Đề 2 ôn tập thi học kì 1 năm học 2015 - 2016 môn: Hóa học - 10a1 (thời gian làm bài 60 phút, không kể thời gian giao đề)

doc 1 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 932Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề 2 ôn tập thi học kì 1 năm học 2015 - 2016 môn: Hóa học - 10a1 (thời gian làm bài 60 phút, không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 2 ôn tập thi học kì 1 năm học 2015 - 2016 môn: Hóa học - 10a1 (thời gian làm bài 60 phút, không kể thời gian giao đề)
TRƯỜNG THPT DKDHDJGHJ	 	 ĐỀ ÔN TẬP THI HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2015-2016
 GV Lê Hoàng Sơn 	 	 MÔN: HÓA HỌC - 10A1
 ĐỀ SỐ 06	 (Thời gian làm bài 60 phút, không kể thời gian giao đề)
I. Phần trắc nghiệm (3 điểm)
Câu 1. Hợp chất nào sau đây chứa 1 liên kết đôi trong phân tử
 	A. CO2	B. N2	C. C2H4	D. CH4
Câu 2. Nguyên tử khối trung bình của clo là 35,5. Clo trong tự nhiên có 2 đồng vị là 35Cl và 37Cl. % khối lượng của 37Cl chứa trong HClO4 (với H = 1, O = 16) là 
 A. 9,40%	B. 8,95%	 	C. 9,67%	D. 9,20%
Câu 3. Bán kính nguyên tử của các nguyên tố: 3Li, 8O, 9F, 11Na được xếp theo thứ tự tăng dần từ trái sang phải là 
A. F, O, Li, Na. 	B. F, Na, O, Li. 	C. F, Li, O, Na. 	D. Li, Na, O, F.
Câu 4. Anion X– và cation Y2+ đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6. Vị trí của X và Y trong BTH là:
A. đều ở chu kì 3, nhóm tương ứng là VIIA và IIA.	B. X ở chu kì 3, nhóm VIIA ; Y ở chu kì 4, nhóm VIA
C. X ở chu kì 3, nhóm VIIA ; Y ở chu kì 4, nhóm IIA	D. X ở chu kì 3, nhóm VA ; Y ở chu kì 4, nhóm IIA
Câu 5. Cho phản ứng sau: 	FeS2 + HNO3 (đặc, nóng) → Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO2 + H2O. 
 Trong phản ứng trên, mỗi phân tử FeS2 đã nhường đi bao nhiêu electron?
	A. 11	B. 15	C. 14	D. 19
Câu 6. Cho độ âm điện của các nguyên tố như sau:
Nguyên tố
Mg
O
Al
C
H
N
Độ âm điện
1,31
3,44
1,61
2,55
2,2
3,04
 Chiều giảm dần độ phân cực của liên kết giữa hai nguyên tử trong các phân tử: MgO (1), CH4 (2), AlN (3), N2 (4) là:
A. 1>2>>3>4	B. 1>3>2>4	C. 3>4>2>1 	D. 2>1>4>3 	
Câu 7. Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np4. Trong hợp chất khí của nguyên tố X với hiđro, X chiếm 94,12% khối lượng. Phần trăm khối lượng của nguyên tố X trong oxit cao nhất là 
A. 50%. 	B. 27,27%. 	C. 60%. 	D. 40%.
Câu 8. Một ion M3+ có tổng số hạt cơ bản là 79, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 19. Cấu hình electron của nguyên tử M là
A. [Ar]3d34s2. 	B. [Ar]3d64s2. 	C. [Ar]3d64s1. 	D. [Ar]3d54s1.
Câu 9. Kim loại 52Cr có cấu trúc tinh thể với độ đặc khít là 68%. Khối lượng riêng của Crom là 7,19 gam/cm3. Bán kính nguyên tử tương đối của nguyên tử Cr là
A. 1,15 nm.	B. 1,55.10-10 cm.	C. 1,25 nm.	D. 1,25 A0.
Câu 10. Có các nguyên tố M (Z = 11), X (Z = 17), Y (Z = 15) và R (Z = 13). Tính kim loại của các nguyên tố tăng dần theo thứ tự:
A. M < R < Y < X.	B. X < Y < R < M.	C. M < X < Y < R.	D. Y < X < R < M.
Câu 11. Cho phản ứng: 	Na2SO3 + KMnO4 + NaHSO4 → Na2SO4 + MnSO4 + K2SO4 + H2O. 
 Tổng hệ số của các chất (là những số nguyên, tối giản) trong phương trình phản ứng là 
	A. 23.	 	B. 27. 	C. 47. 	D. 31.
Câu 12. Cho dãy các chất: FeO, FeS, Fe(NO3)2, Fe(OH)2, FeSO4, Fe3O4, Fe2(SO4)3, Na2S Fe2O3. Số chất trong dãy bị oxi hóa khi tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng là
A. 8.	B. 5.	C. 7	D. 6.
II. Phần tự luận (7 điểm)
Bài 1. Hai nguyên tử X, Y có tổng số hạt mang điện là 72, trong đó số hạt mang điện của nguyên tử X nhiều hơn nguyên tử Y là 4 hạt.
 a. Xác định X, Y và viết cấu hình electron của chúng.
 b. Xác định vị trí của X, Y trong BTH và cho biết X, Y là kim loại hay phi kim? Vì sao?
 c. Dự đoán kiểu liên kết được hình thành giữa X, Y?
Bài 2. Cân bằng các phản ứng sau bằng phương pháp thăng bằng electron?
 a. Cu2S + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO + H2SO4 + H2O
 b. P + H2SO4 → H3PO4 + SO2 + H2O
 c. K2Cr2O7 + FeSO4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + Cr2(SO4)3 + K2SO4 + H2O 
 d. FeSO4 + KMnO4 + NaHSO4 → Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4 + Na2SO4 + H2O 
Bài 3. Cho các chất: SO2, Cl2.
 a. Cho biết các chất trên có tính oxi hóa hay tính khử? Giải thích?
 b. Viết các phương trình phản ứng minh họa cho mỗi tính chất trên của các chất.
Bài 4. Cho 10,32 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg tác dụng hết với dung dịch HCl 7,3% (lấy dư 25% so với lượng cần phản ứng) thu được dung dịch Y và 6,048 lít khí H2 (đktc)
 a. Viết các phản ứng xảy ra và tính % khối lượng các kim loại trong X.
 b. Tính nồng độ % của các chất trong dung dịch Y.
 c. Trộn lượng X ở trên với một lượng kim loại R (có hóa trị không đổi) thu được 16,82 gam hỗn hợp chất rắn A. Cho A tác dụng hết với khí Clo dư thu được 47,35 gam muối clorua. Tìm kim loại R.
---------------HẾT---------------

Tài liệu đính kèm:

  • doc6.doc