Đề thi thử THPT quốc gia năm 2017 môn: Hóa học - Mã đề thi 564

doc 4 trang Người đăng tranhong Lượt xem 778Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT quốc gia năm 2017 môn: Hóa học - Mã đề thi 564", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPT quốc gia năm 2017 môn: Hóa học - Mã đề thi 564
SỞ GD VÀ ĐT BẮC NINH
TRƯỜNG THPT LÊ VĂN THỊNH
(Đề thi có 04 trang )
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2017
Môn: HÓA HỌC 
Ngày thi: 07 tháng 01 năm 2017
Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian phát đề)
Mã đề thi 564
Họ, tên thí sinh:................................................ 
Số báo danh: ...................................................
Cho nguyên tử khối của các nguyên tố:
H = 1; Li = 7; C = 12; N = 14; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; 
Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba = 137.
Câu 1: Các este thường có mùi thơm đặc trưng, benzyl axetat có mùi thơm của loại hoa (quả) nào sau đây?
A. Hoa hồng.	B. Hoa nhài.	C. Dứa chín.	D. Chuối chín.
Câu 2: Dãy gồm các kim loại có thể điều chế được bằng phương pháp nhiệt luyện là
A. Fe, Pb, Na.	B. Fe, Cu, Pb.	C. Mg, Fe, Cu.	D. Pb, Al, Fe.
Câu 3: Cho 7,4 gam metyl axetat tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 0,5M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thì khối lượng chất rắn khan thu được là bao nhiêu?
A. 10,5 gam.	B. 8,2 gam.	C. 6,8 gam.	D. 12,3 gam.
Câu 4: Chất nào không phải là polime?
A. Xenlulozơ.	B. Amilozơ.	C. Lipit.	D. Thủy tinh hữu cơ.
Câu 5: Cho 6,2 gam một amin X đơn chức tác dụng với lượng dư dung dịch HCl sinh ra 13,5 gam muối. Công thức của X là
A. C6H5NH2.	B. C2H5NH2.	C. CH3NH2.	D. CH3NHCH3.
Câu 6: Chất nào sau đây không tham gia phản ứng tráng bạc?
A. Fructozơ.	B. Axit fomic.	C. Glucozơ.	D. Saccarozơ.
Câu 7: Khi thay thế một nguyên tử H trong phân tử NH3 bằng gốc hiđrocacbon, ta thu được loại chất nào sau đây?
A. Amin bậc hai.	B. Peptit.	C. a-amino axit.	D. Amin bậc một.
Câu 8: Thủy phân hoàn toàn 27,4 gam peptit X (mạch hở) trong môi trường axit, sản phẩm sau phản ứng là dung dịch chứa 15,0 gam glyxin và 17,8 gam alanin. Số công thức phù hợp của X là
A. 2.	B. 4.	C. 6.	D. 8.
Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn một este no, đơn chức, mạch hở luôn cho kết quả nào sau đây?
A. Số mol H2O nhỏ hơn số mol CO2.	B. Số mol H2O bằng số mol CO2.
C. Số mol H2O lớn hơn số mol CO2.	D. Số mol H2O gấp 2 lần số mol CO2.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Các amino axit là những hợp chất có cấu tạo ion lưỡng cực.
B. Tripeptit bền trong cả môi trường kiềm và môi trường axit.
C. Trong một phân tử tetrapeptit mạch hở chứa 4 liên kết peptit.
D. Dung dịch của các amin đều làm quỳ tím chuyển màu xanh.
Câu 11: Nhận xét nào sau đây không đúng?
A. Trong máu người chứa một lượng nhỏ glucozơ với hàm lượng khoảng 0,1%.
B. Saccarozơ và glucozơ đều hòa tan được Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.
C. Thủy phân đến cùng tinh bột và xenlulozơ đều cho một loại monosaccarit.
D. Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng tráng bạc.
Câu 12: Cho 2,94 gam H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) vào 160 ml dung dịch HCl 0,25M, thu được dung dịch X. Cho X tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 0,5M, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 6,96.	B. 6,95.	C. 7,00.	D. 6,16.
Câu 13: Trong số các kim loại Al, Zn, Fe, Ag. Kim loại nào không tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng ở nhiệt độ thường?
A. Ag.	B. Zn.	C. Fe.	D. Al.
Câu 14: Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là
A. W.	B. Hg.	C. K.	D. Zn.
Câu 15: Chất nào sau đây là đipeptit
A. H2N–CH(CH3)CO–NH–CH2–COOH.
B. H2N–CH2–CO–NH–CH2–CH2–COOH.
C. H2N–CH2–CO–NH–CH2–CO–NH–CH2–COOH.
D. H2N–CH2–CH2–CO–NH–CH2–CH2–COOH.
Câu 16: Hòa tan 11,6 gam hỗn hợp A gồm Fe và Cu vào 87,5 gam dung dịch HNO3 50,4%, sau khi kim loại tan hết thu được dung dịch X và V lit (đktc) hỗn hợp khí B (gồm hai chất khí có tỉ lệ số mol 3:2). Cho 500 ml dung dịch KOH 1M vào dung dịch X thu được kết tủa Y và dung dịch Z. Lọc lấy Y rồi nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 16,0 gam chất rắn. Cô cạn dung dịch Z được chất rắn T. Nung T đến khối lượng không đổi thu được 41,05 gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Nồng độ % của Fe(NO3)3 trong X là
A. 40,69%.	B. 12,20%.	C. 20,20%.	D. 13,56%.
Câu 17: Cho 2,16 gam kim loại R (hóa trị không đổi) vào cốc đựng 250 gam dung dịch Cu(NO3)2 3,76% màu xanh đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, lọc bỏ phần không tan thu được dung dịch không màu có khối lượng 247,7 gam. Kim loại R là
A. Ca.	B. Na.	C. Al.	D. Mg.
Câu 18: Có 5 dung dịch riêng biệt: 
a) HCl có lẫn FeCl3;	 b) HCl; 	c) CuCl2; 	
d) MgCl2; 	e) H2SO4 có lẫn CuSO4. 
Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Fe nguyên chất. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá học là
A. 1.	B. 3.	C. 4.	D. 2.
Câu 19: Kim loại nào sau đây khi cho tác dụng với dung dịch HCl và khí clo đều cho ra một loại muối clorua
A. Fe.	B. Ag.	C. Al.	D. Cu.
Câu 20: Cho các chất: saccarozơ, glucozơ, fructozơ, etyl fomat, axit fomic và anđehit axetic. Trong các chất trên, số chất vừa có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc vừa có khả năng phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường là.
A. 4.	B. 2.	C. 3.	D. 5.
Câu 21: Protein tham gia phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm tạo sản phẩm có màu
A. vàng.	B. tím.	C. xanh.	D. đỏ.
Câu 22: Bảng dưới đây ghi lại hiện tượng khi làm thí nghiệm với các chất sau ở dạng dung dịch nước : X, Y, Z, T
 	Chất
Thuốc thử
X
Y
Z
T
Dung dịch AgNO3/NH3, đun nhẹ
không có kết tủa
có kết tủa trắng
không có kết tủa
có kết tủa trắng
Cu(OH)2, lắc nhẹ
Cu(OH)2 không tan
dung dịch xanh lam
dung dịch xanh lam
dung dịch xanh lam
Nước brom
kết tủa trắng
mất màu
không hiện tượng
không hiện tượng
Các chất X, Y, Z, T lần lượt là
A. Anilin, glucozơ, saccarozơ, fructozơ.	B. Saccarozơ, glucozơ, anilin, fructozơ.
C. Anilin, fructozơ, saccarozơ, glucozơ.	D. Saccarozơ, anilin, glucozơ, fructozơ.
Câu 23: Đốt cháy hoàn toàn a mol X (là trieste của glixerol với các axit đơn chức, mạch hở) cần vừa đủ 1,54 mol O2, thu được 1,00 mol H2O và 24,64 lít (đktc) khí CO2. Mặt khác, x mol X tác dụng tối đa với 240 ml dung dịch Br2 1,0M. Giá trị của x là
A. 0,12.	B. 0,24.	C. 0,06.	D. 0,08.
Câu 24: Cho 17,3 gam hỗn hợp X gồm etyl fomat và phenyl axetat (tỉ lệ mol tương ứng 1:2) tác dụng hoàn toàn với 200 ml dung dịch NaOH 1,5M thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 11,6.	B. 25,2.	C. 28,6.	D. 23,2.
Câu 25: Este nào sau đây có công thức phân tử C4H8O2?
A. Etyl fomat.	B. Etyl axetat.	C. Metyl axetat.	D. Vinyl axetat.
Câu 26: Xà phòng hóa hoàn toàn 10,40 gam hỗn hợp este đơn chức X và Y (MX > MY) cần dùng vừa hết 100 gam dung dịch NaOH 6,0% thu được 2 muối của 2 axit đồng đẳng liên tiếp và 1 ancol. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. CH3COOC2H5.	B. HCOOCH3.	C. HCOOC2H5.	D. CH3COOCH3.
Câu 27: X là hỗn hợp gồm ancol Y; axit cacboxylic Z (Y, Z đều no, đơn chức, mạch hở) và este M tạo bởi Y, Z. Chia một lượng X làm hai phần bằng nhau: 
+ Đốt cháy hết phần 1 được 55,275 gam CO2 và 25,425 gam H2O. 
+ Xà phòng hóa phần 2 bằng một lượng NaOH vừa đủ rồi cô cạn được ancol Y và muối khan N. Đốt cháy hoàn toàn N được 15,9 gam Na2CO3 và 46,5 gam hỗn hợp CO2; H2O. Oxi hóa lượng ancol Y thu được ở trên bằng lượng dư CuO; đun nóng được anđehit T. Cho T tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 được 153,9 gam bạc. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng este M trong X gần nhất với.
A. 33.	B. 59.	C. 73.	D. 63.
Câu 28: Phân tử khối trung bình của PVC là 250000. Hệ số polime hóa của PVC là
A. 1000.	B. 2000.	C. 4000.	D. 3500.
Câu 29: Hòa tan hoàn toàn 7,95 gam hỗn hợp 3 kim loại Al, Mg, Cu bằng dung dịch HNO3 thu được 3,36 lít NO (là sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được khối lượng muối khan là
A. 30,40 gam.	B. 35,85 gam.	C. 28,20 gam.	D. 42,10 gam.
Câu 30: Để khử mùi tanh của cá (gây ra do một số amin), ta có thể rửa cá với
A. giấm.	B. nước muối.	C. cồn.	D. nước.
Câu 31: Hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ đơn chức, đều có công thức phân tử C7H6O2 và chứa vòng benzen trong phân tử. Cho 3,66 gam X phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 2,16 gam Ag. Cho cùng lượng X trên tác dụng với 500 ml dung dịch KOH 0,1M, sau khi phản ứng hoàn toàn đem cô cạn dung dịch thì thu được m gam hỗn hợp chất rắn. Giá trị của m là.
A. 5,92 gam.	B. 4,6 gam.	C. 5,36 gam.	D. 5,28 gam.
Câu 32: Hỗn hợp X gồm muối Y (C2H8N2O4) và đipeptit Z mạch hở (C5H10N2O3). Cho 16,6 gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 0,15 mol khí (giả sử nước bay hơi không đáng kể). Mặt khác 16,6 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được m gam chất hữu cơ. Giá trị của m là
A. 23,05.	B. 20,45.	C. 18,60.	D. 17,70.
Câu 33: Hỗn hợp X gồm glucozơ và saccarozơ có tỉ lệ số mol là 1:1. Cho 2m gam X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được x gam Ag. Mặt khác thủy phân hoàn toàn m hỗn hợp X, cho sản phẩm thu được tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được y gam Ag. Biểu thức mối liên hệ giữa x, y là
A. 3x = y.	B. x = 2y.	C. 3x = 2y.	D. x = y.
Câu 34: Cho 17,6 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu phản ứng với dung dịch HCl loãng (dư), đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 4,48 lít khí H2 (đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 31,8 gam.	B. 18,3 gam	C. 24,7 gam	D. 25,4 gam.
Câu 35: Đun 12,0 gam axit axetic với 11,5 gam etanol (có H2SO4 đặc làm xúc tác) đến khi phản ứng đạt tới trạng thái cân bằng, thu được 8,8 gam este. Hiệu suất của phản ứng este hoá là:
A. 80,0%.	B. 40,0%.	C. 50,0%.	D. 75,0%.
Câu 36: Cho 0,2 mol este đơn chức X (mạch hở) phản ứng hoàn toàn với 250 gam dung dịch chứa đồng thời NaOH 6,0% và KOH 2,8%, thu được 267,2 gam dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y, thu được 27,6 gam chất rắn khan. Số chất X thỏa mãn là
A. 4.	B. 3.	C. 1.	D. 2.
Câu 37: Loại đường nào sau đây còn gọi là đường nho?
A. Saccarozơ.	B. Tinh bột.	C. Fructozơ.	D. Glucozơ.
Câu 38: Axit béo là axit đơn chức có mạch cacbon dài. Axit oleic là axit béo có công thức là
A. C17H33COOH.	B. C17H35COOH.	C. C17H31COOH.	D. C15H31COOH.
Câu 39: Cho một mẩu Na vào dung dịch CuSO4, hiện tượng xẩy ra là
A. dung dịch có màu xanh, xuất hiện Cu màu đỏ.
B. dung dịch mất màu xanh, xuất hiện Cu màu đỏ.
C. có khí thoát ra, xuất hiện kết tủa xanh, sau đó kết tủa tan.
D. có khí thoát ra, xuất hiện kết tủa xanh, kết tủa không tan.
Câu 40: Trong phân tử amino axit nào dưới đây có số nhóm –NH2 nhiều hơn số nhóm –COOH?
A. Lysin.	B. Glyxin.	C. Axit glutamic.	D. Alanin.
––––––––––– HẾT ––––––––––
Thí sinh không được sử dụng bất cứ tài liệu gì. 
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Tài liệu đính kèm:

  • doc564.doc