Hóa học - 50 câu ôn tập phần: Lý thuyết phản ứng Hữu Cơ - Khả năng phản ứng

doc 12 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1234Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Hóa học - 50 câu ôn tập phần: Lý thuyết phản ứng Hữu Cơ - Khả năng phản ứng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hóa học - 50 câu ôn tập phần: Lý thuyết phản ứng Hữu Cơ - Khả năng phản ứng
1. Lý thuyết phản ứng Hữu Cơ - Khả năng phản ứng (Đề 1)
Câu 1. Cho các chất: HCN, H2, dung dịch KMnO4, dung dịch Br2. Số chất phản ứng được với (CH3)2CO là
A. 2 
B. 4 
C. 1 
D. 3 
Câu 2. Trong các chất sau: axit axetic, glixerol, glucozơ, ancol etylic. Số chất hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là 
A. 3 
B. 2 
C. 1 
D. 4 
Câu 3. Số cấu tạo mạch hở của C5H10 phản ứng được với dung dịch brom là
A. 5 
B. 6 
C. 7 
D. 8 
Câu 4. Các đồng phân ứng với công thức phân tử C8H10O (đều là dẫn xuất của benzen) có tính chất: tách nước thu được sản phẩm có thể trùng hợp tạo polime, không tác dụng được với NaOH. Số lượng đồng phân ứng với công thức phân tử C8H10O, thoả mãn tính chất trên là
A. 2 
B. 4 
C. 1 
D. 3 
Câu 5. Lần lượt cho các chất: fomanđehit, axetanđehit, axeton, anđehit acrylic vào dung dịch Br2. Số trường hợp xảy ra phản ứng cộng với Br2 là 
A. 1 
B. 2 
C. 3 
D. 4 
Câu 6. Trong tất cả các đồng phân của C5H12O, số chất tác dụng được với Na là 
A. 6 
B. 7 
C. 8 
D. 9 
Câu 7. Hiđro hóa hoàn toàn hiđrocacbon mạch hở X thu được isopentan. Số công thức cấu tạo có thể có của X là 
A. 6 
B. 5 
C. 7 
D. 4 
Câu 8. Cho dãy các chất: fomanđehit; axetilen; axit axetic; but-2-in; axit fomic; ancol etylic; vinylaxetilen; natri fomat. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng gương và số chất có phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa lần lượt là 
A. 2 và 4. 
B. 2 và 5. 
C. 3 và 5. 
D. 3 và 6 
Câu 9. Có các chất: anilin; phenol; axetanđehit; stiren; axit metacrylic; vinyl axetat; cloropren. Số chất có khả năng phản ứng cộng với nước brom ở nhiệt độ thường là
A. 4 
B. 5 
C. 6 
D. 7 
Câu 10. Phenol phản ứng được với dung dịch nào sau đây 
A. NaHCO3 
B. KOH 
C. HCl 
D. NaCl 
Câu 11. Trường hợp nào sau đây không xảy ra phản ứng? 
(a) 
(b) CH3-CH2-CH2-Cl + H2O 
(c) C6H5-Cl + NaOH ( đặc ) ; ( với C6H5- là gốc phenyl ). 
(d) C2H5-Cl + NaOH 
A. (c) 
B. (d) 
C. (a) 
D. (b) 
Câu 12. Cho dãy các chất: propan, toluen, ancol anlylic, xilen, stiren, triolein. Số chất trong dãy có khả năng làm mất màu dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường là
A. 2. 
B. 3. 
C. 4. 
D. 5. 
Câu 13. Cho các chất: axetilen, vinylaxetilen, cumen, stiren. Trong các chất trên, số chất phản ứng được với dung dịch brom là
A. 4 
B. 3 
C. 2 
D. 1
Câu 14. Thí nghiệm nào sau đây chứng tỏ trong phân tử glucozơ có 5 nhóm hiđroxyl ? 
A. Khử hoàn toàn glucozơ thành hexan. 
B. Cho glucozơ tác dụng với Cu(OH)2. 
C. Tiến hành phản ứng tạo este của glucozơ với anhiđrit axetic. 
D. Thực hiện phản ứng tráng bạc.
Câu 15. Cho dãy các hiđrocacbon: axetilen, pentan, toluen, vinylaxetilen, stiren, benzen, isopren. Số chất trong dãy có khả năng làm mất màu nước brom là
A. 6 
B. 3 
C. 5 
D. 4 
Câu 16. Phenol (C6H5OH) không phản ứng với chất nào sau đây? 
A. Na. 
B. NaOH. 
C. NaHCO3. 
D. Br2. 
Câu 17. Cho các chất: axit glutamic, saccarozơ, metylamoni clorua, vinyl axetat, phenol, glixerol, Gly-Gly. Số chất tác dụng với dung dịch NaOH loãng, nóng là 
A. 3 
B. 4 
C. 6 
D. 5 
Câu 18. Để chứng minh trong phân tử của glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl, người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng với 
A. kim loại Na. 
B. AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng. 
C. Cu(OH)2 trong NaOH, đun nóng. 
D. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường. 
Câu 19. Cho dãy các chất: glucozơ, saccarozơ, xenlulozơ, tinh bột. Số chất trong dãy không tham gia phản ứng thủy phân là
A. 4 
B. 1 
C. 2 
D. 3 
Câu 20. Dung dịch nào sau đây làm phenolphtalein đổi màu ? 
A. Glyxin 
B. axit axetic 
C. alanin 
D. metylamin 
Câu 21. Cho các chất: C2H2, C2H4, HCHO, HCOOH, HCOOCH3, glucozơ, saccarozơ, fructozơ, CH3NH3Cl. Số chất tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH3 (dư) thu được chất kết tủa là 
A. 6. 
B. 8. 
C. 7. 
D. 5. 
Câu 22. Cho dãy các chất: etyl axetat, anilin, ancol etylic, axit acrylic, phenol, phenylamoni clorua, ancol benzylic, p-crezol, cumen. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH là 
A. 5 
B. 4 
C. 3 
D. 6 
Câu 23. Cho các chất: butyl clorua, anlyl clorua, phenyl clorua, vinyl clorua. Đun sôi các chất đó với dung dịch NaOH, sau đó trung hoà NaOH dư bằng HNO3 rồi nhỏ vào đó vài giọt dung dịch AgNO3. Số dung dịch không tạo thành kết tủa là
A. 1. 
B. 2. 
C. 3. 
D. 4. 
Câu 24. Peptit nào sau đây không có phản ứng màu biure ? 
A. Ala-Gly-Gly. 
B. Ala-Gly. 
C. Ala-Ala-Gly-Gly. 
D. Gly-Ala-Gly. 
Câu 25. Protein phản ứng với Cu(OH)2 tạo sản phẩm có màu đặc trưng là 
A. màu da cam. 
B. màu tím. 
C. màu vàng. 
D. màu đỏ. 
Câu 26. Chất nào sau đây vừa phản ứng được với dung dịch KOH, vừa phản ứng được với dung dịch HCl ? 
A. C6H5NH2 
B. H2NCH(CH3)COOH 
C. CH3COOH 
D. C2H5OH
Câu 27. Chất nào sau đây không tham gia phản ứng thủy phân ? 
A. Protein. 
B. Saccarozơ. 
C. Glucozơ. 
D. Tinh bột. 
Câu 28. Dung dịch làm quỳ tím chuyển sang màu xanh là 
A. C2H5OH 
B. H2NCH2COOH 
C. CH3COOH 
D. CH3NH2 
Câu 29. Dung dịch chất nào sau đây phản ứng với CaCO3 giải phóng khí CO2 ? 
A. C6H5NH2. 
B. CH3NH2. 
C. CH3COOH. 
D. C2H5OH. 
Câu 30. Trong môi trường kiềm, tripeptit tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất màu 
A. Đỏ. 
B. Vàng. 
C. Xanh. 
D. Tím. 	
Câu 31. Dung dịch phenol (C6H5OH) không phản ứng được với chất nào sau đây ? 
A. Na. 
B. NaCl. 
C. NaOH. 	
D. Br2. 
Câu 32. Axit axetic không phản ứng với chất nào sau đây ? 
A. NaOH 
B. MgCl2 
C. ZnO 	
D. CaCO3 
Câu 33. Chất nào sau đây làm mất màu dung dịch KMnO4 ở điều kiện thường? 
A. Benzen 
B. Axetilen 
C. Metan 
D. Toluen 
Câu 34. Chất nào dưới đây khi cho vào dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng, không xảy ra phản ứng tráng bạc ?
A. Fructozơ. 
B. Saccarozơ. 
C. Glucozơ. 
D. Mantozơ. 
Câu 35. Dung dịch axit acrylic (CH2=CH–COOH) không phản ứng được với chất nào sau đây ? 
A. Na2CO3. 
B. Mg(NO3)2. 
C. Br2. 
D. NaOH. 
Câu 36. Dãy gồm các chất đều không tham gia phản ứng tráng bạc là: 
A. axit fomic, anđehit fomic, glucozơ. 
B. fructozơ, tinh bột, anđehit fomic. 
C. saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ. 
D. anđehit axetic, fructozơ, xenlulozơ. 
Câu 37. Dãy gồm các chất đều tác dụng với dung dịch NaOH là 
A. metyl axetat, glucozơ, etanol. 
B. metyl axetat, alanin, axit axetic. 
C. etanol, fructozơ, metylamin. 
D. glixerol, glyxin, anilin. 
Câu 38. Khả năng phản ứng thế nguyên tử clo bằng nhóm –OH của các chất được xếp theo chiều tăng dần từ trái sang phải là: 
A. anlyl clorua, phenyl clorua, propyl clorua. 
B. anlyl clorua, propyl clorua, phenyl clorua. 
C. phenyl clorua, anlyl clorua, propyl clorua. 
D. phenyl clorua, propyl clorua, anlyl clorua. 
Câu 39. Các chất nào sau đây có thể vừa làm mất màu dung dịch Br2 vừa tạo kết tủa vàng nhạt với dung dịch AgNO3 trong NH3 ? 
A. metan, etilen, axetilen. 
B. etilen, axetilen, isopren. 
C. Axetilen, but-1-in, vinylaxetilen. 
D. Axetilen, but-1-in, but-2-in. 
Câu 40. Dung dịch axit axetic phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây ? 
A. Na, CuO, HCl 
B. NaOH, Na, CaCO3 
C. NaOH, Cu, NaCl 
D. Na, NaCl, CuO. 
Câu 41. Dãy các chất đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân trong dung dịch H2SO4 đun nóng là 
A. saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ 
B. fructozơ, saccarozơ và tinh bột 
C. glucozơ, tinh bột và xenlulozơ 
D. glucozơ, saccarozơ và fructozơ
Câu 42. Cho dãy các chất: H2NCH(CH3)COOH, C6H5OH (phenol), CH3COOC2H5, C2H5OH, CH3NH3Cl. Số chất trong dãy phản ứng với dung dịch KOH đun nóng là 
A. 4. 
B. 2. 
C. 3. 
D. 1. 
Câu 43. Cho dãy các chất: H2NCH2COOH, C2H5NH2, CH3NH2, CH3COOH. Số chất trong dãy phản ứng với HCl trong dung dịch là 
A. 2. 
B. 4. 
C. 3. 
D. 1. 
Câu 44. Cho dãy các chất: CH3COOCH3, C2H5OH, H2NCH2COOH, CH3NH2. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch NaOH là 
A. 3. 
B. 2. 
C. 4. 
D. 1. 
Câu 45. Cho dãy các dung dịch: glucozơ, saccarozơ, etanol, glixerol. Số dung dịch trong dãy phản ứng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch có màu xanh lam là 
A. 1. 
B. 4. 
C. 3. 
D. 2. 
Câu 46. Cho các chất: HCHO, CH3CHO, HCOOH, C2H2. Số chất có phản ứng tráng bạc là 
A. 1. 
B. 3. 
C. 2. 
D. 4. 
Câu 47. Số hợp chất đồng phân cấu tạo của nhau có công thức phân tử C8H10O, trong phân tử có vòng benzen, tác dụng được với Na, không tác dụng được với NaOH là 
A. 4. 
B. 6. 
C. 7. 
D. 5. 
 Câu 48. Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat:
 (a) Tất cả các cacbohiđrat đều có phản ứng thủy phân.
 (b) Thủy phân hoàn toàn tinh bột thu được glucozơ.
 (c) Glucozơ, fructozơ và mantozơ đều có phản ứng tráng bạc.
 (d) Glucozơ làm mất màu nước brom.
Số phát biểu đúng là
A. 1 
B. 2 
C. 3 
D. 4 
 Câu 49. Cho dãy các chất: propilen (1); axetilen (2); isopren (3); benzen (4); cumen (5); 
 phenylaxetilen (6); axetanđehit (7); fructozơ (8); axit axetic (9); triolein (10).
Số chất vừa cộng H2 (Ni, to), vừa làm mất màu nước brom là
A. 5 
B. 7 
C. 6 
D. 8 
Câu 50. Có 8 chất: phenyl clorua, benzyl clorua, axetilen, propin, but-2-in, anđehit axetic, glucozơ, saccarozơ, propyl fomat. Trong các chất đó, có bao nhiêu chất tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư tạo thành kết tủa ? 
A. 8. 
B. 7. 
C. 6. 
D. 5
 ĐÁP ÁN & LỜI GIẢI CHI TIẾT
Câu 1: A
Các chất phản ứng được với là: HCN và 
Axeton không phản ứng với dung dịch. Axeton chỉ tác dụng với brom khan có axit axetic làm xúc tác
Câu 2: A
Các chất hòa tan được ở nhiệt độ thường là: axit axetic, glixerol và glucozo(3)
Câu 3: A
C5H10 có các đồng phân phản ứng được với Br2 là CH2=CH-CH2-CH2-CH3; 
CH3-CH=CH-CH2-CH3; CH2=C(CH3)-CH2-CH3; (CH3)2C=CH-CH3; (CH3)2CH-CH=CH2; etylxiclopropan; 1,1-đimetylxiclopropan; 1,2-đimetylxiclopropan.
→ Có 8 đồng phân thỏa mãn
Câu 4: A
Đồng phân phân tử C8H10O có tính chất có tính chất: tách nước thu được sản phẩm có thể trùng hợp tạo polime, không tác dụng NaOH là C6H5-CH2-CH2OH và C6H5-CHOH-CH3 
→ Có 2 đồng phân thỏa mãn
Câu 5: A
Các chất có phản ứng cộng với là: anđehit acrylic(1)
fomanđehit và axetanđehit có phản ứng với brom nhưng đó không phải phản ứng cộng, còn với anđehit acrylic thì cộng vào liên kết đôi
Câu 6: c
Các đồng phân của C5H12O tác dụng với Na là CH2OH-CH2-CH2-CH2-CH3, 
CH3-CHOH-CH2-CH2-CH3, CH3CH2-CHOH-CH2-CH3, CH2OH-CH(CH3)-CH2CH3, 
(CH3)2-COH-CH2-CH3, (CH3)-CH-CHOH-CH3, (CH3)2-CH-CH2-CH2OH; (CH3)3-C-CH2OH.
→ Có 8 chất thỏa mãn
Câu 7: C
Hidrocacbon X + H2 → isopentan.
• X có thể có công thức cấu tạo là CH2=C(CH3)-CH2-CH3, CH3-C(CH3)=CH-CH3, 
CH3-CH(CH3)-CH=CH2, (CH3)2C=C=CH2, CH2=C(CH3)-CH=CH2, CH3-CH(CH3)-C≡CH, CH2=C(CH3)-C≡CH.
→ Có 7 công thức thỏa mãn
Câu 8: C
Các chất có phản ứng tráng gương là: fomanđehit, axit fomic, natri fomat(3)
Các chất có phản ứng với dung dịch fomanđehit, axetilen, axit fomic, vinylaxetilen, natri fomat(5)
Câu 9: A
Các chất có phản ứng cộng hợp với nước brom ở nhiệt độ thường là:stirenl axit metacrylic; vinyl axetat; cloropen
Chú ý phản ứng cộng hợp, không phải phản ứng thế hay phản ứng oxi-hóa khử
Câu 10: B
Phenol tác dụng được với dung dịch kiềm
Câu 11: D
CH2=CH-CH2-OH + HCl
CH3-CH2-CH2-Cl + H2O → không phản ứng
C6H5-Cl + NaOH đặc C6H5-OH + HCl
C2H5Cl + NaOH C2H5OH + NaCl
→ Trường hợp không xảy ra phản ứng là (b)
Câu 12: B
Làm mất màu KMnO4 ở nhiệt độ thường gồm: ancol anlylic; acrilonitrin; stiren 
→ có 3 chất
Câu 13: A
Các chất phản ứng được với dung dịch brom là:axetilen, vinylaxetilen, stiren, xiclopropan(4)
Xicloankan vòng 4,5 hay 6 cạnh không phản ứng với dung dịch brom
Câu 14: C
Thí nghiệm nào sau đây chứng tỏ trong phân tử glucozơ có 5 nhóm hiđroxyl 
Tiến hành phản ứng tạo este của glucozơ với anhiđrit axetic.
Câu 15: D
Các hidrocacbon có khả năng làm mất màu nước brom gồm: 
các hidrocacbon mạch hở có nối đôi C=C hoặc nối ba C≡C; vòng no 3 cạnh (xiclopropan).
Theo đó, các chất thỏa mãn gồm: axetilen(HC≡CH), vinylaxetilen (HC≡C–CH=CH2),
stiren (C6H5CH=CH2) và isopren (H2C=C(CH3)CH=CH2).
Các TH khác, pentan (ankan C5H12), toluen (C6H5CH3), benzen (C6H6) đều không thỏa mãn.
Vậy có 4 chất thỏa mãn.
Câu 16: C
2C6H5OH + 2 Na → 2C6H5ONa + H2
C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O
C6H5OH + Br2 → C6H2OH(Br)3↓ ( màu trắng) + 3HBr.
Câu 17: D
Số chất tác dụng với dung dịch NaOH loãng, nóng là axit glutamic, metylamoni clorua, vinyl axetat, phenol, Gly-Gly → Có 5 chất
Câu 18: D
Đáp án A chứng tỏ trong glucozơ có nhóm -OH.
Đáp án B chứng tỏ glucozơ có nhóm -CHO.
Đáp án C chứng tỏ glucozơ có nhóm -CHO.
Đáp án D chứng tỏ glucozơ có nhiều nhóm -OH cạnh nhau
Câu 19: B
Glucozơ là đường đơn không tham gia phản ứng thủy phân
Câu 20: D
- Đáp án A loại vì CH2(NH2)-COOH pH = 7 nên không đổi màu phenolphtalein.
- Đáp án B loại vì CH3COOH pH < 7 nên không đổi màu phenolphtalein.
- Đáp án C loại vì CH3CH(NH2)COOH pH = 7.
- Đáp án D CH3NH2 pH > 7 nên làm phenolphtalein đổi màu hồng.
Câu 21: A
Các chất tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH3 (dư) thu được chất kết tủa là: C2H2, HCHO, HCOOH, HCOOCH3, glucozo, fructozo
Có 6 chất
Câu 22: A
Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH : etyl axetat, axit acrylic, phenol, phenylamoni clorua, p-crezol
Câu 23: B
Dung dịch không tạo thành kết tủa là phenyl clorua, vinyl clorua.
NaCl + AgNO3 → AgCl↓ + NaNO3
CH2=CH-CH2-Cl + NaOH CH2=CH-CH2OH + NaCl
NaCl + AgNO3 → AgCl↓ + NaNO3
Phenyl clorua và vinyl clorua không phản ứng với NaOH, đun sôi
Câu 24: B
Peptit tham gia được phản ứng màu biure thì phải có 2 liên kết peptit trở lên (từ tripeptit trở lên).
Câu 25: B
Protein phản ứng với Cu(OH)2 tạo phức có màu tím đặc trưng. Phản ứng này được gọi là phản ứng màu biure vì nó tương tự như phản ứng của biure H2N-CO-NH-CO-NH2 với Cu(OH)2.
Câu 26: B
Alanin (H2N-CH(CH3)-COOH) vừa có nhóm NH2 (mang tính bazo) vừa có nhóm COOH nên đồng thời tham gia phản ứng với dung dịch KOH và dung dịch HCl.
H2N-CH(CH3)-COOH + HCl → ClH3N-CH(CH3)-COOH
H2N-CH(CH3)-COOH + KOH → H2N-CH(CH3)-COOK + H2O.
Câu 27: C
Glucozo là đường đơn không tham gia phản ứng thủy phân
Protein tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường axit tạo thành các α amino axit tương ứng
Saccarozơ thủy phân trong môi trường axit tạo α- glucozo và β- fructozo
Tinh bột thủy phân trong môi trường axit tạo α- glucozo
Câu 28: D
C2H5 và H2NCH2COOH không tham làm đổi màu dung dịch quỳ.
CH3COOH mang tính axit yếu làm dung dịch quỳ chuyển sang đỏ
CH3NH2 mang tính bazo yếu làm dung dịch quỳ chuyển sang màu xanh.
Câu 29: C
2CH3COOH + CaCO3 → (CH3COO)2Ca + CO2 + H2O 
Câu 30: D
Trong môi trường kiềm, các tripeptit tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím đặc trưng (phản ứng màu biure).
Câu 31: B
2C6H5OH + 2 Na → 2C6H5ONa + H2
C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O
C6H5OH + Br2 → C6H2OH(Br)3↓ ( màu trắng) + 3HBr.
Câu 32: B
CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O
2CH3COOH + ZnO → (CH3COO)2Zn + H2 + H2↑
2CH3COOH + CaCO3 → (CH3COO)2Ca + CO2↑ + H2O
Câu 33: B
Điều kiện làm mất màu dung dịch KMnO4 ở điều kiện thường là có πC-C ( trừ π vòng benzen) hoặc chứa -CHO, HCOO-
Câu 34: B
Trong cấu tạo của glucozo và mantozo đều chứa nhóm chức CHO → tham gia phản ứng tráng bạc
Trong môi trường NH3 fructozo chuyển hóa thành glucozo → fructozo tham gia phản ứng tráng gương
Trong cấu tạo của saccarozo hình thành liên kết 1,2 -glicozit → không còn nhóm CHO→ không tham gia phản ứng tráng bạc.
Câu 35: B
phản ứng được với: 
Câu 36: C
Saccarozơ, tinh bột, xenlulozo đều không thể mở vòng nên không có phản ứng tráng bạc
Câu 37: B
Metyl axetat, alanin và axie axetic đều tác dụng với dung dịch NaOH
Câu 38: D
Anlyl clorua có thế thủy phân bởi nước nóng, propyl clorua bởi dung dịch NaOH có nhiệt độ, còn với phenyl clorua cần nhiệt độ áp suất cao.Khả năng phản ứng thế:phenyl clorua < propyl clorua < anlyl clorua
Câu 39: C
Axetilen, but-1-in, vinylaxetilen đều có liên kết ba đầu mạch nên có thể vừa làm mất màu dung dịch, vừa tạo kết tủavàng nhạt với dung dịch 
Câu 40: B
Đáp án A sai vì axit axetic không phản ứng với HCl.
Đáp án C sai vì axit axetic không phản ứng với Cu, NaCl.
Đáp án D sai vì axit axetic không phản ứng với NaCl.
Câu 41: A
Đáp án B sai vì fructozơ không tham gia phản ứng thủy phân trong dung dịch H2SO4 đun nóng.
Đáp án C sai vì glucozơ không tham gia phản ứng thủy phân trong dung dịch H2SO4 đun nóng.
Đáp án D sai vì gluczơ và fructozơ không tham gia phản ứng thủy phân trong dung dịch H2SO4 đun nóng.
Câu 42: A
Số chất phản ứng với dung dịch KOH đun nóng là H2NCH(CH3)COOH, C6H5OH, CH3COOC2H5, CH3NH3Cl
Câu 43: C
Số chất phản ứng với HCl là H2NCH2COOH, C2H5NH2, CH3NH2.
H2NCH2COOH + HCl → ClH3NCH2COOH
C2H5NH2 + HCl → C2H5NH3Cl
CH3NH2 + HCl → CH3NH3Cl
Câu 44: B
C2H5OH, CH3NH2 + NaOH → không phản ứng.
→ Có 2 chất thỏa mãn
Câu 45: C
Cho dãy các dung dịch: glucozơ, saccarozơ, etanol, glixerol.
Dung dịch phản ứng được với Cu(OH)2 là dung dịch có nhiều nhóm hiđroxyl cạnh nhau → Các dung dịch thỏa mãn là: glucozơ, saccarozơ, glixerol
Câu 46: B
Chất có phản ứng tráng bạc là các chất có nhóm -CHO trong phân tử bao gồm HCHO, CH3CHO, HCOOH → Có 3 chất 
Câu 47: D
Tác dụng được với Na nhưng không tác dụng được với NaOH nên CTCT phù hợp là ancol có vòng benzen(OH không đính trực tiếp vào vòng)
Các CTCT thỏa mãn là: 
Câu 48: C
(a) sai vì các monosaccarit như glucozo, fructozo,.. không có phản ứng thủy phân
(b),(c) và (d) đều đúng
Câu 49: B
Các chất vừa cộng H2 (Ni, toC), vừa làm mất màu nước brom là metylxiclopropan (1), propilen (3), axetilen (4), isopren (5), phenylaxetilen (8), axetanđehit (9), triolein (12) 
→ Có 7 chất
Câu 50: D
Có 5 chất tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 dư tạo thành kết tủa là axetilen, propin, anđehit axetic, glucozơ, propyl fomat

Tài liệu đính kèm:

  • doc- XEM THỬ_1.-Lý-thuyết-phản-ứng-Hữu-Cơ-Khả-năng-phản-ứng-Đề-1.doc