Giáo án Chương 1: Cấu tạo nguyên tử - Vũ Thị Lan

doc 10 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1844Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Chương 1: Cấu tạo nguyên tử - Vũ Thị Lan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Chương 1: Cấu tạo nguyên tử - Vũ Thị Lan
CHƯƠNG I
CẤU TẠO NGUYÊN TỬ 
I. Cấu tạo nguyên tử.
Nguyên tử gồm hạt nhân tích điện dương (Z+) ở tâm và có Z electron chuyển động xung quanh hạt nhân. 
1. Hạt nhân: Hạt nhân gồm: 
- Proton: Điện tích 1+, khối lượng bằng 1 đ.v.C, ký hiệu (chỉ số ghi trên là khối lượng, chỉ số ghi dưới là điện tích). 
- Nơtron: Không mang điện tích, khối lượng bằng 1 đ.v.C ký hiệu 
Như vậy, điện tích Z của hạt nhân bằng tổng số proton. 
* Khối lượng của hạt nhân coi như bằng khối lượng của nguyên tử (vì khối lượng của electron nhỏ không đáng kể) bằng tổng số proton (ký hiệu là Z) và số nơtron (ký hiệu là N): 	
Z + N ≈ A. 
A được gọi là số khối. 
* Các dạng đồng vị khác nhau của một nguyên tố là những dạng nguyên tử khác nhau có cùng số proton nhưng khác số nơtron trong hạt nhân, do đó có cùng điện tích hạt nhân nhưng khác nhau về khối lượng nguyên tử, tức là số khối A khác nhau. 
2. Phản ứng hạt nhân: Phản ứng hạt nhân là quá trình làm biến đổi những hạt nhân của nguyên tố này thành hạt nhân của những nguyên tố khác. 
Trong phản ứng hạt nhân, tổng số proton và tổng số khối luôn được bảo toàn. 
Ví dụ: 
Vậy X là C. Phương trình phản ứng hạt nhân. 
3. Cấu tạo vỏ electron của nguyên tử. 
Nguyên tử là hệ trung hoà điện, nên số electron chuyển động xung quanh hạt nhân bằng số điện tích dương Z của hạt nhân. 
Các electron trong nguyên tử được chia thành các lớp, phân lớp, obitan. 
a) Các lớp electron. Kể từ phía hạt nhân trở ra được ký hiệu: 
Bằng số thứ tự n = 1 2 3 4 5 6 7  
Bằng chữ tương ứng: K L M N O P Q  
Những electron thuộc cùng một lớp có năng lượng gần bằng nhau. Lớp electron càng gần hạt nhân có mức năng lượng càng thấp, vì vậy lớp K có năng lượng thấp nhất. 
Số electron tối đa có trong lớp thứ n bằng 2n2. Cụ thể số electron tối đa trong các lớp như sau: 
Lớp : K L M N  
Số electron tối đa: 2 8 18 32  
b) Các phân lớp electron. Các electron trong cùng một lớp lại được chia thành các phân lớp. 
Lớp thứ n có n phân lớp, các phân lớp được ký hiệu bằng chữ : s, p, d, f,  kể từ hạt nhân trở ra. Các electron trong cùng phân lớp có năng lượng bằng nhau. 
Lớp K (n = 1) có 1 phân lớp : 1s. 
Lớp L (n = 2) có 2 phân lớp : 2s, 2p. 
Lớp M (n = 3) có 3 phân lớp :3s, 3p, 3d. 
Lớp N (n = 4) có 4 phân lớp : 4s, 4p, 4d, 4f. 
     Thứ tự mức năng lượng của các phân lớp xếp theo chiều tăng dần như sau : 1s, 2s, 2p, 3s, 3p, 4s, 3d, 4p, 5s, 4d, 5p, 6s
Số electron tối đa của các phân lớp như sau: 
Phân lớp : s p d f. 
Số electron tối đa: 2 6 10 14. 
c) Obitan nguyên tử: là khu vực không gian xung quanh hạt nhân mà ở đó khả năng có mặt electron là lớn nhất (khu vực có mật độ đám mây electron lớn nhất). 
Số và dạng obitan phụ thuộc đặc điểm mỗi phân lớp electron. 
Phân lớp s có 1 obitan dạng hình cầu. 
Phân lớp p có 3 obitan dạng hình số 8 nổi. 
Phân lớp d có 5 obitan, phân lớp f có 7 obitan. Obitan d và f có dạng phức tạp hơn. 
Mỗi obitan chỉ chứa tối đa 2 electron có spin ngược nhau. Mỗi obitan được ký hiệu bằng 1 ô vuông (còn gọi là ô lượng tử), trong đó nếu chỉ có 1 electron ta gọi đó là electron độc thân, nếu đủ 2 electron ta gọi các electron đã ghép đôi. Obitan không có electron gọi là obitan trống.
        4. Cấu hình electron và sự phân bố electron theo obitan. 
a) Nguyên lý vững bền: trong nguyên tử, các electron lần lượt chiếm các mức năng lượng từ thấp đến cao. 
Ví dụ: Viết cấu hình electron của Fe (Z = 26). 
1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 4s2 
Nếu viết theo thứ tự các mức năng lượng thì cấu hình trên có dạng. 
1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 
Trên cơ sở cấu hình electron của nguyên tố, ta dễ dàng viết cấu hình electron của cation hoặc anion tạo ra từ nguyên tử của nguyên tố đó. 
Ví dụ: Cấu hình electron của 
Fe2+ : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d6 
Fe3+ : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d5. 
Đối với anion thì thêm vào lớp ngoài cùng số electron mà nguyên tố đã nhận. 
Ví dụ: 
S(Z = 16) : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4. 
S2- : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 
Cần hiểu rằng : electron lớp ngoài cùng theo cấu hình electron chứ không theo mức năng lượng. 
5. Năng lượng ion hoá, ái lực với electron, độ âm điện. 
      a) Năng lượng ion hoá (I). Năng lượng ion hoá là năng lượng cần tiêu thụ để tách 1e ra khỏi nguyên tử và biến nguyên tử thành ion dương. Nguyên tử càng dễ nhường e (tính kim loại càng mạnh) thì I có trị số càng nhỏ.
b) Ái lực với electron (E). Ái lực với electron là năng lượng giải phóng khi kết hợp 1e vào nguyên tử, biến nguyên tử thành ion âm. Nguyên tử có khả năng thu e càng mạnh (tính phi kim càng mạnh) thì E có trị số càng lớn. 
c) Độ âm điện (c).Độ âm điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng hút cặp electron liên kết của một nguyên tử trong phân tử. 
Độ âm điện được tính từ I và E theo công thức: 	 
      - Nguyên tố có c càng lớn thì nguyên tử của nó có khả năng hút cặp e liên kết càng mạnh.
      - Độ âm điện c thường dùng để tiên đoán mức độ phân cực của liên kết và xét các hiệu ứng dịch chuyển electron trong phân tử.
      - Nếu hai nguyên tử có c bằng nhau sẽ tạo thành liên kết cộng hoá trị thuần tuý. Nếu độ âm điện khác nhau nhiều (cD > 1,7) sẽ tạo thành liên kết ion. Nếu độ âm điện khác nhau không nhiều (0 < cD < 1,7) sẽ tạo thành liên kết cộng hoá trị có cực. 
PHẦN MỘT: LÝ THUYẾT 
Câu 1 
 Những nhận định nào không đúng?
1. Trong nguyên tử, số proton bằng số đơn vị điện tích hạt nhân.
2. Tổng số proton và số electron trong nguyên tử bằng số khối.
3. Số khối là khối lượng tuyệt đối của nguyên tử.
4. Trong một nguyên tử, số proton luôn bằng số electron và bằng điện tích hạt nhân.
A. 1,2,3.	B. 1,2,4.	C. 1,3,4.	D. 2,3,4.
Câu 2
 Nhận định nào đúng?
1. Số proton trong hạt nhân nguyên tử bằng số electron ở vỏ nguyên tử.
2. Trong hạt nhân nguyên tử, số proton bằng số nơtron.
3. Số hiệu nguyên tử bằng số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử.
4. Chỉ có hạt nhân nguyên tử lưu huỳnh mới có 16 nơtron.
A. 1,2.	B. 1,3.	C. 2,4.	D. 3,4. 
Câu 3
 Những nhận định nào đúng?
Các obitan trong một phân lớp
1. có cùng mức năng lượng.
2. khác nhau về mức năng lượng.
3. cùng định hướng trong không gian.
4. khác nhau về sự định hướng trong không gian.
A. 1,2	B.1,3	C. 1,4	D. 3,4
Câu 4
 Số electron tối đa trên một obitan nguyên tử là 
A. n. (với n là số thứ tự lớp)	B. 2n. (với n là số thứ tự lớp)	
C. 1. 	D. 2.	
Câu 5
 Số obitan trong các phân lớp s, p, d, f lần lượt là
A. 1,2,3,4.	B. 1,3,5,7.	C. 1,4,9,16.	D. 1,5,10,15.
Câu 6
 Cấu hình electron nào sau đây viết không đúng?
A. 1s2 2s2.	B. 1s2 2s2 2p5.	C. 1s2 2s2 2p6.	D. 1s2 2s2 2p7.
Câu 7
 Cho biết cấu hình electron của X là 1s2 2s2 2p2; Y là 1s2 2s2 2p6 3s1; Z là 1s2 2s2 2p6 3s2; T là 1s2 2s2 2p6 3s2 3p3; Q là 1s2 2s2 2p6 3s2 3p5; R là 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6. Các nguyên tố kim loại là
A. X,Y,Z. 	B. X,Y,T.	C. Z,T,Q.	D. T,Q,R.
Câu 8
 Nhận định nào đúng?
A. Tất cả các nguyên tố mà nguyên tử có 4 electron ở lớp ngoài cùng đều là kim loại.
B. Tất cả các nguyên tố mà nguyên tử có 4 electron ở lớp ngoài cùng đều là phi kim. 
C. Tất cả các nguyên tố mà nguyên tử có 2 electron ở lớp ngoài cùng đều là kim loại.
D. Tất cả các nguyên tố mà nguyên tử có 7 electron ở lớp ngoài cùng đều là kim loại.
Câu 9
 Nguyên tử X ở lớp thứ 3 (lớp ngoài cùng) có chứa 5 electron. X có điện tích hạt nhân là 
A. 14.	B. 15.	C. 10.	D. 18.
Câu 10 
 Nguyên tử X có electron cuối cùng điền vào phân lớp 3d5. Vậy nguyên tử X có số lớp electron là 
A. 3. 	B. 4.	C. 5.	D. 7.
Câu 11
 Cấu hình electron 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 không thể là của 
A. ion Cl-. 	B. nguyên tử Ar.	C. nguyên tử K.	D. ion Ca2+.
Câu 12 
 Có các hợp chất NaF, NaCl, NaBr, MgO, CaO, BaO. Những hợp chất nào mà trong thành phần của nó chỉ có những ion có cấu hình electron lớp bên ngoài là2s2 2p6 ?
A. NaF, MgO.	B. NaCl, CaO.	C. NaBr, BaO.	D. NaF, CaO.
Câu 13
 Nhận định nào không đúng?
A. Số electron tối đa trong lớp thứ n là 2n2 electron.
B. Số electron tối đa trong phân lớp s,p,d,f lần lượt là 2,6,10,14.
C. Trong một obitan chỉ có thể có nhiều nhất một electron.
D. Ở trạng thái cơ bản, trong nguyên tử các electron chiếm lần lượt những obitan có mức năng lượng từ thấp đến cao.
Câu 14
Số electron tối đa có thể phân bố trên lớp thứ 4 trong vỏ nguyên tử là
A. 16.	B. 18.	C. 32.	D. 50.
Câu 15
 Cấu hình electron lớp ngoài cùng của hai nguyên tử X, Y lần lượt là 3sx và 3p4 Biết phân lớp 3s của X, Y hơn kém nhau 1 electron. Hai nguyên tố X và Y là
A. Mg, Cl.	B. Mg, S.	C. Na, Cl.	D. Na, S
Câu 16 
 Trong nguyên tử ta sẽ biết số p, n, e nếu biết 
A. số p, e	B. số n, e	C. điện tích hạt nhân	D. số p
Câu 17
 Nhận định nào không đúng ? Hai nguyên tử và 
A. là đồng vị của nhau.	B. có cùng số electron.
C. có cùng số nơtron.	D. có cùng số hiệu nguyên tử.
Câu 18: 
 Số obitan có trong lớp electron thứ 3 là
A. 4.	B. 6.	C. 9.	D. 16.
Câu 19 
 Các mức năng lượng obitan nguyên tử tăng dần theo thứ tự sau:
A. 1s 2s 2p 3s 3p 3d 4p 4s......	B. 1s 2s 2p 3s 3p 4s 3d 4p......
C. 1s 2s 2p 3p 3s 3d 4s 4p...	D. 1s 2s 2p 3s 3p 3d 4s 4p....
Câu 20 
 Nguyên tử nguyên tố M có tổng số electron và proton là 22. Cấu hình electron nguyên tử nguyên tố M là
A. 1s22s22p63s1	B. 1s22s22p63s23p1	C. 1s22s22p63s2D. 	1s22s22p3
Câu 21
 Cho các ion và các nguyên tử sau: Cl- , Fe2+, S, Mg . Hỏi loại hạt nào có số electron p nhiều nhất ?(cho ZCl = 17, ZS = 16, ZMg = 12, ZFe = 26)
A. Cl-, S.	B. Cl-, Mg.	C. Fe2+, Mg.	D. Fe2+, Cl-.
Câu 22 
 Khi cho hạt nhân nguyên tử bắn phá vào hạt nhân nguyên tử người ta thu được 1 proton và một nguyên tử X. Kí hiệu nguyên tử X là
A. .	B. .	C. 	.	D. .
Câu 23 
 Phân tử nào sau đây có tổng số electron lớn nhất?(cho ZAl = 13, ZO = 8, ZS = 16, ZNa = 11, ZFe = 26)
A. Al2O3	B. Na2S	C. SO3	D. FeO
Câu 24
 Cho số hiệu nguyên tử nguyên tố S là 16. Hỏi ở trạng thái cơ bản nguyên tử S có bao nhiêu electron độc thân?
A. 0	B. 2	C. 4	D. 6
Câu 25 
 Nguyên tố Mg có 3 đồng vị ứng với thành phần % như sau:
	Đồng vị	 
	 %	 78,99	10,00	11,01
Giả sử trong hỗn hợp trên có 50 nguyên tử thì tổng số nguyên tử của 2 đồng vị còn lại là
A. 500.	B. 450.	C. 395.	D. 105.
Câu 26 
 Số electron tối đa trong các lớp L, M lần lượt là
A. 8 và 18.	B. 8 và 10.	C. 18 và 10.	D. 18 và 8.
Câu 27
 Nguyên tử X có electron cuối cùng ở lớp thứ 2, phân lớp p, ô lượng tử thứ 2 và là electron đã được ghép đôi. Vậy X có số hiệu nguyên tử là
A. 6.	B. 8.	C. 9.	D. 12.
Câu 28 
 Hiđro có 3 đồng vị là ; ; . Be có 1 đồng vị . Hỏi có bao nhiêu loại phân tử BeH2 cấu tạo từ các đồng vị trên?
A. 1.	B. 6.	C. 12.	D. 18.
Câu 29 
 Hình dạng obitan nguyên tử phụ thuộc vào
A. lớp electron.	B. năng lượng electron.
C. số electron của lớp vỏ nguyên tử.	D. đặc điểm mỗi phân lớp electron.
Câu 20
 Ion M3+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ...3d5 . Vậy số proton trong ion M3+ là
A. 23.	B. 24.	C. 25.	D. 26.
Câu 21 
 Nguyên tử nguyên tố X có electron cuối cùng điền vào ô lượng tử thứ 2, phân lớp p, lớp thứ 3 và là electron độc thân. Vị trí X trong bảng tuần hoàn là
A. Chu kì 3, nhóm IIA.	B. Chu kì 2, nhóm IVA.
C. Chu kì 3, nhóm IVA.	D. Chu kì 3, nhóm IIB.
Câu 22
 Tổng số electron ở các phân lớp 3p và 3d của ion là 
A. 10.	B. 11.	C. 12.	D. 13.
Câu 23
 Tổng số hạt mang điện trong phân tử natri clorua là bao nhiêu? (cho ZNa = 11, ZCl = 17)
A. 28.	B. 56.	C. 45.	D. 39.
Câu 24 
 Trong hạt nhân nguyên tử nguyên tố X, số proton bằng số nơtron. Ion do X tạo ra có 10e và 8p. Tính tổng số hạt cơ bản trong nguyên tố X?
A. 26.	B. 18.	C. 16.	D. 24.
Câu 25: 
 Số proton của Na, Al, H, K lần lượt là 11,13,1,19 và số nơtron lần lượt là 12,14,1,20. Kí hiệu nào không đúng ?
A. .	 B. .	C. .	D. 
	BÀI TẬP
DẠNG 1 : NGUYÊN TỬ KHỐI , NGUYÊN TỬ LƯỢNG 	
Câu 1 :
 Biết nguyên tử khối của Mc=12, MN= 14, MO= 16, MH =1. Tính khối lượng các nguyên tử trên theo đơn vị kg ? Tính khối lượng phân tử CO2, CH4, NH3 , H2O ?
Câu 2 
 Biết khối lượng nguyên tử cacbon là 12 và khối lượng nguyên tử cacbon gấp 11,905 lần khối lượng nguyên tử hidro. Tính khối lượng nguyên tử hidro theo đơn vị u và gam ?
Câu 3 
 Biết khối lượng nguyên tử oxi , cacbon lần lượt nặng gấp 15,842 lần và 11,905 lần khối lượng nguyên tử hidro. Nếu chọn 1/12 khối lượng nguyên tử cacbon làm đơn vị thì nguyên tử khối oxi, hidro là bao nhiêu ?
Câu 4 
 Tính khối lượng nguyên tử oxi, nguyên tử natri, nguyên tử cacbon, nguyên tử nhôm theo đơn vị là gam và đvC ?
Câu 5 : 
Biết khối lượng nguyên tử của 
mNa =38,1634*10-27 kg
mS = 53,226*10-27 kg
mMg = 40,358*10-27 kg
mP = 51,417*10-27 kg
Tính nguyên tử khối của các nguyên tố( đơn vị u)
DẠNG 2 : TÍNH KHỐI LƯỢNG RIÊNG CỦA NGUYÊN TỬ 
Câu 1 
 tính khối lượng riêng của nguyên tử
Zn , biết r(Zn)=1,35*10-8cm và M(Zn)=65
Al, , biết r(Al)=1,43 A0 và M(Al)=27
Na, , biết r(Na)=0,19nm và M(Na)=23
Cs, , biết r(Cs)=0,27 nm và M(Cs)=133
Biết rằng trong tinh thể các kim loại này nguyên tử Al, Zn chiếm 74% thể tích còn Na,Cs chiếm 64% thể tích
Câu 2 ; 
Tính bán kính nguyên tử của :
a, Ca, biết khối lượng riêng của Ca là 1,55g/cm3, M (Ca)= 40
b, Au, biết khối lượng riêng của Au là 19,3 g/cm3, M (Au )= 197
c, Fe, biết khối lượng riêng của Fe là 7,87 g/cm3, M (Fe)= 56
d, Cu , biết khối lượng riêng của Cu là 8,93 g/cm3, M (Cu )= 63,5
e, Pb, biết khối lượng riêng của Pb là 11,34 g/cm3, M (Pb )= 207
Biết rằng trong tinh thể các kim loại này nguyên tử chiếm 74% thể tích, còn lại là khe trống
DẠNG 3 : BÀI TẬP VỀ ĐỒNG VỊ 
Câu 1
Trong tự nhiên, bạc có 2 đồng vị trong đó đồng vị 109Ag chiếm 44%. Nguyên tử khối của của đồng vị thứ hai là bao nhiêu, biết nguyên tử khối trung bình của Ag là 107,88 ?
A.106 	B. 107	C. 108	D. 109 
PA: B
Câu 2 
Đồng trong tự nhiên gồm có hai đồng vị 63Cu và 65Cu với tỷ số 63Cu/ 65Cu là 105/245. Tính nguyên tử khối trung bình của đòng?
Câu: Nguyên tử khối của Bo là 10,81. Bo có hai đồng vị là 10B và 11B.Có bao nhiêu % đồng vị 11B trong phân tử axit boric H3BO3?
Câu 3
 Nguyên tử khối trunng bình của Brom là 79,91. Brom có hai đồng vị , một đồng vị là 79Br chiếm 54,5%. Hãy xác định đồng vị thứ hai? 
Câu 4	
 Trong tự nhiên đồng vị chiếm 24,23% số nguyên tử Clo. Tính thành phần phần trăm về khối lượng có trong HClO (với H là đồng vị , O là đồng vị ) Cho nguyên tử khối trung bình của clo là 35,5. 
A. 16,25%.	B. 53,07%.	C. 50,08%.	D. 17,07%.
Câu 5
 Nguyên tố X có hai đồng vị, với tỉ lệ số nguyên tử tương ứng của hai đồng vị là 27/23. Hạt nhân của X có 35 proton. Đồng vị thứ nhất có 44 nơtron, đồng vị thứ hai có nhiều hơn đồng vị thứ nhất 2 nơtron. Nguyên tử khối trung bình của X là
A. 79,25.	B. 78,92.	C. 79,92.	D. 80,55. 
Câu 6:
Tính hàm lượng phần trăm về số nguyên tử mỗi loại đồng vị của các nguyên tố Cu, Br biết rằng:
Cu tự nhiên ( Cu= 63,54) gồm hai đồng vị 63Cu và 	65Cu
Br tự nhiên ( Br= 79,92) gồm hia đồng vị 79Br và 80Br
Câu 7:
Khối lượng nguyên tử trung bình của clo là 35,5. clo có hai đồng vị và 35Cl
A, Hỏi có bao nhiêu phần trăm về khối lượng của 35Cl trong axit HClO4?
B, có bao nhiêu % về khối lượng trong muối KClO3
DẠNG 4: TÌM SỐ HẠT CƠ BẢN CỦA NGUYÊN TỬ
Câu 1
 Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 180, trong đó tổng số hạt mang điện chiếm 58,89%. X là nguyên tố
A. flo.	B. clo.	C. brom.	D. iot.
Câu 2 
 Tổng số hạt proton, electron, nơtron trong nguyên tử nguyên tố M thuộc nhóm VIIA là 28. Số khối của nguyên tử M là
A. 18.	B. 19.	C. 20.	D. 21.
Câu 3
 Biết tổng số electron trong AB32- là 42. Trong hạt nhân A, B số proton bằng số notron. Tính số khối của B?
Câu 4
Tổng số hạt cơ bản của nguyên tử một nguyên tố là 21. Xác định tên nguyên tố? Viết cấu hình e? Tính tổng số obitan nguyên tử của nguyên tố đó?
Câu5
 Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử một nguyên tố là:155. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 33. Tìm số khối của nguyên tố đó?
Câu 6
 Hợp chất MX3 cho biết:
Tổng số hạt p,n,e là 196. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 60.
Khối lượng nguyên tử của X lớn hơn của M là 8. 
Tổng số ba loại hạt trong X- nhiều hơn trong M3+ . tìm M?X?
Câu 7
 Tổng số hạt p,n,e trong một nguyên tử A là 16.Trong nguyên tử B là 58.Tìm số khối của A,B? 
Câu 8 
 Trong ion XY32- có chứa 30 proton. Trong nguyên tử X cũng như nguyên tử Y, số proton bằng số nơtron. X và Y lần lượt là 
A. cacbon và oxi.	B. lưu huỳnh và oxi.
C. silic và oxi.	D. nitơ và oxi.
Câu 9
 Nguyên tố X có hai đồng vị là X1 và X2 . Đồng vị X1 có tổng số hạt là 18. Đồng vị X2 có tổng số hạt là 20. Biết rằng các loại hạt trong X1 bằng nhau, thành phần phần trăm các hạt trong X bằng nhau. X2 có nguyên tử khối là 
A. 12.	B. 13.	C. 14.	D. 16.
Câu 10
 Nguyên tử X có tổng số hạt là 115, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 25. Cấu hình electron của nguyên tử X là 
A. [Ne] 3s2 3p3. 	B. [Ne] 3s23p5.	C. [Ar] 3d10 4s24p3.	D. [Ar] 3d10 4s24p5.	
Câu 11
 Nguyên tử X có tổng số hạt là 52, số hạt không mang điện trong hạt nhân gấp 1,059 lần số hạt mang điện dương. Nhận định nào không đúng với X? 
A. X là phi kim.	B. X có số khối là 35.
C. Điện tích hạt nhân của X là 17+.	D. Ở trạng thái cơ bản, X có 3 electron độc thân.
Câu 12 
 Tổng số hạt proton, nơtron, electron trong nguyên tử nguyên tố M là 58, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 18. Hạt nhân nguyên tử nguyên tố M có số khối là
A. 19.	B. 20.	C. 39.	D. 40.
Câu 13 
 Nguyên tử nguyên tố X có tổng số electron trong các phân lớp p là 11. Nguyên tử nguyên tố Y có tổng số hạt mang điện ít hơn tổng số hạt mang điện trong X là 10 hạt. X, Y là các nguyên tố
A. và .	B. và .
C. và .	D. và .
Câu 14 
 Ion M+ có 11 proton . Hoà tan 7,72 gam hỗn hợp kim loại M và oxit của M vào x gam nước được 1,344 lít khí H2(đktc) và dung dịch Y có nồng độ 16%. Tính x? (cho Li = 7, Na = 23, K= 39, H = 1, O = 16)
A. 62,68.	B. 62,4	.	C. 62.	D. 70.
Câu 15
 Nguyên tử nguyên tố X có tổng số electron trong các phân lớp p là 11. Nguyên tử nguyên tố Y có tổng số hạt mang điện ít hơn tổng số hạt mang điện trong X là 10 hạt. X, Y là các nguyên tố
A. và .	B. và .
C. và .	D. và .
Câu 16:
 Viết kí hiệu của các nguyên tố A,B, C,D biết :
a, nguyên tử A có tổng số hạt cơ bản là: 24, tổng số hạt không mang điện chiếm 33,33%
b, Nguyên tử B có tổng số hạt cơ bản là 34, số notron nhiều hơn số proton một hạt
c, Nguyên tử C có tổng số hạt cơ bản là 18, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 6
d, Nguyên tử D có số khối bằng 207 và số hạt mang điện tích âm là 82
PA: O, Na, C, Pb
Câu 17; 
Cho hợp chất MX2 .trong phân tử MX2 có tổng số hạt cơ bản là 140 và số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44. Số khối của X lớn hơn của M là 11. Tổng số hạt cơ bản trong X nhiều hơn trong M là 16. Tìm công thức của hợp chất?
PA ; MgCl2
Câu 18:
Trong phân tử oxit R2O có:
Tổng số các loại hạt là 140
Tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44. Tìm công thức oxit?
DẠNG 5; LỚP VỎ NGUYÊN TỬ VÀ TÍNH CHẤT CỦA NGUYÊN TỬ 
Câu 1
 Biết cấu tạo các lớp e của các nguyên tố sau :
2/8/8	B. 2/8/18/7	C. 2/8/14/2	D. 2/8/18/8/2
Cho biết tính chất các nguyên tố trên ?( kim loại, phi kim, khí hiếm)
Viết cấu hình e các nguyên tố đó?
Câu 2
 Nguyên tố A không phải là khí hiếm , nguyên tử A có phân lớp ngoài cùng là 4p. Nguyên tử B có phân lớp ngoài cùng là 4s.
Nguyên tử nguyên tố nào là kim loại ? phi kim?
Biết tổng số e lớp ngoài cùng của A và B bằng 7.Viết cấu hình e mỗi nguyên tố , suy ra số hiệu nguyên tử của hai nguyrn tố?
Câu 3
 Nguyên tử M mất 2e ở lớp vỏ ngoài cùng tạo ion dương M2+ có cấu hình e ở phân lớp ngoài cùng là 2p6. Viết cấu hình e nguyên tử M và sự phân bố e theo obitan của nguyên tử M?
Câu 4
Nguyên tử Al có Z= 13, Fe có Z=26, S có Z=16, Br có Z=35. Viết cấu hình e nguyên tử các nguyên tố đó?
b)Viết cấu hình e tương ứng của các ion Al3+, Ca2+, Fe2+, Fe3+, S2-, Br-
Câu 5

Tài liệu đính kèm:

  • docon_tap_chuong_1_lop_10.doc