SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO BÌNH PHƯỚC KỲ THI CHỌN HSG VÒNG TRƯỜNG Trường THCS&THPT Đa kia MÔN SINH :2015-2016 Thời gian:180 Phút I .SINH HỌC TẾ BÀO 1.1(3đ).Tại sao một số vi sinh vật sống được trong suối nước nóng có nhiệt độ xấp xỉ 100độ C mà protein của chúng lại không bị hư hỏng? 1.2(2đ)Em hãy chứng minh tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống? 1.3(4đ). Nêu cấu tạo chung của các enzim trong cơ thể sống và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của chúng. 1.2(4đ). Trình bày khái quát về tế bào. Nêu những điểm khác nhau cơ bản giưa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực 1.3(4đ) . Một cá thể của một loài sinh vật khi giảm phân tạo giao tử, người ta nhận thấy số loại giao tử chứa 2 NST có nguồn gốc từ mẹ là 36. Biết rằng trong giảm phân NST giữ nguyên cấu trúc không đổi kể cả ở cá thể đực và cơ thể cái. a.Xác định bộ NST lưỡng bội của loài? b.Tính tỷ lệ các loại giao tử: -Loại giao tử có 2 NST có nguồn gốc từ bố -Loại giao tử có 5 NST có nguồn gố từ mẹ. II. SINH HỌC VI SINH VẬT (3đ điểm) 2.1 Vi khuẩn có những đặc điểm cơ bản nào mà người ta đã sử dụng rộng rãi chúng trong các nghiên cứu di truyền học hiện đại.) 2.2. Tìm nội dung phù hợp điền vào Ô trống hoàn chỉnh bảng : Diễn biến của các pha sinh trưởng ở vi sinh vật STT Tên các pha Diễn biến các pha 1 Pha tiềm phát 2 Pha lũy thừa 3 Pha cân bằng 4 Pha suy vong HƯỚNG DẪN CHẤM I. SINH HỌC TẾ BÀO (4điểm) 1.1.(3đ) -protein của các loại sinh vật này có cấu trúc đặc biệt nên không bị biến tính ở nhiệt độ cao 1.2(2đ) -Mọi cơ thể sống đều được cấu tạo từ tế bào 1.3(4đ). Nêu cấu tạo chung của các enzim trong cơ thể sống và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt tính của chúng. - Cấu tạo chung của một enzim: + Enzim có thể được cấu tạo hoàn toàn từ protein hoặc protein kết hợp với các chất khác không phải là protein. 0.25đ + Trong mỗi enzim có vùng cấu trúc không gian đặc biệt chuyên liên kết với các cơ chất được gọi là trung tâm hoạt động. 0.25đ - Các yếu tổ ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim gồm có: Nhiệt độ, độ pH, nồng độ cơ chất, nồng độ enzim, chất ức chế enzim 0.25đ 1.2.(4đ) Trình bày khái quát về tế bào. Nêu những điểm khác nhau cơ bản giưa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực Tế bào là đơn vị nhỏ nhất cấu tạo nên mọi cơ thể sống , Các tế bào có thể khác nhau về hình dạng và kích thước, nhưng đều có cấu trúc chung gồm ba phần : Màng sinh chất, tế bào chất và nhân hoặc vùng nhân. 0.25đ Điểm khác nhau giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực: -Cấu trúc của nhân : 0.25đ + Tế bào nhân sơ chưa phân hóa và chưa có màng nhân + Tế bào nhân thực đã phân hóa và có màng nhân -Các bào quan: 0.25đ + Tế bào nhân sơ không có các bào quan. +Tế bào nhân thực có các bào quan. 1.3 (4đ): Một cá thể của một loài sinh vật khi giảm phân tạo giao tử, người ta nhận thấy số loại giao tử chứa 2 NST có nguồn gốc từ mẹ là 36. Biết rằng trong giảm phân NST giữ nguyên cấu trúc không đổi kể cả ở cá thể đực và cơ thể cái. a.Xác định bộ NST lưỡng bội của loài? b.Tính tỷ lệ các loại giao tử: -Loại giao tử có 2 NST có nguồn gốc từ bố -Loại giao tử có 5 NST có nguồn gố từ mẹ. a.Gọi bộ NST lưỡng bội của loài là 2n với n nguyên dương Ta có C2n = = 36 n(n-1) =36.2= 72 n2 –n – 72 = 0 =====> n =9 Bộ NST lưỡng bội của loài là 2n = 18 NST 0.5đ .Tỷ lệ loại giao tử có 2 NST có nguồn gốc từ bố -Số giao tử khác nhau về nguồn gốc NST 2n = 29 0.5đ -Số giao tử có 2 NST có nguồn gốc từ bố C2n = = 36 0.5đ -Tỷ lệ loại giao tử có 2 NST có nguồn gốc từ bố 36/29 0.25đ -Số giao tử có 5 NST có nguồn gốc từ mẹ C5n = = =126 0.5đ Tỷ lệ loại giao tử có 5 NST có nguồn gốc từ mẹ. 0.25đ 126/29 II. SINH HỌC VI SINH VẬT (3điểm) 2.1 Vi khuẩn có những đặc điểm cơ bản nào mà người ta đã sử dụng rộng rãi chúng trong các nghiên cứu di truyền học hiện đại. - Bộ gen đơn giản, thường gồm một NST và ở trạng thái đơn bội 0.25đ - Sinh sản nhanh vì vậy có thể nghiên cứu trên một số lượng cá thể lớn trong thời gian ngắn. Có thể nuôi cấy trong phòng TN một cách dễ dàng 0.25đ - Dễ tạo ra nhiều dòng biến dị 0.25đ - Là vật liệu sinh học nghiên cứu các quá trình biến nạp, tải nạp và tiếp hợp trong di truyền VSV 0.25đ 2.2. Tìm nội dung phù hợp điền vào Ô trống hoàn chỉnh bảng : Diễn biến của các pha sinh trưởng ở vi sinh vật ( 1đ) STT Tên các pha Diễn biến các pha 1 Pha tiềm phát 2 Pha lũy thừa 3 Pha cân bằng 4 Pha suy vong Bài giải STT Tên các pha Diễn biến các pha Điểm 1 Pha tiềm phát (pha lag) Vi khuẩn thích ứng với môi trường mới, chúng phải tổng hợp mạnh mẽ ADN và các enzim chuẩn bị cho phân bào 0.25đ 2 Pha lũy thừa (pha log) Vi khuẩn bắt đầu phân chia, số lượng tế bào tăng theo lũy thừa , thời gian thế hệ đạt tới hằng số . Quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh nhất 0.25đ 3 Pha cân bằng Tốc độ sinh trưởng và trao đổi chất giảm, số lượng tế bào chết cân bằng với số lượng tế bào sống, kích thước tế bào nhỏ hơn pha log 0.25đ 4 Pha suy vong Số lượng tế bào chết vượt số lượng tế bào mới được hình thành . Một số vi khuẩn chứa enzim tự phân giải tế bào, một số khác có hình dạng thay đổi do thành tế bào bị hư hại 0.25đ
Tài liệu đính kèm: