Tuyển tập 11 đề thi Chuyên đề “Polime và vật liệu polime” cực hay có lời giải chi tiết

docx 38 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1893Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tuyển tập 11 đề thi Chuyên đề “Polime và vật liệu polime” cực hay có lời giải chi tiết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuyển tập 11 đề thi Chuyên đề “Polime và vật liệu polime” cực hay có lời giải chi tiết
Tuyển tập 11 đề thi chuyên đề “Polime và vật liệu polime” cực hay có lời giải chi tiết
MỤC LỤC
Lý thuyết trọng tâm về Polime - Cơ bản - Đề 1
Bài 1.	Trong các polime: polistiren, amilozơ, amilopectin, poli(vinyl clorua), tơ capron, poli(metyl metacrylat) và teflon. Những polime có thành phần nguyên tố giống nhau là
A. tơ capron và teflon.
B. amilozơ, amilopectin, poli(vinyl clorua), tơ capron, poli(metyl metacrylat) và teflon.
C. polistiren, amilozơ, amilopectin, tơ capron, poli(metyl metacrylat) và teflon.
D. amilozơ, amilopectin, poli(metyl metacrylat).
Bài 2. Để tạo ra tơ lapsan cần thực hiện phương trình hóa học của phản ứng
A. đồng trùng ngưng giữa etylen glicol và axit terephtalic.
B. trùng hợp caprolactam.
C. trùng ngưng lysin.
D. đồng trùng ngưng giữa ure và fomanđehit.
Bài 3. Từ X (C6H11NO) có thể điều chế tơ capron bằng một phản ứng. Vậy X có tên gọi là
A. caprolactam.
B. axit α - aminopropionic.
C. axit 6 - aminocaproic.
D. axit α - aminohexanoic.
Bài 4. Các chất đều bị thuỷ phân trong dung dịch NaOH loãng, nóng là
A. nilon-6, protein, nilon-7, anlyl clorua, vinyl axetat.
B. vinyl clorua, glyxylalanin, poli(etylen-terephtalat), poli(vinyl axetat), nilon-6,6.
C. nilon-6, tinh bột, saccarozơ, tơ visco, anlyl clorua, poliacrilonitrin.
D. mantozơ, protein, poli(etylen-terephtalat), poli(vinyl axetat), tinh bột.
Bài 5. Tơ tổng hợp không thể điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là
A. tơ nilon - 6,6.
B. tơ nitron.
C. tơ nilon-6.
D. tơ lapsan.
Bài 6. Tơ nilon-6,6 là sản phẩm trùng ngưng giữa hexametylen điamin với axit
A. picric.
B. phtalic.
C. benzoic.
D. ađipic.
Bài 7. Hợp chất hữu cơ được dùng để sản xuất tơ tổng hợp là
A. poli(metyl metacrylat).
B. poli(vinyl xianua).
C. polistiren.
D. poliisopren.
Bài 8. Cách phân loại nào sau đây đúng ?
A. Tơ visco là tơ tổng hợp.
B. Tơ xenlulozơ axetat là tơ hóa học.
C. Tơ nilon-6 là tơ nhân tạo.
D. Các loại sợi vải, sợi len đều là tơ thiên nhiên.
Bài 9. Điều nào sau đây không đúng ?
A. Chất dẻo là những vật liệu polime bị biến dạng dưới tác dụng của nhiệt độ và áp suất mà vẫn giữ nguyên biến dạng đó khi thôi tác dụng.
B. Tơ visco, tơ axetat là tơ tổng hợp.
C. Nilon-6,6 và tơ capron là poliamit
D. Tơ tằm, bông, lông thú là polime thiên nhiên.
Bài 10. Phát biểu nào sau đây đúng ?
A. Trùng hợp buta-1,3-đien có mặt lưu huỳnh, thu được cao su buna-S.
B. Các mắt xích isopren của cao su thiên nhiên có cấu hình cis.
C. Trùng ngưng acrilonitrin thu được tơ nitron.
D. Tơ xenlulozơ axetat là tơ tổng hợp.
Bài 11. Dãy gồm các chất đều có khả năng tự tham gia phản ứng trùng ngưng (không kết hợp với chất khác) là:
A. caprolactam, axit aminoaxetic, etylenglicol.
B. caprolactam, axit glutamic, axit enantoic.
C. axit glutamic, axit lactic, acrilonitrin.
D. axit glutamic, axit enantoic, axit lactic.
Bài 12. Dãy gồm những polime nào sau đây đều được dùng làm chất dẻo ?
A. Poli(vinyl axetat), polietilen, poliacrilonitrin, poli(phenol-fomanđehit).
B. poli(phenol-fomanđehit), poli(vinyl axetat), poli(vinyl clorua), polietilen.
C. Poli(vinyl axetat), poli(vinyl clorua), poliacrilonitrin, polibutađien.
D. Poli(metyl metacrylat), polietilen, poli(etylen-terephtalat), tinh bột.
Bài 13. Dãy gồm những polime nào sau đây đều là sản phẩm của phản ứng trùng hợp?
A. Poli(vinyl axetat), poli(vinyl clorua), polibutađien, poliacrilonitrin.
B. Poli(vinyl axetat), poli(metyl metacrylat), poli(etylen-terephtalat), poliacrilonitrin.
C. Nilon-6, nilon-7, poli(etylen-terephtalat), nilon-6,6.
D. Poliacrilonitrin, poli(vinyl clorua), poli(etylen-terephtalat), polietilen.
Bài 14. Cho các polime sau: tơ nilon-6,6 (a); poli(ure-fomanđehit) (b); tơ nitron (c); teflon (d); poli(metyl metacrylat) (e); poli(phenol-fomanđehit) (f); capron (g). Dãy gồm các polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là :
A. (b), (c), (d).
B. (c), (d), (e), (g).
C. (a), (b), (f).
D. (b), (d), (e).
Bài 15. Cho các polime: (1) polietilen; (2) poli(metyl metacrilat); (3) polibutađien; (4) polisitiren; (5) poli(vinyl axetat); (6) tơ nilon-6,6. Trong các polime trên, các polime bị thủy phân cả trong dung dịch axit và trong dung dịch kiềm là:
A. (1), (4), (5), (3).
B. (1), (2), (5), (4).
C. (2), (5), (6).
D. (2), (3), (6).
Bài 16. Không nên ủi (là) quá nóng quần áo bằng nilon; len; tơ tằm, vì:
A. Len, tơ tằm, tơ nilon kém bền với nhiệt.
B. Len, tơ tằm, tơ nilon có các nhóm trong phân tử kém bền với nhiệt.
C. Len, tơ tằm, tơ nilon mềm mại.
D. Len, tơ tằm, tơ nilon dễ cháy.
Bài 17. Phản ứng nào sau đây tạo ra sản phẩm là cao su buna–S ?
A. 
B. 
C. 
D. 
Bài 18. Phản ứng nào sau đây tạo ra sản phẩm là cao su isopren ?
A. 
B. 
C. 
D. 
Bài 19. Hiđro hoá hợp chất hữu cơ X được isopentan. X tham gia phản ứng trùng hợp được một loại cao su. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. 
B. 
C. 
D. 
Bài 20. Tơ enang được điều chế bằng cách
A. trùng ngưng H2N-(CH2)5-COOH.
B. trùng ngưng HOOC-(CH2)4-COOH.
C. trùng ngưng H2N-(CH2)6-COOH.
D. trùng ngưng HOOC-(CH2)6-COOH.
Bài 21. Tơ capron được điều chế từ monome nào sau đây ?
A. axit metacrylic.
B. caprolactam.
C. phenol.
D. axit caproic.
Bài 22. Tơ capron (nilon–6) có công thức là
A. 
B. 
C. 
D. 
Bài 23. Phản ứng nào sau đây tạo ra sản phẩm là cao su cloropren ?
A. 
B. 
C. 
D. 
Bài 24. Phản ứng nào sau đây tạo ra sản phẩm là cao su buna–N ?
A. 
B. 
C. 
D. 
Bài 25. Chọn câu phát biểu sai:
A. Các vật liệu polime thường là chất rắn không bay hơi.
B. Hầu hết các polime không tan trong nước và các dung môi thông thường.
C. Polime là những chất có phân tử khối rất lớn do nhiều mắt xích liên kết với nhau.
D. Polietilen và poli(vinyl clorua) là loại polime thiên nhiên, còn tinh bột và xenlulozơ là loại polime tổng hợp.
Bài 26. Khi cho hai chất X và Y trùng ngưng tạo ra polime Z có công thức
Công thức của X, Y lần lượt là
A. HO-CH2-CH2-OH; HOOC-C6H4-COOH.
B. HO-CH2-COOH; HO-C6H4-COOH.
C. HOOC-CH2CH2-COOH; HO-C6H4-OH.
D. cả A, B, C đều đúng.
Bài 27. Có thể phân biệt các đồ dùng làm bằng da thật và da nhân tạo (PVC) bằng cách nào sau đây ?
A. So sánh khả năng thấm nước của chúng, da thật dễ thấm nước hơn.
B. So sánh độ mềm mại của chúng, da thật mềm mại hơn da nhân tạo.
C. Đốt hai mẫu da, mẫu da thật cho mùi khét, còn da nhân tạo không cho mùi khét.
D. Dùng dao cắt ngang hai mẫu da, da thật ở vết cắt bị xơ, còn da nhân tạo thì nhẵn bóng.
Bài 28. Xét các phản ứng sau đây, phản ứng nào thuộc loại phản ứng trùng ngưng ?
A. chỉ phản ứng (1).
B. chỉ phản ứng (3).
C. hai phản ứng (1) và (2).
D. hai phản ứng (2) và (3).
Bài 29. Cho các polime: polietilen, xenlulozơ, polipeptit, tinh bột, nilon-6, nilon-6,6, polibutađien. Dãy gồm các polime tổng hợp là
A. polietilen, xenlulozơ, nilon-6, nilon-6,6.
B. polietilen, polibutađien, nilon-6, nilon-6,6.
C. polietilen, tinh bột, nilon-6, nilon-6,6.
D. polietilen, xenlulozơ, nilon-6,6
Bài 30. Nhựa novolac được điều chế bằng cách đun nóng phenol (dư) với dung dịch
A. HCOOH trong môi trường axit.
B. CH3CHO trong môi trường axit.
C. CH3COOH trong môi trường axit.
D. HCHO trong môi trường axit.
Bài 31. Nhựa rezol (PPF) được tổng hợp bằng phương pháp đun nóng phenol với
A. HCHO trong môi trường kiềm.
B. CH3CHO trong môi trường axit.
C. HCHO trong môi trường axit.
D. HCOOH trong môi trường axit.
Bài 32. Poli(ure-fomanđehit) có công thức cấu tạo là
A. 
B. 
C. 
D. 
Bài 33. Chọn phát biểu không đúng: polime ...
A. đều có phân tử khối lớn, do nhiều mắt xích liên kết với nhau.
B. có thể được điều chế từ phản ứng trùng hợp hay trùng ngưng.
C. được chia thành nhiều loại: thiên nhiên, tổng hợp, nhân tạo.
D. đều khá bền với nhiệt hoặc dung dịch axit hay bazơ.
Bài 34. Dãy gồm tất cả các chất đều là chất dẻo là
A. Polietilen; tơ tằm; nhựa rezol.
B. Polietilen; cao su thiên nhiên; PVA.
C. Polietilen; đất sét ướt; PVC.
D. Polietilen; polistiren; bakelit.
Bài 35. Tơ gồm 2 loại là
A. tơ hóa học và tơ tổng hợp.
B. tơ thiên nhiên và tơ nhân tạo.
C. tơ hóa học và tơ thiên nhiên.
D. tơ tổng hợp và tơ nhân tạo.
Bài 36. Theo nguồn gốc, loại tơ cùng loại với tơ nitron là
A. bông
B. capron
C. visco
D. xenlulozơ axetat.
Bài 37. Loại tơ thường dùng để dệt vải may quần áo ấm hoặc bện thành sợi “len” đan áo rét là
A. tơ nilon-6.
B. tơ capron.
C. tơ nilon-6,6.
D. tơ nitron.
Bài 38. Polime dưới đây có cùng cấu trúc mạch polime với nhựa bakelit là
A. Amilozơ.
B. Glicogen.
C. Cao su lưu hóa.
D. Xenlulozơ.
Bài 39. Cho các polime: PE, PVC, polibutađien, poliisopren, nhựa rezit, amilozơ, amilopectin, xenlulozơ, cao su lưu hoá. Dãy gồm tất cả các polime có cấu trúc mạch không phân nhánh là
A. PE, polibutađien, poliisopren, amilozơ, xenlulozơ, cao su lưu hoá.
B. PE, PVC, polibutađien, nhựa rezit, poliisopren, xenlulozơ.
C. PE, PVC, polibutađien, poliisopren, amilozơ, xenlulozơ.
D. PE, PVC, polibutađien, poliisopren, amilozơ, amilopectin, xenlulozơ.
Bài 40. Cho các polime : polietilen, xenlulozơ, amilozơ, amilopectin, poli(vinyl clorua), tơ nilon-6,6; poli(vinyl axetat). Các polime thiên nhiên là
A. xenlulozơ, amilopectin, poli(vinyl clorua), poli(vinyl axetat).
B. amilopectin, PVC, tơ nilon-6,6; poli(vinyl axetat).
C. amilopectin, poli(vinyl clorua), poli(vinyl axetat).
D. xenlulozơ, amilozơ, amilopectin.
Bài 41. Quá trình điều chế loại tơ nào dưới đây là quá trình trùng hợp ?
A. điều chế tơ nitron (tơ olon) từ acrilonitrin.
B. điều chế tơ nilon-6 từ axit e-aminocaproic.
C. điều chế tơ nilon-6,6 từ hexametylenđiamin và axit ađipic.
D. điều chế tơ lapsan từ etylenglicol và axit terephtalic.
Bài 42. Hợp chất nào dưới đây không tham gia phản ứng trùng hợp ?
A. Axit ω-aminoenantoic.
B. Metyl metacrylat.
C. Caprolactam.
D. Buta-1,3-đien.
Bài 43. Trong phản ứng với các chất hoặc cặp chất dưới đây, phản ứng nào giữ nguyên mạch polime ?
A. cao su buna + HCl 
B. polistiren
C. Nilon-6 + H2O 
D. rezol
Bài 44. Trong số các polime sau đây: (1) tơ tằm ; (2) sợi bông ; (3) len ; (4) tơ enang ; (5) tơ visco ; (6) nilon 6-6 ; (7) tơ axetat. Số polime có nguồn gốc từ xenlulozơ là:
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Bài 45. Đun nóng polime -[-CH2-CH(OOCCH3)-]-n với dung dịch HCl loãng. Sản phẩm thu được là:
A. CH2=CH2 và CH3COOH.
B. [-CH2-CH(COOH)-]n và CH3OH.
C. [-CH2-CHOH-]n và CH3COOH.
D. CH3-CH2-OH và CH3COOH.
Bài 46. Tơ visco không thuộc loại:
A. Tơ hóa học
B. Tơ nhân tạo
C. Tơ bán tổng hợp
D. Tơ tổng hợp
Bài 47. Cho các polime: tơ lapsan ; teflon ; tơ nilon-6,6 ; tơ visco ; tơ tằm ; nilon-7 ; tơ axetat ; tơ capron ; tơ nitron. Số polime thuộc loại poliamit là
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Bài 48. Polime nào sau đây được tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng ?
A. poliacrilonitrin
B. poli(metyl metacrylat).
C. polistiren
D. poli(etylen-terephtalat).
Bài 49. Các chất đều không bị thuỷ phân trong dung dịch H2SO4 loãng, nóng là
A. tơ capron; nilon-6,6, polietilen.
B. poli(vinyl axetat); polietilen, cao su buna.
C. nilon-6,6; poli(etylen-terephtalat); polistiren.
D. polietilen; cao su buna; polistiren.
Bài 50. Cho các tơ sau: tơ xenlulozơ axetat, tơ capron, tơ nitron, tơ visco, tơ nilon-6,6. Có bao nhiêu tơ thuộc loại tơ poliamit ?
A. 2
B. 1
C. 4
D. 3
Bài 51. Polime (–HN–[CH2]5–CO–)n được điều chế nhờ loại phản ứng nào sau đây ?
A. Trùng hợp.
B. Trùng ngưng.
C. Trùng – cộng hợp.
D. Trùng hợp hoặc trùng ngưng.
Bài 52. Có một số hợp chất sau: (1) etilen, (2) vinyl clorua, (3) axit ađipic, (4) acrilonitrin, (5) buta–1,3–đien, (6) phenol. Số chất nào có thể tham gia phản ứng trùng hợp là
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Bài 53. Sự khác biệt cơ bản giữa hai loại phản ứng điều chế polime là
A. sản phẩm trùng hợp có khối lượng phân tử nhỏ hơn.
B. sản phẩm trùng ngưng có cấu tạo phức tạp hơn.
C. trùng ngưng có loại ra phân tử nhỏ còn trùng hợp thì không.
D. phản ứng trùng hợp khó thực hiện hơn trùng ngưng.
Bài 54. Dãy gồm các chất đều có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là:
A. 1,1,2,2-tetrafloeten ; propilen ; stiren ; vinyl clorua
B. Buta-1,3-đien ; cumen ; etilen ; trans-but-2-en
C. Stiren ; clobenzen ; isopren ; but-1-en
D. 1,2-điclopropan ; vinylaxetilen ; vinylbenzen ; toluen
Bài 55. Tơ poliamit kém bền về mặt hóa học vì lí do nào sau đây?
A. Vì mạch polime có chứa nhóm –CO– .
B. Vì mạch polime có chứa nhóm –NH–.
C. Vì mạch polime có chứa nhóm –CO–NH–.
D. Vì mạch polime có chứa nhóm peptit kém bền.
Bài 56. Cho các chất: HCHO; HO-CH2-CH2-OH; NH2-[CH2]5-COOH; HOOC-[CH2]4-COOH; (NH2)2CO; C6H5OH (phenol); p-HOOC-C6H4-COOH. Số chất có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng là
A. 4.
B. 5.
C. 6.
D. 7.
Bài 57. Cho các chất: propen, toluen, glyxin, stiren. Số chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp tạo polime là
A. 2
B. 1
C. 4
D. 3
Bài 58. Cho các chất sau: C2H3Cl, C2H4, C2H6, C2H3COOH, C6H11NO (caprolactam), vinyl axetat, phenyl axetat. Số các chất trong dãy có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là
A. 6
B. 5
C. 4
D. 3
Bài 59. Trong các polime sau: (1) poli(metyl metacrylat); (2) polistiren; (3) nilon-7; (4) poli(etylen-terephtalat); (5) nilon-6,6; (6) poli(vinyl axetat), các polime là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng là:
A. (1), (3), (6).
B. (1), (2), (3).
C. (1), (3), (5).
D. (3), (4), (5).
Bài 60. Dãy gồm các chất đều có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là:
A. stiren; clobenzen; isopren; but-1-en.
B. 1,2-điclopropan; vinylaxetilen; vinylbenzen; toluen.
C. buta-1,3-đien; cumen; etilen; trans-but-2-en.
D. 1,1,2,2-tetrafloeten; propilen; stiren; vinyl clorua.
LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1:  Đáp án D
Trong các polime: polistiren, amilozơ, amilopectin, poli(vinyl clorua), tơ capron, poli(metyl metacrylat) và teflon. Những polime có thành phần nguyên tố giống nhau là:
- Tơ capron có thành phần nguyên tố là C, H, O, N. teflon có thành phần nguyên tố là C, F → Đáp án A sai.
- Amilozơ, amilopectin, poli(metyl metacrylat) có thành phần nguyên tố là C, H, O; poli(vinyl clorua) có thành phần nguyên tố là C, H, Cl; tơ capron có thành phần nguyên tố C, H, O, N; teflon có thành phần nguyên tố là C, F → Đáp án B sai.
- Polistiren có thành phần nguyên tố là C, H; amilozơ, amilopectin, poli(metyl metacrylat) có thành phần nguyên tố là C, H, O; tơ capron có thành phần nguyên tố là C, H, N, O; teflon có thành phần nguyên tố là C, F → Đáp án C sai.
- Amilozơ, amilopectin, poli(metyl metacrylat) có thành phần nguyên tố là C, H, O → Đáp án D đúng
→ Chọn đáp án D.
Câu 2: Đáp án A
Tơ lapsan được điều chế bằng cách trùng ngưng giữa etylen glicol và axit terephtalic
Chọn A
Câu 3: Đáp án A
Capron được điều chế bằng cách trùng hợp caprolactam
Chọn A
Câu 4:   Đáp án A
A đúng
B sai, vì vinyl clorua không bị thủy phân, cần phải có thêm áp suất
C sai, vì tinh bột, saccarozo chỉ bị thủy phân bằng axit
D sai, vì mantozo,tinh bột chỉ bị thủy phân bằng axit
Chọn A
Câu 5: Đáp án B
To nitron hay tơ olon được trùng hợp từ vinyl cyanua chứ không phải bằng phản ứng trùng
ngưng
Chọn B
Câu 6: Đáp án D
• 
(-HN-[CH2]6-NH-OC-[CH2]4-CO-)n + nH2O
Tơ nilon-6,6 là sản phẩm trùng ngưng giữa hexametylen ddiamin với axit ađipic → Đáp án đúng là đáp án D.
Câu 7:  Đáp án B
Tơ tổng hợp là poli(vinyl xianua) ( tơ nitron), còn các polime còn lại đều là chất dẻo
Chọn B
Câu 8:  Đáp án B
A sai vì tơ visco là tơ nhân tạo
B đúng, tơ xenlulozo là tơ nhân tạo thuộc tơ hóa học
C sai, tơ nilon-6 là tơ tổng hợp
D sao, sợi vải, sợi len đều là tơ tổng hợp hoặc bán tổng hợp
Chọn B
Câu 9:  Đáp án B
A đúng
B sai, tơ visco, tơ axetat là tơ bán tổng hợp(nhân tạo)
C đúng, vì có liên kết -NH-CO- nên là poliamit
D đúng
Chọn B
Câu 10:   Đáp án B
A sai, cao su buna-S thu được khi đồng trùng hợp buta-1,3-dien với stiren
B đúng, tất cả các cao su thiên nhiên đều có cấu hình cis, mà không có cấu hình trans
C, sai, trùng howpk acrilonitrin() được tơ nitron
D sai, tơ xenlulozo axetat là tơ nhân tạo
Chọn B
Câu 11: Đáp án D
Các monome tham gia phản ứng trùng ngưng phải có ít nhất hai nhóm chức có khả năng phản ứng để tạo được liên kết với nhau.
Đáp án A sai vì caprolactam chỉ có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp; etylenglicol không có khả năng tự tham gia phản ứng trùng ngưng.
Đáp án B sai vì caprolactam chỉ có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp.
Đáp án C sai vì acrilonitrin chỉ có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp.
Đáp án D đúng vì axit glutamic, axit enantoic, axit lactic đều có khả năng tự tham gia phản ứng trùng ngưng.
→ Chọn đáp án D.
Câu 12: Đáp án B
A sai vì poliacrilonitrin là tơ
B đúng
C sai vì poliacrilonitrin là tơ
D sai vì poli(etylen-terephtalat) là tơ
Chọn B
Câu 13: Đáp án A
B sai vì poli(etylen-terephtalat) từ trùng ngưng
C sai vì nilon-6,nilon-7,poli(etylen-terephtalat), nilon-6,6 đều từ phản ứng trùng ngưng
D sai vì poli(etylen-terephtalat) từ trùng ngưng
Chọn A
Câu 14: Đáp án B
Các polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp:tơ nitron( từ ), 
teflon ( từ ) ;poli(metyl metacrylat) ( từ metyl metacrylat), capron ( từ caprolactam)
Chọn B
Câu 15: Đáp án C
Các polime có bản chất là este hay poliamit thì dễ bị thủy phân cả trong dung dịch axit và trong dung dịch kiềm, đó là: 
poli(metyl metacrylat), poli(vinyl axetat), tơ nilon-6,6
Chọn C
Câu 16: Đáp án B
Không nên ủi (là) quá nóng quần áo bằng nilon, len, tơ tằm vì được tạo thành từ các phân tử aminoaxit nên có nhóm (-CO-NH-) trong phân tử kém bền với nhiệt → Đáp án đúng là đáp án B.
Câu 17: Đáp án D
Caosu buna-S là sản phầm của quá trình đồng trùng hợp của butađien và stiren 
→ Đáp án đúng là đáp án D.
Câu 18: Đáp án C
Caosu isopren là sản phẩm trùng hợp của isopren CH2=CH-C(-CH3)=CH2 
→ Đáp án đúng là đáp án C.
Câu 19:  Đáp án C
Hidro hóa hợp chất hữu cơ X được isopentan → X có dạng mạch nhánh và phân tử có 5C 
→ Đáp án B hoặc đáp án C đúng.
• X tham gia phản ứng trùng hợp được một loại cao su → Đáp án C đúng. 
Câu 20: Đáp án C
Tơ enang được điều chế bằng cách:
→ Đáp án đúng là đáp án C.
Câu 21: Đáp án B
Tơ capron được điều chế từ phản ứng trùng hợp caprolactam
Chọn B
Câu 22:  Đáp án A
Tơ capron (nilon-6) có công thức là:
→ Đáp án đúng là đáp án A.
Câu 23: Đáp án B
Đáp án A là phản ứng tạo ra cao su buna.
Đáp án B là phản ứng tạo ra cloropren.
Đáp án C là phản ứng tạo ra isopren.
Đáp án D là phản ứng tạo ra cao su buna-S.
→ Chọn đáp án B.
Câu 24: Đáp án C
Cao su buna-N được điều chế từ phản ứng đồng trùng hợp buta-1,3-dien với acrilonitrin (), xúc tác Na
Chọn C
Câu 25: Đáp án D
A đúng, các polime có phân tử rất lớn nên thường là chất rắn không bay hơi
B,C đúng,
D sai, polietilen và poli(vinyl clorua) là polime tổng hợp, còn tinh bột và xenlulozo là polime thiên nhiên
Chọn D
Câu 26:  Đáp án A
X là: etylen glicol ; Y là axit terephtalic( ) và Z là tơ
lapsan
Chọn A
Câu 27:  Đáp án C
Khi đốt da thật, do cấu tạo bằng protein nên cho mùi khét, còn da nhân tạo không cho mùi khét
Chọn C
Câu 28:  Đáp án C
Trùng ngưng là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác (như H2O,...)
→ Phản ứng thuộc loại phản ứng trùng ngưng là (1), (2) → Đáp án đúng là đáp án C.
Câu 29:  Đáp án B
Polime tổng hợp: polietilen,nilon-6, nilon-6,6; polibutadien
polime thiên nhiên: xenlulozo, tinh bột,polipeptit
Chọn B
Câu 30:  Đáp án D
Phản ứng giữa phenol và HCHO với:
-Pheno dư,xúc tác axit thì thu được nhưa novolac
-tỉ lệ mol phenol và HCHO là 1:2, xác tác kiềm thì thu được nhưa rezol
-Đun nóng nhựa rezol ở nhiệt độ được nhưa bakeit
Chọn D
Câu 31:  Đáp án A
Phản ứng giữa phenol và HCHO với:
-Phenol dư,xúc tác axit thì thu được nhưa novolac
-tỉ lệ mol phenol và HCHO là 1:2, xác tác kiềm thì thu được nhưa rezol
-Đun nóng nhựa rezol ở nhiệt độ được nhưa bakeit
Chọn A
Câu 32:  Đáp án A
Poli(ure-fomanđehit) được điều chế từ ure và fomanđehit trong môi trường axit:
→ Đáp án đúng là đáp án A.
Câu 33:  Đáp án D
Đáp án A, B, C đều đúng.
• Đáp án D không đúng vì đa số polime không có nhiệt độ nóng chảy xác định, không tan trong các dung môi thông thường, một số tan trong dung môi thích hợp tạo ra dung dịch nhớt 
→ Chọn đáp án D.
Câu 

Tài liệu đính kèm:

  • docxTuyen_tap_11_de_thi_chuyen_de_Polime_va_vat_lieu_polime_cuc_hay_co_loi_giai_chi_tiet.docx