Dạng bài về sản xuất hóa học và ứng dụng Hóa học - Hóa học 11 (Nâng cao)

docx 3 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 26/07/2022 Lượt xem 283Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Dạng bài về sản xuất hóa học và ứng dụng Hóa học - Hóa học 11 (Nâng cao)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dạng bài về sản xuất hóa học và ứng dụng Hóa học - Hóa học 11 (Nâng cao)
Dạng bài về sản xuất hóa học và ứng dụng hóa học
Trong chương trình hóa học 11 – nâng cao, có 3 bài dạng này là: “Phân bón hóa học”; “Công nghiệp Silicat” và “Nguồn gốc hidrocacbon”.
Dạy bài “Công nghiệp Silicat” mô phỏng theo cấu trúc GI – Group Investigation.
PPDH hợp tác theo cấu trúc GI là “điều tra theo nhóm” được áp dụng khi HS cùng nhau “điều tra” một vấn đề thực tiễn sau đó báo cáo. Ở đây, chúng tôi chỉ dựa trên cơ sở của cấu trúc GI để thiết kế các bước tổ chức hoạt động nhóm cho HS. Các hoạt động này chủ yếu diễn ra ngoài lớp học với thời gian kéo dài (tùy theo nội dung bài) và tiến hành báo cáo kết quả trong buổi học trên lớp.
GV chia lớp thành 8 nhóm, sẽ có 8 bài được sử dụng hình thức báo cáo, mỗi nhóm phụ trách 1 bài hay 2, 3 nhóm cùng phụ trách 1 bài, điều này tùy vào nội dung mỗi bài. Ở bài “Công nghiệp Silicat” chúng tôi giao nội dung báo cáo cho một nhóm, vì đây là bài có kiến thức hóa học đơn giản, liên quan nhiều đến kiến thức thực tiễn.
CÔNG NGHIỆP SILICAT
MỤC TIÊU 
Kiến thức
HS biết - Thành phần hóa học và tính chất của thủy tinh, xi măng, gốm. 
- Phương pháp sản xuất các vật liệu thủy tinh, xi măng từ nguồn nguyên liệu tự nhiên.
- Phân biệt được các vật liệu thủy tinh, gốm, xi măng dựa vào thành phần và tính chất của chúng. 
- Yêu quý và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Kĩ năng
- HS biết cách đọc, tìm hiểu, phân tích và tổng hợp tài liệu, rèn kĩ năng tìm kiếm thông tin.
- Rèn luyện các kĩ năng xã hội: trao đổi thông tin, lắng nghe, trình bày
- Rèn luyện các kĩ năng làm việc đồng đội: hợp tác, chia sẻ, hỗ trợ cho nhau. 
CHUẨN BỊ
Giáo viên
Vì nội dung bài học được HS báo cáo, nên GV cần lập các phương án hoạt động trước 2 tuần để HS có sự chuẩn bị tốt.
Điều tra HS để chia nhóm, nhóm có từ 4 – 6 HS, trong đó có HS biết về vi tính, có HS khá và nếu có thể cho các em tự chọn nhóm với nhau để các TV trong nhóm dễ hòa hợp. 
GV giao việc, hướng dẫn HS tìm hiểu thông tin, chia việc, hợp tác với nhau và lên kế hoạch đôn đốc, kiểm tra quá trình hoạt động nhóm của HS
GV thông báo cách thức chấm điểm cá nhân và điểm của nhóm sau bài báo cáo trên lớp.
Học sinh
HS chuẩn bị kiến thức bài báo cáo theo hướng dẫn và yêu cầu của GV hay nhóm trưởng.
TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG 
Vì nội dung bài học được giao cho HS tìm hiểu và báo cáo, nên quá trình hoạt động kéo dài tương đương với thời gian HS hoạt động hợp tác nhóm.
Bước 1: Chia nhóm, bầu nhóm trưởng.
+ Chia nhóm 4 – 6 HS, trong nhóm phải có HS biết tin học, có HS khá, có HS có khả năng thuyết trình.
+ Cho các nhóm bốc thăm, để xác định nhóm sẽ báo cáo nội dung bài “Công nghiệp Silicat”. 
Bước 2: GV giao nhiệm vụ cho HS , GV yêu cầu bài báo cáo phải cung cấp được các kiến thức:
+ Thành phần tính chất hóa học của thủy tinh, xi măng, gốm. 
+ PP sản xuất thủy tinh, xi măng, gốm từ nguồn nguyên liệu tự nhiên.
+ Phân biệt được thủy tinh, gốm, xi măng. 
Bước 3: Hướng dẫn HS cách thức hoạt động hợp tác nhóm. GV gợi ý hay hướng dẫn HS cách thức và trình tự hoạt động 
+ Ngày thứ 1: Cả nhóm cùng đọc và tìm hiểu nội dung, kiến thức SGK. 
+ Ngày thứ 2: Nhóm trưởng chia nội dung bài học thành các phần nhỏ, giao mỗi phần cho 1 cặp HS. Nhiệm vụ của mỗi cặp là: tìm hiểu kiến thức, tìm kiếm tư liệu (hình ảnh minh họa, các mô hình, mô phỏng thí nghiệm) để chuẩn bị bài báo cáo, các kiến thức có liên quan thực tiễn làm ví dụ 
+ Ngày thứ 3: Các cặp trong nhóm cùng trao đổi kết quả, những khó khăn cần giúp đỡ, tiến hành thiết kế bài báo cáo.
 + Ngày thứ 4 – 5: Các cặp hoàn thành báo cáo bằng phần mềm trình chiếu (nhóm thống nhất chọn sử dụng phần mềm duy nhất).
+ Ngày thứ 6: Trao đổi nhóm, chỉnh sửa báo cáo, chuẩn bị đồ dùng dạy học, tư liệu và lời dẫn cho bài báo cáo. 
+ Ngày thứ 7: Cả nhóm và GV cùng trao đổi về bài báo cáo (kiến thức, kết quả hoạt động của nhóm, những vấn đề cần GV giúp đỡ )
+ Ngày thứ 8: Nhóm tập báo cáo lần 1, chọn 2 người trong nhóm có khả năng truyền đạt, kiểm soát thời gian, tác phong  để báo cáo. 
+ Ngày thứ 9: Nhóm tập báo cáo lần 2 - có GV tham dự, nhằm kiểm soát thời gian báo cáo, chỉnh sửa kiến thức, nội dung chưa phù hợp và chỉnh sửa tác phong, cách truyền đạt của TV báo cáo.
+ Ngày thứ 10: Cả nhóm cùng tập báo cáo lại lần 3, củng cố các vấn đề có liên quan . Chú ý: HS có thể thay đổi kế hoạch hoạt động nhóm cho phù hợp. 
Bước 4: GV thông báo yêu cầu, cách tiến hành thẩm định công việc hợp tác của nhóm và tiêu chí chấm điểm.
+ Yêu cầu báo cáo Báo cáo phải được trình chiếu bằng một phần mềm tin học do nhóm lựa chọn. Nội dung báo cáo ngắn gọn, đầy đủ ý, thuyết phục.
+ Tiêu chí chấm điểm
Các phần điểm
Người chấm điểm
Ghi chú
Điểm hợp tác nhóm trong quá trình hoạt động
Nhóm chấm theo yêu cầu của GV
Mỗi TV có mức độ đóng góp khác nhau, điểm khác nhau
Điểm trả lời câu hỏi của HS
GV chấm
Hai TV báo cáo không trả lời, tính điểm theo kĩ năng truyền đạt
Điểm trả lời bài tập nhỏ
GV chấm
Các thành viên trong nhóm bằng điểm nhau
Điểm trung bình cộng bài KT của HS
Các nhóm chấm chéo, tổng kết
Các thành viên trong nhóm bằng điểm nhau
 Điểm cá nhân = (phần 1 + phần 2 + phần 3 + phần 4x2):5
Bước 5: Thực hiện kế hoạch 
+ Nhóm trưởng lên kế hoạch điều hành các hoạt động, tìm tài liệu và phân công nội dung cho các TV trong nhóm. 
+ Trong quá trình nhóm hoạt động, GV khuyến khích HS trao đổi thông tin với nhau, với GV nếu có thắc mắc. Đồng thời GV cũng KT tiến trình công việc của nhóm cũng như sự tự giác của mỗi TV. Bước 6: Báo cáo tại lớp
+ GV thông qua các bước hoạt động, để cả lớp nắm được quy trình hoạt động . Tiết học có thể chia thành 4 hoạt động 
Hoạt động 1: Nhóm có thể cử 2 HS có khả năng truyền đạt tốt nhất trong nhóm phụ trách phần báo cáo 
Những nội dung truyền đạt được: 
- Các ngành sản suất thuộc công nghiệp silicat.
- Thành phần hóa học, nguyên liệu sản xuất thủy tinh. 
- Kể tên một số loại thủy tinh. Điểm khác nhau giữa các loại thủy tinh. 
- Vật liệu chủ yếu để sản xuất đồ gốm; phân loại đồ gốm; sự khác nhau giữa các loại sành, sứ, men. 
- Thành phần hóa học và phương pháp sản xuất xi măng. 
- Quá trình đông cứng của xi măng
Hoạt động 2: Sau báo cáo, HS dưới lớp đặt câu hỏi cho nhóm, GV chỉ định một TV bất kì để trả lời câu hỏi và chấm điểm trả lời câu hỏi thành 1 cột điểm của cá nhân
Hoạt động 3: Củng cố. 
- GV giao cho nhóm bài tập ô chữ, nhóm thảo luận, tìm đáp án, sau đó tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi ô chữ. 
- Nhóm cử đại diện, tổ chức lớp tham gia trò chơi đoán ô chữ, nhằm củng cố các kiến thức trọng tâm bài học.
Hoạt động 4: Tiến hành kiểm tra 5 phút sau giờ học – nội dung là kiến thức bài báo cáo. Điểm bài kiểm tra sẽ được lấy thành cột điểm hệ số 1, điểm trung bình cộng bài kiểm tra sẽ là 1 cột điểm thứ 3 của nhóm.
ĐỀ KIỂM TRA BÀI “CÔNG NGHIỆP SLICAT”
Câu 1. Thủy tinh được sản xuất bằng cách nấu nóng chảy hỗn hợp gồm:. và .
Câu 2. Thủy tinh có chứa nhiều oxit chì được gọi là thủy tinh. 
Câu 3. Để thủy tinh có màu khác nhau thì thêm vào ...
Câu 4. Vật liệu chủ yếu để sản xuất đồ gốm là:...
Câu 5. Thành phần chính của ximang là:..
Câu 6. Quá trình đông cứng của ximang chủ yếu là do sự kết giữa các hợp chất trong ximang vàtạo thành các..
Câu 7. Một thủy tinh có chứa 13%Na2O ; 11,7%CaO và 75,3%SiO2 về khối lượng. Thành phần của loại thủy tinh này được biểu diễn dưới dạng 
A) 2Na2O.CaO.6SiO2. 	B) 2Na2O.6CaO.SiO2. 
C) Na2O.CaO.6SiO2. 	D) Na2O.6CaO.SiO2.
Bước 7: Đánh giá kết quả hoạt động của nhóm. 
+ Nhóm tự đánh giá vai trò của mỗi cá nhân trong nhóm.
+ HS nhận xét bài báo cáo của nhóm (ưu và nhược điểm).	
+ GV nhận xét về kết quả làm việc của nhóm.
+ GV tổng kết điểm theo tiêu chí chấm điểm đã thông báo. 
PHIẾU ĐÁNH GIÁ HOAT ĐỘNG NHÓM BÀI “CÔNG NGHIỆP SILICAT
STT
Tiêu chí đánh giá
Điểm tối đa
1
Mức độ hoàn thành công việc được giao
4
2
Thái độ hợp tác
4
3
Có đóng góp nổi bật: tìm hình ảnh, thông tin thực tiễn..
2

Tài liệu đính kèm:

  • docxdang_bai_ve_san_xuat_hoa_hoc_va_ung_dung_hoa_hoc_hoa_hoc_11.docx