Đề kiểm tra môn Hóa học 11 - Mã đề thi 357

docx 4 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1191Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra môn Hóa học 11 - Mã đề thi 357", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra môn Hóa học 11 - Mã đề thi 357
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI
TRƯỜNG THPT THẠCH THẤT
Mã đề thi 357
ĐỀ KIỂM TRA MÔN HÓA HỌC 11
Thời gian làm bài: 90 phút
(Đề thi gồm 50 câu hỏi trắc nghiệm)
Câu 1: Câu trả lời nào dưới đây không đúng khi nói về axit H3PO4?
A. Axit H3PO4 là axit 3 lần axit.	B. Axit H3PO4 có tính oxi hoá rất mạnh.
C. Axit H3PO4 có độ mạnh trung bình.	D. Axit H3PO4 là axit khá bền với nhiệt.
Câu 2: Để nhận biết ion trong dung dịch muối, người ta thường dùng thuốc thử là AgNO3, bởi vì:
A. Phản ứng tạo ra kết tủa có màu vàng.
B. Phản ứng tạo ra dung dịch có màu vàng.
C. Phản ứng tạo khí có màu nâu.
D. Phản ứng tạo ra khí không màu, hoá nâu trong không khí.
Câu 3: Điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm, hóa chất cần sử dụng là:
A. NaNO3 tinh thể và dung dịch H2SO4 đặc.	B. Dung dịch NaNO3 và dung dịch H2SO4 đặc.
C. Dung dịch NaNO3 và dung dịch HCl đặc.	D. NaNO3 tinh thể và dung dịch HCl đặc.
Câu 4: Thành phần chính của super photphat đơn là:
A. Ca(H2PO4)2 và CaSO4.	B. Ca(H2PO4)2.
C. CaHPO4.	D. Ca3(PO4)2.
Câu 5: Nhiệt phân hoàn toàn Cu(NO3)2 thu được sản phẩm là:
A. Cu, NO2, O2.	B. CuO, NO2.	C. CuO, O2, NO2.	D. Cu(NO2)2, NO2.
Câu 6: Trong các hợp chất số oxi hóa cao nhất của N là:
A. +4.	B. +5.	C. +2.	D. +1.
Câu 7: Khí NH3 làm quí tím ẩm chuyển sang màu:
A. Đỏ.	B. Tím.	C. Xanh.	D. Hồng.
Câu 8: Nhỏ từ từ dung dịch amoniac cho tới dư vào ống nghiệm đựng dung dịch CuSO4. Hiện tượng quan sát được là:
A. Dung dịch màu xanh lam chuyển sang màu xanh thẫm.
B. Lúc đầu có kết tủa xanh lam, sau đó kết tủa tan.
C. Có kết tủa xanh và khí nâu đỏ tạo thành.
D. Có kết tủa màu xanh tạo thành.
Câu 9: Phân bón nào có hàm lượng N lớn nhất?
A. (NH2)2CO.	B. (NH4)2SO4.	C. NH4NO3.	D. NH4Cl
Câu 10: Thể tích khí N2 thu được khi nhiệt phân hoàn toàn 8 gam NH4NO2 là:
A. 2,24 lít.	B. 11,2 lít	C. 5,6 lít.	D. 2,8 lít.
Câu 11: Khi cho NH3 tác dụng với Cl2 dư, sản phẩm thu được là:
A. HCl, NH4Cl.	B. N2, HCl.	C. NH4Cl, N2.	D. N2, HCl , NH4Cl.
Câu 12: Hiện tượng quan sát được (tại vị trí chứa CuO) khi dẫn khí NH3 đi qua ống đựng bột CuO nung nóng là:
A. CuO từ màu đen chuyển sang màu trắng.	B. CuO không thay đổi màu.
C. CuO từ đen chuyển thành đỏ.	D. CuO chuyển từ đen sang xanh.
Câu 13: Kim loại không tác dụng với HNO3 đặc nguội là:
A. Zn.	B. Ca.	C. Cu.	D. Fe.
Câu 14: Phản ứng hóa học nào dưới đây chứng tỏ NH3 là chất khử?
A. NH3 + H2SO4 ® (NH4)2SO4.	B. NH3 + H2O D NH4+ + OH−.
C. NH3 + HCl ® NH4Cl.	D. 2NH3 + 3CuO N2 + 3Cu + 3H2O.
Câu 15: Nhiệt phân hoàn toàn KNO3 thu được sản phẩm là:
A. K2O, NO2, O2.	B. KNO2, NO2, O2.	C. KNO2, NO2.	D. KNO2, O2.
Câu 16: Hoà tan hoàn toàn 1,2 gam kim loại M vào dung dịch HNO3 dư thu được 0,224 lít khí N2 ở đktc (sản phẩm khử duy nhất). M là kim loại nào dưới đây?
A. Mg.	B. Zn.	C. Al.	D. Ca.
Câu 17: Nhúng 2 đũa thuỷ tinh vào 2 bình đựng dung dịch HCl đặc và NH3 đặc. Sau đó đưa 2 đũa lại gần nhau thì thấy xuất hiện:
A. Khói màu vàng.	B. Khói màu tím.	C. Khói màu nâu.	D. khói trắng.
Câu 18: N2 phản ứng với O2 tạo thành NO ở điều kiện:
A. Nhiệt độ 1000C.	B. Nhiệt độ khoảng 30000C.
C. Nhiệt độ khoảng 10000C.	D. điều kiện thường.
Câu 19: Chỉ dùng dung dịch chất nào dưới đây để phân biệt 3 dung dịch không màu: (NH4)2SO4, NH4Cl và Na2SO4 đựng trong các lọ mất nhãn?
A. Ba(OH)2.	B. BaCl2.	C. NaOH.	D. AgNO3.
Câu 20: Nhận xét nào sau đây không đúng về muối amoni?
A. Kém bền với nhiệt.
B. Tất cả các muối amoni tan trong nước.
C. Đều là chất điện li mạnh.
D. Dung dịch muối amoni luôn có môi trường bazơ.
Câu 21: HNO3 thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với:
A. FeCl3.	B. Fe2O3.	C. Fe.	D. Fe(NO3)2.
Câu 22: Kim loại tác dụng với dung dịch HNO3 không tạo ra được chất nào dưới đây?
A. NO2.	B. N2O5.	C. NH4NO3.	D. N2.
Câu 23: Công thức phân tử của phân ure là:
A. NH2CO.	B. (NH4)2CO3.	C. (NH2)2CO3.	D. (NH2)2CO.
Câu 24: Ở dạng hợp chất, nitơ có nhiều trong khoáng vật có tên gọi là diêm tiêu. Thành phần chính của diêm tiêu là:
A. NH4NO3.	B. NaNO3.	C. NaNO2.	D. NH4NO2.
Câu 25: Ở nhiệt độ thường N2 phản ứng với chất nào sau đây?
A. Ca.	B. Li.	C. Cl2.	D. Na.
Câu 26: Khí nitơ tương đối trơ về mặt hóa học ở nhiệt độ thường là do:
A. Phân tử N2 không phân cực
B. Nitơ có độ âm điện tương đối lớn.
C. Nitơ có bán kính nguyên tử nhỏ.
D. Liên kết trong phân tử nitơ là liên kết 3, bền vững.
Câu 27: Hoà tan hoàn toàn m gam Al vào dung dịch HNO3 rất loãng thì thu được hỗn hợp gồm 0,015 mol khí N2O và 0,01mol khí NO (phản ứng không tạo NH4NO3). Giá trị của m là:
A. 0,81 gam.	B. 8,1 gam.	C. 1,35 gam.	D. 13,5 gam.
Câu 28: Amoni nitrit có công thức là:
A. NaNO3.	B. NH4NO3.	C. NH4NO2	D. NaNO2.
Câu 29: Cho hỗn hợp gồm N2, H2 và NH3 đi qua dung dịch H2SO4 đặc, dư thì thể tích khí còn lại là 25%. Thành phần phần trăm theo thể tích của NH3 là:
A. A. 25,00 %.	B. 50,00 %.	C. 75,00 %.	D. 33,33%.
Câu 30: Một oxit nitơ có công thức phân tử dạng NOx, trong đó N chiếm 30,43 % về khối lượng. Oxit đó là chất nào dưới đây?
A. N2O4	B. NO.	C. NO2.	D. N2O5.
Câu 31: Người ta sản xuất khí N2 trong công nghiệp bằng cách nào sau đây?
A. Dùng P đốt cháy hết oxi trong không khí.	B. Chưng cất phan đoạn không khí lỏng.
C. Nhiệt phân dung dịch NH4NO2.	D. Cho không khí đi qua bột đồng đun nóng.
Câu 32: Hoà tan hoàn toàn m gam Fe vào dung dịch HNO3 loãng thì thu được 0,448 lít khí NO duy nhất (đktc). Giá trị của m là:
A. 11,2 gam.	B. 1,12 gam.	C. 0,56 gam.	D. 5,6 gam.
Câu 33: Phản ứng giữa FeCO3 và dd HNO3 loãng tạo ra hỗn hợp khí không màu, một khí hóa nâu ngoài không khí. Hỗn hợp khí đó là:
A. CO2, NO.	B. CO, NO.	C. CO2, N2.	D. CO2, NO2.
Câu 34: N2 thể hiện tính khử khi tác dụng với:
A. Li.	B. O2.	C. H2.	D. Fe.
Câu 35: Chất có thể làm khô khí amoniac là:
A. CuSO4 khan.	B. H2SO4 đặc.	C. P2O5.	D. CaO.
Câu 36: Chiếu tăng dần số oxi hóa của N trong các hợp chất sau:
A. N2, NH4Cl, NO2, NO, HNO3.	B. NH4Cl, N2, NO, NO2, HNO3.
C. NH4Cl, N2, NO2, NO, HNO3.	D. N2, NO2, NO, HNO3, NH4Cl.
Câu 37: Khi có sấm chớp sinh ra khí:
A. NO.	B. NO2.	C. O2.	D. Không có khí gì.
Câu 38: Dung dịch axit nitric tinh khiết để lâu ngoài không khí sẽ chuyển sang màu:
A. Vàng.	B. Đỏ.	C. Trắng đục.	D. Đen sẫm.
Câu 39: Trong công nghiệp người ta điều chế HNO3 từ các hóa chất nào?
A. AgNO3, HCl.	B. NaNO3, HCl.	C. N2 , H2.	D. NaNO3, H2SO4.
Câu 40: Từ phản ứng: 2NH3 + 3Cl2 ® 6HCl + N2. Kết luận nào dưới đây là đúng?
A. NH3 là chất khử.	B. NH3 là chất khử.
C. Cl2 là vừa khử.	D. Cl2 vừa oxi hoá vừa khử.
Câu 41: Trong phòng thí nghiệm, để làm khô khí người ta cho khí ammoniac mới điều chế được có lẫn hơi nước đi qua bình đựng chất:
A. H2SO4 đặc
B. CaO (vôi sống)
C. CaSO4 khan
D. CaOCl2 (Clorua vôi)
Câu 42: Điều chế axit photphoric từ quặng photphorit theo sơ đồ:
Quặng photphorit P P2O5 H3PO4
Khối lượng quặng photphorit chứa 73% Ca3(PO4)2 cần thiết để điều chế 1 tấn H3PO4 50% là bao nhiêu, biết hiệu suất của quá trình sản xuất là 90%?
A. 1200 kg.
B. 1500 kg.
C. 1290 kg.
D. 1192 kg.
Câu 43: Trong thí nghiệm về sự hòa tan của amoniac trong nước, pha thêm phenolphthalein vào có tác dụng:
A. Làm tăng độ hòa tan của amoniac vào nước.
B. Tạo ra áp lực lớn hơn, đẩy nước phun tia trong bình đựng amoniac.
C. Nhận ra nước tạo thành trong lọ đựng khí amoniac.
D. Chứng tỏ dung dịch tạo thành do amoniac tan vào nước có tính bazơ.
Câu 44: Có thể cùng tồn tại hai dung dịch nào sau đây trong cùng một bình kín?
A. NH4NO3 và NaOH.
B. NaCl và AgNO3.
C. Pb(NO3)2 và H2S.
D. HNO3 và KCl.
Câu 45: Cho phản ứng sau Mg + HNO3 Mg(NO3)2 + NO + N2O + H2O. Biết . Hệ số cân bằng tối giản của HNO3 là:
A. 12.
B. 30.
C. 18.
D. 20.
Câu 46: Nhiệt phân một lượng AgNO3 được chất rắn X và hỗn hợp khí Y. Dẫn toàn bộ Y vào một lượng dư H2O, thu được dung dịch Z. Cho toàn bộ X vào Z, X chỉ tan một phần và thoát ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của X đã phản ứng là:
A. 70%.
B. 25%.
C. 65%.
D. 75%.
Câu 47: Một loại phân supephotphat kép có chứa 69,62% muối canxi đihiđrophotphat, còn lại gồm các chất không chứa photpho. Độ dinh dưỡng của loại phân lân này là:
A. 48,52%. 
B. 42,25%. 
C. 39,76%. 
D. 45,75%.
Câu 48: Nung 2,23 gam hỗn hợp X gồm các kim loại Fe, Al, Zn, Mg trong oxi, sau một thời gian thu được 2,71 gam hỗn hợp Y. Hoà tan hoàn toàn Y vào dung dịch HNO3(dư), thu được 0,672 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Số mol HNO3 đã phản ứng là:
A. 0,12. 
B. 0,14. 
C. 0,16. 
D. 0,18.
Câu 49: Cho 100 ml dung dịch KOH 1,5M vào 200 ml dung dịch H3PO4 0,5M, thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X, thu được hỗn hợp gồm các chất là:
A. KH2PO4 và K3PO4. 
B. KH2PO4 và K2HPO4.
C. KH2PO4 và H3PO4. 
D. K3PO4 và KOH. 
Câu 50: Cho 61,2 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, đun nóng và khuấy đều. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 3,36 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc), dung dịch Y và còn lại 2,4 gam kim loại. Cô cạn dung dịch Y, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:
A. 151,5. 
B. 137,1. 
C. 97,5. 
D. 108,9.
HẾT

Tài liệu đính kèm:

  • docxDe_kiem_tra_chuong_nitophot_pho_50_cau.docx