Kiểm định chất lượng học sinh giỏi lớp 8 năm học 2016 - 2017 môn: Hoá Học

doc 5 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1618Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm định chất lượng học sinh giỏi lớp 8 năm học 2016 - 2017 môn: Hoá Học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm định chất lượng học sinh giỏi lớp 8 năm học 2016 - 2017 môn: Hoá Học
TRƯỜNG THCS TÂN NINH
KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI LỚP 8 Năm học 2016 - 2017
Môn: Hoá học 
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (2,0 điểm)
	Hoà tan hết 4 gam một kim loại M vào 96,2 gam nước thì thu được dung dịch A có nồng độ 7,4% và V lít khí B (đktc).
a) Viết phương trình hoá học và xác định dung dịch A, khí B.
b) Xác định kim loại M.
c) Tính V.
Câu 2: (2,0 điểm)
	Hoà tan hoàn toàn 6,4 gam hỗn hợp bột gồm Fe và một oxit sắt FexOy bằng dung dịch axit HCl thì thu được 2,24 lít khí (đktc). Nếu đem 3,2 gam hỗn hợp trên khử bởi khí H2 thì thu được 0,1 gam nước.
a) Viết các phương trình hóa học.
b) Xác định công thức phân tử của sắt oxit.
Câu 3: (2,0 điểm ) 
Cho 3,6 gam hỗn hợp (kali và 1 kim loại hóa trị I) tác dụng hết với nước sinh ra 1,12 lít khí H2 (đktc). 
Tìm kim loạị hóa trị I. Biết số mol của nó nhỏ hơn 10% tổng số mol của 2 kim loại trong hỗn hợp.
Câu 4: (2,0 điểm)
Hãy tính toán và nêu cách pha chế 500 ml dd NaCl 0,9% (d = 1,009g/cm3) (nước muối sinh lí) từ muối ăn nguyên chất và nước cất.
Câu 5: (2,0 điểm)
Rót 400ml dung dịch BaCl2 5,2% (D=1,003g/ml) vào 100ml dung dịch H2SO4 20% (D = 1,14g/ml). Xác định nồng độ % các chất trong dung dịch còn lại sau khi tách bỏ kết tủa.
Câu 6: (2,0 điểm)
A là dung dịch H2SO4 0,2M, B là dung dịch H2SO4 0,5M. Phải trộn A và B theo tỉ lệ thể tích như thế nào để được dung dịch H2SO4 0,3M
Câu 7: (2,0 điểm)
 	Đốt m gam bột sắt trong khí oxi thu được 7,36 gam chất rắn X gồm: Fe; FeO; Fe3O4; Fe2O3. Để hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X cần vừa hết 120 ml dung dịch H2SO4 1M ( loãng), tạo thành 0,224 l H2 ở đktc.
Viết phương trình hoá học xảy ra.
Tính m?
Câu 8: (2,0 điểm)
Hòa tan 14,2 gam hỗn hợp A gồm MgCO3 và muối cacbonat của kim loại R bằng lượng vừa đủ dung dịch HCl 7,3% thu được dung dịch D và 3,36 lít khí CO2 ở đktc. Thêm 32,4 gam nước vào dung dịch D được dung dịch E. Nồng độ của MgCl2 trong dung dịch E là 5%. Xác định kim loại R và thành phần % theo khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp A.
Câu 9: ( 2 điểm)
Cho 3,68 gam hỗn hợp gồm Al và Zn tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 10%, thu được 2,24 lít khí H2 (ở đktc).
Tính khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng
Câu 10: (2,0 điểm)
a. Tính thể tích dung dịch H2SO4 98% (d = 1,83 g/cm3) cần dùng để pha được 500ml dung dịch H2SO4 0,1M. Nêu cách pha chế dung dịch trên. 
b. Xác định lượng tinh thể natri sunfat ngậm nước (Na2SO4.10H2O) tách ra khi làm nguội 1026,4 g dung dịch bão hòa ở 80oC xuống 10oC. Biết độ tan của Na2SO4 khan ở 80oC là 28,3 g và ở 10oC là 9,0 g.
---------------- Hết --------------
 Thí sinh không được sử dụng tài liệu. 
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
TRƯỜNG THCS TÂN NINH
KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG HỌC SINH GIỎI LỚP 8
 Năm học 2016 - 2017
 Môn thi: Hóa học
Câu 1 
M + nH2O M(OH)n + n/2H2
a a na/2
aM= 4 	(1)
ddA là dung dịch M(OH)n; khí B là H2
 n=2; M=40 là thích hợp vậy M là Ca
Câu 2 
a, b lần lượt là số mol của Fe và FexOy có trong 6,4 gam hỗn hợp
số mol FexOy có trong 3,2g hỗn hợp là b/2
Fe + 2HCl FeCl2 + H2
a a
FexOy + 2yHCl xFeCl2y/x + yH2O
FexOy + yH2 xFe + yH2O
b/2 by/2
(trong 6,4g hỗn hợp)= 6,4- 56.0,1= 0,8(g) 
(56x + 16y)b = 0,8 
thay by= 0,1/9 ta được xb=0,1/9x/y= 1 
 Công thức hóa học: FeO.
Câu 3: Gọi kim loại kiềm là M, gọi x,y lần lượt là số mol K, M trong hỗn hợp ban đầu
nH2 = 11,2/22,4 = 0,05 (mol)
PTHH: 2K + 2H2O à 2KOH + H2 (1)
 2M + 2H2O à 2MOH + H2 (2)
Theo (1) nH2 = ½ nK = x/2 ; Theo (2) nH2 = ½ nM = y/2 
Ta có: x/2 + y/2 = 0,05 x + y = 0,1 (*) 
Theo (1) và (2) nhỗn hợp = 2nH2 = 2 0,05 = 0,1 mol
Theo bài ra: mhỗn hợp = 39x + My = 3,6 g (**) 
 hh = 3,6/0,1 = 36g 0< M < 36 (a)
Từ (*), theo bài ra nM < 10% nhh 0 < y < 0,01
Từ (*) và (**) x + y = 0,1 y = 0,3/ 39-M (b) 
 39x + My = 3,6 
Kết hợp (a) và (b) ta có: 0 < 0,3/ 39-M < 0,01 0< M < 9 chỉ có Li là thoả mãn
Câu 4: * Tính toán:
 Khối lượng NaCl cần dùng: 500.1,009.0,9% = 4,54 gam
 * Cách pha chế: 
-Cân lấy 4,54 gam NaCl rồi cho vào cốc thủy tinh có dung tích lớn hơn 500ml . 
- Đổ từ từ nước cất vào cốc chứa muối ở trên và đồng thời khuấy đều đến khi thể tích dung dịch đạt mức 500ml thì
Câu 5: Gọi x, y là thể tích (l) của các dung dịch A và B phải trộn(x, y > 0).
 n(H2SO4)ddA = 0,2x mol; n(H2SO4)ddB = 0,5y mol.
 n(H2SO4)dd trộn = (0,2x + 0,5y) mol
 Mặt khác: n(H2SO4)dd trộn = 0,3 (x + y) mol
 Ta có: 0,2x + 0,5y = 0,3(x + y) => x/y = 2/1	
Vậy phải trộn 2 thể tích dung dịch A với 1 thể tích dung dịch B sẽ được dung dịch H2SO4 0,3M.
Câu 6: Theo đề: mdd BaCl2 = 400.1,003 = 401 gam.
-> nBaCl2 = = 0,1 mol.
 mdd H2SO4= 100.1,14 = 114 gam.
nH2SO4 = = 0,23 mol
PTHH: H2SO4 + BaCl2 BaSO4 + 2HCl
 0,1 0,1 0,1 0,2 (mol)
 Theo phương trình: nH2SO4 dư = 0,23 – 0,1 = 0,13 mol
 nBaSO4 = n(BaCl2) = 0,1 mol.
Trong dung dịch sau phản ứng có H2SO4 dư và HCl tạo thành:
mH2SO4dư = 98.0,13 = 12,74 gam; m(HCl) = 36,5.0,2 = 7,3gam
Khối lượng dd sau phản ứng:
 mdd = 401 + 114 – 0,1.233 = 491,7 gam.
Nồng độ % các chất trong dung dịch:
Câu 7
Các PTHH: 
 2 Fe + O2 2 FeO
 3 Fe + 2 O2 Fe3O4
 4 Fe + 3 O2 2 Fe2O3
 Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2 (1)
 FeO + H2SO4 → FeSO4 + H2O (2)
 Fe3O4 + 4H2SO4 → FeSO4 + Fe2(SO4)3+ 4H2O (3)
 C%dd H2SO4 = = 2,6%; C%(dd HCl) = 1,5%.
 Fe2O3 + 3 H2SO4 → Fe2(SO4)3+ 3 H2O (4)
Số mol khí H2 sinh ra sau phản ứng là: 0,01 mol
Khối lượng Fe trong hỗn hợp X là:
Theo (1) số mol Fe = số mol H2 sinh ra = 0,01 mol = số mol H2SO4 ở (1)
khối lượng của Fe là: 0,01. 56 = 0,56 g
Số mol H2SO4 phản ứng ở (2), (3), (4) là 0,12.1 – 0,01 = 0,11 mol
Cũng theo (2), (3), (4) ta thấy: 
Số mol H2SO4 = số mol nước = số mol oxi trong hỗn hợp của oxit = 0,11 mol
Khối lượng của nguyên tử oxi trong oxit là:0,11.16 = 1,76 g
Áp dụng ĐLBTNT: khối lượng của Fe = Khối lượngcủa oxit - khối lượng của oxi = 7,36 – 1,76 = 5,6 g
Câu 8: 
Đặt công thức của muối cacbonat của kim loại R là R2(CO3)x (x là hóa trị của R).
 PTHH:
 MgCO3 + 2HCl MgCl2 + CO2 + H2O (1)
 R2(CO3)x + 2xHCl 2RClx + xCO2 + xH2O (2)
 Ta có: 
 Từ (1) và (2): 
 mdung dịch HCl = 
 mdung dịch E = 150 + 14,2 - 6,6 + 32,4 = 190 (gam)
 Từ (1): 
 Vậy: 
 Ta có: 0,1( 2MR + 60x) = 5,8
 Với x = 2; MR = 56. Vậy R là Fe.
 %MgCO3 = 59,15%; %FeCO3 = 40,85%
Câu 9: Phương trình phản ứng:
 2Al + 3H2SO4 Al2(SO4)3 + 3H2 (1)
	 Zn + H2SO4 ZnSO4 + H2 (2)
Gọi x, y lần lượt là số mol của Al, Zn trong hỗn hợp.
Ta có: 27x + 65y = 3,68
Số mol H2: 
Giải hệ phương trình: ta được: x = y = 0,04 (mol)
Theo (1) và (2):
 mAl = 0,04 . 27 = 1,08 gam
 mZn = 0,04 . 65 = 2,6 gam 
 gam
Suy ra khối lượng dung dịch H2SO4 10% là 98 gam
Vì có 0,2 gam H2 bay ra, nên khối lượng dung dịch thu được sau phản ứng là:
 98 + 1,08 + 2,6 – 0,2 = 101,48 gam 
Câu 10
- Cách pha: Đong 2,73 ml dung dịch H2SO4 98%, Cho từ từ dung dịch H2SO4 đặc (theo thành bình, khuấy đều) vào khoảng 450 ml nước chứa trong bình có dung tích 1lít sau đó cho thêm nước cho đến vạch 500 ml
- Na2SO4 = 142 ; Na2SO4. 10H2O = 322
Ở 80oC, 100 g nước hòa tan tối đa 28,3 g Na2SO4 tạo ra 128,3 g dung dịch
Vậy trong 128,3 g dung dịch có 28,3 g Na2SO4
 1026,4 g x g 
mHO = 1026,4 – 226,4 = 800 (g)
Gọi a là số mol Na2 SO4 tách ra khỏi dung dịch
Na2SO4 " Na2SO4. 10H2O
a mol " 10a mol H2O
Khối lượng H2O còn sau khi muối kết tinh là: ( 800 – 180a) g
Ở 10oC , 100g H2O hòa tan tối đa 9,0 g Na2SO4
 ( 800 – 180a) g y g =>
Mặt khác lượng Na2SO4 cần hòa tan là: (226,4 – 142a) g
Ta có: = 226,4 – 142a
Giải ra: a 1,227
Khối lượng muối Na2SO4.10H2O kết tinh = 1,227322 =395,09 (g)

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_HSG_HOA_8_MOI_NHAT.doc