Trang 1/2 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LỚP 12 THPT CHUYÊN NĂM HỌC 2013-2014 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: HÓA HỌC – THPT CHUYÊN Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 25/10/2013 (Đề thi gồm 02 trang) Câu 1 (1,5 điểm). 1) Dựa trên mô hình VSEPR, giải thích dạng hình học của các phân tử NH3, SF4, ClF3 và XeF4. 2) Hoạt tính phóng xạ của đồng vị Po21084 giảm đi 6,85 % sau 14 ngày. Xác định hằng số tốc độ của quá trình phân rã, chu kỳ bán hủy và thời gian để Po21084 bị phân rã 90 %. Câu 2 (1,5 điểm). Cho sơ đồ pin: Ag│Ag2CrO4 ,CrO4 2- 1M║ AgNO3 0,1M │Ag. (X) a) Tính sức điện động của pin. b) Thêm NH3 vào cực bên phải của pin (X) sao cho nồng độ ban đầu của NH3 là 1M. Tính Epin khi đó. Biết : Ag+ + 2NH3 Ag(NH3)2 + K=107,24. c) Thêm KCN vào cực bên trái của pin (X) sao cho nồng độ ban đầu của KCN là 1M. Tính Epin khi đó. Cho: Ag+ + 2CN- Ag(CN) 2 K ' = 1021. Ks(Ag2CrO4) = 10 -12 ; Eo(Ag+/Ag) = 0,8 V. Câu 3 (2,0 điểm). Cho 1,000 gam tinh thể hiđrat A tan trong nước được dung dịch màu xanh. Cho dung dịch này tác dụng với dung dịch Ba(NO3)2 dư thu được 0,980 gam kết tủa trắng X và dung dịch D (chất X không tan trong các axit). Đun nóng D với H2O2 trong môi trường kiềm thu được 1,064 gam kết tủa Y màu vàng là muối bari (Y có công thức cùng dạng với X). Dung dịch của A trong môi trường axit sunfuric loãng để trong không khí sẽ chuyển thành chất B có màu tím. Từ B có thể tách được tinh thể hiđrat C, trong C có chứa 45,25% khối lượng hiđrat kết tinh. C nóng chảy ở khoảng 800C, nếu đun nóng C đến 1000C thì nó mất đi khoảng 12,57% khối lượng. a) Hãy xác định các công thức của A, B, C, X, Y và viết các phương trình hóa học. b) Sự mất khối lượng của C ở 1000C ứng với chuyển hóa nào? c) Khi đun nóng chất A (không có không khí) từ 1000C đến 2700C nó mất dần nước, tiếp tục đun ở khoảng nhiệt độ 2700C - 5000C không thấy khối lượng giảm, nhưng đun tiếp ở nhiệt độ cao hơn (khoảng 6500C) thì khối lượng lại giảm. Viết sơ đồ giảm khối lượng của A từ 100-6500C và viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra ở bước cuối cùng. Biết sơ đồ này gồm 6 bước. Trang 2/2 Câu 4 (1,0 điểm). 1) Viết phương trình phản ứng và nêu hiện tượng xảy ra khi cho từ từ CO2 vào các dung dịch: NaAlO2; Ca(OH)2. 2) Khi tiến hành thí nghiệm điều chế khí, có hai phương pháp thu khí chủ yếu là chiếm chỗ không khí và đẩy nước. Trong phương pháp chiếm chỗ không khí có để ý đến bình thu khí để ngửa hoặc để úp. Cho biết có thể sử dụng phương pháp thu khí nào và giải thích với các khí sau: NH3; H2; O2? Câu 5 (1,0 điểm). Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C10H12O. Chất X có các tính chất sau: - Làm mất màu nước brom. - Bị oxi hóa tạo ra axit metoxibenzoic (Y) và sự nitro hóa (Y) chỉ cho duy nhất một axit metoxinitrobenzoic. a) Tìm công thức cấu tạo của X. Biết X có hai đồng phân hình học. b) Viết phương trình của các phản ứng xảy ra trong bài. Câu 6 (1,0 điểm). Sắp xếp (có giải thích) theo trình tự tăng dần tính axit của các chất trong dãy sau: N COOH COOH CH2COOH (B) (C) (D) Câu 7 (2,0 điểm). Xitral (CH3)2C=CHCH2CH2C(CH3)=CHCH=O có trong tinh dầu chanh, gồm 2 đồng phân. a) Cấu tạo phân tử xitral có tuân theo qui tắc isoprenoit hay không? Hãy viết công thức cấu trúc hai đồng phân và gọi tên hệ thống hai đồng phân đó. b) Khử xitral rồi chuyển hoá sản phẩm theo sơ đồ: Xitral LiAlH4 A (C10H18O) H + B (C10H16: d¹ng m¹ch hë) t o C (2,5,5-Trimetyl bixiclo [4.1.0] hept-2-en) Viết công thức cấu tạo của A, B, C và hoàn thành sơ đồ các phản ứng. Giải thích quá trình chuyển hóa tạo thành C. Hết Thí sinh được sử dụng bảng tuần hoàn. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh ....................................................... Số báo danh .........................................
Tài liệu đính kèm: