Kiểm tra chất lượng lần 1 năm học 1016 - 2017 môn thi: Hóa học – Khối 10 trường THPT Nguyễn Đăng Đạo

docx 4 trang Người đăng tranhong Lượt xem 945Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra chất lượng lần 1 năm học 1016 - 2017 môn thi: Hóa học – Khối 10 trường THPT Nguyễn Đăng Đạo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra chất lượng lần 1 năm học 1016 - 2017 môn thi: Hóa học – Khối 10 trường THPT Nguyễn Đăng Đạo
TRƯỜNG THPT NGUYỄN ĐĂNG ĐẠO
TỔ: HÓA HỌC
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG LẦN 1 
NĂM HỌC 1016-2017
Môn thi: Hóa học – Khối 10
Thời gian làm bài: 90 phút
Câu 1 (2,00 điểm): Cho ký hiệu nguyên tử: 11X (có 12 hạt nơtron); 16Y (có 16 hạt nơtron):
a) Tổng số hạt mang điện của X, ion Y2-
b) Số khối của X, khối lượng hạt nhân của nguyên tử Y
c) Viết cấu hình electron của nguyên tử X, Y; X, Y là nguyên tố s, p hay f
d) X, Y là kim loại, phi kim hay khí hiếm; giải thích?
Câu 2 (2,00 điểm): Trong tự nhiên hiđro chủ yếu là hai đồng vị 1H và 2H; nguyên tử khối trung bình của hiđro trong tự nhiên là 1,008.
a) Tính thành phần phần trăm số nguyên tử của hai đồng vị 1H, 2H
b) Tính thể tích của 2016 mg khí H2 (ở điều kiện tiêu chuẩn)
c) Tính phần trăm khối lượng của đồng vị 1H có trong H2O (cho O = 16)	
Câu 3 (2,00 điểm): 
a) Một nguyên tử của nguyên tố X có 3 lớp electron (lần lượt K, L, M).
- Hãy cho biết số phân lớp trong mỗi lớp trên
- Hãy cho biết số electron có thể có tối đa trong mỗi lớp trên
b) Cho Na = 22,99; bán kính của nguyên tử Na là 0,157nm (1nm = 10-10m) và trong tinh thể kim loại Na không gian trống chiếm 32% thể tích. Tính khối lượng riêng của nguyên tử natri (theo đơn vị g/cm3).
Câu 4 (2,00 điểm): 
a) Đọc tên các hợp chất sau: CO2, Al2O3, NaOH, Ca(OH)2, HCl, H2SO4, NaCl và FeSO4.
b) Hoàn thành các phương trình phản ứng theo sơ đồ biến hóa sau:
 Fe → FeCl2→Fe(OH)2→ FeSO4→ FeCl2
c) Có 4 lọ bị mất nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch sau: NaCl, Ba(NO3)2, HCl, NaOH. Trình bày cách nhận biết ra 4 dung dịch trên.
Câu 5 (2,00 điểm): Cho 2,4 gam Mg vào 100 ml dung dịch H2SO4 1,5M, sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch X và V1 lít khí H2 (ở điều kiện tiêu chuẩn)
a) Tính V1 và nồng độ mol/lít của chất tan có trong dung dịch X.
b) Nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch X đến khi thu được kết tủa lớn nhất thì tốn V2 lít dung dịch NaOH 1M. Tính V2. 
c) Nếu cho 2,4 gam hỗn hợp A gồm Mg, Zn và Fe vào 100 ml dung dịch H2SO4 1,5M, sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch B và 1,12 lít H2 (ở điều kiện tiêu chuẩn). Tính tổng khối lượng muối có trong dung dịch B.
Cho: Mg=24; Zn=65; Fe=56.
---------- HẾT ---------
Ghi chú: Thí sinh không được sử dụng tài liệu liên quan tới hóa học, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
TRƯỜNG THPT NGUYỄN ĐĂNG ĐẠO
TỔ: HÓA HỌC
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG LẦN 1
Môn thi: Hóa học – Khối 10
Thời gian làm bài: 90 phút
Câu
Nội dung
Điểm
Câu 1
(2,00đ)
Cho ký hiệu nguyên tử: 11X (có 12 hạt nơtron); 16Y (có 16 hạt nơtron):
a) Tổng số hạt mang điện của X, ion Y2-
(Mỗi ý cho 0,25đ)
0,50
b) Số khối của X, khối lượng hạt nhân của nguyên tử Y
(Mỗi ý cho 0,25đ)
0,50
c) Viết cấu hình electron của nguyên tử X, Y; X, Y là nguyên tố s, p hay f
(Mỗi ý cho 0,125đ)
0,50
d) X, Y là kim loại, phi kim hay khí hiếm; giải thích?
(Mỗi ý cho 0,125đ: khẳng định và giải thích)
0,50
Câu 2
(2,00đ)
Trong tự nhiên hiđro chủ yếu là hai đồng vị 1H và 2H; nguyên tử khối trung bình của hiđro trong tự nhiên là 1,008.
a) Tính thành phần phần trăm số nguyên tử của hai đồng vị 1H, 2H
b) Tính thể tích của 2016 mg khí H2 (ở điều kiện tiêu chuẩn)
c) Tính phần trăm khối lượng của đồng vị 1H có trong H2O (cho O = 16) 
1,00
0,50
0,50
Câu 3
(2,00đ)
a) Một nguyên tử của nguyên tố X có 3 lớp electron (lần lượt K, L, M).
- Hãy cho biết số phân lớp trong mỗi lớp trên
(Mỗi ý cho 0,25đ)
- Hãy cho biết số electron có thể có tối đa trong mỗi lớp trên
(Mỗi ý cho 0,25đ)
b) Cho Na = 22,99; bán kính của nguyên tử Na là 0,157nm (1nm = 10-10m) và trong tinh thể kim loại Na không gian trống chiếm 32% thể tích. Tính khối lượng riêng của nguyên tử natri (theo đơn vị g/cm3).
(Tùy theo cách làm và cách trình bày, cho điểm hợp lý) 
0,75
0,75
0,50
Câu 4
(2,00đ)
a) Đọc tên các hợp chất sau: CO2, Al2O3, NaOH, Ca(OH)2, HCl, H2SO4, NaCl và FeSO4.
(Mỗi ý cho 0,125đ)
b) Hoàn thành các phương trình phản ứng theo sơ đồ biến hóa sau:
 Fe → FeCl2→Fe(OH)2→ FeSO4→ FeCl2
(Mỗi ý cho 0,125đ)
c) Có 4 lọ bị mất nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch sau: NaCl, Ba(NO3)2, HCl, NaOH. Trình bày cách nhận biết ra 4 dung dịch trên.
(Mỗi ý cho 0,125đ)
1,00
0,50
0,50
Câu 5
(2,00đ)
Cho 2,4 gam Mg vào 100 ml dung dịch H2SO4 1,5M, sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch X và V1 lít khí H2 (ở điều kiện tiêu chuẩn)
a) Tính V1 và nồng độ mol/lít của chất tan có trong dung dịch X.
- Viết được phương trình phản ứng: 0,25đ
- Kết quả tính: 3.0,25đ = 0,75đ.
b) Nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch X đến khi thu được kết tủa lớn nhất thì tốn V2 lít dung dịch NaOH 1M. Tính V2. 
- Viết được phương trình phản ứng: 2.0,125đ = 0,25đ
- Kết quả tính: 0,25đ.
c) Nếu cho 2,4 gam hỗn hợp A gồm Mg, Zn và Fe vào 100 ml dung dịch H2SO4 1,5M, sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch B và 1,12 lít H2 (ở điều kiện tiêu chuẩn). Tính tổng khối lượng muối có trong dung dịch B.
- Viết được phương trình phản ứng: 3.0,125đ = 0,375đ
- Kết quả tính: 0,125đ.
Cho: Mg=24; Zn=65; Fe=56.
1,00
0,50
0,50
NỘI DUNG THI KHẢO SÁT LẦN 1 – KHỐI 10
Ngày thi: 29, 30, 31/10/2016
Thời gian: 90 phút (Tự luận)
A. Phần kiến thức lớp 10 (4 điểm): Hết chương I
B. Phần kiến thức cấp II (6 điểm).
- Viết công thức hóa học
- Viết phương trình phản ứng theo sơ đồ biến hóa
- Nhận biết
- Bài toán phản ứng cơ bản, tính toán liên quan tới một số biểu thức thông dụng.
Anh gửi Hiếu, em có ý kiến gì thêm. Em thông báo cho mọi người dạy khối 10 nhé. 

Tài liệu đính kèm:

  • docxKHAO_SAT_LAN_1_HOA_10_NDD.docx