Bài tập trắc nghiệm Ancol

doc 3 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 25/07/2022 Lượt xem 167Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm Ancol", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập trắc nghiệm Ancol
ANCOL
Tính chất chung của ancol :
Cho các chất có công thức cấu tạo như sau: HOCH2-CH2OH (X); CH2-CH2-CH2OH (Y); HOCH2-CHOH-CH2OH (Z); CH3-CH2-O-CH2-CH3 (R); CH3-CHOH-CH2OH (T). Những chất tác dụng được với Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam là
A. X, Y, R, T.	B. X, Z, T.	C. Z, R, T.	D. X, Y, Z, T.
Cho các hợp chất sau:
(a) HOCH2-CH2OH. (b)HOCH2CH2CH2OH. (c)HOCH2CH(OH)CH2OH. 
(d)CH3CH(OH)CH2OH (e) CH3-CH2OH.	 (f) CH3-O-CH2CH3.
Các chất đều tác dụng được với Na, Cu(OH)2 là:
A. (a), (b), (c).	B. (c), (d), (f).	C. (a), (c), (d).	D. (c), (d), (e).
Có bao nhiêu rượu (ancol) bậc 2, no, đơn chức, mạch hở là đồng phân cấu tạo của nhau mà phân tử của chúng có phần trăm khối lượng cacbon bằng 68,18%?
A. 2.	 B. 5.	 C. 3.	D. 4. 
Khi phân tích thành phần một ancol đơn chức X thì thu được kết quả: tổng khối lượng của cacbon và hiđro gấp 3,625 lần khối lượng oxi. Số đồng phân rượu (ancol) ứng với công thức phân tử của X là
A. 2.	 B. 3.	C. 4.	D. 1. 
Dãy gồm các chất đều tác dụng với ancol etylic là:
A. HBr (to), Na, CuO (to), CH3COOH (xúc tác).
B. Ca, CuO (to), C6H5OH (phenol), HOCH2CH2OH.
C. NaOH, K, MgO, HCOOH (xúc tác).
D. Na2CO3, CuO (to), CH3COOH (xúc tác), (CH3CO)2O. 
Cho các phản ứng :
 HBr + C2H5OH 	C2H4 + Br2 ®
	C2H4 + HBr ®	C2H6 + Br2 
Số phản ứng tạo ra C2H5Br là :
A. 1	B.2	C. 3	D. 4
Câu 7: Đun sôi hỗn hợp gồm propyl bromua, kali hiđroxit và etanol thu được sản phẩm hữu cơ là 
A. propan-2-ol. B. propin. C. propen. D. propan. 
Câu 8: Bốn lọ mất nhãn chứa : Ancol etylic, ancol anlylic, đi etylete, etan1,2-điol. Trình tự các chất trong dãy nào sau đây sẽ nhận biết được các chất trên?
A. không xác định được.	B. nước Br2, Na, dd AgNO3/NH3.
C. Na, Cu(OH)2, nước Br2.	D. Cu(OH)2, nước Br2, dd AgNO3/NH3.
Câu 9: Hiđro hoá chất hữu cơ X thu được (CH3)2CHCH(OH)CH3. Chất X có tên thay thế là 
A. metyl isopropyl xeton. B. 2-metylbutan-3-on. 
C. 3-metylbutan-2-ol. D. 3-metylbutan-2-on. 
Câu 10: Số chất hữu cơ mạch hở dùng để điều chế 4-metylpentan-2-ol chỉ bằng phản ứng cộng H2(xúc tác Ni, to)? 
 A. 5. B. 2. C. 4. D. 3. 
Phản ứng cháy
Đốt cháy hoàn toàn một ancol đa chức, mạch hở X, thu được H2O và CO2 với tỉ lệ số mol tương ứng là 3:2. Công thức phân tử của X là
A. C2H6O2. B. C2H6O. C. C3H8O2. D. C4H10O2. 
Khi thực hiện phản ứng tách nước đối với ancol X, chỉ thu được một anken duy nhất. Oxi hoá hoàn toàn một lượng chất X thu được 5,6 lít CO2 (ở đktc) và 5,4 gam nước. Có bao nhiêu công thức cấu tạo phù hợp với X?
A. 2.	 B. 4.	 C. 3.	D. 5. 
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp M gồm hai rượu (ancol) X và Y là đồng đẳng kế tiếp của nhau, thu được 0,3 mol CO2 và 0,425 mol H2O. Mặt khác, cho 0,25 mol hỗn hợp M tác dụng với Na (dư), thu được chưa đến 0,15 mol H2. Công thức phân tử của X, Y là:
A. C2H6O2, C3H8O2.	B. C2H6O và CH4O.	C.C3H6OvàC4H8O.	D.C2H6OvàC3H8O.
Đốt cháy hoàn toàn một rượu (ancol) X thu được CO2 và H2O có tỉ lệ số mol tương ứng là 3 : 4. Thể tích khí oxi cần dùng để đốt cháy X bằng 1,5 lần thể tích khí CO2 thu được (ở cùng điều kiện). Công thức phân tử của X là
A. C3H8O. B. C3H8O3. C. C3H4O. D. C3H8O2
Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol một ancol X no, mạch hở cần vừa đủ 17,92 lít khí O2 (ở đktc). Mặt khác, nếu cho 0,1 mol X tác dụng vừa đủ với m gam Cu(OH)2 thì tạo thành dung dịch có màu xanh lam. Giá trị của m và tên gọi của X tương ứng là
A. 9,8 và propan-1,2-điol.	B. 4,9 và propan-1,2-điol.
C. 4,9 và propan-1,3-điol.	D. 4,9 và glixerol. 
 X là một ancol (rượu) no, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol X cần 5,6 gam oxi, thu được hơi nước và 6,6 gam CO2. Công thức của X là
A. C3H7OH.	B. C3H6(OH)2.	C. C3H5(OH)3.	D. C2H4(OH)2.
Khi đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp hai ancol no, đơn chức, mạch hở thu được V lít khí CO2 (ở đktc) và a gam H2O. Biểu thức liên hệ giữa m, a và V là:
 A. m = 2a – V/22,4 B. m = 2a + V/11,2 C. m = a + V/5,6	 D. m = a – V/5,6
 Cho hỗn hợp X gồm hai ancol đa chức, mạch hở, thuộc cùng dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X, thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 4. Hai ancol đó là
A. C3H5(OH)3 và C4H7(OH)3.	B. C2H5OH và C4H9OH.
C. C2H4(OH)2 và C4H8(OH)2.	D. C2H4(OH)2 và C3H6(OH)2.
Cho hỗn hợp hai anken đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng với nước (có H2SO4 làm xúc tác) thu được hỗn hợp Z gồm hai rượu (ancol) X và Y. Đốt cháy hoàn toàn 1,06 gam hỗn hợp Z sau đó hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào 2 lít dung dịch NaOH 0,1M thu được dung dịch T trong đó nồng độ của NaOH bằng 0,05M. Công thức cấu tạo thu gọn của X và Y là (thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể)
A. C4H9OH và C5H11OH.	B. C2H5OH và C4H9OH.
C. C3H7OH và C4H9OH.	D. C2H5OH và C3H7OH
Câu 10: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp 3 ancol đơn chức, thuộc cùng dãy đồng đẳng, thu được 3,808 lít khí CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O. Giá trị của m là 
A. 5,42. B. 7,42. C. 5,72. D. 4,72
Câu 11: Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp X gồm 2 ancol (đều no, đa chức, mạch hở, có cùng số nhóm -OH) cần vừa đủ V lít khí O2, thu được 11,2 lít khí CO2 và 12,6 gam H2O (các thể tích khí đo ở đktc). Giá trị của V là 
A. 11,20. B. 4,48. C. 14,56. D. 15,68. 
Câu 12. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,1 mol etilenglicol (etan-1,2-diol) và 0,2 mol rượu (ancol) X cần dùng 0,95 mol khí oxi. Sau phản ứng thu được 0,8 mol khí CO2và 1,1 mol H2O. Công thức phân tử của rượu (ancol) X là 
A. C2H5OH. B. C3H6(OH)2. C. C3H5(OH)3. D. C3H3(OH)3 .
Phản ứng Na, NaOH
Câu 1: Cho 13,6 gam hỗn hợp hai ancol no đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng với 6,9 gam Na đến phản ứng hoan toan, thu được 20,3 gam chất rắn. Hai ancol đó la
A. C3H7OH và C4H9OH. B. C2H5OH và C3H7OH. 
C. CH3OH và C2H5OH. D. C3H5OH và C4H7OH.
Câu 2. Cho các ống nghiệm chứa các chất hữu cơ sau: anlylclorua; 1,3-điclobenzen; etyl clorua; phenylaxetat; cloeten. Cho dung dịch NaOH lần lượt vào từng ống nghiệm chứa các chất trên rồi đun nóng. Số ống nghiệm có NaCl tạo thành sau phản ứng là
A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.
Câu 3: Số hợp chất đồng phân cấu tạo của nhau có công thức phân tử C8H10O, trong phân tử có vòng benzen, tác dụng được với Na, không tác dụng được với NaOH là 
A. 7. B. 6. C. 4. D. 5
Phản ứng tách nước
Khi đun nóng hỗn hợp rượu (ancol) gồm CH3OH và C2H5OH (xúc tác H2SO4 đặc, ở 140oC) thì số ete thu được tối đa là
A. 4. 	B. 2.	C. 1.	D. 3. 
Khi tách nước từ rượu (ancol) 3-metylbutanol-2 (hay 3-metylbutan-2-ol), sản phẩm chính thu được là
A. 2-metylbuten-3 (hay 2-metylbut-3-en).	B. 2-metylbuten-2 (hay 2-metylbut-2-en).
C. 3-metylbuten-2 (hay 3-metylbut-2-en).	D. 3-metylbuten-1 (hay 3-metylbut-1-en).
Khi tách nước từ một chất X có công thức phân tử C4H10O tạo thành ba anken là đồng phân của nhau (tính cả đồng phân hình học). Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. (CH3)3COH. B. CH3OCH2CH2CH3.
C. CH3CH(OH)CH2CH3. D. CH3CH(CH3)CH2OH. 
Đun nóng hỗn hợp gồm hai rượu (ancol) đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng với H2SO4 đặc ở 140oC. Sau khi các phản ứng kết thúc, thu được 6 gam hỗn hợp gồm ba ete và 1,8 gam nước. Công thức phân tử của hai ancol trên là
A. C3H5OH và C4H7OH. B. CH3OH và C2H5OH.
C. C2H5OH và C3H7OH. D. C3H7OH và C4H9OH. 
Xà phòng hóa hoàn toàn 66,6 gam hỗn hợp hai este HCOOC2H5 và CH3COOCH3 bằng dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp X gồm hai ancol. Đun nóng hỗn hợp X với H2SO4 đặc ở 140 oC, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam nước. Giá trị của m là
A. 4,05. B. 8,10.	 C. 18,00. D. 16,20. 
 Đun nóng một rượu (ancol) đơn chức X với dung dịch H2SO4 đặc trong điều kiện nhiệt độ thích hợp sinh ra chất hữu cơ Y, tỉ khối hơi của X so với Y là 1,6428. Công thức phân tử của Y là
A. C4H8O.	 B. C3H8O.	C. CH4O.	D. C2H6O.
Đun nóng hỗn hợp hai ancol đơn chức, mạch hở với H2SO4 đặc, thu được hỗn hợp gồm các ete. Lấy 7,2 gam một trong các ete đó đem đốt cháy hoàn toàn, thu được 8,96 lít khí CO2 (ở đktc) và 7,2 gam H2O. Hai ancol đó là
A. C2H5OH và CH2=CH-CH2-OH.	B. C2H5OH và CH3OH.
C. CH3OH và C3H7OH.	D. CH3OH và CH2=CH-CH2-OH.
Phản ứng OXH
Oxi hoá ancol đơn chức X bằng CuO (đun nóng), sinh ra một sản phẩm hữu cơ duy nhất là xeton Y (tỉ khối hơi của Y so với khí hiđro bằng 29). Công thức cấu tạo của X là
A. CH3-CHOH-CH3. B. CH3-CH2-CHOH-CH3.
C. CH3-CO-CH3. D. CH3-CH2-CH2-OH. 
Câu 2: Oxi hóa hoàn toàn 7,8 gam hai ancol đơn chức, bậc một, là đồng đẳng liên tiếp nhau bằng CuO dư, nung nóng thu được hỗn hợp hơi X có tỉ khối hơi so với H2 là 13,75. X làm mất màu vừa đủ 200ml dung dịch Br2 xM. Giá trị của x là
A. 2	B. 0,5	C. 1,5	D. 1
Câu 3: Số ancol đồng phân cấu tạo của nhau có công thức phân tử C5H12O, tác dụng với CuO đun nóng sinh ra xeton là 
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4. 
Câu 4. Cho m gam một ancol (rượu) no, đơn chức X qua bình đựng CuO (dư), nung nóng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, khối lượng chất rắn trong bình giảm 0,32 gam. Hỗn hợp hơi thu được có tỉ khối đối với hiđro là 15,5. Giá trị của m là
A. 0,64. B. 0,46. 	C. 0,32. D. 0,92. 
Câu 5: Oxi hóa C2H5OH bằng CuO nung nóng, thu được hỗn hợp chất lỏng gồm CH3CHO, C2H5OH dư và H2O có = 40 đvC. Hiệu suất phản ứng oxi hóa ancol là
A. 25%.	B. 35%.	C. 45%.	D. 55%.
Câu 6. Oxi hoá m gam etanol thu được hỗn hợp X gồm axetanđehit, axit axetic, nước và etanol dư. Cho toàn bộ X tác dụng với dung dịch NaHCO3 (dư), thu được 0,56 lít khí CO2 (ở đktc). Khối lượng etanol đã bị oxi hoá tạo ra axit là
A. 1,15 gam. B. 4,60 gam. C. 2,30 gam. D. 5,75 gam. 
Câu 7: Oxi hoá không hoàn toàn ancol isopropylic bằng CuO nung nóng, thu được chất hữu cơ X. Tên gọi của X là 
 A. metyl phenyl xeton. B. propanal. C. đimetyl xeton. D. metyl vinyl xeton.

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_trac_nghiem_ancol.doc