Đề kiểm tra Sinh học 10 - Mã đề 059 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc

doc 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 628Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra Sinh học 10 - Mã đề 059 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra Sinh học 10 - Mã đề 059 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
MÃ ĐỀ: 059
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016-2017 
MÔN: SINH HỌC - LỚP 10
Thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian giao đề
(35 câu trắc nghiệm)
Họ, tên thí sinh:.........................................................................Số báo danh:.........................................
Câu 1: Vi khuẩn có cấu tạo đơn giản và kích thước cơ thể nhỏ sẽ giúp vi khuẩn
A. hạn chế được sự tấn công của tế bào bạch cầu.
B. trao đổi chất mạnh và có tốc độ phân chia nhanh.
C. dễ phát tán và phân bố rộng.
D. thích hợp với đời sống kí sinh.
Câu 2: Sự sống được tiếp diễn liên tục là nhờ
A. sự truyền thông tin di truyền trên ADN từ tế bào này sang tế bào khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác.
B. khả năng tiến hóa thích nghi với môi trường sống.
C. khả năng cảm ứng đặc biệt của sinh vật.
D. khả năng tự điều chỉnh cân bằng nội môi.
Câu 3: Đơn phân của prôtêin là gì ?
A. Đường đơn.	B. Axit amin.	C. Glucôzơ.	D. Nuclêôtit.
Câu 4: Các nguyên tố vi lượng thường cần một lượng rất nhỏ đối với thực vật vì
A. chúng đóng vai trò thứ yếu đối với thực vật.
B. phần lớn chúng đã có trong các hợp chất của thực vật.
C. chức năng chính của chúng là cấu trúc nên các thành phần của tế bào.
D. chức năng chính của chúng là hoạt hóa enzim.
Câu 5: Tế bào nhân sơ được phân biệt với tế bào nhân thực bởi dấu hiệu
A. có hay không có ribôxôm.	B. có hay không có thành tế bào.
C. có hay không có màng nhân.	D. có hay không có cấu trúc ADN.
Câu 6: Có bao nhiêu nhận định sau đây là đúng khi nói về tế bào?
Glicôprôtêin trên màng sinh chất giúp các tế bào nhận ra nhau. 
Các tế bào đều có màng sinh chất, tế bào chất và nhân.
Chỉ tế bào vi khuẩn và tế bào thực vật mới có thành tế bào.
Lưới nội chất, ribôxôm, bộ máy Gôngi là hệ thống nội màng trong tế bào nhân thực.
A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
Câu 7: Nhân của tế bào sinh dưỡng của tế bào thuộc loài ếch A được cấy vào trứng đã làm mất nhân của loài ếch B. Ếch con sinh ra mang đặc điểm
A. của loài B do sử dụng tế bào của loài B để nuôi cấy.
B. chủ yếu của loài B.
C. của loài A hoặc B tùy thuộc vào thành phần khối lượng của loài nào nhiều hơn.
D. của loài A do tế bào tạo ra có chứa vật chất di truyền loài A.
Câu 8: Loại phân tử có chức năng truyền thông tin từ ADN tới ribôxôm và được dùng như một khuôn để tổng hợp prôtêin là
A. ADN.	B. rARN.	C. mARN.	D. tARN.
Câu 9: Chức năng không có ở prôtêin là
A. truyền đạt thông tin di truyền.	B. xúc tác quá trình trao đổi chất.
C. cấu trúc.	D. điều hoà quá trình trao đổi chất.
Câu 10: Cơ thể nào sau đây thuộc tế bào nhân thực quang hợp?
A. Vi khuẩn.	B. Động vật.	C. Thực vật.	D. Vi khuẩn lam.
Câu 11: Đặc điểm nào sau đây của nhân tế bào giúp nó giữ vai trò điều khiển mọi hoạt động
sống của tế bào?
A. Có nhân con.
B. Có khả năng trao đổi chất với môi trường tế bào chất.
C. Có cấu trúc màng kép.
D. Chứa vật chất di truyền.
Câu 12: Chức năng của ADN là
A. mang thông tin di truyền.
B. truyền đạt thông tin di truyền.
C. phiên mã cho ra các ARN.
D. mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.
Câu 13: Vào mùa lạnh hanh, khô, người ta thường bôi kem (sáp) chống nứt da vì
A. sáp giúp dự trữ năng lượng.	B. sáp giúp da thoát hơi nước nhanh.
C. sáp chống thoát hơi nước qua da.	D. sáp bổ sung nhiều vitamin cho da.
Câu 14: Tơ nhện, tơ tằm, tóc, thịt gà, thịt lợn đều được cấu tạo từ prôtêin nhưng chúng khác nhau về rất nhiều đặc tính là do
A. các sinh vật sử dụng nguồn thức ăn khác nhau.
B. prôtêin của chúng được cấu tạo từ các axit amin khác nhau.
C. prôtêin của chúng khác nhau về số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các axit amin.
D. chúng thực hiện những chức năng khác nhau.
Câu 15: Một gen có chiều dài 5100 A0 , số chu kì xoắn của gen là
A. 150.	B. 255.	C. 75.	D. 300.
Câu 16: Tế bào nhân sơ được tìm thấy ở giới nào?
A. Giới Động vật.	B. Giới Khởi sinh.	C. Giới Nấm.	D. Giới Nguyên sinh.
Câu 17: Nước đá có đặc điểm
A. các liên kết hyđrô luôn bền vững và tạo nên cấu trúc mạng.
B. các liên kết hyđrô luôn bị bẻ gãy nhưng không được tái tạo.
C. không tồn tại các liên kết hyđrô.
D. các liên kết hyđrô luôn bị bẻ gãy và tái tạo liên tục.
Câu 18: Trong các loại đường sau, đường nào là đường đôi?
A. Glucôzơ, fructôzơ.	B. Saccarôzơ, lactôzơ.	C. Galactôzơ, fructôzơ.	D. Glicôgen, xenlulôzơ.
Câu 19: Thành phần cấu tạo của lipit là
A. axit béo và rượu.	B. glixêrol và đường
C. axit béo và glixêrol.	D. đường và rượu.
Câu 20: Phân tử prôtêin nào đóng vai trò vận chuyển các chất?
A. Côlagen.	B. Cazêin.	C. Insulin.	D. Hêmôglôbin.
Câu 21: Cấu tạo chung của tế bào nhân sơ gồm những thành phần chính nào?
A. Màng tế bào, tế bào chất, vùng nhân.	B. Màng sinh chất, thành tế bào, nhân.
C. Thành tế bào, tế bào chất, nhân.	D. Màng sinh chất, thành tế bào, vùng nhân.
Câu 22: Ở tế bào vi khuẩn vật chất di truyền là
A. ARN.	B. ADN dạng thẳng kết hợp với prôtêin histon.
C. Plasmit.	D. ADN trần, dạng vòng, mạch kép.
Câu 23: Chất nào sau đây không tìm thấy trong lục lạp?
A. Tinh bột.	B. Xenlulôzơ.	C. Phôtpholipit.	D. Prôtêin.
Câu 24: Nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc ADN dẫn đến hệ quả:
A. A + T = G + X.	B. A = T, G = X.	C. 2A + G = T + X.	D. A = X, G = T.
Câu 25: Một gen có 2400 nuclêôtit, có 3300 liên kết hiđrô. Số nuclêôtit từng loại của gen là
A. A = T = 300, G = X = 900.	B. A = T = 900, G = X = 300.
C. A = T = 400, G = X = 800.	D. A = T = 800, G = X = 400.
Câu 26: Glicôgen là
A. dạng dự trữ trong cây.	B. pôlisaccarit có ở thành tế bào thực vật.
C. pôlisaccarit có ở động vật.	D. prôtêin vận chuyển ôxi.
Câu 27: Cơ quan (ví dụ như gan) được cấu tạo bởi cấu trúc nào sau đây?
A. Quần thể.	B. Mô.	C. Cơ quan.	D. Quần xã.
Câu 28: Điểm khác nhau giữa phôtpholipit và mỡ:
Phôtpholipit có số phân tử axit béo ít hơn mỡ.
Phôtpholipit tham gia cấu tạo màng sinh chất còn mỡ là nguồn dự trữ năng lượng cho tế bào.
Phôtpholipit là loại lipit phức tạp, còn mỡ là loại lipit đơn giản.
Cấu tạo của phôtpholipit có nhóm phôtphat còn mỡ thì không.
Phôtpholipit tan trong dung môi hữu cơ còn mỡ thì không tan.
Tổ hợp các nhận định đúng là:
A. (1), (3), (4), (5).	B. (2), (3), (4), (5).	C. (1), (2), (3), (5).	D. (1), (2), (3), (4).
Câu 29: Tế bào tụy tiết enzym tiêu hóa. Đường đi của enzym này trong tế bào từ điểm tổng hợp đầu tiên đến chỗ được tiết ra khỏi tế bào là
A. mạng lưới nội chất hạt → bộ máy Gôngi → bọc chất tiết → xuất bào.
B. mạng lưới nội chất hạt → lizôxôm→ bọc chất tiết → xuất bào.
C. mạng lưới nội chất trơn → bộ máy Gôngi → bọc chất tiết → xuất bào.
D. mạng lưới nội chất hạt → bọc chất tiết → bộ máy Gôngi → xuất bào.
Câu 30: Loại đường lưu thông trong máu là
A. fructôzơ.	B. glicôgen.	C. sacarôzơ.	D. glucôzơ.
Câu 31: Giả sử một mạch đơn ADN có tỉ lệ thì tỷ lệ này ở mạch bổ sung và trên cả phân tử là bao nhiêu?
A. 4; 0,5	B. 1; 4	C. 4; 1	D. 0,25; 1
Câu 32: Một gen có chiều dài là 0,408µm. Trên mạch thứ nhất (mạch 1) của gen có A, T, G, X lần lượt phân chia theo tỷ lệ 1:2:3:4. Số nuclêôtit mỗi loại của mạch thứ 2 của gen là:
A. A = 240, T = 120, G = 480, X = 360.	B. A = 120, T = 240, G = 360, X = 480.
C. A = 480, T = 240, G = 960, X = 720.	D. A = 240, T = 480, G = 720, X = 960.
Câu 33: Điểm khác nhau giữa ti thể và lục lạp là:
Lục lạp đảm nhận chức năng quang hợp, còn ti thể đảm nhận chức năng hô hấp.
Màng trong của ti thể gấp nếp tạo thành nhiều mấu lồi, còn màng trong của lục lạp thì trơn không gấp nếp.
Ti thể không có hệ sắc tố, còn lục lạp có hệ sắc tố.
Ti thể chỉ có ở tế bào động vật còn lục lạp chỉ có ở tế bào thực vật.
Ti thể có chứa ADN còn lục lạp thì không.
Tổ hợp các nhận định đúng là:
A. (1), (2), (3).	B. (3), (4), (5).	C. (1), (2), (4).	D. (1), (3), (5).
Câu 34: Chúng ta cần ăn prôtêin từ các nguồn thực phẩm khác nhau vì để
A. cung cấp đầy đủ các loại prôtêin cho cơ thể.
B. cung cấp đầy đủ các loại axit amin, đặc biệt là các loại axit amin không thay thế.
C. cung cấp năng lượng cho cơ thể.
D. cung cấp đầy đủ kháng thể, giúp cơ thể chống lại bệnh tật.
Câu 35: Tiến hành thí nghiệm, loại bỏ thành tế bào của các loại vi khuẩn có hình dạng khác nhau, sau đó cho các tế bào trần này vào trong dung dịch có nồng độ chất tan bằng nồng độ các chất tan có trong tế bào thì tất cả các tế bào đều có dạng hình cầu. Thí nghiệm này chứng minh thành tế bào vi khuẩn
A. có chức năng bảo vệ tế bào.
B. quy định hình dạng tế bào.
C. thực hiện trao đổi chất giữa tế bào vi khuẩn và môi trường.
D. không có chức năng gì.
----------- HẾT ----------
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Tài liệu đính kèm:

  • docSINH HOC 10_MA 059.doc