Môn hóa 12 Trường THPT Mỹ Quý Chuyên Đề: Cacbohydrat

doc 6 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 11710Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Môn hóa 12 Trường THPT Mỹ Quý Chuyên Đề: Cacbohydrat", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn hóa 12 Trường THPT Mỹ  Quý Chuyên Đề: Cacbohydrat
TRƯỜNG THPT MỸ QUÝ	CHUYÊN ĐỀ: CACBOHYDRAT
Mức độ biết:
Câu 1: Lọai thực phẩm nào không chứa nhiều saccarôzơ là:
A. mật mía.	B. mật ong.	C. đường phèn.	D. đường kính.
Câu 2: Xenlulozơ là polisaccarit không phân nhánh do các mắc xích nối với nhau bởi các liên kết:
	A. 1,4 – glucozơ 	B. 1,6 – glucozơ	C. 1,4 – fructozơ	D. - 1,4 – glucozơ
Câu 3: Mantozơ là đisaccarit gồm hai gốc glucozơ nối với nhau bởi các liên kết:
	A. 1,4 – glucozơ 	B. 1,6 – glucozơ	C. 1,4 – fructozơ	D. - 1,4 – glicozit
Câu 4: Trong phân tử amilozơ các mắt xích liên kết với nhau bằng liên kết nào ?
	A. α -1,4-glicozit. 	B. α -1,4-glucozit. 	C. β-1,4-glicozit. 	D. β-1,4-glucozit.
Câu 5: Mô tả nào dưới đây không đúng với glucozơ ?
	A. Chất rắn, màu trắng, tan trong nước và có vị ngọt.	
	B. Có mặt trong hầu hết các bộ phận của cây, nhất là trong quả chín.
	C. Còn có tên gọi là đường nho.	
	D. Có 0,1% trong máu người.
Câu 6: Phát biểu sai là:
	A. Thủy phân hoàn toàn tinh bột và xenlulozơ đều thu được glucozơ.
	B. Monosaccarit không có phản ứng thủy phân.
	C. Glucozơ, saccarozơ và mantozơ đều có khả năng làm mất màu nước brom.
	D. Mantozơ có khả năng làm mất màu dung dịch thuốc tím.
Câu 7: Nhận xét nào sau đây sai?
A. Glucozơ được dùng làm thuốc tăng lực cho người già, trẻ em, người ốm.
B. Gỗ được dùng để chế biến thành giấy.
C. Xenlulozơ có phản ứng màu với iot.
D. Tinh bột là một trong số nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Câu 8: Sắp xếp các chất sau đây theo thứ tự độ ngọt tăng dần : glucozơ, fructozơ, saccarozơ 
A. Glucozơ < saccarozơ < fructozơ. 	B. Fructozơ < glucozơ < saccarozơ. 
C. Glucozơ < fructozơ < saccarozơ. 	D. Saccarozơ < fructozơ < glucozơ. 
Câu 9: Màu xanh của dung dịch keo X mất đi khi đun nóng và trở lại như ban đầu khi để nguội. Vậy X là:
A. dd (CH3COO)2Cu	B. dd I2 trong tinh bột	C. dd đồng (II) glixerat	D. dd I2 trong xenlulozơ
Câu 10: Câu nào phát biểu đươi đây không đúng?
A. Dung dịch saccarozơ trong môi trường axit ,đun nóng sẽ tham gia phản ứng tráng gương.
B. Dung dịch saccarozơ tham gia phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiêt độ phòng.
C. Saccarozơ do 2 gốc- glucozơ và - fructozơ liên kết với nhau.
D. Saccarozơ chỉ tồn tại ở dạng vòng.
Câu 11: chất có độ ngọt lớn nhất: 
 A. Glucozơ 	B. Fructozơ 	C. Saccarozơ. D. Mantozơ.
Câu 12: Loại đường không có tính khử là :
A. Glucozơ. 	B. Fructozơ. 	C. Mantozơ. 	D. Saccarozơ.
Câu 13: Gluxit (cacbohidrat) chỉ chứa hai gốc glucozơ trong phân tử là :
A. saccarozơ. 	B. tinh bột. 	C. mantozơ. 	D. xenlulozơ.
Câu 14: Glicogen còn được gọi là gì?
A. Glixin	B. Tinh bột động vật.	C. Glixerin	D. Tinh bột thực vật.
Câu 15: Tinh bột trong gạo nếp chứa khoảng 98% là
	A. amilozơ.	B. amilopectin.	C. glixerol.	D. alanin.
Mức độ hiểu:
Câu 16. Cho các phát biểu sau:
	(1) Fructozơ cho được phản ứng tráng gương.
	(2) Glucozơ làm mất màu dung dịch thuốc tím trong môi trường axit khi đun nóng.
	(3) Amilozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.
	(4) Mantozơ và saccarozơ là đồng phân của nhau.
	(5) Xenlulozơ và tinh bột có cấu trúc mạch cacbon giống nhau.
	(6) Mantozơ, tinh bột, xenlulozơ đều tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.
Số phát biểu đúng là.
	A. 5	B. 4	C. 3	D. 6
Câu 17: cho các phát biểu sau:	
	(a) Đa số các cacbohidrat có công thức chung Cn(H2O)m
(b) Trong phân tử cacbohiđrat luôn có nhóm chức anđehit
(c) Glucozơ và fructozơ tác dụng với Cu(OH)2 đều cho cùng một loại phức đồng
(d) Glucozơ tồn tai chủ yếu ở hai dạng mạch vòng -glucozơ
(e) Glucozơ là chất dinh dưỡng và được dùng làm thuốc tăng lực, tráng gương, tráng ruột phích
(f) Trong môi trường axit, glucozơ và fructozơ có thể chuyển hóa lẫn nhau
Số phát biểu đúng là: 
A. 2	B.4	C. 3	D.5	
Câu 18: Cho các phát biểu sau: 
1. Nước ép quả chuối xanh cho phản ứng tráng gương
2. Nước ép quả chuối chín tác dụng dung dịch iot cho màu xanh lam
3. Xenlulozơ dễ thủy phân hơn tinh bột
4. Nước ép quả chuối chín cho phản ứng tráng gương
5. Trong phân tử hemoglobin của máu có nguyên tố sắt
6. Sự kết tủa của protein bằng nhiệt gọi là sự đông đặc
7. Protein đơn giản khi thủy phân đến cùng thu được chủ yếu là aminoaxit
8. Cu(OH)2 cho vào lòng trắng trứng hiện màu tím
Số phát biểu sai:
	A. 6	B. 4	C. 5	D. 7
Câu 19:  Khí cacbonic chiếm 0,03% thể tích không khí. Để phản ứng quang hợp tạo ra 810 gam tinh bột cần số mol không khí là:
            A. 100000 mol.           B. 50000 mol.             C. 150000 mol.           D. 200000 mol. 
Câu 20: Cho các phát biểu: 
- Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng tráng gương.
- Tinh bột có cấu trúc phân tử mạch không phân nhánh.
- Dung dịch mantozơ có tính khử và bị thủy phân thành glucozơ.
- Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng với dung dịch brom trong CCl4.
- Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau.
Số phát biểu đúng là:
A. 1	B. 4	C. 2	D. 3
Câu 21: Cho các phát biểu sau:
(a) Mantozơ bị thủy phân trong dung dịch kiềm loãng, đun nóng tạo thành glucozơ.
(b) Dung dịch glucozơ không làm mất màu nước brom.
(c) Glucozơ, mantozơ và fructozơ đều tham gia phản ứng tráng bạc.
(d) Amilopectin có cấu trúc mạng lưới không gian.
(e) Xenlulozơ không phản ứng với Cu(OH)2.
(g) Hồ tinh bột tác dụng với I2 tạo ra sản phẩm có màu xanh tím.
Số phát biểu đúng là
	A. 5.	B. 3	C. 4.	D. 2.
Câu 22. Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat:
	(a) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước.
	(b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit.	
	(c) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hòa tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam.
	(d) Khi thủy phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất.
	(e) Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thu được Ag.
	(g) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol.
Số phát biểu đúng là:
	A. 6	B. 4	C. 3	D. 5
Câu 23: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Tinh bột là polime có cấu trúc dạng mạch phân nhánh và không phân nhánh.
B. Tinh bột không tan trong nước lạnh. Trong nước nóng từ 650C trở lên, tinh bột chuyển thành dung dịch keo nhớt.
C. Tinh bột không phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng, đun nóng.
D. Etanol có thể được sản xuất bằng phương pháp lên men các nông sản chứa nhiều tinh bột.
Câu 24: Phương trình : 6nCO2 + 5nH2O (C6H10O5)n + 6nO2, là phản ứng hoá học chính của quá trình nào sau đây ?
A. quá trình hô hấp. 	B. quá trình quang hợp.	C. quá trình khử. 	D. quá trình oxi hoá.
Câu 25: Cho các chất : saccarozơ, glucozơ , frutozơ, etyl format , axit fomic và anđehit axetic. Trong các chất trên, số chất vừa có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc vừa có khả năng phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường là: 
A. 3 	B. 2 	C. 4 	D. 5
Câu 26: Phát biểu không đúng là:
A. Dung dịch saccarozơ hoà tan được Cu(OH)2.
B. Sản phẩm thủy phân saccarozơ (xúc tác H+, to) có thể tham gia phản ứng tráng bạc.
C. Dung dịch saccarozơ tác dụng với Cu(OH)2 khi đun nóng cho kết tủa Cu2O.
D. Thủy phân (xúc tác H+, to) tinh bột cũng như xenlulozơ đều cho cùng một mono saccarit.
Câu 27: Glucozơ phản ứng được với những chất nào trong số các chất sau đây: (1) H2(Ni, to) ,(2) Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường, (3)Cu(OH)2 ở nhiệt độ cao, (4)AgNO3/NH3 (to), (5)dung dịch Br2/CCl4, (6) dung dịch Br2/H2O, (7)dung dịch KMnO4, (8)CH3OH/HCl, (9) (CH3CO)2O (to , xt)? 
A. (1), (2), (3), (4), (6), (7), (8), (9). 	B. (1), (2), (3), (4), (5), (6), (7) , (8), (9). 
C. (1), (3), (5), (6), (7) , (8), (9). 	D. (1), (2), (4), (5), (6), (8), (9).
Câu 28: Fructozơ phản ứng được với những chất nào trong số các chất sau đây ? (1) H2 (Ni, to ), (2) Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường, (3) Cu(OH)2 ở nhiệt độ cao tạo kết tủa đỏ gạch, (4) AgNO3/NH3 (to ), (5) dung dịch nước Br2 (Cl2), (6) (CH3CO)2O (to , xt). 
A. (1), (2), (3), (4), (6). 	B. (1), (2), (3), (4), (5), (6). 
C. (1), (2), (4), (6). 	D. (1), (2), (4), (5), (6). 
Câu 29: Tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau : Ở dạng mạch hở glucozơ và fructozơ đều có nhóm cacbonyl, nhưng trong phân tử glucozơ nhóm cacbonyl ở nguyên tử C số , còn trong phân tử fructozơ nhóm cacbonyl ở nguyên tử C số. Trong môi trường bazơ, fructozơ có thể chuyển hoá thành  và  
A. 1, 2, glucozơ, ngược lại. 	B. 2, 2, glucozơ, ngược lại. 
C. 2, 1, glucozơ, ngược lại. 	D. 1, 2, glucozơ, mantozơ. 
Câu 30: Có các phát biểu sau đây: 
(1) Amilozơ có cấu trúc mạch phân nhánh. 	 
(2) Mantozơ bị khử bởi dung dịch AgNO3 trong NH3. 
(3) Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh. 
(4) Saccarozơ có phản ứng với nước brom. 
(5) Fructozơ có phản ứng tráng bạc. 
(6) Glucozơ có phản ứng với nước brom. 
(7) Trong dung dịch, glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch vòng và một phần nhỏ ở dạng mạch hở. 
Số phát biểu đúng là
A. 5.	B. 6.	C. 3.	D. 4.
Câu 31 : Cho các chuyển hoá sau:
	X + H2O → Y ; 	Y + H2 → sobitol
	Y + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → amoni gluconat + 2Ag + NH4NO3.
	Y → E + Z ;	Z + H2O → X + G.
X, Y và Z lần lượt là
	A. xenlulozơ, fructozơ và khí cacbonic.	B. tinh bột, glucozơ và ancol etylic.
	C. xenlulozơ, glucozơ và khí cacbon oxit.	D. tinh bột, glucozơ và khí cacbonic
Câu 32: Cho m g glucozơ và fructozơ tác dụng với lượng dư dd AgNO3/NH3 tạo ra 43,2 g Ag. Cũng m g hỗn hợp này tác dụng vừa hết với 8 g Br2 trong dd. Số mol glucozơ và fructozơ trong hỗn hợp này lần lượt là 
A. 0,05 mol và 0,15 mol. 	B. 0,10 mol và 0,15 mol. 
C. 0,2 mol và 0,2 mol. 	D. 0,05 mol và 0,35 mol.
Câu 33: Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat:
(a) Tất cả các cacbohiđrat đều có phản ứng thủy phân. 
(b) Thủy phân hoàn toàn tinh bột thu được glucozơ.
(c) Glucozơ, fructozơ và mantozơ đều có phản ứng tráng bạc. 
(d) Glucozơ làm mất màu nước brom.
Số phát biểu đúng là
A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
Câu 34: Cho một số tính chất: có dạng sợi (1); tan trong nước (2); tan trong nước Svayde (3); phản ứng với axit nitric đặc (xúc tác axit sunfuric đặc) (4); tham gia phản ứng tráng bạc (5); bị thuỷ phân trong dung dịch axit đun nóng (6). Các tính chất của xenlulozơ là:
	A. (2), (3), (4) và (5).	B. (1), (3), (4) và (6).	C. (3), (4), (5) và (6).	D. (1), (2), (3) và (4).
Câu 35: Mantozơ có khả năng tham gia bao nhiêu phản ứng trong các phản ứng sau: thuỷ phân, tráng bạc, tác dụng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường, tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm khi đun nóng, tác dụng với nước brom. 
	A. 4 	B. 5 	C. 3 	D. 2
Mức độ vận dụng:
Câu 36: Thủy phân hoàn toàn 7,02 gam hỗn hợp X gồm glucozơ và saccarozơ trong dung dịch H2SO4 thu được dung dịch Y. Trung hòa hết lượng axit trong dung dịch Y rồi cho phản ứng ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì thu được 8,64 gam Ag. Thành phần % về khối lượng của saccarozơ trong hỗn hợp X là
A. 97,14%.	B. 24,35%.	C. 12,17%.	D. 48,71%.
Câu 37. Thủy phân m gam hỗn hợp mantozơ và saccarozơ có số mol bằng nhau, trong môi trường axit (hiệu suất các phản ứng đều là 50%). Sau phản ứng thu được dung dịch X. Kiềm hóa dung dịch X rồi cho tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được a gam Ag. Mối quan hệ giữa a và m là
	A. .	B. .	C. .	D. .
Câu 38. Thủy phân 109,44g mantozơ trong môi trường axit với hiệu suất phản ứng đạt 60% thu được hỗn hợp X. Trung hòa hỗn hợp X bằng NaOH thu được hỗn hợp Y. Cho Y tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư đun nóng thu được m gam Ag kết tủa. Giá trị của m là: 
	A. 69,12 gam 	B. 110,592 gam 	C. 138,24 gam 	D. 82,944 gam
Câu 39: Hỗn hợp X gồm saccarozơ và mantozơ có khối lượng 68,4 gam ( Tỉ lệ số mol 1:1 ).Thủy phân X một thời gian với hiệu suất mỗi chất tương ứng lần lượt bằng 50% và 75%. Cho hỗn hợp sản phẩm tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là?
	A. 43,2 gam.	B. 64,8 gam.	C. 59,4 gam.	D. 54,0 gam.
Câu 40. Có các cặp dung dịch riêng biệt đụng trong các bình mất nhãn: (1) glucozơ, fructozơ; (2) glucozơ, saccarozơ; (3) mantozơ, saccarozơ; (4) fructozơ, mantozơ; (5) glucozơ, glixerol. Dung dịch AgNO3/NH3 có thể phân biệt được những cặp dung dịch nào? 
A. (2),(3),(4) 	B. (1), (2),(3) 	C. (2),(3),(5) 	D. (3),(4),(5)
Câu 41: Cho một cacbohiđrat X cháy hoàn toàn trong oxi tạo hỗn hợp sản phẩm Y chỉ gồm CO2 và H2O. Y được hấp thụ hết vào dung dịch chứa 0,4 mol Ca(OH)2 thu được 20 gam kết tủa, đồng thời khối lượng bình tăng 35,4 gam. X là
	A. Glucozơ.	B. Xenlulozơ.	C. Mantozơ.	D. Saccarozơ.
Câu 42: Cho sơ đồ sau: glucozo (X)
- Cho x mol X tác dụng với K dư sinh ra V1 lít khí 
- Cho x mol X tác dụng với NaHCO3 sinh ra V2 lít khí.
Các khí đo cùng điều kiện. Mối liên hệ giữa V1 và V2 là:
	A. V1 = V2	B. V1 = 2V2	C. 2V1 = V2	D. V1 = 4V2 
Câu 43: Đun nóng hỗn hợp xenlulozơ với HNO3 đặc và H2SO4 đặc, thu được hỗn hợp sản phẩm gồm hai chất hữu cơ có số mol bằng nhau, có % khối lượng của N trong đó bằng 9,15%. Công thức của hai chất trong sản phẩm là: (Biết: H=1; N=14; O=16; C=12)
A. [C6H7(OH)3]n , [C6H7(OH)2NO3]n	B. [C6H7(OH)2NO3]n, [C6H7OH(NO3)2]n.
C. [C6H7OH(NO3)2]n, [C6H7(NO3)3]n.	D. [C6H7(OH)2NO3]n, [C6H7(NO3)3]n.
Câu 44: Đun nóng dung dịch chứa 0,1 mol saccarozơ và 0,1 mol glucozơ với dung dịch H2SO4 loãng dư cho đến khi phản ứng thủy phân xảy ra hoàn toàn rồi trung hòa axit bằng kiềm, sau đó thực hiện phản ứng tráng gương vớ AgNO3 dư. Khối lượng Ag thu được sau phản ứng là: 
	A. 43,2g	B. 64,8g	C. 32,4g	D. 21,6g.
Câu 45: Thủy phân hỗn hợp gồm 0,02 mol saccarozơ và 0,01 mol mantozơ một thời gian thu được dung dịch X (hiệu suất phản ứng thủy phân mỗi chất đều là 75%). Khi cho toàn bộ X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì lượng Ag thu được là
	A.0,090 mol	B. 0,095 mol	C. 0,12 mol	D. 0,06 mol
Mức độ vận dụng cao:
Câu 46: Phản ứng tổng hợp glucozơ trong cây xanh cần được cung cấp năng lượng từ ánh sáng mặt trời:
 6 CO2 + 6H2O + 673 Kcal C6H12O6
Cứ trong một phút, mỗi cm2 lá xanh nhận được 0,5 cal năng lượng mặt trời, nhưng chỉ có 10% được sử dụng vào phản ứng tổng hợp glucozơ. Thời gian để một cây có 1000 lá xanh (diện tích mỗi lá 10 cm2) sản sinh được 18 gam glucozơ là:
	A. 2 giờ 14 phút 36 giây.	B. 4 giờ 29 phút 12”.	
C. 2 giờ 30 phút15”.	D. 5 giờ 00 phút00”.
Câu 47: Chọn những câu đúng trong các câu sau : (1) Xenlulozơ không phản ứng với Cu(OH)2 nhưng tan được trong dung dịch [Cu(NH3)4](OH)2. (2) Glucozơ được gọi là đường mía. (3) Dẫn khí H2 vào dung dịch glucozơ, đun nóng, xúc tác Ni thu được poliancol. (4) Glucozơ được điều chế bằng cách thủy phân tinh bột nhờ xúc tác HCl hoặc enzim. (5) Dung dịch saccarozơ không có phản ứng tráng Ag, không bị oxi hóa bởi nước brom, chứng tỏ phân tử saccarozơ không có nhóm –CHO. (6) Mantozơ thuộc loại đisaccarit có tính oxi hóa và tính khử. (7) Tinh bột là hỗn hợp của 2 polisaccarit là amilozơ và amilopectin. 
A. 1, 2, 5, 6, 7. 	B. 1, 3, 4, 5, 6, 7. 	C. 1, 3, 5, 6, 7. 	D. 1, 2, 3, 6, 7.
Câu 48: Đốt cháy hoàn toàn một hỗn hợp X (glucozơ, fructozơ, metanal và etanoic) cần 3,36 lít O2 (điều kiện chuẩn). Dẫn sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là 
A. 10,0 	B. 12,0 	C. 15,0 	D. 20,5
Câu 49: Thuỷ phân m gam hỗn hợp X gồm saccarozơ và mantozơ một thời gian thu được dung dịch X (hiệu suất phản ứng thủy phân mỗi chất đều là 80%). Khi cho toàn bộ X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì lượng Ag thu được là 283,392 gam. Mặt khác đem đốt cháy m gam X rồi cho sản phẩm cháy qua nước vôi trong dư sau phản ứng thu được 960 gam kết tủa. Tìm m 
A. 273,6 gam. 	B. 300 gam. 	C. 195 gam. 	D. 256,3 gam.
Câu 50: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp andehit fomic, axit axetic, axit lactic, metyl fomiat và glucozơ. Sản phẩm cháy cho vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 40 gam kết tủa .Tính m 
A. 12 	B. 20 	C. 30 	D. 40

Tài liệu đính kèm:

  • docCHƯƠNG 2-MỸ QUÍ.doc