SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA 1 TIẾT LẦN 2 TRƯỜNG THPT LẠI SƠN HÓA 11 Họ và tên: ... Lớp: 11A I – Trắc nghiệm (4đ) Câu 1: Cần lấy bao nhiêu lít khí N2 và H2 để điều chế được 67,2 lít khí amoniac? Biết rằng thể tích của các khí đều được đo trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất và hiệu suất của phản ứng là 25%. A. 33,6 lít N2 và 100,8 lít H2 B. 8,4 lít N2 và 25,2 lít H2 C. 268,8 lít N2 và 806,4 lít H2 D. 134,4 lít N2 và 403,2 lít H2 Câu 2: Để tạo độ xốp cho một số loại bánh, có thể dùng muối nào sau đây? A. CaCO3 B. (NH4)3PO4 C. NH4HCO3 D. NaCl Câu 3: Kẽm photphua được ứng dụng dùng để A. Làm thuốc chuột B. Thuốc trừ sâu C. Thuốc diệt cỏ dại D. Thuốc nhuộm Câu 4: Để điều chế N2O trong phòng thí nghiệm, người ta nhiệt phân muối nào sau đây? A. NH4NO2 B. NH4NO3 C. (NH4)2SO4 D. (NH4)2CO3 Câu 5: Nitơ có thể có các số oxi hóa nào sau đây trong hợp chất? A. chỉ có số oxi hóa -3 và +5 B. chỉ có số oxi hóa +3 và +5 C. Có số oxi hóa từ -4 đến +5 D. Có số oxi hóa -3, +1, +2, +3, +4, +5 Câu 6: Cho phản ứng: Cu + HNO3 Cu(NO3)2 + NO + H2O. Tổng hệ số cân bằng của phản ứng (số nguyên, tối giản) là: A. 20 B. 10 C. 19 D. 18 Câu 7: Độ dinh dưỡng của phân Kali được đánh giá bằng hàm lượng % của: A. K B. K+ C. K2O D. KCl Câu 8: Sản phẩm khi nhiệt phân đến hoàn toàn hỗn hợp gồm Al(NO3)3 và AgNO3 là gì? A. Một oxit, một kim loại và một chất khí B. Hai oxit và hai chất khí C. Một oxit, một kim loại và hai chất khí D. Một oxit, một muối và hai chất khí Câu 9: Khí NH3 tan nhiều trong nước tạo thành dung dịch. Dung dịch ammoniac làm cho: A. dung dịch phenolphthalein màu hồng hóa thành không màu B. quì tím hóa đỏ C. dung dịch phenolphthalein không màu hóa thành màu hồng D. quì tím không đổi màu Câu 10: Để nhận biết 4 dung dịch đựng trong 4 lọ mất nhãn là KOH, NH4Cl, K2SO4, (NH4)2SO4, ta có thể chỉ dùng một thuốc thử nào trong số các thuốc thử sau: A. Dung dịch AgNO3. B. Dung dịch BaCl2. C. Dung dịch NaOH. D. Dung dịch Ba(OH)2. II – Tự luận (6đ) Câu 1: Viết phương trình hóa học chứng minh: Amoniac có tính bazơ và có tính khử Tính bazơ: . Tính khử: Axit nitric có tính oxi hóa khi tác dụng với phi kim ................................................................................................................................................................. Câu 2: Viết các PTHH biểu diễn sơ đồ phản ứng sau: NH4NO2 N2 NH3 NO NO2 HNO3 NH4NO3. . . . Câu 3: Cho 11 gam hỗn hợp Al và Fe vào dd HNO3 (loãng, dư) thì thu được 6,72 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất) thoát ra (đktc). a) Tính % khối lượng của Al và Fe trong hỗn hợp ban đầu. b) Tính khối lượng HNO3 đã dùng. (Al=27, Fe=56, H=1, N=14, O=16) . . . . . . . . . . .
Tài liệu đính kèm: