Hóa học - Chủ đề 1: bài toán dựa vào bảo toàn điện tích

doc 4 trang Người đăng tranhong Lượt xem 852Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Hóa học - Chủ đề 1: bài toán dựa vào bảo toàn điện tích", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hóa học - Chủ đề 1: bài toán dựa vào bảo toàn điện tích
CHỦ ĐỀ 1: BÀI TOÁN DỰA VÀO BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH( 23/ 2014)
1/ Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Na2O và Al2O3 vào H2O thu được dd X. Thêm từ từ dd HCl 1M vào X, khi hết 100ml thì bắt đầu xuất hiện kết tủa. Khi hết 300 ml hoặc 700 ml thì thu được a gam kết tủa. Giá tị của a và m lần lượt là:
A. 23,4 gam và 35,9 gam	B. 15,6 gam và 27,7 gam
C. 23,4 gam và 56,3 gam	D. 15,6 gam và 55,4 gam
2/ Hòa tan hoàn toàn m gam ZnSO4 vào H2O được dd X. Nếu cho 110 ml dd KOH 2M vào X ( TN1) thì thu được 3a gam kết tủa. Mặt khác, nếu cho 140 ml dd KOH 2M vào X ( TN2) thì thu được 2a gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 17,71 gam	B. 16,10 gam	C. 32,2 gam	D. 24,15 gam
3/ Dung dịch X gồm NaOH x mol và Ba(OH)2 y mol và dd Y gồm NaOH y mol và Ba(OH)2 x mol. Hấp thụ hết 0,04 mol CO2 vào 200 ml dd X, thu được dd M và 1,97 gam kết tủa. Nếu hấp thụ hết 0,0325 mol CO2 vào 200 ml dd Y thì thu được dd N và 1,4775 gam kết tủa. Biết dd M và N đều phản ứng với NaHSO4 đều sinh ra kết tủa trắng, các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của x và y lần lượt là:
A. 0,1 và 0,075	B. 0,05 và 0,1	C. 0,075 và 0,1	D. 0,1 và 0,05
4/ Hấp thụ hoàn toàn 7,84 lít CO2 (đktc) vào 200 ml hỗn hợp NaOH 1M và KOH xM. Sau Phản ứng làm bay hơi dd thu được 37,5 gam chất rắn. Xác định x
A. 1,5 M	B. 1 M 	C. 0,5M	D. 1,8 M
5/ Hỗn hợp X chứa 0,1 mol Na+; 0,2 mol Ba2+; x mol HCO3-; y mol Cl-; Cô cạn dd X rồi lấy chất rắn đem nung đến khối lượng không đổi thu được 43,6 gam chất rắn. giá trị của x và y lần lượt là:
A. 0,1 và 0,4	B. 0,14 và 0,36	C. 0,45 và 0,05	D. 0,2 và 0,1
6/ Cho hỗn hợp gồm 1,12 gam Fe và 1,92 gam Cu vào 400 ml dd chứa H2SO4 0,5 M và NaNO3 0,2 M. sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dd X và khí NO ( sp duy nhất). Cho V ml dd NaOH 1M vào dd X thì lượng kết tủa thu được là lớn nhất. Giá trị tối thiểu của V là:
A. 120 ml	B. 240 ml	C. 360 ml	D. 400 ml
7/ Hòa tan hoàn toàn 0,1 mol FeS2 trong 200 ml dd HNO3 4M, sản phẩm thu được gồm dd X và một khí thoát ra. Dung dịch X có thể hòa tan tối đa m gam Cu. Biết trong các quá trình trên, sản phẩm khử duy nhất của N+5 là NO. Giá trị của m là:
A. 12,8 gam	B. 6,4 gam	C. 9,6 gam	D. 3,2 gam
8/ Hòa tan hoàn toàn 12,8 g hh FeS2 và Cu2S trong a mol dd HNO3 , sản phẩm thu được gồm dd Y và 31,36 lít khí NO2 (đktc) thoát ra sản phẩm khử duy nhất của N+5. Dung dịch Y có thể hòa tan tối đa 4,48 gam Cu giải phóng khí NO. Giá trị của a là:
A. 1,8 mol	B. 1,44 mol	C. 1,92 mol	D. 1,42 mol
9/ Hòa tan hoàn toàn hh gồm FeS2 và Fe3O4 bằng 100 g dd HNO3 a% vừa đủ thu được 15,344 lít hỗn hợp khí gồm NO và NO2 có khối lượng 31,35 gam và dd chỉ chứa 30,15 gam hh muối. giá trị của a là:
A. 46,24 	B. 43,115 	C. 57,33	D. 63
10/ Hòa tan hết 31,2 gam hh Fe, FeO, Fe2O3 vào 800 ml đ HNO3 2M vừ đủ, thu được V lít NO ( đktc) sp khử duy nhất và dd X. dd X hòa tan tối đa 9,6 gam Cu. Giá trị của V là:
A. 8,21	B. 6.72	C. 3,36	D. 4,48
11/ Hòa tan hoàn toàn 19,2 gam hh X gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 trong 400 ml dd HNO3 3M (dư) đun nóng thu được dd Y và V lít NO ( đktc) sản phẩm khử duy nhất. Cho 350 ml dd NaOH 2M vào dd Y thu được 21,4 gam kết tủa và dd Z. Giá trị của V là: 
A. 3,36	B. 5,04	C. 5,6	D. 4,48
12/ Cho m gam bột Fe vào 800 ml dd hh gồm Cu(NO3)2 0,2M và H2SO4 0,25M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,6m gam hỗn hợp bột kim loại và V lít khí NO ( sản phẩm khử duy nhất đktc). Giá trị của m và V lần lượt là:
A. 17,8 gam và 4,48 lít	B. 17,8 gam và 2,24 lít
C. 10,8 gam và 4,48 lít	D. 10,8 gam và 2,24 lít
13/ Cho m gam bột Fe vào 1 lít dd X gồm Cu(NO3)2 0,1M, H2SO4 0,1M, Fe(NO3)3 0,1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,69m gam hỗn hợp kim loại dd Y và khí NO ( sản phẩm khử duy nhất ). Giá trị của m và khối lượng chất rắn khan thu được khi co cạn dd Y là:
A. 25,8 gam và 78,5 gam	B. 25,8 gam và 55,7 gam
C. 20 gam và 78,5 gam	D. 20 gam và 55,7 gam
CHỦ ĐỀ 2:XÀ PHÒNG HÓA ESTE ĐA CHỨA AXIT ( 23/2014)
1/ 0,1 mol este tạo bởi axit 2 chức và ancol đơn chức tác dụng hoàn toàn với NaOh thu được 6,4 gam rượu và một lượng muối có khối lượng hơn lượng este là 13,56% ( so với lượng este). Công thức cấu tạo của este:
A. CH3COOCH3	B. CH3OCOCOOCH3 	
C. CH3COOCOOCH3	D. CH3COOCH2COOCH3
2/ Khi thủy phân hoàn toàn 0,05 mol este X của 1 axit đa chức với 1 ancol đơn chức tiêu tốn hết 5,6 gam KOH. Mặt khác, khi thủy phân 5,475 gam X thì tiêu tốn hết 4,2 gam KOH thu được 6,225 gam muối. Cấu tạo của X là:
A. (COOC2H5)2	B. (COOCH3)2	C. (COOCH2CH2CH3)2	D. (COOC2H3)2
3/ Hợp chất X ( C, H, O) mạch thẳng, chỉ chứa 1 loại nhóm chức tác dụng vừa hết 152,5ml dd NaOH 25% ( d=1,28 g/ml). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dd A chứa 1 muối của axit hữu cơ, 2 ancol đơn chức, no đồng đẳng kế tiếp. Trung hòa hết A cần 255ml dd HCl 4M. Cô cạn dd sau khi trung hòa thu được hh 2 ancol có tỉ khối so H2 là 26,5 và 78,67 gam hh muối khan. CTCT X là:
A. C3H7OOC-C4H8-COOC2H5	B. C3H7OOC-C2H4-COOC2H5
C. CH3OOC-C3H6-COOC2H5	D. C2H5OOC-C4H8-COOCH3
4/ Chất hữu cơ X ( C,H,O) mạch hở không phân nhánh, chỉ chứa 1 loại nhóm chức. Đun nóng a gam X với dd chức 16,8 gam KOH đén khi phả ứng xảy ra hoàn toàn thu được dd Y. Trung hòa hết KOH dư cần 50ml dd H2SO4 1M. Làm bay hơi hh sau trung hòa thu được 7,36 gam hh 2 ancol đơn chức và 18,34 gam hh 2 muối. CTCT X là:
A. C3H7OOC-C4H8-COOC2H5	B. CH3OOC-C2H2-COOC3H7
C. C3H7OOC-C2H2-COOC2H5	D. CH3OOC-C4H8-COOC2H5
5/ Xà phong hóa hoàn toàn 2,54 gam este X cần 20 gam dd NaOH 6%, thu được 2,82 gam muối duy nhất. Mặt khác làm bay hơi hết 1,27 gam X thu được thể tích hơi đúng bằng thể tích của 0,16 gam oxi ở cùng điều kiện. Xác định ctct của X biết 1 trong 2 chât ancol hoặc axit tạo nên este là đơn chức
A. C3H5(OOCCH=CH2)3	B. C3H5(OOCCH2CH3)3
C. C3H5(OOCC≡CH)3	D. C3H5(OOCCH=CHCH3)3
CHỦ ĐỀ 3: ĐỘ BẤT BẢO HÒA TRONG HỮU CƠ( 8/2015)
Độ bất bảo hòa CxHyOzNt: 
* Đốt cháy a mol CxHy thu được CO2 và H2O. Ta có: a.(k-1)=nCO2 - nH2O
* Đốt cháy a mol CxHyOzNt thu được CO2 , H2O và N2. Ta có: a.(k-1)=nCO2 - nH2O + nN2
* Đặc biệt: -amino axit 1 nhóm –NH2, 1 COOH dạng RO2N. Peptit tạo nên có dạng: a mol CxHyOt+1Nt. Ta có: a.(0,5t-1)=nCO2 - nH2O 
* Phản ứng với H2 và dd Br2 vào hydrocacbon 
1/ hh X gồm các amin đơn chức và các hydrocacbon đều mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X thu được V1 lít CO2; 7,2 gam H2O và V2 lít N2 (khí đktc). Mặt khác 0,1 mol X phản ứng vừa đủ với 0,15 mol H2 . Tổng thể tích CO2 và N2 là:
A. 2,016	B. 10,08	C. 1,568	D. 13,44
2/ hh gồm etilen, 2 ankan đồng đẳng và hydrocacbon mạch hở M. Đốt cháy hoàn toàn 0,6 mol X thu được hh chứa 1,4 mol H2O và 1,5 mol CO2. M là: 
A. C2H6	B. C3H6	C. C3H4	D. C3H8
3/ hh X gồm 3 este mạch hở, đơn chức có tỉ lệ khối lượng mc: mH =216:31. Cho 0,2 mol X làm mất màu vừa đủ dd chứa 0,3 mol Br2. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X thu được m gam CO2. Giá trị của m là: 
A. 31,68	B. 30,8 	C. 29,92	D. 30
4/ hh A chứa 2 andehit X và Y đều no, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol hh A cần dùng 0,52mol O2 thu được 0,64 mol CO2. Mặt khác 0,4 mol A làm mất màu vừa đủ m gam dd Br2. Giá trị của m là:
A. 102,4	B. 101,1 	C. 98,4	D. 111,3
5/ X là este no, đơn chức tráng gương, Y là axit đơn chức không no 1 nối đôi, Z là este 2 chức tạo bởi etilen glycol và axit Y( X,Y,Z đều mạch hở nY=nZ) Đốt cháy a gam hh E chứa X,Y,Z cần 0,335 mol O2 thu được tổng khối lượng CO2, H2O là 19,74 gam. Mặt khác a gam E làm mất màu vừa đủ dd chứa 0,14 mol Br2. Khối lượng X trong E là:
A. 8,6 gam	B. 6,6 gam	C. 6,8 gam	D. 7,6 gam
6/ ( A/ 2014) X, Y là đồng đẳng của axit acrylic và Mx<MY, Z là ancol có cùng số C với X, T là este 2 chức tạo bởi X,Y và Z. Đốt cháy hoàn toàn 11,16 gam hh E gồm X,Y,Z,T cần vừa đủ 13,216 lít O2 (đktc) thu được CO2 và 9,36 gam H2O. Mặt khác cho E tác dụng tối đa với 0,04 mol Br2. Khối lượng muối thu được khi cho cùng lượng E tác dụng với KOH dư là:
A. 4,68 gam	B. 5,44 gam	C. 5,04 gam	D. 5,8 gam
7/ Hh E chứa 3 peptit đều tạo từ 2 -amino axit 1 nhóm –NH2, 1 COOH. Đốt cháy hoàn toàn x mol hh E thu được V1 lít CO2 và V2 lít H2O ( khí đktc). Mặt khác 0,04 mol E tác dụng vừa đủ với 0,13mol NaOH. Biểu thức liên hệ giữa x,V1,V2 là:
A. 7/8.x=(V1-V2):22,4	B. 9/8.x=(V1-V2):22,4
C. 3/8.x=(V1-V2):22,4	D. 5/8.x=(V1-V2):22,4
8/ peptit X, Y lần lượt có cttq dạng: CqHpOtN3 và CmHnOkN4 ( X, Y tạo từ 1 -amino axit M có 1 nhóm –NH2, 1 COOH). Đốt cháy hoàn toàn hh Q gồm 3amol X và 2amol Y cần dùng 85,68 lít O2 ( đktc) thu được hh CO2, H2O, N2 trong đó tổng khối lượng CO2, H2O là 204,5 gam. M là: 
A. Ala	B. Gly	C. Val	D. Axit 2-amino butanoic
9/ Đốt cháy hoàn toàn X gồm axit cacboxylic no đơn chức mạch hở A và 1 amino axit no có 1 nhóm –NH2, k nhóm COOH. Thu được m mol CO2, nmol H2O và b mol N2. Biết rằng n-m=0,09. Giá trị của b là:
A. 0,08mol	B. 0,1mol	C. 0,09mol	D. 0,06mol
10/ X là 1 amin no 2 chức mạch hở, Y là 1 amino axit no mạch hở có 1 nhóm –NH2, 2 nhóm COOH. Đốt cháy hoàn toàn hh E gồm 0,06mol X và 0,12mol Y cần dùng 30,912 lít O2 ( đktc) thu được hh CO2, N2 và m gam H2O. Giá trị của m là:
A. 22,3 gam	B. 20,16 gam	C. 21,6 gam	D. 22,5 gam
CHỦ ĐỀ 4: BIỆN LUẬN SẢN PHẨM KHỬ CỦA HNO3 VÀ H2SO4 DỰA VÀO nH+: ne nhận ( 2/2015)
a/ 2H+ + NO3- +1e → NO2 + H2O
nH+: ne nhận=2
b/ 4H+ + NO3- +3e → NO + 2H2O
nH+: ne nhận=1,333=4/3
c/ 10H+ + 2NO3- +8e → N2O + 5H2O
nH+: ne nhận=1,25
d/ 12H+ + 2NO3- +10e → N2 + 6H2O
nH+: ne nhận=1,2
e/ 10H+ + NO3- +8e → NH4+ + 3H2O
nH+: ne nhận=1,25
f/ 4H+ + SO42- +2e → SO2 + 2H2O
nH+: ne nhận=2
g/ 8H+ + SO42- +6e → S + 4H2O
nH+: ne nhận=1,333=8/6
h/ 10H+ + SO42- +8e → H2S + 4H2O
nH+: ne nhận=1,25
1/ Cho amol Fe tan vào trong b mol HNO3 (tỉ lệ a:b=16:61) thu được 1 sản phẩm khử duy nhất và dd chỉ chứa muối nitrat. Số mol e do Fe nhường khi bị hòa tan là:
A. 2a	B. 3a 	C. 0,75ª	D. b
2/ Cho x mol hh kim loại Zn, Fe( tỉ lệ mol 1:1) tan hết vào trong y mol HNO3 (tỉ lệ x:y=2:9) thu được 1 sản phẩm khử duy nhất và dd chỉ chứa muối nitrat. Số mol e do kim loại nhường khi bị hòa tan là:
A. 0,25y	B. 0,5y 	C. y	D. 0,75y
3/ Cho x mol hh kim loại Al, Fe( tỉ lệ mol 1:1) tan hết vào trong y mol HNO3 (tỉ lệ x:y=3:17) thu được 1 sản phẩm khử duy nhất và dd Z chỉ chứa muối nitrat. Cho dd AgNO3 đến dư vào Z thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là:
A. 54y/17	B. 27y/17	C. 108y/17	D. 432y/17
4/ Cho x mol Fe tan vào trong y mol H2SO4 (tỉ lệ x:y=2:5) thu được 1 sản phẩm khử duy nhất và dd chỉ chứa muối sunfat. Số mol e do Fe nhường khi bị hòa tan là:
A. 3x	B. y 	C. 2x	D. 2y
5/ Cho x mol hh kim loại Zn, Fe( tỉ lệ mol 1:1) tan hết vào trong y mol H2SO4 (tỉ lệ x:y=2:5) thu được 1 sản phẩm khử duy nhất và dd Z chỉ chứa muối nitrat. Cho m gam Cu tan hoàn toàn vào Z . Giá trị lớn nhất của m là:
A. 6,4y	B. 19,2y	C. 12,8y	D. 12,8x
CHỦ ĐỀ 5: KHOẢNG GIỚI HẠN( 10/2015)
1/ Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hh khí X gồm C2H4 và C4H4 thì thu được số mol CO2 và H2O lần lượt là:
A. 0,25 và 0,15	B. 0,15 và 0,2	C. 0,3 và 0,2	D. 0,4 và 0,2
2/ Đốt cháy 13,7ml hh X gồm metan, propan và cacbon đioxit, ta thu được 25,7ml khí CO2 ở cùng điều kiện nhiệt độ áp suất. Thành phần % về thể tích của propan trong hh X và khối lượng phân tử trung bình của hh A so với N2 là:
A. 43,8%; bằng 1	B. 43,8%; nhỏ hơn 1	C. 43,8%; lớn hơn 1	D. 87,6%; bằng 1
3/ Một hh X gồm amol axetilen; 2amol etilen và 5a mol H2. Cho hh X qua Ni nung nóng, thu được hh Y( gồm 4 chất). Đặt k là tỉ khối của hh Y so với hh X. Khoảng giới han của k là:
A. 2>k>1	B. 2,5>k>2	C. 2,5≥k≥2	D. 2≥k≥1
4/ Oxi hóa hoàn toàn hh X gồm HCHO và CH3CHO bằng O2 (có xúc tác) thu được hh Y gồm 2 axit tương ứng. tỉ khối hơi của Y so với X là T. T biến thiên trong khoảng :
A. 1,36<T<1,53	B. 1,53<T<1,64	C. 1,12<T<1,36	D. 1,36<T<1,64
5/ Đốt cháy hoàn toàn 0,08 mol hh 2 ancol đơn chức, bậc 1 thu được 6,16 gam CO2. Nếu oxi hóa 0,08 mol hh 2 ancol trên bằng oxi có xúc tác Cu, đun nóng( H=100%). CHo sản phẩm tác dụng với dd AgNO3 dư thu được m gam Ag. Giá trị của m là:
A. m=34,56 gam	B. 17,28 gam <m<34,56 gam
C. m= 17,28 gam	D. 21,6 gam ≤m<34,56 gam
CHỦ ĐỀ 6: Al3+ hoặc Zn2+ tác dụng với OH-
Tỉ lệ: 
- T=3 thì kết tủa max nOH- = 3n↓ 
- T=4 thì kết tủa min n↓=0
- 3<T<4 thì kết tủa tan 1 phần nOH- = 4nAl3+ - n↓
Tỉ lệ: 
- T=2 thì kết tủa max nOH- = 2n↓ 
- T=4 thì kết tủa min n↓=0
- 2<T<4 thì kết tủa tan 1 phần nOH- = 4nZn2+ - 2n↓
CHỦ ĐỀ 7: Al3+ hoặc Zn2+ và H+ tác dụng với OH-
Với Al3+ 
nOH- min = 3n↓ +nH+
nOH- max = 4nAl3+ - n↓ +nH+ (tan 1 phần kết tủa)
Với Zn2+ 
nOH- min = 2n↓ +nH+
nOH- max = 4nZn2+ - 2n↓ +nH+ (tan 1 phần kết tủa)
Công thức tính nhanh khi cho Al3+ hoặc Zn2+ tác dụng với OH- thu được lượng kết tủa khác nhau:
nAl3+ =( nOH- max - k nOH- min):[4.(1-k)]
nZn2+ =( nOH- max - k nOH- min):[4.(1-k)]
k= n↓min: n↓max

Tài liệu đính kèm:

  • docbao_toan_dien_tic.doc