Bài tập đại cương về kim loại

docx 5 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 25/07/2022 Lượt xem 208Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập đại cương về kim loại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập đại cương về kim loại
BÀI TẬP ĐẠI CƯƠNG VỀ KIM LOẠI (2)
Câu 1: Tính chất hoá học đặc trưng của kim loại là :
A. tính khử. 	B. tính oxi hoá. 
C. vừa có tính khử vừa có tính oxi hoá.	D. không có tính khử, không có tính oxi hoá.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là phù hợp với tính chất hoá học chung của kim loại ? 
	A. Kim loại có tính khử, nó bị khử thành ion âm.
	B. Kim loại có tính oxi hoá, nó bị oxi hoá thành ion dương.
	C. Kim loại có tính khử, nó bị oxi hoá thành ion dương.
	D. Kim loại có tính oxi hoá, nó bị khử thành ion âm. 
Câu 3: Dãy kim loại tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường là :
	A. Fe, Zn, Li, Sn.	B. Cu, Pb, Rb, Ag.	C. K, Na, Ca, Ba.	D. Al, Hg, Cs, Sr.
Câu 4: Hơi thuỷ ngân rất độc, bởi vậy khi làm vỡ nhiệt kế thuỷ ngân thì chất bột được dùng để rắc lên thuỷ ngân rồi gom lại là :
A. vôi sống. 	B. cát. 	C. muối ăn. 	D. lưu huỳnh.
Câu 5: Kim loại nào có thể phản ứng với N2 ngay ở điều kiện nhiệt độ thường ?
A. Ca. 	B. Li. 	C. Al. 	D. Na.
Câu 6: Dung dịch CuSO4 tác dụng được với tất cả kim loại trong dãy 
A. Al, Fe, Cu.	B. Mg, Fe, Ag.	C. Mg, Zn, Fe. 	D. Al, Hg, Zn.
Câu 7: Kim loại Ni phản ứng được với tất cả muối trong dung dịch ở dãy nào sau đây ? 
	A. NaCl, AlCl3, ZnCl2.	B. MgSO4, CuSO4, AgNO3. 
	C. Pb(NO3)2, AgNO3, NaCl.	D. AgNO3, CuSO4, Pb(NO3)2. 
Câu 8: Cho 4 kim loại Al, Mg, Fe, Cu và bốn dung dịch muối riêng biệt là : ZnSO4, AgNO3, CuCl2, Al2(SO4). Kim loại nào tác dụng được với cả bốn dung dịch muối đã cho ? 
	A. Al.	B. Fe.	C. Cu.	D. Mg. 
Câu 9: Cho Cu dư tác dụng với dung dịch AgNO3 thu được dung dịch X. Cho Fe dư tác dụng với dung dịch X được dung dịch Y. Dung dịch Y chứa 
	A. Fe(NO3)2.	B. Fe(NO3)3.	
	C. Fe(NO3)2, Cu(NO3)2 dư.	D. Fe(NO3)3, Cu(NO3)2 dư.	
Câu 10: Nhúng một lá sắt nhỏ vào dung dịch chứa một trong những chất sau : FeCl3, AlCl3, CuSO4, Pb(NO3)2, NaCl, HCl, HNO3 dư, H2SO4 (đặc nóng, dư), NH4NO3. Số trường hợp phản ứng tạo muối sắt (II) là :
A. 3.	B. 4.	C. 5.	D. 6. 
Câu 11: Trong số các phần tử (nguyên tử hoặc ion) sau, phần tử vừa đóng vai trò chất khử, vừa đóng vai trò chất oxi hoá là :
A. Cu.	B. Ca2+	.	C. O2-.	D. Fe2+.
Câu 12: Trong những câu sau, câu nào không đúng ?
A. Hợp kim là vật liệu kim loại có chứa một kim loại cơ bản và một số kim loại khác hoặc phi kim.
 	B. Tính chất của hợp kim phụ thuộc vào thành phần, cấu tạo của hợp kim.
 	C. Hợp kim có tính chất hoá học khác tính chất của các kim loại tạo ra chúng.
 	D. Hợp kim có tính chất vật lý và tính cơ học khác nhiều các kim loại tạo ra chúng.
Câu 13: Trong cầu muối của pin điện hoá khi hoạt động, xảy ra sự di chuyển các
	A. ion.	B. electron.	
C. nguyên tử kim loại.	D. phân tử nước.
Câu 14: Trong pin điện hóa Zn – Cu, quá trình khử trong pin là :
A. Zn2+ + 2e Zn. 	B. Cu Cu2+ + 2e.	C. Cu2+ + 2e Cu. 	D. Zn Zn2+ + 2e.
Câu 15: Trong pin điện hoá Zn – Cu, phản ứng hoá học nào xảy ra ở điện cực âm ? 
	A. Cu ® Cu2+ + 2e.	B. Cu2+ + 2e ® Cu.	C. Zn2+ + 2e ® Zn.	D. Zn ® Zn2+ + 2e.
Câu 16: Trong pin điện hoá, sự oxi hoá 
	A. chỉ xảy ra ở cực âm.	B. chỉ xảy ra ở cực dương.
	C. xảy ra ở cực âm và cực dương.	D. không xảy ra ở cực âm và cực dương.
Câu 17: Trong pin điện hoá Zn – Cu cặp chất nào sau đây phản ứng được với nhau ? 
	A. Zn2+ + Cu2+. 	B. Zn2+ + Cu.	C. Zn + Cu2+. 	D. Zn + Cu. 
Câu 18: Cho các cặp oxi hoá - khử : Fe2+/Fe, Zn2+/Zn, Cu2+/Cu, Pb2+/Pb. Có thể lập được bao nhiêu cặp pin điện hoá từ các cặp oxi hoá - khử trên ? 
A. 2.	B. 3.	C. 4.	D. 6.
Câu 19: Pin điện hoá được tạo thành từ các cặp oxi hoá khử sau đây : Fe2+/Fe và Pb2+/Pb ; Fe2+/Fe và Zn2+/Zn ; Fe2+/Fe và Sn2+/Sn ; Fe2+/Fe và Ni2+/Ni. Số trường hợp sắt đóng vai trò cực âm là :
A. 4.	 	B. 3.	 	C. 2. 	D. 1.
Câu 20: Trong quá trình pin điện hoá Zn – Ag hoạt động, ta nhận thấy
	A. khối lượng của điện cực Zn tăng lên.	
B. khối lượng của điện cực Ag giảm. 
	C. nồng độ của ion Zn2+ trong dung dịch tăng.	
D. nồng độ của ion Ag+ trong dung dịch tăng.
Câu 21: Trong quá trình hoạt động của pin điện hoá Cu – Ag, nồng độ của các ion trong dung dịch biến đổi như thế nào ? 
	A. Nồng độ của ion Ag+ tăng dần và nồng độ của ion Cu2+ tăng dần.
	B. Nồng độ của ion Ag+ giảm dần và nồng độ của ion Cu2+ giảm dần.
	C. Nồng độ của ion Ag+ giảm dần và nồng độ của ion Cu2+ tăng dần.
	D. Nồng độ của ion Ag+ tăng dần và nồng độ của ion Cu2+ giảm dần.
Câu 22: Phản ứng hoá học xảy ra trong pin điện hoá : 2Cr + 3Cu2+ ® 2Cr3+ + 3Cu. Eo của pin điện hoá là (Biết = + 0,34V ; = - 0,74V) :
A. 0,40V.	B. 1,08V.	C. 1,25V.	D. 2,5V.
Câu 23: Phản ứng hoá học xảy ra trong pin điện hoá : 2Au3+ + 3Ni ® 2Au + 3Ni2+. Eo của pin điện hoá là (Biết = + 1,5V; = - 0,26V ) : 
	A. 3,75V.	B. 2,25V.	C. 1,76V.	D. 1,25V.
Câu 24: Cho biết = -2,37V ; = -0,76V ; = - 0,13V ; = + 0,34V. 
Pin điện hóa có suất điện động chuẩn bằng 1,61V được cấu tạo bởi hai cặp oxi hóa - khử nào ?
A. Pb2+/Pb và Cu2+/Cu. 	 	B. Zn2+/Zn và Pb2+/Pb.	
C. Zn2+/Zn và Cu2+/Cu.	 	D. Mg2+/Mg và Zn2+/Zn.
Câu 25: Cho các giá trị thế điện cực chuẩn của các cặp oxi hóa – khử như sau : = +0,80V ; = -1,66V ; = - 2,37V ; = - 0,76V ; = +0,34V. 
Giá trị 1,56V là suất điện động của pin điện hoá :
A. Mg và Al.	B. Zn và Cu.	C. Mg và Ag.	D. Zn và Ag.
Câu 26: Cho các thế điện cực chuẩn :
Trong các pin sau đây, pin nào có suất điện động chuẩn lớn nhất ?
	A. Pin Zn – Pb. 	B. Pin Pb – Cu.	C. Pin Al – Zn.	D. Pin Zn – Cu.
Câu 27: Cho biết : . Sự so sánh nào sau đây là đúng ? 
	A. Ion Pb2+ có tính oxi hoá mạnh hơn ion Cr3+. 
	B. Nguyên tử Pb có tính khử mạnh hơn nguyên tử Cr.
	C. Ion Cr3+ có tính oxi hoá mạnh hơn ion Pb2+. 
	D. Nguyên tử Cr và nguyên tử Pb có tính khử bằng nhau. 
Câu 28: Cho biết: Phản ứng hoá học nào sau đây đúng ? 
	A. Hg + Ag+ ® Hg2+ + Ag.	B. Hg2+ + Ag ® Hg + Ag+.
	C. Hg2+ + Ag+ ® Hg + Ag.	D. Hg + Ag ® Hg2+ + Ag+. 
Câu 29: Cho = -1,66V ; = -0,14V. Chiều của phản ứng hoá học giữa hai cặp oxi hoá - khử Al3+/Al với Sn2+/Sn và suất điện động chuẩn của pin điện hoá tương ứng là :
A. 2Al3+ + 3Sn 2Al + 3Sn2+ ; Eopin = 1,8V.	
B. 2Al3+ + 3Sn 2Al + 3Sn2+ ; Eopin = 1,52V.
C. 2Al + 3Sn2+ 2Al3+ + 3Sn ; Eopin = 1,8V.	
D. 2Al + 3Sn2+ 2Al3+ + 3Sn ; Eopin = 1,52V.
Câu 30: Thứ tự một số cặp oxi hoá - khử trong dãy điện hoá (được sắp xếp theo chiều Eo tăng dần) như sau : Fe2+/Fe ; Cu2+/Cu ; Fe3+/Fe2+. Cặp chất không phản ứng với nhau là :
A. Fe và dung dịch CuCl2. 	B. Fe và dung dịch FeCl3.
C. dung dịch FeCl2 và dung dịch CuCl2. 	D. Cu và dung dịch FeCl3.
Câu 31: Cho giá trị thế điện cực chuẩn của một số cặp oxi hóa - khử :
Cặp oxi hóa/ khử
Eo (V)
-2,37
-0,76
-0,13
+0,34
Phản ứng nào sau đây xảy ra ?
A. X + Z2+ X2+ + Z	B. X + M2+ X2+ + M
C. Z + Y2+ Z2+ + Y	D. Z + M2+ Z2+ + M
Câu 32: Cho phản ứng hoá học : Zn + Sn2+ ® Zn2+ + Sn. So sánh tính oxi hoá và tính khử của các chất và ion nào sau đây là đúng ? 
Tính oxi hoá
Tính khử
A
Zn > Sn
Sn2+ > Zn2+
B
Zn < Sn
Sn2+ < Zn2+ 
C
Sn2+ > Zn2+
Zn > Sn
D
Sn2+ < Zn2+ 
Zn < Sn
Câu 33: Cho các ion kim loại : Zn2+, Sn2+, Ni2+, Fe2+, Pb2+. Thứ tự tính oxi hoá giảm dần là :
A. Pb2+ > Sn2+ > Fe2+ > Ni2+ > Zn2+. 	B. Sn2+ > Ni2+ > Zn2+ > Pb2+ > Fe2+.
C. Zn2+ > Sn2+ > Ni2+ > Fe2+ > Pb2+. 	D. Pb2+ > Sn2+ > Ni2+ > Fe2+ > Zn2+.
Câu 34: Dãy các ion xếp theo chiều giảm dần tính oxi hoá là (biết trong dãy điện hóa, cặp Fe3+/Fe2+ đứng trước cặp Ag+/Ag) :
A. Ag+, Cu2+, Fe3+, Fe2+. 	B. Fe3+, Cu2+, Ag+, Fe2+.
C. Ag+, Fe3+, Cu2+, Fe2+. 	D. Fe3+, Ag+, Cu2+, Fe2+.
Câu 35: Cho các phản ứng hóa học sau : 
	Fe + Cu2+ Fe2+ + Cu  	
Cu + 2Fe3+ Cu2+ + 2Fe2+ 
Nhận xét nào sau đây sai ?
	A. Tính khử của Fe mạnh hơn Cu.	 	B. Tính oxi hóa của Fe3+ mạnh hơn Cu2+.
	C. Tính oxi hóa của Fe2+ yếu hơn Cu2+. 	D. Tính khử của Cu yếu hơn Fe2+.
Câu 36: Fe tác dụng được với dung dịch CuCl2 tạo ra Cu và FeCl2. Cu tác dụng được với dung dịch FeCl3 tạo ra FeCl2 và CuCl2. Tính oxi hoá của các ion kim loại tăng theo chiều :
A. Fe2+ < Cu2+ < Fe3+. 	B. Fe3+ < Cu2+ < Fe2+.
C. Cu2+ < Fe3+ < Fe2+.	D. Fe3+ < Fe2+ < Cu2+.	
Câu 37: Hai kim loại X, Y và các dung dịch muối clorua của chúng có các phản ứng hóa học sau:
X + 2YCl3 XCl2 + 2YCl2	
Y + XCl2 YCl2 + X
Phát biểu đúng là :
A. Ion Y2+ có tính oxi hóa mạnh hơn ion X2+.
B. Kim loại X khử được ion Y2+.
C. Kim loại X có tính khử mạnh hơn kim loại Y.
D. Ion Y3+ có tính oxi hóa mạnh hơn ion X2 +.
Câu 38: Cho các phản ứng xảy ra sau đây :
(1) AgNO3 + Fe(NO3)2 Fe(NO3)3 + Ag↓
(2) Mn + 2HCl MnCl2 + H2↑
Dãy các ion được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hoá là :
A. Mn2+, H+, Fe3+, Ag+. 	B. Ag+, Fe3+, H+, Mn2+.
C. Ag+ , Mn2+, H+, Fe3+. 	D. Mn2+, H+, Ag+, Fe3+.
Câu 39: Cho các phản ứng sau :
	Fe + 2Fe(NO3)3 3Fe(NO3)2
	AgNO3 + Fe(NO3)2 Fe(NO3)3 + Ag
Dãy sắp xếp theo thứ tự tăng dần tính oxi hóa các ion kim loại là :
	A. Ag+, Fe2+, Fe3+. 	B. Fe2+, Fe3+, Ag+.	C. Fe2+, Ag+, Fe3+.	D. Ag+, Fe3+, Fe2+.
Câu 40: Cho biết các phản ứng xảy ra sau : 
2FeBr2 + Br2 2FeBr3
2NaBr + Cl2 2NaCl + Br2
Phát biểu đúng là :
A. Tính khử của Cl- mạnh hơn của Br-. 	B. Tính oxi hóa của Br2 mạnh hơn của Cl2.
C. Tính khử của Br- mạnh hơn của Fe2+. 	D. Tính oxi hóa của Cl2 mạnh hơn của Fe3+.
Câu 41: Cho suất điện động chuẩn Eo của các pin điện hoá : Eo(Cu - X) = 0,46V ; Eo(Y - Cu) = 1,1V ; Eo(Z - Cu) = 0,47V (X, Y, Z là ba kim loại). Dãy các kim loại xếp theo chiều tăng dần tính khử từ trái sang phải là :
A. Z, Y, Cu, X. 	B. X, Cu, Z, Y. 	C. Y, Z, Cu, X. 	D. X, Cu, Y, Z.
Câu 42: Cho suất điện động chuẩn Eo của các pin điện hoá : Eo(Ni - X) = 0,12V ; Eo(Y - Ni) = 0,02V ; Eo(Ni - Z) = 0,60V (X, Y, Z là ba kim loại). Dãy các kim loại xếp theo chiều giảm dần tính khử từ trái sang phải là :
A. Y, Ni, Z, X.	B. Z, Y, Ni, X.	C. X, Z, Ni, Y.	D. Y, Ni, X, Z.
Câu 43: Khối lượng thanh sắt giảm đi trong trường hợp nhúng vào dung dịch nào sau đây ?
	A. Fe2(SO4)3.	B. CuSO4. 	C. AgNO3.	D. MgCl2.	
Câu 44: Ngâm bột Fe vào các dung dịch muối riêng biệt Fe3+, Zn2+, Cu2+, Pb2+, Mg2+, Ag+. Số phản ứng xảy ra là :
A. 4. 	B. 5. 	C. 3. 	D. 6.
Câu 45: Trong các kim loại dưới đây có bao nhiêu kim loại có thể khử Fe3+ trong dung dịch thành Fe : Zn, Na, Cu, Al, Fe, Ca, Mg, Ni ?
 A. 2. 	 	B. 3. 	C. 4.	D. 6.
Câu 46: Trong các kim loại dưới đây có bao nhiêu kim loại chỉ có thể khử Fe3+ trong dung dịch thành Fe2+ : Zn, Na, Cu, Al, Fe, Ca, Mg, Ni ?
 A. 2. 	 	B. 3. 	C. 4.	D. 6.
Câu 47: Cho ba kim loại Al, Fe, Cu và sáu dung dịch muối riêng biệt là Ni(NO3)2, AgNO3, Cu(NO3)2, Zn(NO3)2, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3. Cho các chất phản ứng với nhau theo từng cặp, số phản ứng xảy ra là : 
A. 11. 	 	B. 12. 	C. 13.	D. 14. 

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_tap_dai_cuong_ve_kim_loai.docx