cực trơ tới khi khối lượng catot tăng m g thì dừng điện phân. Dd sau điện phân hòa tan tối đa 14,0 g bột Fe thu được dd Y (không chứa ion NH4+) và hh khí Z gồm 2 khí không màu trong đó có một khí hóa nâu. Tỉ khối hơi của Z so với H2 bằng . Giá trị m là.
 A. 26,8 g 	 B. 30,0 g 	 C. 23,6 g 	 D. 20,4 g 
Câu 27: (THPT Phụ Dực – Thái Bình 2015) Tiến hành điện phân V lít dd NaCl 1M và CuSO4 1,8M (bằng điện cực trơ màng ngăn xốp) tới khi nước bắt đầu điện phân ở cả 2 điện cực thì dừng điện phân, thấy khối lượng dd giảm m g . Dung dich sau điện phân hoà tan tối đa 8,84 g Al2O3. Giá trị của m là
A. 34,6	B. 34,5	C. 34,8	D. 34,3
Câu 28: (THPT Thanh Chương 1 – 2015) Dd X chứa m g hh CuSO4 và NaCl. Thực hiện điện phân dd X cho đến khi nước bắt đầu điện phân ở cả 2 điện cực thì dừng lại, khi đó ở anot thoát ra 4,48 lít khí (đktc). Dd sau điện phân có thể hòa tan tối đa 2,7 g Al. Giá trị lớn nhất của m là
A. 47,4g	B. 58,625g	C. 55,4g	D. 34,625g.
Câu 29: Điện phân 500 ml dd CuSO4 có nồng độ CM (điện cực trơ) đến khi thu được 1,12 lít khí (đktc) ở anôt thì dừng lại. Cho thanh sắt dư vào dd sau điện phân. Sau khi kết thúc pứ thấy khối lượng thanh sắt tăng 0,8 g . Nồng độ của dd CuSO4 ban đầu (CM) là:
A. 0,4M.	 B. 0,2M	 C. 1,8M.	 D. 1,6M.
Câu 30. Điện phân 100ml hh gồm NaCl 0,5M và CuSO4 1 M với cường độ I = 5A, trong 2316 giây thu được dd X. Để trung hòa dd X cần V lít dd Y chứa NaOH 0,1M và Ba (OH)2 0,05M. Giá trị của V là?
 A. 0,1 B. 0,2	 C. 0,35 	 D. 0,7
Câu 31: Điện phân dd chứa 0,6 mol Cu(NO3)2 và 0,4 mol HCl với điện cực trơ, màng ngăn xốp, sau một thời gian, dừng điện phân thu được dd Y giảm 43 g so với dd ban đầu. Cho tiếp m g Fe vào dd Y, sau khi pứ hoàn toàn thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và 0,5m g hh 2 kim loại. Giá trị m là
 A. 30,4.	B. 15,2.	C. 18,4.	D. 36,8.
Câu 32 (Chuyên Lê Quý Đôn – Đà Nẵng 2015) Hòa tan hết 80,7 g hh X gồm Fe(NO3)2 và KCl vào H2O thu được dd Y. Điện phân dd Y (có màng ngăn, điện cực trơ) đến khi H2O bắt đầu điện phân ở cả hai điện cực thì dừng điện phân; thấy số mol khí thoát ra ở anot bằng 3 lần số mol khí thoát ra từ catot. Lấy một nửa dd Y cho tác dụng với dd AgNO3 dư thu được a g kết tủa. Giá trị của a là
 A. 29,55
 B. 43,05
 C. 53,85
D. 86,10
Câu 33: (Chuyên Nguyễn Chí Thanh 2015) Hòa tan 72 g hh gồm Fe2(SO4)3 và CuSO4 có tỉ lệ mol tương ứng là 2:1 vào bình đựng 0,1 mol H2SO4 loãng thì thu được dd X. Tiến hành điện phân dd X (với điện cực trơ) với cường độ dòng điện 10A trong thời gian 1 giờ 4 phút 20 giây. Khối lượng dd sau điện phân giảm bao nhiêu g so với dd trước điện phân? (giả sử trong quá trình điện phân nước bay hơi không đáng kể)
A. 3,2 g .	B. 6,4 g .	C. 12,0 g .	D. 9,6 g .
Câu 34:(Chuyên Nguyễn Huệ - Lần 3/2015) Điện phân 2000 ml ( điện cực trơ, có màng ngăn) dd gồm CuSO4 và 0,01 mol NaCl đến khi cả 2 điện cực đều thoát ra 448ml khí (đktc) thì ngừng điện phân. Giả sử nước bay hơi không đáng kể trong quá trình điện phân. Giá trị pH dd sau điện phân là:
A. 1,4.	B. 1,7.	C. 1,2.	D. 2,0.
Câu 35: (THPT Đông Gia 2015) Dd X chứa FeCl3 0,01 mol; CuSO4 0,01 mol và FeSO4 0,02 mol. Điện phân dd X với cường độ dòng điện 0,965A trong thời gian 1 giờ 30 phút thu được V lit khí (đktc) ở anot. Giá trị của V là:
A. 0,3024	B. 0,4704	C. 0,6048	D. 0,8064
Câu 36. (THPT Đồng Lộc – 2015) Điện phân các dd sau đây với điện cực trơ (có màng ngăn xốp giữa hai điện cực):(1). Dd KCl ; (2). Dd CuSO4; (3). Dd KNO3; (4). Dd AgNO3; (5). Dd Na2SO4; (6). Dd Fe2(SO4)3 ; (7). Dd NaCl ; (8). Dd H2SO4; (9). Dd NaOH ; (10). Dd BaCl2. Số dd sau khi điện phân có khả năng làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ là
	A. (2),(4),(6),(8).	B. (2),(3),(4),(5),(6).	C. (2),(4),(6),(8),(10)	D. (2),(4),(8),(10).
Câu 37 : (THPT Đồng Lộc – 2015) Điện phân dd X chứa 0,2 mol FeCl3 và 0,1 mol CuCl2. Thời gian điện phân để thu được hết kim loại là t (s). Nếu chỉ điện phân trong 0,6 t (s) trong điều kiện như trên thì khối lượng kim loại thu được ở catot là:
 A. 10,56 g .	 B. 6,40 g .	 C. 11,20 g .	 D. 8,64 g .
Câu 38: (THPT Ninh Giang 2015) Điện phân với điện cực trơ dd chứa 0,3 mol AgNO3 bằng cường độ dòng điện 2,68 ampe, trong thời gian t giờ thu được dd X. Cho 22,4 g bột Fe vào dd X thấy thoát ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất) thu được 34,28 g chất rắn. Các pứ xảy ra hoàn toàn. Giá trị của t là
 A. 1,25.	 B. 1,0.	 C. 1,2.	 D. 1,4.
Câu 39: (THPT Nguyễn Khuyến 2015) Điện phân 200 ml dd chứa NaCl 0,5M; Fe(NO3)3 0,3M và Cu(NO3)2 0,3M bằng điện cực trơ có màng ngăn xốp đến khi khối lượng dd giảm 5,63 g thì ngừng lại. Dd sau điện phân có chứa?
	A.	NaNO3, Cu(NO3)2 và HNO3	 B.	NaNO3, Fe(NO3)2, Cu(NO3)2 và HNO3
	C.	NaNO3 và NaOH	D.	NaNO3 và NaCl
Câu 40: (THPT Nguyễn Trung Thiên – L2/2015) Điện phân 500 ml dd hh CuSO4 a mol/l và NaCl 1 mol/l với điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi 5A trong thời gian 96,5 phút (hiệu suất quá trình điện phân là 100%, nước bay hơi không đáng kể) thu được dd có khối lượng giảm so với ban đầu là 17,15 g . Giá trị của a là
A. 0,2.	B. 0,5.	C. 0,3.	D. 0,4.
Câu 41: (THPT Phan Sào Nam 2015) Điện phân 200 ml dd hh CuSO4 a (M )và NaCl 0,5 (M) bằng dòng điện có cường độ không đổi 4A (điện cực trơ, màng ngăn xốp). Sau thời gian t giây thì ngừng điện phân, thu được dd Y có pH=1 (Biết hiệu suất điện phân 100%, các khí sinh ra không tan trong dd .; V dd thay đổi không đáng kể) . Giá trị của t là
A. 5790.	B. 3377,5.	 C. 2895.	 D. 4825.
Câu 42: Cho m g hh X gồm metanol, etilen glycol và glixerol tác dụng với Na dư thu được một lượng hiđro bằng lượng hiđro thoát ra từ pứ điện phân 538,8 ml dd NaCl 2M điện cực trơ có màng ngăn xốp đến khi dd chứa 2 chất tan có khối lượng bằng nhau. Đốt m g hh X cần 17,696 lít O2 (đktc). Giá tri m là
 A. 22,10. B. 15,20. C. 21,40. D. 19,80.
Câu 43: (Chuyên ĐH Vinh L4/2015)Hòa tan hoàn toàn m g MSO4 (M là kim loại) vào nước thu được dd X. Điện phân dd X (điện cực trơ, hiệu suất 100%) với cường độ dòng điện 7,5A không đổi, trong khoảng thời gian 1 giờ 4 phút 20 giây, thu được dd Y và khối lượng catot tăng a g . Dd Y tác dụng vừa đủ với 200 ml dd chứa KOH 1M và NaOH 1M, sinh ra 4,9 g kết tủa. Coi toàn bộ lượng kim loại sinh ra đều bám hết vào catot. Giá trị của m và a lần lượt là
 A. 24 và 9,6. 	B. 32 và 4,9. 	C. 30,4 và 8,4. 	 D. 32 và 9,6.
Câu 44: (THPT Chuyên Vĩnh Phúc – 2015) Điện phân (với điện cực trơ) 300 ml dd Cu(NO3)2 nồng độ a mol/l, sau một thời gian thu được dd Y vẫn còn màu xanh, có khối lượng giảm 48 g so với dd ban đầu. Cho 44,8 g bột sắt vào Y, sau khi các pứ xảy ra hoàn toàn, thu được 20,8 g hh kim loại. Giá trị của a gần nhất với :
A. 2,25.	B. 2,85.	C. 2,45.	D. 2,65.

Tài liệu đính kèm:

  • docDien_Phan_Thay_Vu_Minh_Dien_Thai_Binh_0979468407.doc