Bộ đề thi khảo sát chuyên đề lần 3 môn Sinh học Lớp 10 - Trường THPT Liễn Sơn (Có đáp án)

doc 6 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 29/06/2022 Lượt xem 600Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bộ đề thi khảo sát chuyên đề lần 3 môn Sinh học Lớp 10 - Trường THPT Liễn Sơn (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ đề thi khảo sát chuyên đề lần 3 môn Sinh học Lớp 10 - Trường THPT Liễn Sơn (Có đáp án)
TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN
ĐỀ KIỂM TRA CHUYÊN ĐỀ LẦN 3
MÔN: SINH LỚP: 10
(Thời gian: 45 phút) 
Câu 1( 3 điểm):
 Tại sao nói ADN là cơ sở vật chất và cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử ? Tính đặc trưng và đa dạng của ADN được thể hiện ở chỗ nào? Sự giống và khác nhau cơ bản về cấu trúc giữa AND và ARN?
Câu 2( 3 điểm):
 Điểm giống và khác nhau cơ bản giữa nguyên phân và giảm phân. Ý nghĩa của chúng trong di truyền và tiến hoá?
Câu 3( 4 điểm):
Xét cặp gen Aa trong 1 hợp tử. Khi hợp tử này nguyên phân một số lần liên tiếp, môi trường nội bào cung cấp 67500 nu tự do cho cặp gen này. Các cặp gen Aa trong các tế bào con có 72000 nu, trong số đó có 57600 liên kết hyđrô của các alen A và 33600 liên kết hyđrô của các alen a. Biết rằng số nu do môi trường nội bào cung cấp cho gen A tự nhân đôi = 1,5 lần so với alen a. Biết rằng quá trình nguyên phân diễn ra bình thường.
a. Xác định số lần nguyên phân của hợp tử?
b. Tính chiều dài của mỗi gen?
c. Tính số lượng từng loại nu do môi trường nội bào cung cấp cho quá trình nhân đôi của mỗi alen nói trên.?
TRƯỜNG THPT LIỄN SƠN
ĐỀ KIỂM TRA CHUYÊN ĐỀ LẦN 3
MÔN: SINH LỚP: 10
(Thời gian: 45 phút) 
Câu 1( 3 điểm):
 Tại sao nói ADN là cơ sở vật chất và cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử ? Tính đặc trưng và đa dạng của ADN được thể hiện ở chỗ nào? Sự giống và khác nhau cơ bản về cấu trúc giữa AND và ARN?
Câu 2( 3 điểm):
 Điểm giống và khác nhau cơ bản giữa nguyên phân và giảm phân. Ý nghĩa của chúng trong di truyền và tiến hoá?
Câu 3( 4 điểm):
Xét cặp gen Aa trong 1 hợp tử. Khi hợp tử này nguyên phân một số lần liên tiếp, môi trường nội bào cung cấp 67500 nu tự do cho cặp gen này. Các cặp gen Aa trong các tế bào con có 72000 nu, trong số đó có 57600 liên kết hyđrô của các alen A và 33600 liên kết hyđrô của các alen a. Biết rằng số nu do môi trường nội bào cung cấp cho gen A tự nhân đôi = 1,5 lần so với alen a. Biết rằng quá trình nguyên phân diễn ra bình thường.
a. Xác định số lần nguyên phân của hợp tử?
b. Tính chiều dài của mỗi gen?
c. Tính số lượng từng loại nu do môi trường nội bào cung cấp cho quá trình nhân đôi của mỗi alen nói trên.?
ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHUYÊN ĐỀ LẦN 3
MÔN SINH- LỚP 10
Câu 1( 3 điểm):
*ADN là cơ sở vật chất vầ cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử ( 1 điểm)
-         ADN là thành phần chính của nhiễm sắc thể (NST), mà nhiễm sắc htể là cơ sở vật chất của tính di truyền ở cấp độ tế bào, vì vậy ADN là cấp độ di truyền ở cấp độ phân tử.
-         ADN chứa thông tin di truyền đặc trưng cho mỗi loài ở số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các nuclêôtit.
-         ADN có khả năng tự nhân đôi, đảm bảo cho NST hình thành quá trình nguyên phân, giảm phân diễn ra bình thường, thong tin di truyền của loài được ổn định ở cấp độ tế bào và cấp độ phân tử.
-         ADN chứa các gen, mỗi gen thực hiên một chức năng di truyền khác nhau thông qua cơ chế dịch mã và phiên mã.
-         ADN có khả năng đột biến về cấu trúc: mất, thêm, thay thế, đảo vị trí các nuclêôtit tạo nên các alen mới.
-         Nhiều bằng chứng đã chứng minh vai trò mang thông tin di truyền của axit nuclêôtit:
+ Khả năng hấp thụ tia ngoại tử cực đại ở bước sóng 260 nm.
+ Thí nghiệm biến nạp của F.Griffith (1928), của O.T.Avery, C.M.Macleod(1994) và Fraenket-Conrat, Singer (1957) đã chứng minh được axit nuclêôtit là vật chất mang thông tin di truyền.
*Tính đặc trưng và tính đa dạng của AND(0,5 điểm)
-         Đặc trưng bởi số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các nuclêôtit. Vì vậy từ 4 loại nuclêôtit tạo nên tính đặc trưng và tính đa dạng của ADN.
-         Đặc trưng bởi tỉ lệ A+T/G+X cho mỗi loài.
Đặc trưng bởi số lượng, thành phần và trình tự phân bố các gen trên phân tử ADN.
* Sự giống nhau và khác nhau cơ bản về cấu trúc giữa ADN và mARN ?
+Điểm giống nhau về cấu trúc ADN và mARN(0,5 điểm)
-         Đều cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
-         Mỗi đơn phân đều gồm 3 thành phần cơ bản trong đó thành phần quan trọng nhất là bazơnitric.
-         Trên mạch đơn ADN và trên phân tử mARN các đơn phân được liên kết với nhau bởi liên kết hoá trị bền vững.
-         Đều có cấu tạo xoắn.
-         Đặc trưng bởi số lượng, thành phẩn và trật tự phân bố các đơn phân.
+Điểm khác nhau giữa cấu trúc ADN và mARN( 1 điểm)
ADN
mARN
-     Đại phân tử có kích thước và khối lượng rất lớn
-     Có cấu trúc mạch kép
-     Xây dựng từ 4 loại nuclêôtit
-     Có bazơnitric Timin
- Trong mỗi nuclêôtit có đường đêôxiribôza (C5H10O4)
-     Liên kết hoá trị trên mạch đơn của ADN là liên kết giữa đường C5H10O4  của nuclêôtit với phân tử H3PO4 của nuclêôtit bên cạnh. Nhiều liên kết hoá trị tạo nên chuỗi pôlinuclêôtit.
-   Đa phân tử có khối lượng và kích thước rất bé.
-   Có cấu trúc mạch đơn
-   Xây dựng từ 4 loại ribônuclêôtit
-   Có bazơnitric U là dẫn xuất của T
-   Trong mỗi ribônuclêôtit có đường ribôza (C5 H10 O5)
-   Liên kết hoá trị trên mạch mARN là liên kết được hình thành giữa đường C5H10 O5 của ribônuclêôtit này với phân tử H3 PO4  của ribônuclêôtit bên cạnh. nhiều liên kết hoá trị tạo nên chuỗi pôliribônuclêôtit.
 Câu 2 (3điểm):
*Điểm giống nhau giữa nguyên phân và giảm phân(0,5 điểm)
-       Có sự nhân đôi của nhiễm sắc thể mà thức chất là sự nhân đôi của ADN ở kì trung gian.
-       Trải qua các kì phân bào tương tự nhau
-       đều có sự biến đổi hình thái nhiễm sắc thể theo chu kì đóng và tháo xoắn đảm bảo cho nhiễm sắc thể nhân đôi và thu gon cấu trúc để tập trung trên mặt phẳng xích đạo ở kì giữa.
-       Ở lần phân bào II của giảm phân giống phân bào nguyên phân.
-       Đều là cơ chế sinh học đảm bảo ổn định vật chất di truyền qua các thế hệ.
* Điểm khác nhau giữa nguyên phân và giảm phân(1,5 điểm)
Nguyên phân
Giảm phân
-  Xảy ra một lần phân bào gồm 5 kì
-  Mỗi nhiễm sắc thể tương đồng được nhân đôi thành 2 nhiễm sắc thể kép, mỗi nhiễm sắc thể kép gồm 2 crômatit
-  Ở kì trước không xảy ra trao đổi chéo giữa 2 crômatit cùng nguồn gốc
-  Tại kì giữa các nhiễm sắc thể tập trung thành từng nhiêm sắc thể kép
-  Ở kì sau của nguyên phân có sự phân li các crômatit trong từng nhiễm sắc thể kép về 2 cực của tế bào
-  Kết quả mỗi lần phân bào tạo ra 2 tế bào con có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội ổn định
-  Xảy ra trong tế bào sinh dưỡng và mô têd bào sinh duc sơ khai
-  Xảy ra 2 lần phân bào lilên tiếp. lần phân bào I là phân bào giảm phân, lần phân bào II là phân bàonguyên phân
-  Mỗi nhiễm sắc thể tương đồng được nhân đôi thành một cặp nhiễm sắc thể tương đồng kép gồm 4 crômatit tạo thành một thể thống nhất.
-  Ở kì trước I một số cặp nhiễm sắc thể có xảy ra hiện tượng tiếp hợp và xảy ra trao đổi đoạn giữa 2 crômatit khác nguồn gốc, tạo nhóm gen liên kết mới.
-  tại kì giữa I các nhiễm sắc thể tập trung thành từng nhiễm sắc thể tương đồng kép.
-  Ở kì sau I của giảm phân có sự phân li các nhiếm sắc thể đơn ở trạng thái kép trong từng cặp nhiễm sắc thể tương đồng kép để tạo ra các tế bào con có bộ nhiễm sắc thể đơn ở trạng thái kép khác nhau về nguồn gốc nhiễm sắc thể
-  Kết quả qua 2 lần phân bào tạo ra các tế bào giao tử có bộ nhiễm sắc thể giảm đi một nửa khác biệt nhau về nguồn gốc và chất lượng nhiễm sắc thể
-  Xảy ra ở tế bào sinh dục sau khi các tế bào đó kết thúc giai đoạn sinh trưởng
*Ý nghĩa của nguyên phân và giảm phân
-  Ý nghĩa của nguyên phân(0,5 điểm)
+ Ổn định bộ nhiễm sắc thể của loài qua các thế hệ tế bào của cùng một cơ thể
+ Tăng nhanh sinh khối tế bào, đảm bảo sự phân hoá mô, cơ quan tạo lập nên một cơ thể hoàn chỉnh
+ Tạo điều kiện cho các đột biến tế bào sinh dưỡn có thể nhân lên qua các thế hệ tế bào, tạo nên thể khảm.
-  Ý nghĩa của giảm phân(0,5 điểm)
+ Giảm bộ nhiễm sắc thể trong giao tử, nhờ vậy kkhi thụ tinh khôi phục được trạng thái lưỡng bội của loài trong quá trình tạo giao tử
+ Trong giảm phân có xảy ra hiện tượng phân li độc lập, tổ hợp tự do của các nhiễm sắc thể, sự trao đổi đoạn tại kì trước I của giảm phân đã tạo nên nhiều loại giao tử khác nhau về nguồn gốc và chất lượng.. Đây là cơ sở tạo nên các biến dị tổ hợp cung cấp nguyên liệu cho quá trình chọn lọc tự nhiên, tạo nên tính đa dạng của sinh giới.
+ Nhờ giảm phân các đột biến được nhân lên dần trong quần thể, trong loài biểu hiên thành kiểu hình đột biến.
Câu 3(4điểm):
Cách giải
Kết quả
a. – Gọi: k là số lần nguyên phân của hợp tử;       NA là số nu của gen A; Na là số nu của alen a. Ta có: NA = 1,5 × Na
            (2k – 1)(NA + Na) = 67500
             2k(NA + Na) = 72000
=> (2k – 1) × 2,5 × Na = 67500
      2k × 2,5 × Na = 72000
=> 2,5 × Na = 4500 => Na = 1800 => NA = 2700
     2k = 16 => k = 4( 1 điểm)
b. Chiều dài mỗi gen:
La = (Na/2) × 0,34 = 306nm( 0,5 điểm)
LA = 1,5 × La = 459 nm( 0,5 điểm)
c. – Gen A:
A + G = NA/2 = 1350 (1)
2k × HA = 57600 => 16 × (2A + 3G) = 57600
=> 2A + 3G = 3600 (2)
Giải hệ (1)(2) bằng máy tính ta có:
A = 450 ; G = 900 
=> Số nu từng loại do môi trường nội bào cung cấp cho gen A nhân đôi k lần:
Amt = Tmt = (2k – 1) × A = 6750
Gmt = Xmt = (2k – 1) × G = 13500
- Alen a: tương tự có hệ pt:
A + G = 900
2A + 3G = 2100 
Giải hệ pt bằng máy tính ta có:
A = 600 ; G = 300 ( 1 điểm)
=> Số nu từng loại do môi trường nội bào cung cấp cho alen a nhân đôi k lần:
Amt = Tmt = (2k – 1) × A = 6750
Gmt = Xmt = (2k – 1) × G = 13500 
a. Số lần nguyên phân của hợp tử: k = 4
b. Chiều dài mỗi gen:La = 306nm
LA = 459 nm
c. – Gen A: Số nu từng loại do môi trường nội bào cung cấp:
Amt = Tmt = 6750
Gmt = Xmt = 13500
- Alen a: Số nu từng loại do môi trường nội bào cung cấp:
Amt = Tmt = 6750
Gmt = Xmt = 13500
Gen A, giải hệ pt: A + G = 1350 (1); 2A + 3G = 3600 (2)
 => kết quả: A = 450 (nu); G = 900(nu)(0,5 điểm)
Tương tự gen a, giải hệ pt: giải hệ pt: A + G = 9000 (1); 2A + 3G = 2100 (2)
=> kết quả: A = 600 (nu); G = 300(nu)( 0,5 điểm)

Tài liệu đính kèm:

  • docSINH10.doc