Chuyên đề Bài tập trắc nghiệm hóa 12 - Bài tập amin (tiết 1)

doc 2 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1029Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Bài tập trắc nghiệm hóa 12 - Bài tập amin (tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề Bài tập trắc nghiệm hóa 12 - Bài tập amin (tiết 1)
Số đồng phân cấu tạo của amin bậc một có cùng công thức phân tử C4H11N là
A. 4.	B. 2.	C. 5.	D. 3. 
Đề thi TSCĐ 2009
Cho sơ đồ phản ứng:
Biết Z có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. Hai chất Y và Z lần lượt là:
A. C2H5OH, CH3CHO. B. C2H5OH, HCHO.
C. CH3OH, HCHO. D. CH3OH, HCOOH. Đề thi TSĐHCĐ khối B 2007
Cho dãy các chất: CH4, C2H2, C2H4, C2H5OH, CH2=CH-COOH, C6H5NH2 (anilin), C6H5OH (phenol), C6H6 (benzen). Số chất trong dãy phản ứng được với nước brom là
A. 5.	 B. 6.	 C. 8.	 D. 7. 
Đề thi TSĐHCĐ khối B 2008
Dãy gồm các chất đều làm giấy quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh là:
A. anilin, metyl amin, amoniac.	B. amoni clorua, metyl amin, natri hiđroxit.
C. anilin, amoniac, natri hiđroxit.	D. metyl amin, amoniac, natri axetat. 
Đề thi TSĐHCĐ khối B 2007
Có 3 chất lỏng benzen, anilin, stiren, đựng riêng biệt trong 3 lọ mất nhãn. Thuốc thử để phân biệt 3 chất lỏng trên là 
A. dung dịch phenolphtalein.	B. dung dịch NaOH.
C. nước brom.	D. giấy quì tím. 
Đề thi TSĐHCĐ khối B 2007
Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Các ancol đa chức đều phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.
B. Etylamin phản ứng với axit nitrơ ở nhiệt độ thường, sinh ra bọt khí.
C. Benzen làm mất màu nước brom ở nhiệt độ thường.
D. Anilin tác dụng với axit nitrơ khi đun nóng, thu được muối điazoni. 
Đề thi TSĐHCĐ khối A 2009
Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X, thu được 8,4 lít khí CO2, 1,4 lít khí N2 (các thể tích khí đo ở đktc) và 10,125 gam H2O. Công thức phân tử của X là
A. C3H7N. B. C2H7N. C. C3H9N. D. C4H9N. 
Đề thi TSĐHCĐ khối A 2007
Cho 10 gam amin đơn chức X phản ứng hoàn toàn với HCl (dư), thu được 15 gam muối. Số đồng phân cấu tạo của X là
A. 4. B. 8.	 C. 5.	 D. 7. 
Đề thi TSĐHCĐ khối A 2009
 Cho 5,9 gam amin đơn chức X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Làm bay hơi dung dịch Y được 9,55 gam muối khan. Số công thức cấu tạo ứng với công thức phân tử của X là
A. 5.	B. 4.	C. 2.	D. 3. 
Đề thi TSCĐ 2008
Để trung hòa 25 gam dung dịch của một amin đơn chức X nồng độ 12,4% cần dùng 100ml dung dịch HCl 1M. Công thức phân tử của X là
A. C2H7N.	 B. C3H7N.	C. C3H5N.	D. CH5N. 
Đề thi TSCĐ 2007
Cho chất hữu cơ X có công thức phân tử C2H8O3N2 tác dụng với dung dịch NaOH, thu được chất hữu cơ đơn chức Y và các chất vô cơ. Khối lượng phân tử (theo đvC) của Y là 
A. 46.	 B. 85.	 C. 68.	 D. 45. 
Đề thi TSĐHCĐ khối B 2008
Người ta điều chế anilin bằng sơ đồ sau:
Biết hiệu suất giai đoạn tạo thành nitrobenzen đạt 60% và hiệu suất giai đoạn tạo thành anilin đạt 50%. Khối lượng anilin thu được khi điều chế từ 156 gam benzen là
A. 186,0 gam. B. 55,8 gam. C. 93,0 gam. D. 111,6 gam. 
Đề thi TSĐHCĐ khối B 2009
 Muối C6H5N2+Cl- (phenylđiazoni clorua) được sinh ra khi cho C6H5-NH2 (anilin) tác dụng với NaNO2 trong dung dịch HCl ở nhiệt độ thấp (0-5oC). Để điều chế được 14,05 gam C6H5N2+Cl- (với hiệu suất 100%), lượng C6H5-NH2 và NaNO2 cần dùng vừa đủ là
A. 0,1 mol và 0,4 mol. B. 0,1 mol và 0,3 mol. 
C. 0,1 mol và 0,1 mol. D. 0,1 mol và 0,2 mol 
Đề thi TSĐHCĐ khối B 2008
Phát biểu không đúng là:
A. Axit axetic phản ứng với dung dịch NaOH, lấy dung dịch muối vừa tạo ra cho tác dụng với khí CO2 lại thu được axit axetic.
B. Phenol phản ứng với dung dịch NaOH, lấy muối vừa tạo ra cho tác dụng với dung dịch HCl lại thu được phenol.
C. Anilin phản ứng với dung dịch HCl, lấy muối vừa tạo ra cho tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được anilin.
D. Dung dịch natri phenolat phản ứng với khí CO2, lấy kết tủa vừa tạo ra cho tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được natri phenolat. 
 Đề thi TSĐHCĐ khối A 2007
Phát biểu đúng là:
A. Các chất etilen, toluen và stiren đều tham gia phản ứng trùng hợp.
B. Tính bazơ của anilin mạnh hơn của amoniac.
C. Cao su thiên nhiên là sản phẩm trùng hợp của isopren.
D. Tính axit của phenol yếu hơn của rượu (ancol). Đề thi TSĐHCĐ khối A 2008 
Cho dãy các chất: phenol, anilin, phenylamoni clorua, natri phenolat, etanol. Số chất trong dãy phản ứng được với NaOH (trong dung dịch) là
A. 3.	 B. 2.	 C. 1.	 D. 4. Đề thi TSCĐ 20
Chất phản ứng với dung dịch FeCl3 cho kết tủa là
A. CH3COOH.	B. CH3OH.	C. CH3NH2.	D. CH3COOCH3.
Đề thi TSĐHCĐ khối B 2008
Cho các chất: etyl axetat, anilin, ancol (rượu) etylic, axit acrylic, phenol, phenylamoni clorua, ancol (rượu) benzylic, p-crezol. Trong các chất này, số chất tác dụng được với dung dịch NaOH là
A. 6.	 B. 4.	 C. 5.	D. 3. Đề thi TSĐHCĐ khối B 2007
Câu 19: Trong số các chất: C3H8, C3H7Cl, C3H8O và C3H9N; chất có nhiều đồng phân cấu tạo nhất là 
A. C3H8. B. C3H8O. C. C3H9N. D. C3H7Cl. 
Đề thi TSĐHCĐ khối A 2010
Câu 20: Số amin thơm bậc một ứng với công thức phân tử C7H9N là 
A. 4. B. 5. C. 2. D. 3. Đề thi TSCĐ 2010

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_tap_Amin.doc