Đề kiểm tra 1 tiết học kỳ 2 môn Hóa học Lớp 12 - Mã đề 206 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Thành phố Hồ Chí Minh

docx 3 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 25/07/2022 Lượt xem 135Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết học kỳ 2 môn Hóa học Lớp 12 - Mã đề 206 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra 1 tiết học kỳ 2 môn Hóa học Lớp 12 - Mã đề 206 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Thành phố Hồ Chí Minh
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP. HCM
......................................
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT - HỌC KỲ 2
Năm học 2016 - 2017
MÔN HÓA HỌC - KHỐI 12 
Thời gian làm bài: 45 phút
Mã đề thi 206
Họ và tên học sinh: . SBD: .
Cho nguyên tử khối: 
Các phi kim: H = 1; N = 14; O = 16; S = 32
Các kim loại: Na = 23; K = 39; Mg = 24; Ca = 40; Al = 27; Fe = 56; Cu = 64, Ag = 108, Zn = 65 
(Học sinh không được sử dụng bất cứ tài liệu nào khác)
Câu 1. Câu nào sau đây về nước cứng là không đúng
A. Nước có chứa nhiều ion Ca2+, Mg2+
B. Nước không chứa hoặc chứa ít ion Ca2+ , Mg2+ là nước mềm
C. Nước cứng có chứa 1 trong 2 ion Cl- và SO42- hoặc cả 2 là nước cứng tạm thời
D. Nước cứng có chứa đồng thời Ca2+ , Mg2+ anion HCO3- và SO42- hoặc Cl- là nước cứng toàn phần
Câu 2. Dung dịch chứa các ion Na+ , Ca2+ , Mg2+ , Ba2+ , H+ , Cl- . phải dùng dung dịch chất nào sau đây để loại bỏ hết các ion Ca2+ , Mg2+ , Ba2+ , H+ ra khỏi dung dịch ban đầu
A. K2CO3	B. NaOH	C. Na2SO4	D. AgNO3
Câu 3. Giải pháp nào sau được dùng để điều chế Mg kim loại
A. Điện phân nóng chảy MgCl2	B. Điện phân dung dịch Mg(NO3)2
C. Nhúng Na vào dung dịch MgSO4	D. Dùng H2 khử MgO ở nhiệt độ cao
Câu 4. Phản ứng nào dưới đây đồng thời giải thích sự hình thành thạch nhũ trong hang động và sự xâm thực của nước mưa với đá vôi
A. CaCO3 + H2O + CO2 → Ca(HCO3)2	B. Ca(HCO3)2 -> CaCO3 + H2O + CO2
C. CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2	D. CaCO3 CaO + CO2
Câu 5. Hãy chọn những nguyên tố kiềm thổ (nhóm IIA) trong số các nguyên tố cho dưới đây Na, Ca, Zn, Al, Ba, Li, Cu, Mg, Sr, Ag, Hg. Các kim loại kiềm thổ gồm
A. Ca, Zn, Ba, Mg	B. Ca, Zn, Ba, Al 	C. Ca, Ba, Sr	D. Ca, Ba, Zn, Li, Mg Câu 6. Bình làm bằng nhôm có thể đựng được dd axit nào sau đây?
	A. HNO3(đặc nóng)	B. HNO3(đặc nguội) 	C. HCl	D.H3PO4(đặc nguội)
Câu 7. Chất nào sau đây không có tính lưỡng tính ?
	A. Al(OH)3 	B. Al2O3	C. Al2(SO4)3 	D. NaHCO3
Câu 8. Phèn chua có công thức nào?
	A. (NH4)2SO4.Al2(SO4)3.24H2O	B. (NH4)2SO4.Fe2(SO4)3.24H2O
	C. Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O	D. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O 
Câu 9. Cho phản ứng sau: 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3 H2 : Trong phản ứng chứng tỏ:
	A. Nhôm khử được H+ của nước trong môi trường bazơ. B. Nhôm khử được H+ của bazơ (NaOH)
	C. Nhôm có tính lưỡng tính	 D. Nhôm tan được trong dung dịch NaOH
Câu 10: Khi nhỏ từ từ dung dịch NaOH cho tới dư vào dung dịch AlCl3. Hiện tượng quan sát được là:
	A. Đầu tiên xuất hiện kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan trong dung dịch NaOH dư.
	B. Đầu tiên xuất hiện kết tủa trắng, sau đó kết tủa không tan trong dung dịch NaOH dư.
	C. Đầu tiên xuất hiện kết tủa nâu đỏ, sau đó kết tủa tan trong dung dịch NaOH dư.
	D. Đầu tiên xuất hiện kết tủa xanh, sau đó kết tủa không tan trong dung dịch NaOH dư.
Câu 11. Cho phản ứng sau:
	Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NH4NO3 + H2O	Hệ số của các chất trong phản ứng là :
	A. 8, 30, 8, 3, 9	B. 8, 30, 8, 3, 15	C. 30, 8, 8, 3 , 15	D. 8, 27, 8, 3, 12
Câu 12. Có thể dùng chất nào sau đây để nhận biết 3 gói bột Al, Al2O3, Mg?
	A. dd NaOH.	B. dd HCl.	C. nước.	D. Dd NaCl.
Câu 13: Trộn dung dịch chứa a mol AlCl3 với dung dịch chứa b mol NaOH. Để thu được kết tủa thì cần có tỉ lệ
	A. a : b = 1 : 4. 	B. a : b 1 : 4.
Câu 14: Dãy gồm các kim loại có cùng kiểu mạng tinh thể lập phương tâm khối là:
	A. Na, K, Ba	B. Mg, Ca, Ba	C. Na, K , Ca	D. Li , Na, Mg
Câu 15: Hoà tan m gam hỗn hợp gồm Al, Fe vào dung dịch H2SO4 loãng (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X. Cho dung dịch Ba(OH)2 (dư) vào dung dịch X, thu được kết tủa Y. Nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn Z là 
	A. hỗn hợp gồm Al2O3 và Fe2O3. 	B. hỗn hợp gồm BaSO4 và Fe2O3. 
	C. hỗn hợp gồm BaSO4 và FeO. 	D. Fe2O3. 
Câu 16: Cho 14,7 g hỗn hợp 2 kim loại kiềm ở 2 chu kì liên tiếp nhau vào 185,8g nước thu được 200g dung dịch. Hai kim loại đó là 
	A. Li, Na	B. Na, K	C. K, Rb 	D. Rb, Cs
Câu 17: Cho 13,2g hỗn hợp kim loại gồm K và Al hoà tan vào nước, sau phản ứng người ta chỉ thu được dung dịch chứa một loại muối duy nhất và V lít khí H2 (ở đktc). Giá trị của V là:
	A. 11,2	B. 13,44	C. 8,96	D. 5,6
Câu 18. Cho 4,48 lít CO2 đktc hấp thụ hết vào 500ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,1 M và Ba(OH)2 0,2 M thu được m gam kết tủa. tính m
	A. 9,85 gam	B. 15,2 gam	C. 19,7 gam	D. 20,4 gam
Câu 19: Hấp thụ hoàn toàn 2,688 lít khí CO2 (ở đktc) vào 2,5 lít dung dịch Ba(OH)2 nồng độ a mol/l, thu được 15,76 gam kết tủa. Giá trị của a là 
	A. 0,032.	B. 0,048. 	C. 0,06. 	D. 0,04.
Câu 20: Điện phân nóng chảy Al2O3 với các điện cực bằng than chì, thu được m kilogram Al ở catot và 89,6 m3 (đktc) hỗn hợp khí X ở anot. Tỉ khối của X so với H2 bằng 16,7. Cho 1,12 lít X (đktc) phản ứng với dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 1,5 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
	A. 115,2	B. 82,8	C. 144,0	D. 104,4
Câu 21: Hoà tan hoàn toàn 12,42 gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch X và 1,344 lít (ở đktc) hỗn hợp khí Y gồm hai khí là N2O và N2. Tỉ khối của hỗn hợp khí Y so với khí H2 là 18. Cô cạn dung dịch X, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là 
A. 34,08. 	B. 38,34. 	C. 106,38. 	D. 97,98. 
Câu 22: Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 30 ml dung dịch HCl 1M vào 100 ml dung dịch chứa Na2CO3 0,2M và NaHCO3 0,2M, sau phản ứng thu được số mol CO2 là
	A. 0,030.	B. 0,010.	C. 0,020.	D. 0,015.
Câu 23: Đốt X gồm Fe2O3 và Al (không có không khí).Những chất rắn sau phản ứng :
 - Nếu cho tác dụng với dung dịch NaOH dư sẽ thu được 0,3 mol H2 .
 - Nếu cho tác dụng với dung dịch HCl dư sẽ thu được 0,4 mol H2.
Số mol Al trong X là:
	A. 0,3 mol 	B. 0,6 mol	C. 0,4 mol 	D. 0,25 mol
Câu 24: Nhỏ từ từ 0,25 lít dung dịch NaOH 1,04M vào dung dịch gồm 0,024 mol FeCl3; 0,016 mol Al2(SO4)3 và 0,04 mol H2SO4 thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là 	
	A. 4,128	B. 2,568	C. 1,560	D. 5,064
Câu 25: Cho từ từ dung dịch NaOH 1M vào dung dịch có chứa 26,7g AlCl3 thu được 11,7g kết tủa. Thể tích (L) dung dịch NaOH đã dùng là 
	A. 0,45 hoặc 0,8 	B. 0,8 	C. 0,65 	D. 0,45 hoặc 0,65.
Câu 26: Cho từ từ V ml dung dịch NaOH 1M vào 200 ml dung dịch gồm HCl 0,5M và Al2(SO4)3 0,25M. Đồ thị biểu diễn khối lượng kết tủa theo V như hình dưới. Giá trị của a, b tương ứng là:
	A. 0,1 và 400.	 B. 0,05 và 400.	 C. 0,2 và 400.	 D. 0,1 và 300.
Câu 27: Đốt cháy hoàn toàn 17,4 gam hỗn hợp Mg và Al trong khí oxi (dư) thu được 30,2 gam hỗn hợp oxit. Thể tích khí oxi (đktc) đã tham gia phản ứng là:
	A. 8,96 lít	B. 4,48 lít	C. 11,20 lít	D. 17,92 lít.
Câu 28: Hòa tan hết 7,74 gam hỗn hợp bột Mg, Al bằng 500 ml dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 0,28M thu được dung dịch X và 8,736 lít khí H2 (ở đktc). Cô cạn dung dịch X thu được lượng muối khan là:
	A. 38,93 g	B. 25,95 g	C. 103,85 g	D. 77,86 g.
Câu 29: Hòa tan hết m gam bột kim loại nhôm trong dung dịch HNO3, thu được 13,44 lít (đktc) hỗn hợp ba khí NO, N2O và N2. Tỉ lệ thể tích NO : N2O : N2 =  3:2:1. Trị số của m là:
	A.  32,4 gam                   	B. 31,5 gam                 	C. 40,5 gam                	D. 24,3 gam
Câu 30: Nhúng 1 thanh nhôm nặng 45 gam vào 400 ml dung dịch CuSO4 0,5M. Sau một thời gian lấy thanh nhom ra cân lại thấy nặng 46,38 gam. Khối lượng Cu thóat ra là:
	A. 0,64 gam.	B. 1,28 gam.	C. 1,92 gam.	D. 2,56 gam.
------------Hết------------

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_1_tiet_hoc_ky_2_mon_hoa_hoc_lop_12_ma_de_206_nam.docx