Hóa học - Tổng ôn Dung dịch – Sự điện li (Đề 3)

doc 17 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1404Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Hóa học - Tổng ôn Dung dịch – Sự điện li (Đề 3)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hóa học - Tổng ôn Dung dịch – Sự điện li (Đề 3)
13. Tổng ôn Dung dịch – Sự điện li (Đề 3)
Câu 1. Cho các dung dịch : H2SO4, Na2CO3, Ba(OH)2, NaNO3, NH4NO3, Cu(NO3)2, KHSO4, NaCl, Al2(SO4)3, NaHCO3. Dãy gồm các dung dich làm quỳ tím hóa đỏ là: 
A. dd H2SO4, NH4NO3, Cu(NO3)2, KHSO4, NaHCO3 
B. dd H2SO4, NH4NO3, KHSO4, NaHCO3 
C. dd H2SO4, NH4NO3, Cu(NO3)2, KHSO4, Al2(SO4)3 
D. dd H2SO4, Ba(OH)2, NaNO3, KHSO4, NaHCO3 
Câu 2. Dung dịch X chứa các ion: Fe3+,SO42- ,NH4+ , Cl-. Chia dung dịch X thành hai phần bằng nhau: 
- Phần một tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, đun nóng thu được 0,672 lít khí (ở đktc) và 1,07 gam kết tủa; 
- Phần hai tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2, thu được 4,66 gam kết tủa. 
Tổng khối lượng các muối khan thu được khi cô cạn dung dịch X là (quá trình cô cạn chỉ có nước bay hơi) 
A. 3,73 gam. 
B. 7,04 gam. 
C. 7,46 gam. 
D. 3,52 gam. 
Câu 3. Trộn 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm H2SO4 0,05M và HCl 0,1M với 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M, thu được dung dịch X. Dung dịch X có pH là 
A. 13,0. 
B. 1,2. 
C. 1,0. 
D. 12,8. 
Câu 4. Hỗn hợp X gồm hai kim loại kiềm và một kim loại kiềm thổ. Hòa tan hoàn toàn 1,788 gam X vào nước, thu được dung dịch Y và 537,6 ml khí H2 (đktc). Dung dịch Z gồm H2SO4 và HCl, trong đó số mol của HCl gấp hai lần số mol của H2SO4. Trung hòa dung dịch Y bằng dung dịch Z tạo ra m gam hỗn hợp muối. Giá trị của m là 
A. 3,792 
B. 4,656 
C. 4,460 
D. 2,7910 
Câu 5. Trong số các dung dịch có cùng nồng độ 0,1 M dưới đây, dung dịch chất nào có giá trị pH nhỏ nhất? 
A. NaOH. 
B. HCl. 
C. Ba(OH)2. 
D. H2SO4. 
Câu 6. Hòa tan hoàn toàn 24 gam hỗn hợp gồm MO, M(OH)2 và MCO3 (M là kim loại có hóa trị không đổi) trong 100 gam dung dịch H2SO4 39,2% , thu được 1,12 lit khí (đktc) và dung dịch Y chỉ chứa một chất tan duy nhất có nồng độ 39,41 %. Kim loại M là 
A. Cu 
B. Zn 
C. Mg 
D. Ca 
Câu 7. Cho a lít dung dịch KOH có pH = 12,0 vào 8,00 lít dung dịch HCl có pH = 3,0 thu được dung dịch Y có pH = 11,0. Giá trị của a là: 
A. 0,12 
B. 1,60 
C. 1,78 
D. 0,80 
Câu 8. Nhỏ từ từ 0,25 lít dung dịch NaOH 1,04M vào dung dịch gồm 0,024 mol FeCl3; 0,016 mol Al2(SO4)3 và 0,04 mol H2SO4 thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là 
A. 2,568. 
B. 1,560. 
C. 4,128. 
D. 5,064. 
Câu 9. Dung dịch chất nào dưới đây có môi trường kiềm ? 
A. HCl 
B. CH3COONa 
C. NH4Cl 
D. Al(NO3)3 
Câu 10. Dung dịch X có chứa: 0,07 mol Na+; 0,02 mol SO42- và x mol OH-. Dung dịch Y có chứa ClO4- , NO3- tổng số mol là 0,04 và y mol H+. Trộn X và Y được 100 ml dung dịch Z. Dung dịch Z có pH (bỏ qua sự điện li của H2O) là 
A. 2. 
B. 13. 
C. 1. 	
D. 12. 
Câu 11. Dung dịch X chứa các ion: Fe3+, SO42-,NH4+ , Cl-. Chia dung dịch X thành hai phần bằng nhau: 
- Phần một tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, đun nóng thu được 0,672 lít khí (ở đktc) và 1,07 gam kết tủa; 
- Phần hai tác dụng với lượng dư dung dịch BaCl2, thu được 4,66 gam kết tủa. 
Tổng khối lượng các muối khan thu được khi cô cạn dung dịch X là (quá trình cô cạn chỉ có nước bay hơi) 
A. 3,73 gam. 
B. 7,04 gam. 
C. 7,46 gam. 
D. 3,52 gam. 
Câu 12. (C8) Cho các dung dịch có cùng nồng độ: Na2CO3 (1), H2SO4 (2), HCl (3), KNO3 (4). Giá trị pH của các dung dịch được sắp xếp theo chiều tăng từ trái sang phải là:   
A.  (3), (2), (4), (1). 
B. (4), (1), (2), (3). 
C. (1), (2), (3), (4). 
D. (2), (3), (4), (1). 
Câu 13. (C9) Cho các chất HCl (X); C2H5OH (Y); CH3COOH (Z); C6H5OH (phenol) (T). Dãy gồm các chất được sắp xếp theo tính axit tăng dần (từ trái sang phải) là : 
A. (X), (Z), (T), (Y) 
B. (Y), (T), (Z), (X) 
C. (Y), (T), (X), (Z) 
D. (T), (Y), (X), (Z) 
Câu 14. Dung dịch nào sau đây có pH > 7 ? 
A. Dung dịch NaCl 
B. Dung dịch NH4Cl 
C. Dung dịch Al2(SO4)3 
D. Dung dịch CH3COONa 
Câu 15. Trộn 100 ml dung dịch có pH = 1 gồm HCl và HNO3 với 100 ml dung dịch NaOH nồng độ a (mol/l) thu được 200 ml dung dịch có pH = 12. Giá trị của a là (biết trong mọi dung dịch [H+][OH-] = 10–14) 
A. 0,15. 
B. 0,30. 
C. 0,03. 
D. 0,12. 
Câu 16. Dung dịch chất X không làm đổi màu quỳ tím; dung dịch chất Y làm quỳ tím hóa xanh. Trộn lẫn hai dung dịch trên thu được kết tủa. Hai chất X và Y tương ứng là 
A. KNO3 và Na2CO3 
B. Ba(NO3)2 và Na2CO3 
C. Na2SO4 và BaCl2 
D. Ba(NO3)2 và K2SO4 
Câu 17. (THPT10) Dung dịch có pH > 7 là 
A. K2SO4. 
B. FeCl3. 
C. Al2(SO4)3. 
D. Na2CO3. 
Câu 18. Dung dịch X chứa các ion: Ca2+, Na+, HCO3- và Cl-, trong đó số mol của ion Cl- là 0,1. Cho 1/2 dung dịch X phản ứng với dung dịch NaOH (dư), thu được 2 gam kết tủa. Cho 1/2 dung dịch X còn lại phản ứng với dung dịch Ca(OH)2 (dư), thu được 3 gam kết tủa. Mặt khác, nếu đun sôi đến cạn dung dịch X thì thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là 
A. 9,21 
B. 9,26 
C. 8,79 
D. 7.47 
Câu 19. Trộn lẫn 2 dung dịch có thể tích bằng nhau của dd HCl 0,2M và dd Ba(OH)2 0,2M. pH của dung dịch thu được là 
A. 9. 
B. 12,5. 
C. 14,2. 
D. 13. 
Câu 20. Trộn hai thể tích dung dịch HCl 0,1M với một thể tích dung dịch gồm NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,15M thu được dung dịch Z có pH là 
A. 1. 
B. 2. 
C. 12. 
D. 13. 
Câu 21. Trộn 300 ml dung dịch HCl 0,05 M với 200 ml dung dịch Ba(OH)2 x mol/l thu được 500 ml dd có pH = 2. Giá trị của x là 
A. 0,025. 
B. 0,05. 
C. 0,1. 
D. 0,5. 
Câu 22. Trộn 300 ml dd HCl 0,05 M với 200 ml dd Ba(OH)2 a mol/l thu được 500 ml dd có pH=12. Giá trị của a là 
A. 0,025. 
B. 0,05. 
C. 0,1. 
D. 0,5. 
Câu 23. Trộn 100ml dd H2SO4 0,01M với 400ml dd Ba(OH)2 nồng độ a mol/l thu được m gam kết tủa và dd còn lại có pH=12. Giá trị của m và a là 
A. 0,233 gam; 8,75.10-3M. 
B. 0,8155 gam; 8,75.10-3M. 
C. 0,233 gam; 5.10-3M. 
D. 0,8155 gam; 5.10-3M. 
Câu 24. Trộn 300ml dd HCl 0,05M với 200ml dd Ba(OH)2 nồng độ a mol/l thu được 500ml dd có pH = x. Cô cạn dd sau phản ứng thu được 1,9875 gam chất rắn. Giá trị của a và x lần lượt là 
A. 0,05M; 13. 
B. 2,5.10-3M; 13. 
C. 0,05M; 12. 
D. 2,5.10-3M; 12. 
Câu 25. Trộn 150 ml dd HCl nồng độ a mol/l với 250 ml dd hỗn hợp gồm NaOH 0,5M và Ba(OH)2 0,1M thu được dd có pH = 12. Giá trị của a là 
A. 0,175M. 
B. 0,01M. 
C. 0,57M. 
D. 1,14M. 
Câu 26. Trộn 250 ml dd hỗn hợp gồm HCl 0,08M và H2SO4 0,01M với 250 ml dd NaOH nồng độ b mol/l được 500 ml dd có pH = 12. Giá trị của b là 
A. 0,06M. 
B. 0,12M. 
C. 0,18M. 
D. 0,2M. 
Câu 27. Trộn 100ml dd có pH = 1 gồm HCl và HNO3 với 100ml dd NaOH nồng độ a mol/l thu được 200ml dd có pH = 12. Giá trị của a là 
A. 0,15. 
B. 0,30. 
C. 0,03. 
D. 0,12. 
Câu 28. Trộn 250 ml dung dịch hỗn hợp gồm HCl 0,08M và H2SO4 0,01M với 250 ml dung dịch Ba(OH)2 nồng độ x mol/l thu được m gam kết tủa và 500 ml dung dịch có pH = 12. Giá trị của m và x tương ứng là 
A. 0,5825 gam; 0,06M. 
B. 3,495 gam; 0,06M. 
C. 0,5825 gam; 0,12M. 
D. 3,495 gam; 0,12M. 
Câu 29. Trộn 200 ml dd gồm HCl 0,1M và H2SO4 0,05 M với 300 ml dd Ba(OH)2 a mol/l thu được m gam kết tủa và 500 ml dd có pH=13. Giá trị của a và m tương ứng là 
A. 0,15 và 2,33. 
B. 0,3 và 10,485. 
C. 0,15 và 10,485. 
D. 0,3 và 2,33. 
Câu 30. Có 10 ml dung dịch HCl pH = 3. Thêm vào đó x ml nước cất và khuấy đều thì thu được dung dịch có pH = 4. Giá trị của x là 
A. 10 ml 
B. 90 ml 
C. 100 ml 
D. 40 ml 
Câu 31. Cho dd NaOH có pH = 12. Để thu được dd NaOH có pH = 11 cần pha loãng dd NaOH ban đầu (bằng nước) 
A. 10 lần. 
B. 20 lần. 
C. 15 lần. 
D. 5 lần. 
Câu 32. Dung dịch NaOH có pH = 11. Để thu được dung dịch NaOH có pH = 9 cần pha loãng dung dịch NaOH ban đầu (bằng nước) 
A. 500 lần. 
B. 3 lần. 
C. 20 lần. 
D. 100 lần. 
Câu 33. Cần thêm thể tích nước vào V lít dd HCl có pH = 3 để thu được dd có pH = 4 là 
A. 10V lit. 
B. V lit. 
C. 9V lit. 
D. 3V lit. 
Câu 34. Khi cho 1lit dd có pH = 4 tác dụng với V ml dd NaOH có pH=11 thì thu được dd có pH = 7. Giá trị của V là 
A. 10. 
B. 30. 
C. 40. 
D. 100. 
Câu 35. Một dung dịch X có pH = 3. Để thu được dung dịch Y có pH = 4 cần cho vào 1 lit dung dịch X thể tích dung dịch NaOH 0,1M là 
A. 100ml. 
B. 90 ml. 
C. 17,98ml. 
D. 8,99ml. 
Câu 36. Z là dd H2SO4 1M. Để thu được dd X có pH=1 cần phải thêm vào 1 lit dd Z thể tích dd NaOH 1,8M là 
A. 1 lit. 
B. 1,5 lit. 
C. 3 lit. 
D. 0,5 lit. 
Câu 37. Z là dd H2SO4 1M. Để thu được dd Y có pH = 13 cần phải thêm vào 1 lit dd Z thể tích dd NaOH 1,8M là 
A. 1,0 lit. 
B. 1,235 lit. 
C. 2,47 lit. 
D. 0,618 lit. 
Câu 38. X là dd H2SO4 0,5M; Y là dd NaOH 0,6M. Trộn V1 lit X với V2 lit Y thu được (V1+V2) lit dd có pH = 1. Tỉ lệ V1:V2 bằng 
A. 1:1. 
B. 5:11. 
C. 7:9. 
D. 9:11. 
Câu 39. Cho các phản ứng hóa học sau: 
(1) (NH4)2SO4 + BaCl2 →              (2) CuSO4 + Ba(NO3)2 → 
(3) Na2SO4 + BaCl2 →                   (4) H2SO4 + BaSO3 → 
(5) (NH4)2SO4 + Ba(OH)2 →          (6) Fe2(SO4)3 + Ba(NO3)2 → 
Các phản ứng đều có cùng một phương trình ion rút gọn là: 
A. (1), (3), (5), (6). 
B. (2), (3), (4), (6). 
C. (3), (4), (5), (6) 
D. (1), (2), (3), (6). 
Câu 40. (Đề NC) Cho hỗn hợp X gồm 0,05 mol CaCl2; 0,03 mol KHCO3; 0,05 mol NaHCO3; 0,04 mol Na2O; 0,03 mol Ba(NO3)2 vào 437,85 gam nước. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được kết tủa Y và m gam dung dịch Z. Giá trị của m là
A. 400. 
B. 420. 
C. 440. 
D. 450. 
ĐÁP ÁN & LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: C
- Nhận thấy Ba(OH)2 làm quỳ tím chuyển xanh → Loại D
- NaHCO3 mặc dù có tính lưỡng tính nhưng tính bazo mạnh hơn một chút và không làm đổi màu quỳ sang đỏ → loại A,B
Câu 2: C
Xét số mol của các ion ở hai phần bằng nhau
Bảo toàn điện tích:
Câu 3: D
Câu 4: A
Đặt:
Câu 5: D
 có pH>7
Nên cũng một nồng độ, có pH nhỏ nhât
Câu 6: C
Câu 7: C
pH của dung dịch Y lớn hơn 7 nên KOH sẽ dư, HCl hết 
Câu 8: C
=> NaOH dư sẽ tác dụng với kết tủa
Câu 9: B
Vậy nên dung dịch có môi trường kiềm
Câu 10: C
Bảo toàn điện tích:
Câu 11: C
Câu 12: D
Na2CO3 có pH > 7.
H2SO4 và HCl có pH < 7, tuy nhiên trong dung dịch H2SO4 phân li ra 2H+ còn HCl phân li ra 1H+ nên pHH2SO4 < pHHCl.
KNO3 có pH = 7.
→ Giá trị pH của các dung dịch được sắp xếp theo chiều từ trái sang phải là (2), (3), (4), (1)
Câu 13: B
HCl là axit mạnh, còn CH3COOH là axit yếu → tính axit của HCl > CH3COOH.
Vì phenol phản ứng được với NaOH còn ancol thì không → tính axit của phenol mạnh hơn ancol.
Ta luôn có axit có tính axit mạnh hơn phenol.
Vậy dãy gồm các chất được sắp xếp theo tính axit tăng dần là Y < T < Z < X
Câu 14: D
Trong dung dịch phân li ra, làm cho có môi trường kiềm, pH > 7
Câu 15: D
pH=12 nên dung dịch có dư
Câu 16: B
Y làm quỳ tím hóa xanh nên loại C và D
Trộn lẫn hai dung dịch được kết tủa nên loại A
: không làm đổi màu quỳ tím
: làm quỳ tím hóa xanh
Câu 17: D
Do đó dung dịch có pH > 7
Câu 18: C
Cùng là dd kiềm nhưng tác dụng với cho 3g > 2g nên khi tác dụng với NaOHlượng ion trong X 
không đủ tác dụng hết với sinh ra ở (1). 
=>Trong 1/2 dung dịch X: 
BTĐT: 
Khi đung sôi đến cạn dd X:
Câu 19: D
Câu 20: D
Câu 21: A
Câu 22: B
Câu 23: A
Câu 24: C
Nếu dư (x>7)
Với trường hợp dư (x < 7)
Khi cô cạn, axit sẽ bị bay hơi, khi đó
(loại)
Câu 25: D
Câu 26: B
Câu 27: D
Câu 28: A
Câu 29: A
Câu 30: B
Câu 31: A
Vậy nên cần pha loãng dd NaOH ban đầu 10 lần bằng nước
Câu 32: D
Vậy nên cần pha loãng dd NaOH ban đầu 100 lần bằng nước
Câu 33: C
Câu 34: D
Dung dịch thu được có pH=7nên 
Câu 35: D
Câu 36: A
Câu 37: B
Câu 38: C
Câu 39: D
(1), (2), (3), (6) đều có pt ion rút gọn là Ba2+ + SO42- → BaSO4
(4) :2 H++ SO42- + BaSO3 → BaSO4+ SO2 + H2O
(5) 2NH4+ + SO42- + Ba2+ + 2OH- → 2NH3+ BaSO4 + H2O
Câu 40: D

Tài liệu đính kèm:

  • doc13.-Tổng-ôn-Dung-dịch-Sự-điện-li-Đề-3.doc