Kiểm tra học kỳ I - Hoá 11 năm học: 2015 - 2016 thời gian: 45 phút

doc 4 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 899Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kỳ I - Hoá 11 năm học: 2015 - 2016 thời gian: 45 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra học kỳ I - Hoá 11 năm học: 2015 - 2016 thời gian: 45 phút
TRƯỜNG: THPT NÚI THÀNH
Họ và tên:........................................................
.........................................................................
Lớp: ....................
KIỂM TRA HỌC KỲ I- HOÁ 11
NĂM HỌC: 2015-2016
Thời gian: 45 phút
MÃ ĐỀ 
001
 Cho: C=12; O=16; H=1; N=14; Al= 27; Cu=64; Mg= 24, Na=23
I- TRẮC NGHIỆM: Hãy chọn câu trả lời đúng nhất ?
Câu 1. Nhóm chất nào sau đây chỉ gồm các chất điện li?
A. Na2CO3, NH4NO3, H3PO4	B. HNO3, NH3, P2O5	 
 	C. NaNO3,H3PO4, CO2 	D. NaOH, (NH4)2CO3, SiO2
Câu 2. Khi xét về khí cacbon đioxit, điều khẳng định nào sau đây là sai?
A. Chất khí không màu, không mùi, nặng hơn không khí. 
B. Chất khí chủ yếu gây ra hiệu ứng nhà kính.
C. Chất khí không độc, nhưng không duy trì sự sống.
D. Chất khí dùng để dập tắt các đám cháy kim loại magie hoặc nhôm.
Câu 3.Cho các chất sau đây: (1) CH3–CH2–CH2–CH3 ; (2) CH2= C(CH3)–CH3 ; (3) CH2=CH-CH2-CH3
(4) CH3–CH(CH3)–CH2–CH3. Chọn câu đúng?
A. (1), (3) là đồng phân ; (2), (4) là đồng đẳng. B. (1), (2) là đồng đẳng ; (3), (4) là đồng phân. 
C. (1), (4) là đồng đẳng ; (2), (3) là đồng phân. D. (1), (4) là đồng phân ; (2), (3) là đồng đẳng.
Câu 4. Dung dịch NH3 thể hiện tính bazơ khi tác dụng với tất cả các chất trong nhóm nào sau đây ? 
A. HCl, CuO. 	 	B. H2SO4, O2. 	 C. CuSO4, Cl2. 	 D. HCl, FeCl2. 
Câu 5. Dãy tất cả các chất đều tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng tạo khí màu nâu đỏ bay ra là 
A. P, Al, Fe(OH)3. 	B. Fe, S, FeO. 	 	 C. Cu(OH)2, Mg, Zn. 	 D. Fe2O3, Cu, C. 
Câu 6. Có thể phân biệt các dung dịch muối đựng riêng biệt : (1) NH4NO3, (2) (NH4)2SO4, (3) NaCl bằng một thuốc thử duy nhất nào sau?
A. Ba(OH)2	B. NH3.	C. HNO3.	D. NaOH.
Câu 7. Nhiệt phân hoàn toàn dãy các muối nào sau đều thu được oxit kim loại; NO2; và O2?
A. Hg(NO3)2, AgNO3	, NH4NO3	B. Mg(NO2)2, Cu(NO3)2, Al(NO3)3	
C. KNO3, NaNO3, Ca(NO3)2	D. AgNO3, Cu(NO3)2 , Fe(NO3)3
Câu 8. Cho 3,36 lít (đktc) khí CO2 sục vào 100ml dung dịch NaOH 2M. Khối lượng muối tạo thành là 
A. 13,7g. 	 B. 12,6g. 	 	C. 10,6g. 	 	 D.21,2g. 
Câu 9. Trộn lẫn 50ml dung dịch HCl 0,6M với 50ml dung dịch NaOH 0,8M. Giá trị pH của dung dịch thu được bằng
A. 12. 	 	B. 13. 	C. 1. 	 	D. 2. 
Câu 10. Cho 19,2g bột Cu tác dụng với 200ml dung dịch hỗn hợp gồm HNO3 0,5M và H2SO4 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, sinh ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là
A.4,48. 	B.2,80. 	C.2,24. 	D.1,12. 
II. TỰ LUẬN: (5điểm) 	
Câu 1: (1 điểm) Hoàn thành dãy chuyển hóa sau (Mỗi mũi tên một pư và ghi rõ điều kiện pư nếu có):
	Na2CO3 CO2Ca(HCO3)2 Ca(NO3)2 O2
 Câu 2: (2 điểm) Cho 2,07 gam hỗn hợp bột X gồm Mg và Al tác dụng hoàn toàn với lượng vừa đủ dung dịch HNO3 tạo ra 1,568 lít NO sản phẩm khử duy nhất ở đktc và dung dịch Y. 
a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra dạng phân tử. Tính % khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp X.
b. Đem cô cạn dung dịch Y và nung tới khối lượng không đổi thì thu được chất rắn B và hỗn hợp khí C. Tính khối lượng của B và thể tích của hỗn hợp khí C thu được(ở đktc).	
Câu 3: (2 điểm) Đốt cháy hoàn toàn 2,96 gam chất hữu cơ A thu được 5,28 gam khí cacbonic và 2,16 gam nước. Biết 2,96 gam A có thể tích hơi bằng thể tích của 1,28 gam khí oxi (đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Lập công thức đơn giản nhất và công thức phân tử của A. . 
Lưu ý: Học sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn, bảng tính tan!
TRƯỜNG: THPT NÚI THÀNH
Họ và tên:........................................................
.........................................................................
Lớp: ....................
KIỂM TRA HỌC KỲ I- HOÁ 11
NĂM HỌC: 2015-2016
Thời gian: 45 phút
MÃ ĐỀ 
002
 Cho: C=12; O=16; H=1; N=14; Fe= 56; Zn=65; Cu= 64, Na=23
I- TRẮC NGHIỆM: (5 điểm) Hãy chọn câu trả lời đúng nhất ?
Câu 1. Nhóm chất nào sau đây chỉ gồm các chất điện li mạnh?
A. NaOH, (NH4)2CO3, HNO3	B. HNO3, NH3, P2O5	 
C. H2S, H3PO4, CO2	 	D.SiO2, (NH4)2CO3, HNO3
Câu 2. Khi thực hành thí nghiệm kim loại Cu và dung dịch HNO3 đặc.Hãy chọn biện pháp tốt nhất để chống ô nhiễm không khí trong phòng thí nghiệm ? 
A. Nút ống nghiệm bằng bông có tẩm giấm ăn.	 B. Nút ống nghiệm bằng bông có tẩm nước vôi.
C. Nút ống nghiệm bằng bông có tẩm nước.	 D. Nút ống nghiệm bằng bông có tẩm cồn
Câu 3. Cho các chất sau đây: (1) CH2= CH- CH3; (2) CH2= C(CH3)–CH3 ; (3) CH3–CH(CH3)–CH3; 
 (4) CH2=CH-CH2-CH3. Chọn câu đúng?
A. (1), (3) là đồng phân ; (2), (4) là đồng đẳng B. (1), (4) là đồng đẳng ; (2), (4) là đồng phân 
C. (1), (3) là đồng đẳng ; (2), (4) là đồng phân D. (1), (4) là đồng đẳng ; (2), (3) là đồng phân 
Câu 4. NH3 thể hiện tính khử khi tác dụng với các chất trong nhóm nào? 
A. CuO, O2. 	 B. CuO, HCl. 	C. O2, CuCl2. 	 	D. CuO, AlCl3. 
Câu 5. Dãy tất cả các chất đều tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng không phải là phản ứng oxi hóa khử? 
A. P, Al, Fe(OH)3. 	B. Fe, S, FeO. 	 
C. Cu(OH)2, Mg, Zn. 	 	D.Fe2O3, Cu(OH)2, Na2CO3. 
Câu 6. Có thể phân biệt các dung dịch muối đựng riêng biệt: 1) MgSO4, (2) ZnSO4, (3) Fe(NO3)3 bằng một thuốc thử duy nhất nào sau? 
A. HCl	B. AgNO3	C. HNO3	D. NaOH
Câu 7. Nhiệt phân hoàn toàn dãy các muối nào sau đều thu được muối nitrit của kim loại và O2?
A. Hg(NO3)2, AgNO3	, NH4NO3	B. Mg(NO2)2, Cu(NO3)2, Al(NO3)3	
C. KNO3, NaNO3, Ca(NO3)2	D. AgNO3, Cu(NO3)2 , Fe(NO3)3
Câu 8. Trộn lẫn 50ml dung dịch HCl 0,8M với 50ml dung dịch NaOH 0,6M. Giá trị pH của dung dịch thu được bằng
A. 1. 	B. 2. 	C. 12. 	D. 13. 
 Câu 9. Cho 0,448lit CO2 (đktc) hấp thụ hoàn toàn vào 100ml dung dịch NaOH 0,5M thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được số gam chất rắn là
A. 1,68. 	B. 2,52.	C. 10,6.	D.2,12. 
Câu 10. Cho 3,84g bột Cu tác dụng với 100ml dung dịch hỗn hợp gồm HNO3 0,6M và H2SO4 0,4M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, sinh ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là
A. 1,344. 	B. 0,672. 	C.0,896. 	D. 0,784. 	
II. TỰ LUẬN: (5 điểm) 	
Câu 1: (1 điểm) Hoàn thành dãy chuyển hóa sau (Mỗi mũi tên một pư và ghi rõ điều kiện pư nếu có):
	HNO3 CO2 NaHCO3 Na2CO3 CaCO3
 Câu 2: (2 điểm) Cho 2,095g hỗn hợp bột X gồm Fe và Zn tác dụng hoàn toàn với lượng vừa đủ dung dịch HNO3 tạo ra 2,016 lít NO2 sản phẩm khử duy nhất ở đktc và dung dịch Y. 
a. Viết các phương trình phản ứng xảy ra dạng phân tử. Tính % khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp X. 
b. Đem cô cạn dung dịch Y và nung tới khối lượng không đổi thì thu được chất rắn B và hỗn hợp khí C. Tính khối lượng của B và thể tích của hỗn hợp khí C thu được (ở đktc).
 Câu 3: ( 2 điểm) Đốt cháy hoàn toàn 1,76 gam chất hữu cơ A thu được 3,52 gam khí cacbonic và 1,44 gam nước. Biết 1,76 gam A có thể tích hơi bằng thể tích của 0,64 gam khí oxi (đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Lập công thức đơn giản nhất và công thức phân tử của A. 
. 
Lưu ý: Học sinh không được sử dụng bảng tuần hoàn, bảng tính tan!
ĐÁP ÁN HÓA 11 - HỌC KỲ I- NĂM HỌC 2015-2016
MÃ ĐỀ 001
I- TRẮC NGHIỆM: 5điểm (0,5 điểm x 1 câu) 
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đa
A
D
C
D
B
A
B
A
B
C
II-TỰ LUẬN:
Câu 1:(1 điểm) 1pư x 0,25đ (Nếu thiếu điều kiện hoặc không cân bằng -1/2)	
Câu 2:(2 điểm)
PƯHH:
3Mg + 8HNO3 3Mg(NO3)2 + 2NO + 4H2O 	0,25 đ
Al + 4HNO3 Al(NO3)3 + NO + 2 H2O	0,25 đ
n NO = 0,07
 Gọi x là số mol Mg, y là số mol Al; đưa vào pthh, lập hệ phương trình
	24x + 27y= 2,07
	2/3x + y= 0,07
Giải hệ: x= 0,03; y=0,05 	 0,25đ
nMg = 0,03mol mMg= 0,03x24= 0,72g 	0,25đ
%(m) Mg= 34,78% 	0,25đ	
	%(m) Al= 65,22%	0,25đ
b) Tư pthh n Al(NO3)3 = 0,05mol; n Cu(NO3)2 = 0,03 mol
PT nhiệt phân: 4Al(NO3)3 2Al2O3 + 12NO2 + 3O2	
2Mg(NO3)2 2MgO + 4NO2 + O2
	Tính được m rắnB = 0,025x102+ 0,03x40= 3,75g	0,25đ
	 	Vhh khí C = 5,88 lit	0,25đ	
(HS có thể giải cách khác)
Câu 3: (2điểm)
	mC=1,44g; mH=0,24g mO=1,28g 	 	0,25đ
	nC=0,12; nH= 0,24; nO= 0,08	 	0,25đ
	Lập tỉ lệ nC: nH: nO = 0,12:0,24:0,08 = 1,5:3:1=3:6:2	0,25đ
	CTĐGN: C3H6O2	0,25đ
	nA= nO2= 0,04 mol; MA=74 g/mol 	0,5đ
	 CTPTA: C3H6O2 	0,5đ
(HS có thể giải cách khác)
MÃ ĐỀ 002
I- TRẮC NGHIỆM: 5điểm (0,5 điểm x 1 câu)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
Đa
A
B
B
A
D
D
C
A
B
D
II-TỰ LUẬN:
Câu 1:(1 điểm) 1pư x 0,25đ (Nếu thiếu điều kiện hoặc không cân bằng -1/2)
Câu 2:(2 điểm)
PƯHH:
	Fe + 6HNO3 Fe(NO3)3 +3NO2 + 3H2O 	0,25 đ
Zn + 4HNO3 Zn(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O 	0,25 đ
n NO2= 0,09 mol
 Gọi x là số mol Fe, y là số mol Zn; đưa vào pthh, lập hệ phương trình
	56x + 65y= 2,095
	3x + 2y= 0,09
Giải hệ: x=0,02; y=0,015 	0,25đ
nFe= 0,02 mol mFe= 0,02x56=1,12g 	0,25đ
%(m) Fe= 53,46% 	0,25đ	
	%(m) Zn= 46,54%	0,25đ
b) Tư pthh n Zn(NO3)2 = 0,015 mol; n Fe(NO3)3 = 0,02 mol
PT nhiệt phân: 4Fe(NO3)3 2Fe2O3 + 12NO2 + 3O2
2Zn(NO3)2 2ZnO + 4NO2 + O2
	Tính được m rắnB = 0,01x160+ 0,015x81=2,815 g	0,25đ
	 Vhh khí C = 2,52 lit	0,25đ	
(HS có thể giải cách khác)
Câu 3: (2điểm)
	mC=0,96g; mH=0,16gmO=0,64g	0,25đ
	nC=0,08; nH= 0,16; nO= 0,04	 	0,25đ
	Lập tỉ lệ nC: nH: nO = 0,08:0,16:0,04 = 2:4:1	0,25đ
	CTĐGN: C2H4O	0,25đ
	nA= nO2= 0,02 mol; MA=88 g/mol 	0,5đ
	CTPTA: C4H8O2 	0,5đ
	(HS có thể giải cách khác)

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_KT_VA_DAP_AN_HOA_11_NAM_20152016_THPT_NUI_THANH_QUANG_NAM.doc