Bài tập môn hóa học 12 - Bài tập 1 cacbon hidrat

doc 2 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1540Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập môn hóa học 12 - Bài tập 1 cacbon hidrat", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập môn hóa học 12 - Bài tập 1 cacbon hidrat
Cho 50ml dung dịch glucozơ chưa rõ nồng độ tác dụng với một lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 thu được 2,16 gam Ag kết tủa. Nồng độ mol/l của dung dịch glucozơ đã dùng là
A. 0,01M.	 B. 0,02M.	C. 0,20M.	D. 0,10M. 
Đề thi TSCĐ 2007
Lượng glucozơ cần dùng để tạo ra 1,82 gam sobitol với hiệu suất 80% là
A. 1,44 gam. B. 2,25 gam. C. 1,80 gam. D. 1,82 gam. 
Đề thi TSĐHCĐ khối A 2008
Câu 3: Thuỷ phân hoàn toàn 3,42 gam saccarozơ trong môi trường axit, thu được dung dịch X. Cho toàn bộ dung dịch X phản ứng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng, thu được m gam Ag. Giá trị của m là 
A. 43,20. B. 4,32. C. 2,16. D. 21,60. Đề thi TSCĐ 2010
Câu 4: Thuỷ phân hỗn hợp gồm 0,02 mol saccarozơ và 0,01 mol mantozơ một thời gian thu được dung dịch X (hiệu suất phản ứng thủy phân mỗi chất đều là 75%). Khi cho toàn bộ X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì lượng Ag thu được là 
A. 0,090 mol. B. 0,095 mol. C. 0,12 mol. D. 0,06 mol. 
Đề TSĐHCĐ khối B 2011
Câu 5: Thuỷ phân 51,3 gam mantozơ trong môi trường axit với hiệu suất phản ứng đạt 80% thu được hỗn hợp X. Trung hoà X bằng NaOH thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng, sinh ra m gam Ag. Giá trị của m là
A. 58,32.	B. 58,82.	C. 51,84.	D. 32,40.
Câu 6: Cho một số tính chất : là chất kết tinh không màu (1) ; có vị ngọt (2) ; tan trong nước (3) ; hoà tan Cu(OH)2 (4) ; làm mất màu nước brom (5) ; tham gia phản ứng tráng bạc (6) ; bị thuỷ phân trong môi trường kiềm loãng nóng (7). Các tính chất của saccarozơ là
A. (1), (2), (3) và (4). 	B. (1), (2), (3), (4), (5) và (6).
C. (2), (3), (4), (5) và (6).	D. (1), (2), 3), (4) và (7).
Câu 7. Lên men 45 gam glucozơ thấy có 4,48 lít CO2 (đktc) bay ra và còn hỗn hợp chất hữu cơ X gồm C2H5OH và glucozơ dư. Đốt cháy hoàn toàn X thì số mol CO2 thu được là
	A. 1,3 mol	B. 1,2 mol	C. 1,5 mol	D. 1,15 mol	
Câu 8: Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric đặc, có xúc tác axit sunfuric đặc. Để có 59,4 kg xenlulozơ trinitrat cần dùng dung dịch chứa m kg axit nitric (hiệu suất phản ứng đạt 90%). Giá trị của m là 
 A. 42 kg. B. 20 kg. C. 60 kg. D. 84 kg.
Câu 9: Thủy phân 5,13 gam mantozơ với hiệu suất H%, thu được dung dịch X. Cho dung dịch X tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3(dư), thu được 4,374 gam Ag kết tủa. Giá trị của H là 
 A. 35. B. 67,5. C. 30. D. 65,7.
Câu 10: Lên men dung dịch chứa 300 gam glucozơ thu được 92 gam ancol etylic. Hiệu suất quá trình lên men tạo thành ancol etylic là 
 A. 54%. B. 40%. C. 80%. D. 60%. 
Câu 11: Cho sơ đồ sau: Tinh bột → glucozơ → ancol etylic → axit axetic.
Để điều chế 300 gam dung dịch CH3COOH 25% thì phải cần bao nhiêu gam gạo (chứa 80% tinh bột). Biết hiệu suất của mỗi phản ứng đạt 75%.
A. 240g.	B. 150g.	 C. 135g.	D. 300g
Câu 12: Lấy một lượng glucozơ chia thành 2 phần tỉ lệ 1:2. Phần ít khi oxi hoá bằng AgNO3/NH3 được 21,6g kết tủa. Tính khối lượng của Ancol 6 lần thu được khi khử phần thứ hai với hiệu suất 75%.
 A. 13,65g.	 B. 36,4g.	 C. 18,2g	 D. 27,3g.
Câu 13: Cho các phát biểu sau: 
(1) Tinh bột và xenlulozơ đều có phản ứng với Cu(OH)2. 
(2) Nhỏ dung dịch I2 vào dung dịch hồ tinh bột, rồi đun nóng dung dịch thu được thấy có màu xanh tím xuất hiện. 
(3) Trong phân tử amilozơ tồn tại liên kết - 1,6 - glicozit. 
(4) Tinh bột và xenlulozơ đều bị thủy phân trong dung dịch kiềm loãng, đun nóng. 
(5) Xenlulozơ có cấu trúc mạch không phân nhánh, không xoắn. 
Số phát biểu đúng là 
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 14: Dãy gồm các chất đều không tác dụng với CH3OH (xúc tác: HCl khan) là 
A. tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ, fructozơ. B. glucozơ, mantozơ, fructozơ. 
C. tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ. D. tinh bột, xenlulozơ, fructozơ.
Câu 15: Từ m (kg) khoai có chứa 25% tinh bột, bằng phương pháp lên men người ta điều chế được 100 lít dung dịch ancol etylic 600. Biết khối lượng riêng của C2H5OH là 0,8 g/ml, hiệu suất chung của cả quá trình là 90%. Giá trị của m là
A. 338,09kg	B. 375,65kg	C. 93,91kg D. 676,2kg.
Câu 16. Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat:
	(1) Phân tử amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.
	(2) Có thể phân biệt ba dung dịch: glucozơ, saccarozơ, fructozơ bằng nước brom.
	(3) Thuỷ phân hoàn toàn xenlulozơ và tinh bột trong môi trường axit đều thu được glucozơ.
	(4) Hiđro hoá saccarozơ với xúc tác Ni, t0 thu được sobitol.
	(5) Trong dung dịch, glucozơ tồn tại cả ở dạng mạch hở và mạch vòng.
Số phát biểu đúng là
	A. 4.	B. 5.	C. 2.	D. 3.
Câu 17: Cho các chất: saccarozơ, glucozơ, fructozơ, etyl fomat, axit fomic và anđehit axetic. Trong các chất trên, số chất vừa có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc vừa có khả năng phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường là 
A. 3. B. 5. C. 4. D. 2. Đề thi TSCĐ 2011
Câu 18. Dãy gồm các dung dịch đều tham gia phản ứng tráng bạc là:
A. Glucozơ, mantozơ, axit fomic, anđehit axetic. 
B. Fructozơ, mantozơ, glixerol, anđehit axetic.
C. Glucozơ, glixerol, mantozơ, axit fomic. 
D. Glucozơ, fructozơ, mantozơ, saccarozơ. Đề thi TSĐHCĐ khối A 2009
Câu 19. Cho dãy các chất: C2H2, HCHO, HCOOH, CH3CHO, (CH3)2CO, C12H22O11 (mantozơ). Số chất trong dãy tham gia được phản ứng tráng gương là
A. 4.	 B. 5.	 C. 3.	 D. 6. 
 Đề thi TSĐHCĐ khối B 2008
Câu 20: Cho các phát biểu sau: 
(a) Có thể dùng nước brom để phân biệt glucozơ và fructozơ. 
(b) Trong môi trường axit, glucozơ và fructozơ có thể chuyển hoá lẫn nhau. 
(c) Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3. 
(d) Trong dung dịch, glucozơ và fructozơ đều hoà tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch màu xanh lam. 
(e) Trong dung dịch, fructozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch hở. 
(g) Trong dung dịch, glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng vòng 6 cạnh (dạng α và β). 
Số phát biểu đúng là 
A. 5. B. 3. C. 2. D. 4. 
Đề thi TSĐHCĐ khối B 2011

Tài liệu đính kèm:

  • docBT_Cacbohidrat.doc