Hóa học - Bài tập oxi hóa ancol

doc 17 trang Người đăng tranhong Lượt xem 5456Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Hóa học - Bài tập oxi hóa ancol", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hóa học - Bài tập oxi hóa ancol
BÀI TẬP OXI HÓA ANCOL
Có hai kiểu oxi hóa : 
Với dạng đốt cháy cần chú ý tỷ lệ số mol CO2 và H2O.
Với dạng oxi hóa không toàn (tạo andehit,xeton,axit) chú ý ancol không phải đơn chức.
Câu 1 : Hỗn hợp X gồm 1 ancol A và 2 sp hợp nước của propen. dX/H2 = 23. Cho m gam X đi qua ống sứ đựng CuO (dư) nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp Y gồm 3 chất hữu cơ và hơi nước, khối lượng ống sứ giảm 3,2 gam. Cho Y tác dụng hoàn toàn với lượng dư dd AgNO3 trong NH3, tạo ra 48,6 gam Ag. Phần trăm khối lượng của propan-1-ol trong X là
	A. 65,2%	B. 16,3%	C. 48,9%	D. 83,7%
Câu 2: Cho 6,44 gam một ancol đơn chức phản ứng với CuO đun nóng, thu được 8,68 gam hỗn hợp X gồm anđehit, nước và ancol dư. Cho toàn bộ X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được m gam Ag. Giá trị của m là
	A. 60,48.	B. 45,36.	C. 30,24.	D. 21,60.
	nO = 0,14
Vì ancol dư → nancol > 0,14
	Mancol < CH3OH
 → mAg = 4. 0,14. 108 = A	→Chọn A
Câu 3: Hỗn hợp X gồm ancol etylic và hai hiđrocacbon thuộc cùng dãy đồng đẳng. Hóa hơi m gam X thu được thể tích bằng với thể tích của 0,96 gam oxi ở cùng điều kiện. Mặt khác đốt cháy m gam X cần vừa đủ 0,3 mol O2, sau phản ứng thu được 0,195 mol CO2. Phần trăm số mol C2H5OH trong hỗn hợp hợp
	A. 60%.	B. 50%.	C. 70%.	D. 25%.
Ta có : 
Nếu số mol CO2 lớn hơn hoặc bằng số mol H2O (Vô lý ) nên TH này loại 
Do đó số mol H2O phải lớn hơn số mol CO2 .Giả sử hai hidrocacbon là no mạch hở .Ta sẽ có ngay :
	→Chọn B
Câu 4: M là hỗn hợp của ancol no X và axit đơn chức Y, đều mạch hở. Đốt cháy hết 0,4 mol M cần 30,24 lít O2 đktc thu được 52,8 gam CO2 và 19,8 gam nước. Biết số nguyên tử cacbon trong X và Y bằng nhau. Số mol Y lớn hơn số mol của X. CTPT của X, Y là
 	A. C3H8O2 và C3H6O2 	B. C3H8O và C3H6O2 
 	C. C3H8O và C3H2O2 	D. C3H8O2 và C3H4O2
	→ Chọn D
Tới đây ta thử đáp án ngay,không nên ngồi suy luận nhé .
Câu 5: Ancol X tác dụng được với Cu(OH)2. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần x lít O2 đktc,thu được 0,4 mol CO2 và 0,6 mol H2O . Giá trị của m và x tương ứng là:
	A.9,2 và 8,96	B. 12,4 và 13,44	
	C. 12,4 và 11,2	D. 9,2 và 13,44
Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai ancol, thu được 13,44 lít khí CO2 (đktc) và 15,3 gam H2O. Mặt khác, cho m gam X tác dụng với Na (dư), thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là
	A. 12,9.	B. 12,3	C. 15,3.	D. 16,9.
→Chọn C
Câu 7: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một ancol X no, mạch hở, cần vừa đủ 8,96 lit khí O2 (ở đktc). Mặt khác, nếu cho 0,2 mol X tác dụng vừa đủ với m gam Cu(OH)2 thì tạo thành dung dịch có màu xanh lam. Giá trị của m và tên gọi của X tương ứng là
	A. 4,9 gam và propan-1,3-điol.	B. 9,8 gam và propan-1,2-điol.
	C. 9,8 gam và glixerol.	D. 4,9 gam và propan-1,2-điol
Nhìn vào đáp án thấy X có 3 các bon.Khi đó có ngay 
 vậy X có 2 chức.
	→Chọn B
Câu 8: Hỗn hợp khí và hơi gồm CH3OH, C2H6, C3H8, C2H5-O-CH3 có tỉ khối hơi so với H2 là 23. Đốt cháy hoàn 11,5 gam hỗn hợp trên thu được V lít CO2 (đktc) và 14,4 gam H2O. Giá trị của V là :
	A. 13,32.	B. 11,2.	C. 12,32.	D. 13,4.
	 →Chọn C
Câu 9: Oxi hoá 1 ancol đơn chức bằng O2 có mặt chất xúc tác thu được hỗn hợp X. Chia X thành ba phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng hết với Na thu được 8,96 lít H2 (đktc) và hỗn hợp Y, làm khô Y thu được 48,8 gam chất rắn khan. Phần 2 tác dụng với NaHCO3 dư thì thu được 4,48 lít khí CO2 (đktc). Phần ba, tác dụng với AgNO3 / NH3 dư thu được 21,6 g bạc. CTCT của ancol đã dùng là:
	A. C2H3CH2OH	B. C2H5OH	C. C2H5CH2OH	D. CH3OH
Ta tính toán với trường hợp không phải CH3OH
→Chọn B
Câu 10. Cho 6,9 gam một ancol đơn chức phản ứng với CuO đun nóng, thu được chất rắn A và 9,3gam hỗn hợp X gồm andehit, nước, ancol dư. Cho toàn bộ lượng X phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được a gam Ag. Giá trị của a là
 	A. 64,8. 	B. 24,3. 	C. 32,4. 	D. 16,2.
→X có 0,15 mol HCHO→nAg=0,15.4=0,6	→ Chọn A
Câu 11. Oxi hóa hoàn toàn m gam hai ancol đơn chức, bậc một, mạch hở, đồng đẳng liên tiếp nhau bằng CuO dư, nung nóng thu được hõn hợp hơi X có tỉ khối hơi so với H2 là 13,75. X làm mất màu vừa đủ 200 ml dd nước Br21,5M. Giá trị của m là:
A: 11,7
B: 8,9
C: 11,1
D: 7,8
	Nếu không có HCHO;MX=27,5
(vô lý)
	→Chọn D
Câu 12. Oxi hóa ancol etylic bằng oxi (xt men giấm) thu được hỗn hợp lỏng X (hiệu suất oxi hóa đạt 50%). Cho hỗn hợp X tác dụng với Na dư thu được 3,36 lít H2(đktc). Vậy khối lượng axit thu được là:
A: 9 gam
B: 6 gam
C: 18 gam
D: 12 gam
	→ Chọn B
Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm các ancol thu được 13,44 lít CO2 và 15,30 gam H2O. Mặt khác, cho m gam X tác dụng với Na (dư) thì thu được 5,6 lít H2. Các thể tích khí đo ở đktc. Giá trị của m là:
	A. 8,90.	B. 11,10.	C. 12,90.	D. 16,90.
 	→Chọn D
Chú ý : Rượu có số mol H2O > CO2 thì chắc chắn là no.Nhưng không biết đơn hay đa.Tuy 
nhiên khi Na + ancol ta luôn có : 
Câu 14: Oxi hóa hoàn toàn 2m gam một ankol đơn chức bằng oxi xúc tác thích hợp thu được 3m gam hỗn hợp chỉ chứa anđehit và nước. Mặt khác lấy 9,6 gam ankol trên đem oxi hóa một thời gian thu được hỗn hợp gồm anđehit, axit, ankol dư và nước trong đó số mol axit gấp ba lần số mol của anđehít. Lấy hỗn hợp này tráng bạc hoàn toàn thu được 54 gam bạc. Hiệu suất của quá trình oxi hóa ankol là
	A. 50%	B. 80%	C. 66,67%	D. 60%
 →Chọn C
Câu 15: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp hai ancol đồng đẳng liên tiếp thu được 0,66 gam CO2 và 0,45 gam nước. Nếu tiến hành oxi hoá hoàn toàn hỗn hợp ancol trên bằng CuO, sản phẩm tạo thành cho tác dụng hết với dung dịch chứa AgNO3/NH3 dư thì lượng kết tủa Ag thu được là 
 	A. 1,08 gam. 	B. 3,24 gam. 	C. 1,62 gam. 	D. 2,16 gam.
	→Chọn B
Câu 16: Cho m gam hỗn hợp X gồm hai ancol đơn chức X1, X2 đồng đẳng kế tiếp (), phản ứng với CuO nung nóng, thu được 0,25 mol H2O và hỗn hợp Y gồm hai anđehit tương ứng và hai ancol dư. Đốt cháy hoàn toàn Y thu được 0,5 mol CO2 và 0,65 mol H2O. Mặt khác, cho toàn bộ lượng Y trên tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng, kết thúc các phản ứng thu được 0,9 mol Ag. Hiệu suất tạo anđehit của X1, X2 lần lượt là
	A. 50,00% và 66,67%.	B. 33,33% và 50,00%.	
	C. 66,67% và 33,33%.	D. 66,67% và 50,00%.
Chú ý : BTNT hidro ta sẽ có : Khi đốt cháy X sẽ thu được 0,25 mol CO2 và 0,9 mol H2O
Do đó 
Với hỗn hợp X ta có : 
Có ngay : 	→Chọn D
Câu 17: Một ancol 2 chức ,phân tử không có nguyên tử cacbon bậc 3. Đun nhẹ m gam hơi ancol trên với bột CuO(dư) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng chất rắn trung bình giảm 2,24g đồng thời thu được hỗn hợp khí và hơi(đktc) có tỷ khối hơi so với H2 là 18. Giá trị của m là:
	A.12,88	B.7,84	C.5,32	D. 1,54
Chú ý : 	R(OH)2 + 2O → R(CHO)2 + 2 H2O
	 nhỗn hợp khí = 
	m = 0,21. 36 – 0,14. 16 = 5,32	→Chọn C
Câu 18: Oxi hóa 4,6 gam ancol etylic bằng O2 ở điều kiện thích hợp thu được 6,6 gam hỗn hợp X gồm anđehit, axit, ancol dư và nước. Hỗn hợp X tác dụng với natri dư sinh ra 1,68 lít H2 (đktc). Hiệu suất của phản ứng chuyển hóa ancol thành anđehit là
	A. 75%.	B. 50%.	C. 33%.	D. 25%.
Câu 19: Oxi hoá 9,2 gam ancol etylic bằng CuO đun nóng thu được 13,2 gam hỗn hợp gồm anđehit, axit, ancol dư và nước. Hỗn hợp này tác dụng với Na sinh ra 3,36 lít H2 ở đktc. Phần trăm ancol bị oxi hoá là
	A. 75%.	B. 50%.	C. 25%.	D. 90%.
Câu 20: Hỗn hợp X gồm các ancol no, hai chức, có mạch cacbon không phân nhánh. Dẫn m gam X qua bình đựng CuO nung nóng dư, sau phản ứng thấy khối lượng bình giảm 9,6 gam. Hỗn hợp hơi thoát ra khỏi bình có tỉ khối so với hiđro là 25. Giá trị của m là:
	A. 35,4.	B. 20,4.	C. 50,4.	D. 34,8.
Câu 21: Cho m gam hỗn hợp hơi X gồm hai ancol( đơn chức, bậc I , là đồng đẳng kế tiếp) phản ứng với CuO dư, thu được hỗn hợp hơi Y gồm nước và andehit. Tỉ khối hơi của Y so với khí hidro bằng 14,5 . Cho toàn bộ Y phản ứng hoàn toàn với lượng dư dd AgNO3/NH3 , thu được 97,2 gam Ag. Giá trị của m là:
	A.14	B.10,1	C.18,9	D.14,7
Ta giả sử ngay 	→Chọn D
Câu 22: Hỗn hợp X gồm một ancol và hai sản phẩm hợp nước của propen. Tỷ khối hơi của X so với hiđro bằng 23. Cho m gam X đi qua ống sứ đựng CuO (dư) nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp Y gồm 3 chất hữu cơ và hơi nước,khối lượng ống sứ giảm 3,2 gam. Cho Y tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 tạo ra 48,6 gam Ag. Phần trăm khối lượng của propan-1-ol trong X là:
	A. 16,3%	B.48,9%	C.83,7%	D.65,2%
	→ Chọn A
Câu 23: Hỗn hợp X gồm các hidrocacbon và ancol mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 1,48 gam X thu được 3,08 gam CO2 và 1,44 gam H2O. Nếu lấy 2,22 gam X cho tác dụng với Na dư thấy thoát ra V lít H2 (đktc). Xác định V?
	A. 0,336 lít	B. 0,112 lít	C. 0,168 lít	D. 0,504 lít
Câu 24: Hỗn hợp X gồm 2 ancol thuộc cùng dãy đồng đẳng (có tỉ lệ số mol 2:3). Đốt X thu được 4,84 gam CO2 và 2,88 gam H2O. Oxi hóa nhẹ X bằng CuO rồi lấy sản phẩm cho tham gia phản ứng tráng gương thu được m gam Ag, biết các phản ứng xẩy ra hoàn toàn, Giá trị nhỏ nhất của m là?
	A. 12,24 gam	B. 8,64 gam	C. 4,32 gam	D. 10,8 gam
Với TH1: số mol Ag bé nhất là 0,02.4+0,03.2=0,14→m=15,12 (Loại) 
TH2
Câu 25:Oxi hóa mg một ancol no đơn chức X được hỗn hợp Y gồm axit,andehit,ancol dư và nước.Chia hỗn Y thành 3 phần bằng nhau :
	Phần 1: Cho tác dụng với AgNO3 /NH3 dư thu được 54g kết tủa Ag
	Phần 2: Cho phản ứng vừa đủ với dung dịch Br2 thì thấy thoát ra 3.36 lit(đktc) một khí Z duy nhất 
	Phần 3: Cho tác dụng với Na dư thu được 5.6 lit(đktc) khí H2 
Xác định công thức cấu tạo của X và hiệu suất phản ứng oxihoa của X
	A. CH3OH và 57,14% B.CH3CH2OH và 33.33%
	C.CH3OH và 33.33% D.CH3CH2OH và 42.85%
Nhìn nhanh qua đáp án thấy có 2 TH về rượu.Với TH CH3OH thường nguy hiểm.Ta sẽ thử với rượu này ngay :	
 →Chọn A
Câu 26: Hỗn hợp X gồm hai ancol đơn chức, bậc một, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Đốt cháy m gam X trong khí O2 dư, thu được 1,792 lít khí CO2 (đktc) và 2,34 gam H2O. Mặt khác, oxi hóa m gam X bằng CuO nung nóng, thu được hỗn hợp Y gồm 2 anđehit. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng, thu được a gam Ag. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a là
	A. 15,12.	B. 10,80.	C. 21,60.	D. 17,28.
→Chọn A
Câu 27: Ôxi hóa 4,8 gam ancol X đơn chức, bậc 1 thành axit tương ứng bằng O2, lấy toàn bộ hỗn hợp sau phản ứng (hỗn hợp Y) cho tác dụng với Na dư thì thu được 2,8 lít khí (đktc). Hỗn hợp Y tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch NaOH xM. Giá trị của x là?
	A. 1 M	B. 0,5 M	C. 1,25 M	D. 2,5 M
Hết sức chú ý : Bài toàn này có ancol dư,ta đi tìm X trước .
Câu 28: Hỗn hợp khí và hơi gồm CH3OH, C2H6, C3H8, C2H5-O-CH3 có tỉ khối hơi so với H2 là 23. Đốt cháy hoàn 11,5 gam hỗn hợp trên thu được V lít CO2 (đktc) và 14,4 gam H2O. Giá trị của V là :
	A. 13,32.	B. 11,2.	C. 12,32.	D. 13,4.
Hỗn hợp khí và hơi đều gồm các chất không chứa liên kết π nên luôn có 
 	 	→Chọn C
Câu 29: Oxi hóa m gam ancol CH3OH bằng oxi không khí với hiệu suất 80% được hỗn hợp A gồm axit; anđehit, nước và ancol dư. Chia A làm hai phần bằng nhau. Phần 1 đem tráng bạc hoàn toàn thu được 23,76 gam Ag. Phần 2 cho tác dụng với Na dư thu được 1,68 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là:
	A. 3,64	B. 3,2	C. 7,28	D. 6,4
Ta có : 
	→Chọn D
Câu 30: Hỗn hợp M gồm 2 ancol no đơn chức có số C không nhỏ hơn 2,mạch hở X,Y và một hidrocacbon Z . Đốt cháy hoàn toàn một lượng M cần vừa đủ 0,07 mol O2 ,thu được 0,04 mol CO2 . Công thức phân tử của Z là:
	A.C3H6	B.CH4	C.C2H4	D.C2H6
Vì 	Z là ankan 	loại A và C.
Ta có : 
	→Chọn B
Câu 31: Cho 4,6 gam một ancol no,đơn chức phản ứng với CuO nung nóng thu được 6,2 gam hỗn hợp X gồm anđehit,nước và ancol dư. Cho toàn bộ lượng hỗn hợp X phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 ,đun nóng,thu được m gam Ag. Giá trị của m là;
	A.16,2	B.43,2	C.10,8	D.21,6
Ta có : 
	→Chọn B
Câu 32. Oxi hóa 0,08 mol một ancol đơn chức, thu được hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic, một anđehit, ancol dư và nước. Ngưng tụ toàn bộ X rồi chia làm hai phần bằng nhau. Phần một cho tác dụng hết với Na dư, thu được 0,504 lít khí H2 (đktc). Phần hai cho phản ứng tráng bạc hoàn toàn thu được 9,72 gam Ag. Phần trăm khối lượng ancol bị oxi hóa là
	A. 62,50%	B. 31,25%	C. 40,00%	D. 50,00%
Nếu ancol thường: 
Gọi số mol CH3OH tạo ra andehit, axit, dư lần lượt là x, y, z mol
Ta có hệ phương trình: 	→Chọn A
Câu 33: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai ancol đa chức cùng dãy đồng đẳng cần vừa đủ V lít O2 (ở đktc). Sục sản phẩm cháy tạo thành vào dung dịch nước vôi trong dư. Sau phản ứng thu được 8 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 2,5 gam so với dung dịch ban đầu. Giá trị của V là
	A. 2,688 lít.	B. 2,240 lít.	C. 3,024 lít.	D. 2,352 lít.
Ta có : 
Vậy ancol có 2 và 3 C .
→ 
	→Chọn D
Câu 34: Oxi hóa 1,2 gam CH3OH bằng CuO nung nóng, sau một thời gian thu được hỗn hợp X gồm HCHO, H2O và CH3OH dư. Cho toàn bộ hỗn hợp X phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì thu được 12,96 gam Ag. Hiệu suất của phản ứng oxi hóa CH3OH là
	A. 80,0%.	B. 76,6%.	C. 65,5%.	D. 70,4%.
Ta có : 	→Chọn A
Câu 35: Hỗn hợp X gồm ancol etylic, etylen glicol và glixerol. Đốt cháy m gam X thu được 1 mol CO2 và 1,4 mol H2O. Cũng m gam X tác dụng tối đa với 14,7 gam Cu(OH)2. Giá trị của m là
	A. 29,2.	B. 26,2.	C. 40,0.	D. 20,0
Chú ý : Số nguyên tử oxi và cacbon trong etylen glicol và glixerol là như nhau.
Vì X là các chất no nên : 
	→Chọn A
Câu 36. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm 2 ancol (đa chức, cùng dãy đồng đẳng) cần vừa đủ V lít khí O2 (đktc).Sau phản ứng thu được 2,5a mol CO2 và 63a gam H2O. Biểu thức tính V theo a là
	A. V= 72,8a	B. V=145,6a	C. V= 44,8a	D. V= 89,6a
Ta cho a = 1 cho dễ tính toán : Ta có : 
	→Chọn A
Câu 37: Đốt cháy hết m gam hỗn hợp X gồm hai anđehit đơn chức, mạch hở (có một liên kết đôi C = C trong phân tử) thu được Vlít khí CO2 ở đktc và a gam H2O. Biểu thức liên hệ giữa m; a và V là
	A. m = .	B. m = .	C. m = .	D. m = .
Do X có 2 liên kết pi nên : 
	→Chọn C
Câu 38: Cho hỗn hợp X gồm hai Ancol đa chức, mạch hở, thuộc cùng dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X, thu được 13,2 gam CO2 và 7,2 gam H2O. Hai Ancol đó là:
	A. C2H5OH và C4H9OH	B. C2H4(OH)2 và C3H6(OH)2
	C. C3H5(OH)3 và C4H7(OH)3	D. C2H4(OH)2 và C4H8(OH)2
Ta có : (loại A,B,C)	→Chọn D
Câu 39: Oxi hóa 9,2 gam ancol etylic được hhA gồm anđehit,axit, nước, ancol dư. Cho A tác dụng với Na dư được 2,464 lít H2 (đktc). Mặt khác cho A tác dụng với lượng dư NaHCO3. Thể tích khí thu được (đktc) là
	A. 0,224 lít	B. 1,68 lít	C. 0,448 lít	D. 2,24 lít
Ta có: 
	→Chọn C
Câu 40: Đốt cháy m gam hỗn hợp ancol metylic và etylic được hỗn hợp CO2 và H2O với tỉ lệ thể tích tương ứng là 5:8. % về khối lượng của ancol metylic trong hỗn hợp là:
	A. 25,81	B. 42,06	C. 40,00	D. 33,33
Ta có : 
	→Chọn A
Câu 41: Cho 4,6 gam một ancol no,đơn chức,phản ứng với CuO nung nóng, thu được 6,2 gam hỗn hợp X gồm anđehit ,nước và ancol dư. Cho toàn bộ lượng hỗn hợp X phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3,đun nóng,thu được m gam Ag. Giá trị của m là:
	A.43,2.	B.16,2.	C.21,2.	D.10,8.
Vì còn ancol dư nên 
Câu 42.Oxi hóa 0,16 mol một ancol đơn chức, thu được hỗn hợp X gồm 1 axit cacboxylic, 1 andehit, ancol dư và H2O. Ngưng tụ toàn bộ X rồi chia làm 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng hết với Na dư, thu được 1,008 lit khí H2(đktc). Phần 2 cho phản ứng tráng bạc hoàn toàn thu được 19,44 gam Ag. Phần trăm khối lượng ancol bị oxi hóa là 
	A.31,25%. 	B.62,5%. 	C.40%. 	D.15%. 
Có ngay 	→Chọn B
Câu 43: Hỗn hợp M gồm etilenglicol, ancol metylic, propan .(số mol etilenglicol bằng số mol propan ). Cho toàn bộ m( g) hỗn hợp M tác dụng với Na thu được 3,36 lít H2 ( đktc). Mặt khác đốt cháy hoàn toàn m (g) hỗn hợp M nói trên thu được 26,4 gam CO2 . giá trị của m là:
 	A. 12,6.	B. 13,8.	C. 15,2.	D.8,24.
Vì ta tưởng tượng là lấy 1 O từ ancol lắp sang ankan như vậy hỗn hợp M sẽ chỉ là các ancol no và đơn chức.Ta có ngay:
	→Chọn B
Câu 44.Oxi hóa 8 gam ancol metylic bằng CuO, t0. sau một thời gian thu được hỗn hợp khí A gồm HCHO, HCOOH, H2O và CH3OH (dư) . Cho A tác dụng với lượng dư Na thu được 3,36 lít H2 (đktc) thì thể tích (ml) dung dịch NaOH 0,5M cần dùng để tác dụng hết lượng axit có trong A là:
 	A. 150.	 B. 75.	 C. 50.	 D. 100.
Chú ý : 1 mol các chất ancol,axit đơn chức,nước khi tác dụng với Na đều cho 0,5 mol H2
Do đó,độ tăng số mol khí H2 thoát ra chính là do CH3COOH
Có ngay : 
	→Chọn D

Tài liệu đính kèm:

  • docCHUYEN DE 46 Oxi hoá ancol.doc