Đề 1 kiểm tra trắc nghiệm môn hóa kiểm tra 15 phút khối 10 lần 2 thời gian làm bài: 15 phút trường THPT An Biên

doc 1 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1006Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề 1 kiểm tra trắc nghiệm môn hóa kiểm tra 15 phút khối 10 lần 2 thời gian làm bài: 15 phút trường THPT An Biên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 1 kiểm tra trắc nghiệm môn hóa kiểm tra 15 phút khối 10 lần 2 thời gian làm bài: 15 phút trường THPT An Biên
SỞ GD&ĐT KIÊN GIANG
TRƯỜNG THPT AN BIÊN
ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM MÔN HÓA
KIỂM TRA 15 PHÚT KHỐI 10 LẦN 2
Thời gian làm bài: 15 phút; 
(10 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi 209
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu và không được sử dụng bảng tuần hoàn)
Họ, tên thí sinh:..................................................................... Lớp: .............................
Câu 1: Chỉ ra nội dung sai khi nói về các nguyên tố trong cùng một nhóm :
A. Nguyên tử của chúng có cấu hình electron tương tự nhau.
B. Có tính chất hoá học gần giống nhau.
C. Được sắp xếp thành một hàng.
D. Nguyên tử của chúng có số electron hoá trị bằng nhau.
Câu 2: Hai nguyên tố Avà B cùng thuộc 1 nhóm A và hai chu kỳ liên tiếp nhau trong bảng tuần hoàn có tổng số hiệu nguyên tử là 32. Hai nguyên tố A và B lần lượt là.
A. Ca ( Z=20 ) và Mg ( Z=12 )	B. Al ( Z=13 ) và K ( Z=19 )
C. Cl ( Z=17 ) và P ( Z=15 )	D. Si ( Z=14 ) và Ar ( Z=18 )
Câu 3: Nguyên tố A có Z = 18, vị trí của A trong bảng tuần hoàn là
A. chu kì 3, phân nhóm VIIIA	B. chu kì 3, phân nhóm VIB
C. chu kì 3, phân nhóm VIIIB	D. chu kì 3, phân nhóm VIA
Câu 4: Nguyên nhân của sự giống nhau về tính chất hoá học của các nguyên tố trong cùng một nhóm A là sự giống nhau về
A. số electron trong nguyên tử.	B. số lớp electron trong nguyên tử.
C. Số hiệu nguyên tử.	D. số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử.
Câu 5: Hai nguyên tố A và B cùng một nhóm, thuộc hai chu kì nhỏ liên tiếp nhau (ZA < ZB). 
Vậy ZB – ZA bằng.
A. 1	B. 18	C. 32	D. 8
Câu 6: Nguyên tố X ( Z = 7 ). Hợp chất của X với oxi và hidro có dạng.
A. X2O7 và HX	B. XO3 và H2X	C. XO2 và XH4	D. X2O5 và XH3
Câu 7: Một nguyên tố R có công thức với hidro là RH3. Trong công thức oxit cao nhất của R với oxi thì R chiếm 43,66%. Nguyên tố R là.
A. Nitơ ( M=14 )	B. Photpho ( M=31 )	C. Lưu huỳnh ( M=32 )	D. Clo ( M=35,5 )
Câu 8: Các nguyên tố trong cùng một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì :
A. tính kim loại giảm dần, đồng thời tính phi kim tăng dần.
B. tính kim loại tăng dần, đồng thời tính phi kim giảm dần.
C. tính kim loại và tính phi kim đồng thời tăng dần.
D. tính kim loại và tính phi kim đồng thời giảm dần.
Câu 9: Cho 3 nguyên tố X, Y, G có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng (n = 3) tương ứng là ns1, np1, np5. Phát biểu nào sau đây sai ?
A. X, Y, G đều thuộc chu kì 3 của bảng tuần hoàn.
B. X, Y, G lần lượt là ở các ô thứ 11, 13 và 17 của bảng tuần hoàn.
C. Trong ba nguyên tố, chỉ có Y tạo được hợp chất với hiđro.
D. X, Y, G thuộc nhóm IA, IIIA và VIIA của bảng tuần hoàn.
Câu 10: Dãy nào không được xếp theo quy luật tính kim loại tăng dần ?
A. Li, Na, K, Rb.	B. Al, Mg, Na, K.	C. F, Cl, Br, I.	D. B, C, N, O.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • dockiem_tra_15_hoa_10.doc