KIỂM TRA CHƯƠNG 1 – 2 HÓA 11 (Đề gồm 50 câu – thời gian làm bài 90 phút) Câu 1: Phương trình điện li sai là: A. Na3PO4 → 3Na+ + PO43- B. KHCO3→ K+ + H+ + CO32- C. Mg(HCO3)2→ Mg2+ +2HCO3- D. Ba(OH)2→ Ba2+ + 2OH- Câu 2: Đối với dung dịch axit yếu CH3COOH 0,1M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng? A. [ H+] = 0,1M B. [ H+] > [ CH3COO-] C. [ H+] < 0,1M D. [ H+] < [ CH3COO-] Câu 3: Dung dịch CH3COOH 0,0025M có [H+] = 10-4 M. Độ điện li α của CH3COOH là: A. 0,04% B.1% C. 3,4% D. 4% Câu 4: Trong 1 lít dd CH3COOH 0,01M có 6,26.1021 phân tử chưa phân li và ion. Độ điện li α của CH3COOH ở nồng độ đó là ( biết số Avogadro = 6,02.1023) A. 4,15% B. 3,89% C. 1% D. 1,34% Câu 5: Dd X chứa a mol Ca 2+, b mol Mg 2+, c mol Cl- và d mol NO3-. Biểu thức nào dưới đây đúng? A. 2a + 2b = c + d B. a + b = c +d C. a + b = 2c + 2d D. 2a + c = 2b + d Câu 6: Dung dịch chứa các ion: Na+, Mg2+ ; NO3-, SO42- và HCO3- với số mol tương ứng là: 0,04 mol, 0,02 mol, 0,01 mol, 0,02 mol và x mol. x? A. 0,04 B. 0,03 C. 0,02 D. 0,01 Câu 7: Một dd chứa 0,96 g Cu 2+; 0,144 SO4 2-; x mol NO3- và y mol Fe 2+. Khối lượng muối khan khi cô cạn dd này là 3,048 g. x và y? A. 0,03 và 0,0015 B. 0,02 và 0,05 C. 0,01 và 0,02 D. 0,05 và 0,015 Câu 8: Dung dịch chứa M n+; 0,3 mol Cu 2+; 0,5 mol Na+; 0,6 mol SO4 2-; 0,5 mol NO3-; 0,6 mol Cl-. Biết rằng khi cô cạn dd thu được 163 g muối khan. M n+? A. Fe 3+ B. Mg 2+ C. Al 3+ D.Cu 2+ Câu 9: Cho một dd chứa 0,23 g Na+ ; 0,48 g Mg2+ ; 0,96 g SO42- và x gam NO3-. Chọn phát biểu sai: A. x= 1,86g B. Số mol NO3- trong dd là 0,03 C. Cô cạn dd thu được 1,67g chất rắn khan D. Không thể điều chế dd đó nếu chỉ từ 2 muối Na2SO4 và Mg(NO3)2 Câu 10: Dung dịch A không thể chứa đồng thời các ion nào sau đây: A. Fe3+, Cu2+, Na+,NH4+, Cl-. B. Mg2+, Ca2+, H+, OH-, Cl-, SO42-. C. NH4+., K+, Na+, PO43-, CO32-. D. Al3+, K+, H+, NO3-, SO42-. Câu 11: Hòa tan 0,04gam NaOH vào nước để được 1lit dung dịch. pH của dung dịch axit này là: 12 B. 11 C. 3 D. 4 Câu 12: Ion CO32- không phản ứng với dung dịch nào sau đây: A. Na+; K+; NO3-; HCO3-. B. H+; K+; HSO4-; Na+; Cl-. C. Ba2+; Ca2+; OH-; Cl-. D. Fe3+; NH4+; Cl-; SO42-. Câu 13: Một dung dich có [ OH-] = 1,5 . 10-5. Môi trường của dung dịch này là: trung tính B. kiềm C. axit D. không xác định Câu 14: Trong dung dịch HCl 0,01 M, tích số ion của nước là: A. Không xác định được B. [ H+][OH-] > 10-14 C. [ H+][OH-] < 10-14 D. [ H+][OH-] = 10-14 Câu 15: Cho các phương trình phản ứng sau: A. Na2CO3 + CaCl2 ----> Na2SO4 + CaCO3 B. FeSO4 + 2NaOH -----> Fe(OH)2 + Na2SO4 C. NaHCO3 + HCl ------> NaCl + H2O + CO2 D. Ba(HCO3)2 + 2NaOH ----> BaCO3 + Na2CO3 + 2H2O Phương trình ion thu gọn: HCO3- + H+ ----> H2O + CO2 thể hiện bản chất của phản ứng: A B. C C. B D. D Câu 16: Cho 18,4 gam hỗn hợp X gồm Cu2S, CuS, FeS2 và FeS tác dụng hết với HNO3 (đặc nóng, dư) thu được V lít khí chỉ có NO2 (ở đktc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch Y. Cho toàn bộ Y vào một lượng dư dung dịch BaCl2, thu được 46,6 gam kết tủa; còn khi cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch NH3 dư thu được 10,7 gam kết tủa. Giá trị của V là A. 38,08. B. 24,64. C. 16,8. D. 11,2. Câu 17: Dung dịch nào dưới đây dẫn điện tốt nhất: NaI 0,002 M B. NaI 0,1 M C. NaI 0,001 M D. NaI 0,01 M Câu 18: Cho 500 ml dung dịch hỗn hợp gồm (NH4)2SO4 0,01 M và Na2SO4 0,02 M tác dụng với 500 ml dung dịch Ba(OH)2 0,02 M. Đun nóng dung dịch sau phản ứng để khí thoát ra hết khỏi dung dịch. Khối lượng dung dịch giảm sau phản ứng là: 0,17 gam B. 2,5 gam C. 3,95 gam D. 2,33 gam Câu 19: Số hóa chất tối thiểu dùng để nhận biết các bình đựng hóa chất không màu sau Ba(HSO4)2, Na2CO3, H2SO4 là: A. 3 chất B. 2 chất C. 1 chất D. không cần dùng hóa chất nào bên ngoài. Câu 20: Cho dung dịch chứa X gam Ba(OH)2 vào dung dịch chứa X gam HCl . Dung dịch thu được sau phản ứng có môi trường: Axit B. Không xác định được. C. Trung tính D. Bazơ Câu 21: Dung dịch X gồm các ion: Na+ (0,1M) ; Mg2+ (0,05 M); Cl- (0,06M) và ion SO42-. Nồng độ ion SO42- trong dung dịch là: 0,06M B. 0,14 M C. 0,07 M D. 0,05M Câu 22: Trộn 2 dung dịch Ba(HCO3)2 với NaHSO4. Trong sản phẩm thu được sau phản ứng có: A. không có phản ứng xảy ra. B. 2 chất kết tủa và một chất khí. C. một chất kết tủa D. một chất kết tủa và một chất khí. Câu 23: Cho các dung dịch chứa trong các lọ mất nhãn sau đây: H2SO4; Ba(OH)2; BaCl2; HCl; NaCl; NaOH. hãy chọn một thuốc thử trong các hóa chất sau đây để nhận biết: Quỳ tím B. phenolphtalein C. Al (nhôm kim loại) D. AgNO3 Câu 24: Cho các dung dịch sau đây: H2SO4, Ba(OH)2, NaHCO3, NaCl, KHSO4 . Có bao nhiêu phản ứng xảy ra giữa 2 chất với nhau? 3 B. 6 C. 4 D. 5 Câu 25: Trộn 100 ml dung dịch Ba(OH)2 0,5 M với 100 ml dung dịch KOH 0,5 M được dung dịch A. Nồng độ mol/l của ion OH- trong dung dịch A là: 1,5 M B. 0,65 M C. 0,55 M D. 0,75 M Câu 26: Hòa tan 4,9 gam H2SO4 vào nước để được 1 lit dung dịch. pH của dung dịch axit này là: A. 2 B. 1 C. 3 D. 4 Câu 27: Trộn 200 ml dung dịch H2SO4 0,05 M với 300 ml dung dịch HCl 0,1 M thu được dung dịch Y. pH của dungdịch Y là 1 B. 2 C. 4 D. 3 Câu 28: Cho dung dịch A có chứa 5 ion: Mg2+; Ba2+; Ca2+, và 0,1 mol Cl-; 0,2 mol NO3-. Thêm dần V lit dung dịch gồm K2CO3 0,5 M và Na2CO3 0,5 M cho đến khi thu được lượng kết tủa lớn nhất. Giá trị của V là: 0,2 B. 0,25 C. 0,35 D. 0,15 Câu 29: Trộn 250 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,08M và H2SO4 0,01M với 250 ml dung dịch NaOH aM được 500 ml dung dịch có pH = 12. Giá trị a là : 0,13 M B. 0,1 M C. 0,2 M D. 0,12 M Câu 30: Thêm m gam kali vào 300ml dung dịch chứa Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M thu được dung dịch X. Cho từ từ dung dịch X vào 200ml dung dịch Al2(SO4)3 0,1M thu được kết tủa Y. Để thu được lượng kết tủa Y lớn nhất thì giá trị của m là A. 1,59. B. 1,17. C. 1,71. D. 1,95 Câu 31: Nhiệt phân hoàn toàn 34,65 gam hỗn hợp gồm KNO3 và Cu(NO3)2, thu được hỗn hợp khí X (tỉ khối của X so với khí hiđro bằng 18,8). Khối lượng Cu(NO3)2 trong hỗn hợp ban đầu là A. 8,60 gam. B. 20,50 gam. C. 11,28 gam. D. 9,40 gam. Câu 32: Cho hỗn hợp gồm 6,72 gam Mg và 0,8 gam MgO tác dụng hết với lượng dư dung dịch HNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,896 lít một khí X (đktc) và dung dịch Y. Làm bay hơi dung dịch Y thu được 46 gam muối khan. Khí X là A. N2O. B. NO2. C. N2. D. NO. Câu 33: Cho a gam Fe vào 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm HNO3 0,8M và Cu(NO3)2 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,92a gam hỗn hợp kim loại và khí NO (sản phẩm khử duy nhất của). Giá trị của a là: A. 5,6. B. 11,2. C. 8,4. D. 11,0. Câu 34: Cho cân bằng hóa học: N2 (k) + 3H2 (k) ⇌ 2NH3 (k) ΔH < 0. Cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận khi A. tăng nhiệt độ của hệ phản ứng. B. giảm áp suất của hệ phản ứng. C. tăng áp suất của hệ phản ứng. D. thêm chất xúc tác vào hệ phản ứng. Câu 35: Hoà tan hoàn toàn 13,00 gam Zn trong dung dịch HNO3 loãng, dư thu được dung dịch X và 0,448 lít khí N2 (đktc). Khối lượng muối trong dung dịch X là A. 18,90 gam. B. 37,80 gam. C. 28,35 gam. D. 39,80 gam. Câu 36: Thành phần chính của phân bón phức hợp amophot là A. Ca3(PO4)2 và (NH4)2HPO4. B. NH4NO3 và Ca(H2PO4)2. C. NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4. D. NH4H2PO4 và Ca(H2PO4)2. Câu 37: Hòa tan hoàn toàn 8,9 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn bằng lượng vừa đủ 500 ml dung dịch HNO3 1M. Sau khi các phản ứng kết thúc, thu được 1,008 lít khí N2O (đktc) duy nhất và dung dịch X chứa m gam muối. Giá trị của m là A. 31,22. B. 34,10. C. 33,70. D. 34,32. Câu 38: Cho m gam Al phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được 4,48 lít khí NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là A. 4,05. B. 2,70. C. 8,10. D. 5,40. Câu 39: Cho 2,8 gam hỗn hợp X gồm Cu và Ag phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNO3 dư, thu được 0,04 mol NO2 (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là A. 4,08. B. 3,62. C. 3,42. D. 5,28. Câu 40: Dung dịch X gồm a mol Na+; 0,15 mol K+; 0,1 mol HCO3- ; 0,15 mol CO32- và 0,05 mol SO42- . Tổng khối lượng muối trong dung dịch X là A. 33,8 gam B. 28,5 gam C. 29,5 gam D. 31,3 gam Câu 41: Cho 2.19g hỗn hợp gồm Cu, Al tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 dư, thu được dung dịch Y và 0,672 lít khí NO (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Khối lượng muối trong Y là A. 6,39 gam B. 8,27 gam C. 4,05 gam D. 7,77 gam Câu 42: Nung nóng 8,96 gam bột Fe trong khí O2 một thời gian, thu được 11,2 gam hỗn hợp chất rắn X gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4. Hòa tan hết X trong dung dịch hỗn hợp gồm a mol HNO3 và 0,06 mol H2SO4, thu được dung dịch Y (không chứa NH4+ ) và 0,896 lít khí NO duy nhất (đktc). Giá trị của a là A. 0,32. B. 0,16. C. 0,04. D. 0,44. Câu 43: Hòa tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp Fe, Cu (tỉ lệ mol 1:1) bằng axit HNO3, thu được V lít (ở đktc) hỗn hợp khí X (gồm NO và NO2) và dung dịch Y (chỉ chứa hai muối và axit dư). Tỉ khối của X đối với H2 bằng 19. Giá trị của V là A. 3,36. B. 2,24. C. 4,48. D. 5,60. Câu 44: Để thu lấy Ag tinh khiết từ hỗn hợp X (gồm a mol Al2O3, b mol CuO, c mol Ag2O), người ta hoà tan X bởi dung dịch chứa (6a + 2b + 2c) mol HNO3 được dung dịch Y, sau đó thêm (giả thiết hiệu suất các phản ứng đều là 100%) A. 2c mol bột Cu vào Y. B. 2c mol bột Al vào Y. C. c mol bột Al vào Y. D. c mol bột Cu vào Y. Câu 45: Cho 3,2 gam bột Cu tác dụng với 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm HNO3 0,8M và H2SO4 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, sinh ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là A. 0,672. B. 0,448. C. 1,792. D. 0,746. Câu 46: Cho 11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dd HNO3 loãng (dư), thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dd X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là A. 49,09. B. 34,36. C. 35,50. D. 38,72. Câu 47: Nung nóng bình kín chứa a mol hỗn hợp NH3 và O2 (có xúc tác Pt) để chuyển toàn bộ NH3 thành NO. Làm nguội và thêm nước vào bình, lắc đều thu được 1 lít dung dịch HNO3 có pH = 1, còn lại 0,25 mol khí O2. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a là A. 0,1 B. 0,4 C. 0,3 D. 0,2 Câu 48: Hòa tan hết 10,24 gam hỗn hợp X gồm Fe và Fe3O4 bằng dung dịch chứa 0,1 mol H2SO4 và 0,5 mol HNO3, thu được dung dịch Y và hỗn hợp gồm 0,1 mol NO và a mol NO2 (không còn spk nào khác). Chia dung dịch Y thành hai phần bằng nhau: - Phần một tác dụng với 500 ml dung dịch KOH 0,4M, thu được 5,35 gam một chất kết tủa - Phần hai tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là: A. 20,62 B. 41,24 C. 20,21 D. 31,86 Câu 49: Cho 3,48 gam bột Mg tan hết trong dung dịch hỗn hợp gồm HCl (dư) và KNO3, thu được dung dịch X chứa m gam muối và 0,56 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm N2 và H2. Khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 11,4. Giá trị của m là A. 16,085. B. 14,485. C. 18,300. D. 18,035. Câu 50: Dung dịch X gồm 0,1 mol K+; 0,2 mol Mg2+; 0,1 mol Na+; 0,2 mol Cl- và a mol Y2-. Cô cạn dung dịch X, thu được m gam muối khan. Ion Y2- và giá trị của m là A. và 56,5. B. và 30,1. C. và 37,3. D. và 42,1. HẾT
Tài liệu đính kèm: