Hóa học - Ôn tập nguyên tử

doc 2 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1115Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Hóa học - Ôn tập nguyên tử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hóa học - Ôn tập nguyên tử
ÔN TẬP NGUYÊN TỬ 
Câu 1: Định nghĩa nào sau đây về nguyên tố hóa học là đúng?
Nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên tử:
A. Có cùng điện tích hạt nhân.	B. Có cùng nguyên tử khối.
C. Có cùng số khối.	D. Có cùng số nơtron trong hạt nhân.
Câu 2: Cấu hình electron của Cl (Z=17) là
	A. [Ne]3s23p5.	B. [Ne]3s23p3.	C. [Ne]3s23p4.	D. [Ne]3s23p6.
Câu 3: Cho biết sắt có số hiệu nguyên tử là 26. Cấu hình electron của Fe là:
	A. 1s22s22p63s23p64s2	B. 1s22s22p63s23p63d6 4s2	
	C. 1s22s22p63s23p63d5	D. 1s22s22p63s23p63d4
Câu 4: Cấu trúc electron nào sau đây là của kim loại đồng (Z=29)
	 A. 1s22s22p63s23p63d94s1. 	B. 1s22s22p63s23p63d10.	
	 C. 1s22s22p63s23p63d9. 	D. 1s22s22p63s23p63d104s1
Câu 5: Photpho có Z=15. Tổng số electron của lớp ngoài cùng của P là:
	A. 3	B. 4	C. 5	D. 6
Câu 6: Cấu hình electron của nguyên tố X là 1s22s22p63s1. Biết rằng X có số khối là 24 thì trong hạt nhân của X có:
A. 24 proton 	B. 11 proton, 13 nơtron 
C. 11 proton, 12 nơtron	D. 13 proton, 11 nơtron 
Câu 7: Nguyên tử Y có 3e ở phân lớp 3p, Y có số hiệu nguyên tử Z là
	A. 17.	B. 13.	C. 15.	D. 16.
Câu 8: Nguyên tử Y có 3e ở phân lớp 3d, Y có số hiệu nguyên tử (Z) là
	A. 23.	B. 21.	C. 25.	D. 26.
Câu 9: Nguyên tử nào sau đây có số electron lớp ngoài cùng nhiều nhất
	A. Ne (Z=10)	B. O (Z=8)	C. N (Z=7)	D. Cl (Z=17)
Câu 10: Số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tố có số hiệu nguyên tử 9, 14, 18 lần lượt là:
	A. 5, 4, 8. 	B. 5, 2, 6.	C. 7, 4, 8.	D. 7, 2, 8. 
Câu 11: Lớp ngoài cùng có 7e, thuộc cấu hình electron nào sau đây?
A. 1s22s22p63s23p5	B. 1s22s22p63s23p64s1	
C. 1s22s22p63s23p3	D. 1s22s22p63s2
Câu 12: Chọn phát biểu đúng: Trong một nguyên tử 
	A. số khối A là khối lượng tuyệt đối của nguyên tử.	
	B. tổng số proton và số nơtron được gọi là số khối.
	C. tổng điện tích các proton và electron bằng điện tích hạt nhân. 
	D. số proton luôn bằng số nơtron.
Câu 13: Số electron tối đa ở lớp N là
	A. 2.	 	B. 8.	C. 18.	D. 32. 
Câu 14: Một nguyên tử X có tổng số electron ở các phân lớp s là 6 và tổng số electron lớp ngoài cùng là 6. Cho biết X thuộc về nguyên tố hoá học nào sau đây? 
	A. O (Z = 8) 	B. S (Z = 16) 	C. F (Z = 9) 	D. Cl (Z = 17)
Câu 15: Trong tự nhiên brom có hai đồng vị Br và Br. Nếu nguyên tử khối trung bình của Brom là 79,91 thì % hai đồng vị này lần lượt là:
	A. 35% và 65%	B. 45,5% và 55,5%	C. 54,5% và 45,5%	D. 61,8% và 38,22%
Câu 16: Nguyên tố có Z = 16 thuộc loại nguyên tố
	A. s.	 	B. p.	C. d.	D. f. 
Câu 17: Trong nguyên tử một nguyên tố A có tổng số các loại hạt là 58. Biết số hạt p ít hơn số hạt n là 1 hạt. Kí hiệu của A là
	A. B. 	C. 	D. 
Câu 18: Nguyên tử của nguyên tố X có phân lớp electron ngoài cùng là 3p4. Phát biểu nào sau đây không đúng?
	A. X có 4 electron ở lớp ngoài cùng.	B. X là phi kim.
	C. X có 3 lớp electron.	D. Số hạt mang điện của nguyên tử X là 32.
Câu 19: Tổng số hạt (proton, nơtron và electron) trong nguyên tử nguyên tố X là 155, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 33. Kí hiệu của X là
	A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 20: Hiđro có 3 đồng vị: và ; Oxi có 3 đồng vị . Số phân tử H2O khác nhau tạo ra từ các loại đồng vị trên là
	A. 9.	 	B. 18.	C. 32.	D. 23. 
Câu 21: Tính ngtử khối trung bình của Mg biết Mg có 3 đồng vị ( 79%), ( 10%), còn lại là ? 
	A. 24,37	B. 24,0	C. 24,4	D. 24,32
Câu 22: Cho các nguyên tử có số hiệu tương ứng là X (Z1=11), Y (Z2=14), Z (Z3=17), T (Z4=20), R (Z5=10). Các nguyên tử là kim loại gồm:
	A. Y, Z, T.	B. Y, T, R.	C. X, Y, T.	D. X, T.
Câu 23: Cho ba nguyên tử X, Y, Z có kí hiệu lần lượt là Vậy A, B, C là
	A. ba nguyên tử có cùng số khối.	B. các đồng vị của ba nguyên tố khác nhau.
	C. ba đồng vị của cùng một nguyên tố.	D. ba nguyên tử có cùng số nơtron.
Câu 24: Cấu hình electron nào dưới đây không đúng .
	A. 1s22s22p6 	B. 1s22s22p63s23p63d104s1 
	C. 1s22s12p6	 	D. 1s22s22p63s23p63d64s2
Câu 25: Phân lớp nào dưới đây chưa bão hòa.
A. s2	B. f14	C. p6	D. d8
Câu 26: Một nguyên tử có số hiệu 29, số khối 61. Nguyên tử đó có:
	A. 90 nơtron.	B. 61 nơtron.	C. 29 nơtron.	D. 29 electron.
Câu 27: Nguyên tử của một nguyên tố X có tổng số các loại hạt bằng 115. Trong đó tổng số hạt mang điện là 70 hạt. Kí hiệu nguyên tử của X là:
A. 	B. 	C. 	D. 
Câu 28: Trong tự nhiên, Clo có 2 đồng vị 35Cl và 37Cl, trong đó đồng vị chiếm 35Cl 75% về số đồng vị. Phần trăm khối lượng của 35Cl trong KClO4 là (cho : K=39, O=16):
 A. 21,43%	B. 7,55%	C. 18,95%	D. 64,29%
Câu 29: Trong phân tử MX2 có tổng số hạt p,n,e bằng 164 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 52 hạt. Số khối của nguyên tử M lớn hơn số khối của nguyên tử X là 5. Tổng số hạt p,n,e trong nguyên tử M lớn hơn trong nguyên tử X là 8 hạt. Số hiệu nguyên tử của M là:
	A. 12	B. 20	C. 26	D. 9
Câu 30: Nguyên tử nguyên tố X có 4 lớp, lớp thứ 3 có 14 electron, số proton ở nguyên tử là:
	A. 26	B. 27	C. 28	D. 29

Tài liệu đính kèm:

  • docKiem_tra_1_tiet_lan_1_Chuong_Nguyen_Tu_Hoa_10.doc