Đề kiểm tra 1 tiết lần 2 môn Hóa học Lớp 12

doc 6 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 23/07/2022 Lượt xem 128Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết lần 2 môn Hóa học Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra 1 tiết lần 2 môn Hóa học Lớp 12
KIỂM TRA LẦN 2 HÓA 12
(Cấu trúc ma trận 4-3-2-1)
 Tên Chủ đề 
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng ở mức độ thấp
Vận dụng ở mức cao hơn
Cộng
AMIN- AMINO AXIT
- Nêu được CTPT- đặc điểm cấu tạo.
-Trình bày được Tính chất amin, amino axit,
-Tính chất vật lí của amin. Aminoaxit
- Nêu được cấu tạo ứng dụng của amin, amino axit
- Xác định Đồng phân amin và amino axit với C≤5
- Xác định CTCT, bậc amin- gọi tên amin, amino axit.
- So sánh lực bazo của amin, aminoaxit
- Giai thích Tính chất hóa học của amin, aminaxit và các hợp chất liên quan
- Tìm m, CM amin pư với axit, dd brom
- Xđ m polime trong phản ứng trùng ngưng khi biết hiệu suất.
- Cho hh amionaxit phản ứng xác định CT.
- Amin, và hidrocacbon phản ứng
Số câu
Số điểm
3
1đ
3
1đ
1
0,33đ
1
0,33đ
8
2,67đ
PEPTIT PROTEIN
- Nhận biết amin, amino axit, protein.
. - Liệt kê CTCT 1 số peptit: đi peptit, tri peptit, tetra peptit.
- Danh pháp peptit
- Tính số mắt xích α-amino axit trong 1 phân tử peptit hoặc protein
-Thứ tự chuỗi polipeptit
Số câu 
Số điểm
(Tỉ lệ %)
0
0đ
1
0,33đ
1
0,33đ
0
0đ
2
0,67đ
Luyện tập amin- aminnoaxit- protein
- Ưng dụng của amin (Cách làm giảm độ tanh của cá mè...)
Aminnoaxit
Tác hại của chất gay nghiện nicotin
- So sánh lực bazo của amin, aminoaxit
- giải thích hiện tượng đông tụ của protein
- Xác định CTPT, CTCT, M, tên của amin, amino axit dựa vào pư tạo muối hoặc đốt cháy.
- Xđ m amino axit trong pứ với axit hoặc bazo.
- HH amin aminoaxit phản ứng
- Bt peptit
Số câu
Số điểm
1
0,33đ
1
0,33đ
2
0,67đ
1
0,33đ
5
1,67đ
Polime và vật liệu polime
- CTCT – gọi tên polime
- Nêu Phương pháp điều chế polime qua pư trùng ngưng và trùng hợp
- Nêu Định nghĩa phản ứng trùng hợp, phản ứng trùng ngưng
- Phân loại các loại polime
-Xác định được monme tạo ra polime
- ứng dụng polime để tạo áo rét, lốp xe....
- Xác định được các loại polime điều chế từ phản ứng trùng hợp, trừng ngưng
- Tìm hệ số mắt xích trong polime 
Số câu
Tỉ lệ
5
1,67đ
2
0,67đ
1
0,33đ
0
8
2,67đ
Luyện tập POLIME – VÀ VẬT LIỆU POLIME
- Xác định được monome
-Đk của phản ứng trùng hợp, trùng ngưng.
- xác định các loại polime tổng hợp, thiên nhiên, bán tổng hợp......
- Tính chất hóa học của polime ( phản ứng cộng)
- Tìm m polime ,Vđơn phân với H
- Tỉ lệ các mắc xích tạo polime
Số câu 
Số điểm
(Tỉ lệ %)
2
0,67đ
1
0,33d
1
0.33đ
1
0.33đ
5
1,67đ
/Bài thục hành số 2
-Cách tiến hành thí nghiệm
-Lưu ý khi làm thí nghiệm
-Hiện tượng của phản ứng
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
1
0,33
1
0,33đ
2 câu
0,67đ
Tổng số câu
Tổng số điểm
(Tỉ lệ %)
12 câu
4,00 điểm
30%
9 câu
3,00 điểm
30%
6 câu
2,00 điểm
20 %
3 câu
1,00 điểm
20,%
30
10đ
100%
ĐỀ
*BIẾT
+ Amin- amino axit
1. Công thức tổng quát của amin no, đơn chức là.
A. CxH2x+3N	B. CnH2nN	C. CnH2n+1N	D. CxHyN
2. Nguyên nhân nào gây ra tính bazơ của C2H5NH2 :
A. Do phân tử bị phân cực về phía nguyên tử N
B. Do cặp electron giữa N và H bị hút về phía N.
C. Do tan nhiều trong nước
D. Do nguyên tử N còn có cặp electron tự do nên phân tử có thể nhận proton
3. Amino axit là hợp chất hữu cơ trong phân tử
A. chứa nhóm cacboxyl và nhóm amino. 	B. chỉ chứa nhóm amino.
C. chỉ chứa nhóm cacboxyl. 	D. chỉ chứa nitơ hoặc cacbon.
+ Luyện tập Amin- Aminoaxit- Peptit- protein
4. Mùi tanh của cá là hỗn hợp các amin và một số tạp chất khác. Để khử đi mùi tanh của cá trước khi nấu ăn chúng ta nên làm gì?
A. Ngâm cá lâu trong nước để amin tan đi
B. Rửa cá bằng giấm ăn
C. Rửa cá bằng dd Na2CO3
D. Rửa cá bằng muối
+ Polime và vật liệu polime
5. Poli vinylclorua có công thức là 
A. (-CH2-CHCl-)2. 	
B. (-CH2-CH2-)n. 	
C. (-CH2-CHBr-)n. 	
D. (-CH2-CHF-)n. 
6. Quá trình nhiều phân tử nhỏ (monome) kết hợp với nhau thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nước gọi là phản ứng
A. nhiệt phân. 	
B. trao đổi. 	
C. trùng hợp. 	
D. trùng ngưng.
7. Tơ nilon-6,6 được tổng hợp từ phản ứng 
A. trùng hợp giữa axit ađipic và hexametylenđiamin	C. trùng hợp từ caprolactan
B. trùng ngưng giữa axit ađipic và hexametylenđiamin	D. trùng ngưng từ caprolactan
8: Tơ nilon -6 thuộc loại 
A. tơ nhân tạo.	B. tơ bán tổng hợp.	C. tơ thiên nhiên.	D. tơ tổng hợp.
9. Loại cao su nào dưới đây là kết quả của phản ứng đồng trùng hợp?
A. Cao su clopren	B. Cao su isopren	C. Cao su buna	D. Cao su buna-N
+ Luyện tập Polime và vật liệu polime
10. Trong các cặp chất sau, cặp chất nào tham gia phản ứng trùng ngưng?
A. CH2=CH-Cl và CH2=CH-OCO-CH3	B. CH2=CH - CH=CH2 và CH2=CH-CN
C. H2N-CH2-NH2 và HOOC-CH2-COOH	D. CH2=CH - CH=CH2 và C6H5-CH=CH2
11. Công thức phân tử của cao su thiên nhiên 
A. (C5H8)n.
B. (C4H8)n.	
C. (C4H6)n.	
D. (C2H4)n.
+ Bài thực hành số 2
12: Hiện tượng riêu cua nổi lên khi nấu canh cua là do 
A. sự đông tụ.	
B. sự đông rắn.	
C. sự đông đặc.	
D. sự đông kết.
* HIỂU
+ Amin- aminoaxit
13. Có bao nhiêu amin có cùng công thức phân tử C3H9N?
A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
14. Để chứng minh axit α-amino axetic có tính chất lưỡng tính, ta cho chất này lần lượt pư với
A. HCl và CH3OH(xt)	B. NaOH và CH3OH(xt)
C. HCl và H2SO4	D. KOH và HCl
15. Aminoaxit CH3-CH(NH2)- COOH có tên là:
A. Glyxin	
B. axit 2- aminopropanoic	
C. axit 2- metylaminoaxetic	
D. Valin
+ Peptit- protein
16: Từ glyxin (Gly) và alanin (Ala) có thể tạo ra mấy chất đipeptit ?
A. 1 chất. 	B. 2 chất. 	C. 3 chất. 	D. 4 chất. 
+ Luyện tập Polime và vật liệu polime
17. Tính bazo của các amin giảm dần:
A.(CH3)2NH>C2H5NH2>CH3NH2>C6H5NH2>NH3.
B. (CH3)2NH>C2H5NH2>CH3NH2>NH3>C6H5NH2.
C. C2H5NH2>CH3NH2>NH3>C6H5NH2>CH3CH2CH2NH2
D. C2H5NH2>(CH3)2NH>(CH3)3N> CH3NH2>NH3>C6H5-NH2.
+ Polime và vật liệu polime
18. Loại tơ nào dưới đây thường dùng để dệt vải may quần áo ấm hoặc bện thành sợi “len” đan áo rét?
 A. Tơ nilon-7.	B. Tơ nilon -6,6.	C. Tơ capron.	 D. Tơ nitron.
19. Polime dùng để chế tạo thuỷ tinh hữu cơ (plexiglas) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp monome nào?
A. CH2=C(CH3)COOCH3. 	
B. CH2 =CHCOOCH3.
C. C6H5CH=CH2. 	
D. CH3COOCH=CH2.
+Luyện tập polime và vật liệu polime
20. Nhóm vật liệu nào sau đây đều được chế tạo từ polime thiên nhiên?
 A. Tơ visco, tơ tằm, cao su buna, thuỷ tinh hữu cơ. 
 B. Tơ axetat, bông y tế, giấy, tơ tằm.
 C. Tơ axetat, da thuộc, caosu buna, gốm. 
 D. Đồ thuỷ tinh, tơ tằm, bông y tế, gốm sứ.
+ Bài thực hành số 2
21: Mô tả hiện tượng không chính xác
 A. Đun nóng lòng trắng trứng thấy hiện tượng đông tụ lại, tách ra khỏi dung dịch
 B. Trộn lẫn lòng trắng trứng ,dung dịch NaOH và một ít CuSO4 thấy xuất hiện màu đỏ gạch đặc trưng
C. Nhỏ vài giọt HNO3 đặc vào lòng trắng trứng thấy kết tủa vàng
 D. Đốt cháy một mẫu lòng trắng trứng thấy xuất hiện mùi khét như mùi tóc cháy.
* VẬN DỤNG THẤP
+Amin- aminoaxit
22. Cho 9,85 gam hỗn hợp hai amin, đơn chức, bậc 1 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 18,975 gam muối. Khối lượng HCl phải dùng là
A. 9,521 gam.	 B. 9,125 gam.	C. 9,215 gam.	D. 9,512 gam.
+ Peptit- protein
23. Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X, thu được 2 mol glyxin (Gly), 1 mol alanin (Ala), 1 mol valin (Val) và 1 mol phenylalanin (Phe). Thủy phân không hoàn toàn X thu được đipeptit Val-Phe và tripeptit Gly-Ala-Val nhưng không thu được đipeptit Gly-Gly. Chất X có công thức là
A. Gly-Phe-Gly-Ala-Val. B. Gly-Ala-Val-Phe-Gly. 
C. Gly-Ala-Val-Val-Phe.D. Val-Phe-Gly-Ala-Gly.
+ Luyện tập amin- aminoaxit- pritein
24. X là một α – amino axit no, chỉ chứa 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH. Cho X tác dụng với 100ml dd NaOH 1M, thu được 11,1 g muối. CTCT của X là: 
A. H2N-CH2-COOH.	B. CH3-CH(NH2)-COOH. 
C. C2H5-CH(NH2)-COOH	D. H2N- CH2-CH2-COOH.
25. Cho 2,1 gam hỗn hợp X gồm 2 amin no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng phản ứng hết với dung dịch HCl (dư), thu được 3,925 gam hỗn hợp muối. Công thức của 2 amin trong hỗn hợp X là 
	A. C3H7NH2 và C4H9NH2.	B. CH3NH2 và C2H5NH2. 
	C. CH3NH2 và (CH3)3N.	D. C2H5NH2 và C3H7NH2. 
+ Polime và vật liệu polime
26/ Khối lượng của một đoạn mạch tơ nilon-6,6 là 27346 đvC và của một đoạn mạch tơ capron là 17176 đvC. Số lượng mắt xích trong đoạn mạch nilon-6,6 và capron nêu trên lần lượt là
A. 113 và 152	B. 121 và 114	C. 121 và 152	D. 113 và 114
+ Luyện tập polime và vật liệu polime
27. Cao su lưu hóa có 2% lưu huỳnh về khối lượng. Khoảng bao nhiêu mắc xích isopren có một cấu đi sunfua –S-S-? Giả thiết rằng S đã thay thế cho H ở cầu metylen trong cao su. 
A. 46	B. 100	 C. 50 	D. 48
* VẬN DỤNG CAO
28. Cho hỗn hợp M gồm C2H5NH2, CH2=CHCH2NH2, H2NCH2CH2CH2NH2, CH3CH2CH2NH2 và CH3CH2NHCH3. Đốt cháy hoàn toàn 5,6 lít (đktc) M cần dùng vừa đủ 25,76 lít O2( đktc) chỉ thu được CO2; 18 gam H2O và 3,36 lít (đktc) N2. Tính thành phần phần trăm khối lượng của C2H5NH2
A. 48,21%
B. 24,11%
C. 40,18%
D. 32,14%
29. Hỗn hợp X gồm tripeptit A và tetrapeptit B đều được cấu tạo bởi glyxin và alanin. Thành phần phần trăm khối lượng nitơ trong A và B theo thứ tự là 19,36% và 19,44%. Thủy phân hoàn 0,1 mol hỗn hợp X bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 36,34 gam hỗn hợp muối. Tỉ lệ mol giữa A và B trong hỗn hợp X là
 A. 2:3	B. 3:7	C. 3:2	D. 7:3
30. Poli(vinyl clorua) (PVC) được điều chế từ khí thiên nhiên (metan chiếm 95% khí thiên nhiên) theo sơ đồ chuyển hóa và hiệu suất mỗi giai đoạn như sau:
MetanAxetilenVinyl cloruaPVC
Muốn tổng hợp 1 tấn PVC thì cần bao nhiêu m3 khí thiên nhiên (đo ở đktc)?
	A. 5589m3. B. 5883m3. 	C. 2941m3. 	D. 5880m3

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_1_tiet_lan_2_mon_hoa_hoc_lop_12.doc