Trắc nghiệm hóa học 10 - Chương I: Cấu tạo nguyên tử

doc 2 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 2590Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Trắc nghiệm hóa học 10 - Chương I: Cấu tạo nguyên tử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trắc nghiệm hóa học 10 - Chương I: Cấu tạo nguyên tử
Chương I. CẤU TẠO NGUYÊN TỬ
A.   Cấu hình electron:
Câu 1. Viết cấu hình electron của nguyên tử trong đó electron cuối cùng( electron có năng lượng cao nhất) có bộ bốn số lượng tử như sau:
 	a.     n=2, l=0, ml= 0, ms=+1/2
b.     n=2, l=1, ml= 0, ms=+1/2
c.      n=3, l=1, ml= 0, ms=-1/2
d.     n=4, l=2, ml= -2, ms=+1/2
Câu 2. Bộ bốn số lượng tử nào sau đây được chấp nhận cho một electron nguyên tử?
a.     n= 3, l=0, ml=1, ms=-1/2
b.     n= 2, l=2, ml=0, ms=-1/2
c.      n= 4, l=3, ml=-4, ms=-1/2
d.     n= 5, l=2, ml=2, ms=+1/2
Câu 3. Xác định nguyên tử mà electron cuối cùng điền vào đó có 4 số lượng tử thỏa mãn điều kiện : n+l= 3 và ml+ ms= +1/2
Câu 4. Nguyên tử A có electron sau cùng ứng với tổng đại số bốn số lượng tử bằng 4,5. Hiệu số lượng tử phụ và số lượng tử từ bằng 0. Viết cấu hình electron của A.
Câu 5. Có 3 nguyên tô với ZA<ZB< ZC ( Z là số đơn vị điện tích hạt nhân). Biết:
Tích số ZA.ZB.ZC=952; Tỉ số (ZA+ZC)/ ZB=3. Nguyên tử C có electron cuối cùng ứng với 4 số lượng tử là: n=3, l=1, ml=0, ms=-1/2
a.     Viết cấu hình electron xác định vị trí của A,B,C trong bảng HTTH
b.     3 nguyên tố A,B,C này hình thành hợp chất X có công thức ABC. Viết công thức electron của X. Gọi tên X
c.       ở trạng thái lỏng X dẫn được điện.Xác định loại liên kết trong X
B.   Sự lai hóa orbital nguyên tử và dạng hình học của phân tử
Câu 1. Sử dụng thuyết lai hóa để giải thích dạng hình học và kiểu lai hóa trong các phân tử: CH4, NH3, H2O.
Câu 2. Hãy giải thích:
a.     Tại sao trong các phân tử H2O,NH3 các góc liên kết HOH=104,50 và HNH= 1070 lại nhỏ hơn góc lai hóa sp3
b.     Xét hai phân tử H2O và H2S tại sao góc HOH=104029’ còn góc HSH=92015’ lại nhỏ
c.      Xét 2 phân tử H2O và F2O tại sao góc FOF =103015’ lại nhỏ hơn góc HOH= 104029’
Câu 3. Cho biết cấu trúc hình học của các phân tử hay ion sau: SO2, SO3, SO32-
Câu 4. Dựa vào thuyết cấu tạo phân tử hãy giải thích tại sao?
a.     NO2 có khuynh hướng dime hóa còn CO2 thì không?
b.     BCl3 có thể kết hợp với NH3; tạo ra phân tử NH3BCl3
Câu 5. Nhôm clorua khi hòa tan vào một số dung môi hoặc khi bay hơi ở nhiệt độ không cao thì tồn tại ở dạng dime. Ở nhiệt độ cao (7000C) dime bị phân li thành monome. Cho biết kiểu lai hóa và của nguyên tử nhôm, kiểu liên kết trong mỗi phân tử, mô tả dạng cấu trúc hình học của các phân tử đó.
Câu 6. Nguyên tử các nguyên tố A,R,X có đặc điểm sau:
-         A có electron sau cùng với 4 số lượng tử: n=3, l=1, ml=-1, ms=-1/2
-         R ở trạng thái cơ bản chỉ có 1 electron độc thân, e này có các số lượng tử: n=2, l=1, ml =1, ms=+1/2
-         X có electron cuối cùng ứng với các số lượng tử: n= 2, l=1, ml=-1, ms=-1/2
a.     Xác định các nguyên tố A,R,X
b.     Cho biết trạng thái lai hóa của nguyên tử trung tâm và dạng hình học của các phân tử và ion sau: AR6, AX2, R2X, AX42-
C.   Bài tập về cấu tạo nguyên tử
Câu 1. Nguyên tử Zn có bán kính nguyên tử r= 1,35.10-1 nm và có khối lượng 65u
a.     Tính khối lượng riêng của nguyên tử Zn
b.     Thực tế khối lượng nguyên tử tập trung ở hạt nhân với bán kính r=2.10-6nm. Tính khối lượng riêng hạt nhân của Zn( Xem hạt nhân là một khối cầu)
Câu 2. Khối lượng riêng của canxi kim loại là 1,55 g/cm3. Giả thiết rằng, trong tinh thể canxi các nguyên tử là những hình cầu chiếm 74% thể tích tinh thể, phần còn lại là khe rỗng. Tính bán kính nguyên tử canxi. Biết NTK của Ca = 40,08 g/mol
Câu 3. Bán kính nguyên tử và khối lượng mol của nguyên tử Fe lần lượt là 1,28 A và 56 g/mol. Tính khối lượng riêng của Fe biết trong tinh thể các nguyên tử sắt chiếm 74% thể tích còn lại là khe rỗng.
Câu 4. Nguyên tử Au có bán kính và khối lượng mol lần lượt là 1,44 A và 197 g/mol. Biết khối lượng riêng của Au là 19,36 g/cm3. Hỏi nguyên tử Au chiếm bao nhiêu % thể tích tinh thể.
Câu 5. Hợp chất A đều tạo thành từ các ion đều có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 3s23p6. Trong một phân tử A có tổng số hạt bằng 164. Biết rằng A tác dụng với một nguyên tố (đơn chất) đã có trong thành phần của A theo tỉ lệ 1:1 tạo thành đơn chất B
a.     Xác định CTPT của A và viết công thức Lewis của A và B ( công thức electron)
b.     Cho A và B tác dụng với đơn chất brom thu được đơn chất X. Mặt khác M gam kim loại Y chỉ có hóa trị n tác dụng với oxi thu a gam oxit , nếu cho m gam kim loại trên tác dụng với hết với X thu được b gam muối. Biết a= 0,68b. Xác định X và Y. Viết cấu hình electron và xác định vị trí X, Y trong bảng HTTH 
Câu 9. Hợp chất M được tạo thành từ ion X+ và anion Y3-, mỗi ion đều do 5 nguyên tử của 2 nguyên tố phi kim tạo nên. Biết tổng số proton trong X là 11 và trong Y3- là 47. Hai nguyên tố trong Y3- thuộc 2 chu kì liên tiếp trong bảng hệ thống tuần hoàn và có số thứ tự cách nhau 7 đơn vị. Xác định M và bản chất liên kết trong phân tử M.

Tài liệu đính kèm:

  • doccau tao nguyen tu.doc