Giáo án môn Hóa học lớp 11 (cơ bản) năm 2010

doc 22 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1653Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Hóa học lớp 11 (cơ bản) năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án môn Hóa học lớp 11 (cơ bản) năm 2010
 Ngày soạn: 11/10/2016
	GIÁO ÁN DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP LIÊN MÔN
MÔN HÓA HỌC LỚP 11 CƠ BẢN.
 Các môn học tích hợp trong bài: Hóa, sinh học, công nghệ, toán, địa lí.
 Thời gian bài giảng: 2 tiết (90 phút)
1. Mục tiêu dạy học :
- Kiến thức của các môn học sẽ đạt được trong bài này là :
 +Môn Hóa học: Công thức hóa học, tính chất vật lí, tính chất hóa học, tác dụng và cách điều chế của phân bón.
 + Môn Sinh học :Ảnh hưởng của phân bón tới sinh trưởng phát triển của cây trồng.
 + Môn Công nghệ : Cách sử dụng phân bón trong trồng trọt một cách hợp lý và an toàn.
 + Giáo dục môi trường : Dư lượng phân bón ảnh hưởng đến môi trường đất, nước, không khí gây ảnh hưởng sức khỏe con người và hướng giải quyết.
 + Môn Giáo dục Công dân : Có ý thức bảo vệ môi trường và xử lí tình huống liên quan đến bảo vệ môi trường và sức khỏe con người.
-Kĩ năng:
 + Học sinh cần có năng lực tìm hiểu, thu thập, xử lí thông tin và làm việc nhóm.
 + Vận dụng những kiến thức liên môn:Hóa học; Sinh học; Tích hợp giáo dục môi trường;Công nghệ; Giáo dục công dân  khi học bài “Phân bón hóa học”.
-Thái độ : 
 + Có ý thức tích cực trong hoạt động, độc lập tư duy và hợp tác nhóm
 + Biết vận dụng linh hoạt các kiến thức trong bài học vào các vấn đề trong thực tiễn.
2. Đối tượng dạy học: Học sinh khối lớp 11 – Ban cơ bản – Trường THPT Nguyễn Công Trứ Nghi Xuân Hà Tĩnh.
3. Ý nghĩa, vai trò của chủ đề dạy học:
- Gắn kết kiến thức, kĩ năng, thái độ các môn học với nhau, với thực tiễn đời sống xã hội làm cho học sinh yêu thích môn học hơn và yêu cuộc sống.
- Biết vận dụng các kiến thức để giải quyết các vấn đề xảy ra trong thực tế, từ đó tự xây dựng ý thức và hành động cho chính bản thân.
- Qua việc thực hiện dự án sẽ giúp giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc kiến thức bộ môn mình dạy mà còn không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, vấn đề đặt ra trong môn học nhanh và hiệu quả.
- Tích hợp trong giảng dạy sẽ giúp học sinh phát huy khả năng tư duy tích cực, sáng tạo và độc lập.
 Như vậy, qua dự án này học sinh không chỉ nắm được thành phần, tính chất lí hóa của phân bón mà còn thấy được vai trò quan trọng của phân bón, hiểu được tác hại của việc sử dụng phân bón không đúng cách, từ đó nêu được những biện pháp bón phân thích hợp nhằm bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khỏe của cộng đồng.
4. Thiết bị dạy học:
Máy chiếu.
Máy ảnh.
Máy vi tính.
Hóa chất: Đạm urê, đạm amoni sunfat, phân lân, phân kali clorua, nước cất, dung dịch HCl loãng
Dụng cụ thí nghiệm: Ống nghiệm, giá, thìa, ống hút,...
5. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học:
 - Cách thức: Mô tả bằng giáo án và slide powerpoint,sử dụng sơ đồ tư duy khái quát bài học.
 - Thời gian: Bài học được tiến hành trong 2 tiết học (90 phút)
 - Phân bố thời gian dạy: Tiết 19: Hoạt động 1 đến hoạt động 4
 Tiết 20: Hoạt động 5 đến hoạt động 8
 - Trong quá trình dạy học chia thành các hoạt động. Các hoạt động này tương ứng với các nhiệm vụ mà giáo viên giao cho học sinh về nhà chuẩn bị trước.
- Nhiệm vụ của giáo viên: Chia nhóm, phân công nhiệm vụ cho mỗi nhóm chuẩn bị. 
- Nhiệm vụ của học sinh: Học sinh tự nghiên cứu các tài liệu trong sách, các tạp trí, các thông tin trên mạng internet sưu tầm các tư liệu và trình bày kết quả bằng powerpoint hoặc tranh ảnh, video... Cụ thể chia hoạt đông cho từng nhóm như sau:
 Tiết 19: Hoạt động 1 đến hoạt động 4
 + Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm phân bón hóa học là gì, có mấy loại?
 + Hoạt động 2: Tìm hiểu về các loại phân bón hóa học: phân đạm,phân lân, phân kali
 + Hoạt động 3: Tìm hiểu về cách bón phân hiệu quả 
 + Hoạt động 4: Vận dụng kiến thức đã học giải đáp các câu hỏi thực tế và tích hợp giáo dục môi trường
 Tiết 20: Hoạt động 5 đến hoạt động 8
 + Hoạt động 5: Tìm hiểu về 1 số loại phân khác
 + Hoạt động 6: Tìm hiểu về dư lượng phân bón ảnh hưởng đến cây trồng con người và môi trường
 +Hoạt động 7: Tìm hiểu về hoạt động sản xuất phân bón, ảnh hưởng của nó đến môi trường?
 + Hoạt động 8: Tìm hiểu mô hình trồng cây dưa phát triển kinh tế trên địa bàn 1 số xã ở huyện Nghi Xuân từ đó đề xuất cách bón phân hợp lý để sản xuất dưa an toàn và đạt hiệu quả năng xuất cao.
Tiết 19, 20: 
 Bài 12: PHÂN BÓN HÓAHỌC
Kiến thức liên quan đến bài học: Kiến thức về muối amoni, muối nitrat, photphat.
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: 
HS biết:
- Khái niệm phân bón hóa học và phân loại 
- Thành phần, tác dụng, điều chế phân đạm, lân, kali, NPK và vi lượng.
- Tác hại của dư lượng phân bón ảnh hưởng đến cây trồng, con người và môi trường
2. Kĩ năng: 	
- Quan sát mẫu vật, làm thí nghiệm nhận biết một số phân bón hóa học. 
- Sử dụng an toàn, hiệu quả một số phân bón hoá học.
- Tính khối lượng phân bón cần thiết để cung cấp một lượng nguyên tố dinh dưỡng.
- Kĩ năng tư duy độc lập và làm việc nhóm.
3.Tháiđộ:
	 - Học sinh có ý thức và tích cực trong bài học, thông qua đó các em yêu thích hơn môn hóa học, cũng như các môn Sinh học;Công nghệ; Giáo dục công dân. Sử dụng kiến thức liên môn để giải quyết một số tình huống cụ thể.
- Học sinh hứng thú với việc sử dụng kiến thức liên môn để giải quyết một số tình huống cụ thể
 - Học sinh có ý thức bảo vệ môi trường sống.	
II. CHUẨN BỊ : 
* Chuẩn bị của giáo viên: Một số tranh ảnh, tư liệu về sản xuất các loại phân bón ở Việt Nam: Nhà máy phân đạm Hà Bắc; Nhà máy Supephotphat Lâm Thao; Mỏ apatit.
Máy chiếu, bảng nhóm, bút dạ, giấy A4, máy vi tính. Mẫu vật các loại phân bón.
Sơ đồ về nội dung chính của bài học về thành phần, tính chất, cách điều chế các loại phân trong bài.
GV chia nhóm học sinh thành 6 nhóm cho học sinh chuẩn bị trước ở nhà.
	Phiếu học tập theo phụ lục 01.
* Chuẩn bị của học sinh:(theo phụ lục 01)
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Đàm thoại gợi mở, hoạt động nhóm.
- Phương pháp trực quan : sử dụng tranh ảnh, mẫu vật thật, xem phim.
- Phương pháp thuyết trình.
IV. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG.
Tiết 19: 
Ổn định tổ chức – Kiểm tra sĩ số.
Kiểm tra bài cũ 
Bài mới: 
Vào bài: GV chiếu hình ảnh sau và cho học sinh nhận xét: 
sự sinh trưởng của cây trong 2 trường hợp sau:
HS: Sau khi sử dụng phân bón cây tốt hơn
GV: Cây sinh trưởng phát triển tốt hơn khi cây được bón phân đầy đủ .
Vậy phân bón hóa học là gì?Có những loại nào? Tác dụng, cách điều chế và cách sử dụng mỗi loại thế nào chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm phân bón hóa học là gì, có mấy loại?
Tích hợp môn sinh:
GV: (?)Dựa vào kiến thức môn sinh học, cho biết cây xanh có thể đồng hóa được những nguyên tố hóa học nào? Vì sao cần phải bón phân cho cây?
HS: - Cây đồng hóa được C,H,O từ CO2 và H2O
- Các nguyên tố hóa học khác như N, P, K,...cây hấp thụ trực tiếp từ đất nên đất bị nghèo dần chất dinh dưỡng, do vậy cần phải bón phân cho cây.
GV: (?) Phân bón hóa học là gì?
-Cho HS ghi khái niệm.
GV : Hãy kể tên một số phân bón hóa học bà con nông dân thường sử dụng ?
HS: Có 5 loại phân hóa học thường dùng là phân đạm, phân lân, phân kali, phân hỗn hợp, phức hợp (phổ biến là phân NPK) và phân vi lượng
Hoạt động nhóm:
(?)Quan sát những mẫu phân bón học sinh sưu tầm và cho biết đó là loại phân nào, màu sắc của chúng?
Gv thực hiện thí nghiệm hòa tan các mẫu phân bón, hs quan sát và rút ra nhận xét để vào bài mới
- HĐ nhóm, trả lời câu hỏi.
- HS trả lời
Phân lân , kali , urê ...
I. Khái nệm: Phân bón hóa học là những hóa chất có chứa nguyên tố dinh dưỡng được bón cho cây nhằm nâng cao năng suất cây trồng.
- GV chiếu hình ảnh 1 số loại phân bón hóa học thông dụng cho học sinh xem 
 Phân đạm Phân lân Phân kali phân hỗn hợp và phức hợp
Hoạt động 2: Tìm hiểu về các loại phân bón hóa học: phân đạm,phân lân, phân kali
GV:(?) Xác định nguyên tố hóa học đặc trưng có trong mỗi loại phân bón đó? Phân loại chúng dựa theo số lượng các NTHH có trong từng loại?
* Các nội dung tích hợp sau sẽ được lồng vào bài học: 
- tích hợp môn sinh:
GV :+ (?) Vận dụng kiến thức môn sinh học, giải thích tại sao khí Nitơ chiếm 78 % thể tích khí quyển mà ta vẫn phải bón đạm cho cây? Nitơ có vai trò như thế nào đối với cây trồng? 
àHS: Cây không hấp thụ trực tiếp Nitơ mà hấp thụ dưới dạng các muối Nitơrat (NO3- ) hoặc muối amoni(NH4 +) tan được trong nước. 
 + (?)Dựa vào kiến thức môn sinh học, cho biết nguyên tố P có vai trò như thế nào với thực vật?Vậy được bón vào thời kì nào của cây trồng là thích hợp nhất?
àHS: Photpho (P) kích thích sự phát triển bộ rễ tốt cho thời kỳ cây sinh trưởng .
 + (?)Nguyên tố Kali có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của cây trồng?
- Chiếu hình ảnh về tác dụng của phân Kali đối với cây trồng.
àHS: Kali kích thích cây ra hoa , làm hạt, tăng khả năng chịu rét, chịu hạn, chống bệnh.
- Tích hợp môn toán:
(?) Dựa vào kiến thức môn toán, hãy tính xem hàm lượng dinh dưỡng có trong 3 loại phân bón trên?
Ví dụ: Hãy tính độ dinh dưỡng của đạm urê nguyên chất ?
HS : 
- Chiếu đáp án.
- Tích hợp môn công nghệ:
 (?) Dựa vào kiến thức môn công nghệ , cho biết phân đạm có đặc điểm như thế nào? Cách bảo quản ra sao?
- Tích hợp môn mĩ thuật:
(?) Các loại phân đạm, lân, kali trên thị trường thường có đặc điểm về màu săc, hình dạng và mẫu bao bì như thế nào?GV chiếu mẫu bao bì phổ biến cho cả lớp xem
GV : Yêu cầu hs thảo luận các nội dung sau và sau đó gọi hs điền vào bảng phụ ( như gợi ý đã giao về nhà cho các nhóm) kẻ trên bảng:
+ Tên phân?
+ Chất tiêu biểu
+ Phương pháp điều chế?
+ Tác dụng ?
+ Ưu – nhược điểm và độ dinh dưỡng
Gv yêu cầu nhóm 3 nóm như đã phân công thực hiện
® Gv nhận xét 
II. Tìm hiểu về các loại phân bón hóa học: phân đạm,phân lân, phân kali
Phân đạm:
Phân lân
- Bao màu trắng, ghi rõ hàm lượng dinh dưỡng, liều lượng, cách sử dụng, bảo quản-> Rất thuận tiện cho người sử dụng. Hạt nhỏ để dễ hòa tan trong nước. 
NHÓM 1. Hoàn thành vào bảng sau:
Tên phân
Chât tiêu biểu
PP điều chế
Tác dụng với cây trồng
Ưu – Nhược điểm
Độ dinh dưỡng 
1.Phân đạm amoni
NH4Cl. (NH4)2SO4, NH4NO3
Cho amoniac tác dụng với dung dịch axit.
2NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4
- Cung cấp N dưới dạng NH4+ cho cây
- Tác dụng : kích thích quá trình sinh trưởng của cây , tăng tỉ lệ protêin thực vật .
* Ưu điểm:+ Dùng để bón cho các loại đất kiềm
* Nhược : + Làm đất chua
*:Độ dinh dưỡng % N >20%
* Chú ý: Không bón với vôi
2. Phân đạm nitrat
NaNO3, Ca(NO3)2.
muối cacbonat + axit nitric.
CaCO3 + HNO3 → Ca(NO3)2 + CO2 + H2O
- Cung cấp N dưới dạng NO3- cho cây
*Ưu:+ Có môi trường trung tính ,phù hợp với đất chua và mặn
* Nhược: dễ chảy rữa và dễ bị rửa trôi.
* Độ dinh dưỡng % N trong Ca(NO3)2: 13~ 15%
3. Urê
NH2)2CO
CO + 2NH3 → (NH2)2CO + H2O
- Cung cấp N dưới dạng NH4+ cho cây do khi tan trong nước -> (NH4)2CO3
*Ưu: urê có môi trường trung tính, phù hợp với nhiều loại đất
*Độ dinh dưỡng %N lớn: khoảng 46% nên được dùng nhiều.
NHÓM 2:
Tên phân lân
Chất tiêu biểu( tpchính)
 PP điều chế
 Ưu - Nhược điểm
 Và độ dinh dưỡng
1. Supephotphat đơn
Ca(H2PO4)2 và CaSO4 không tan
Ca3(PO4)2 + 2H2SO4 →Ca(H2PO4)2 + 2CaSO4
* Nhược: Nhiều CaSO4 nên ít tan và tan chậm
14 ® 20% P2O5
2. Supephotphat kép
Ca(HPO4)2
Ca3(PO4)2 + 3H2SO4 → 2H3PO4 + 3 CaSO4
Ca3(PO4)2 + 4H3PO4 → 3Ca(H2 PO4)2
*Ưu: Chứa 40 ® 50% P2O5 (độ dinh dưỡng cao)
Dễ tan hơn
.3 Phân lân nung chảy
Hỗn hợp phốt phát và silicat của canxi và magie
Trộn bột quặng apatit với đá xà vân( tp chính là MgSiO3)
*Ưu: Không tan nên ít bị rủa trôi
* Nhược :Phân lân nung chảy chỉ thích hợp với đất chua. 
NHÓM 3: chuẩn bị ra nháp rồi gọi 1 em lên bảng viết 
với các câu hỏi gợi ý: 
- Phân Kali là gì ? có tác dụng gì với cây trồng?
- Đánh giá bằng cách nào?
- Những loại hợp chất nào được dùng làm phân kali?
GV nhận xét bổ sung tổng kết nội dung cần nhớ
Phân kali:
- Cung cấp nguyên tố Kali cho cây dưới dạng ion K+ 
- Tác dụng : tăng cường sức chống bệnh , chống rét và chịu hạn của cây 
- Đánh giá bằng hàm lượng % K2O.
VD: %K2O( K2CO3)
Hoạt động 3: Tìm hiểu về cách bón phân hiệu quả . ( gọi 1 em đại diện nhóm 4 với sự chuẩn bị ở nhà lên thuyết trình). Sau đó gv bổ sung.
GV: Theo tổ chức FAO, ở nước ta, cho đến năm 1990, trung bình phân bón làm tăng 35% tổng sản lượng, bón 1 tấn chất dinh dưỡng nguyên chất thu được 13 tấn hạt ngũ cốc. Vậy chúng ta cần bón phân hóa học như thế nào cho hợp lý và hiệu quả? 
Cụ thể hs chiếu nội dung sau và diễn thuyết:
+Phân Đạm : Cần nhiều cho cây ăn lá và các loại rau,thường được bón sớm lúc cây còn non.
Cần bón đạm nhiều cho cây trồng ở giai đoạn đầu để cây phát triển mở rộng diện tích quang hợp (phát triển thân lá, đẻ nhánh, phân cành tạo tán) là tiền đề để cây cho năng suất cao. 
Bón đạm phải căn cứ vào đất đai, lượng mưa hay cây trồng trước (đất có thành phần cơ giới nhẹ phải bón nhiều lần, lượng mưa lớn thì nên giảm đạm bón, cây vụ trước làm giàu đạm cho đất thì vụ sau bón ít đạm). 
Nên bón đạm vào lúc chiều mát, đối với lúa khi bón giữ mực nước nông 5 - 6 cm. Bón đạm sâu vào đất hoặc pha tưới cho cây trồng cạn để tránh mất đạm. Ngoài ra, khi trộn đạm với lân nên dùng ngay tránh chảy nước
+ Phân Lân: Cần nhiều cho cây lấy thân, củ, hoa:cây họ đậu, mía, dùng khi bón lót.
- Vì lân được SX chủ yếu theo 2 cách (dùng axit sunphuric đặc để khử quặng thành lân (lân supe) nên lân này có PH từ 4 - 4,5(gây chua đất). Trong khi đó lân nung chảy lại có tính kiềm (PH = 8 - 8,5) vì quặng được nung chảy ở nhiệt độ cao thành lân. Do đó cần kiểm tra để biết đất ruộng là chua, trung tính hay kiềm mà chọn lân nào cho thích hợp. 
- Cụ thể là đất chua nên bón lân nung chảy, đất hơi chua hoặc trung tính nên bón supe lân. Là yếu tố chậm phân giải nên phân lân phải bón sớm cho cây (bón lót là chủ yếu). 
- Bón lân nên kết hợp với phân chuồng. Tốt nhất supe lân nên ủ cùng phân chuồng sẽ làm tăng hiệu suất của lân, hạn chế sự cố định của đất. * Lưu ý: Khi bón lân phải giữ đủ độ ẩm cho đất, không để đất khô. Mặt khác, khi bón nên trộn vào đất để phân càng gần rễ càng tốt.
+ Phân Kali: Bón cho cây ăn quả, lấy củ như: Bưởi, xoài, dưa chuột, khoai tây, cam, quýt.Bón vào lúc cây có quả làm cho quả ngọt hơn và có màu sắc đẹp.
- Bón kali cho cây trồng cần tìm hiểu về nhu cầu của cây đối với loại phân này ở từng thời kỳ sinh trưởng. Từng loại cây trồng khác nhau sẽ có nhu cầu về kali khác nhau(thời kỳ phát triển sinh dưỡng cần ít, thời phát triển sinh thực cần nhiều đặc biệt là cây lấy củ, quả). 
 - Mặt khác, nông dân cũng cần biết những loại đất nào giàu kali và ngược lại. Cụ thể là trên đất thịt nhẹ hoặc cát pha cần bón đủ lượng kali bằng hoặc hơn một chút lượng cây trồng lấy đi. Khi bón nên chia ra bón nhiều lần để hạn chế rửa trôi. Không nên bón kali lượng lớn một lúc khi mới bắt đầu gieo trồng. Kali là yếu tố dinh dưỡng mà cây trồng cần có ở tất cả các giai đoạn của quá trình sinh trưởng. Sẽ là sai lầm nếu chỉ bón kali thời kỳ cây ở giai đoạn sinh thực. Phân kali đều dùng làm phân lót, đặc biệt cần phải lót phân kali trên đất vụ trước trồng cây lấy củ. Khi bón kali nên trộn đều vào đất.
- Đất cày vùi rơm rạ hoặc bón nhiều phân chuồng thì giảm lượng kali. Đất có tỷ lệ sét nhiều hoặc đất để ải cách vụ thì bón kali ít hơn các chân đất khác... 
Hoạt động 4: Vận dụng kiến thức đã học giải đáp các câu hỏi thực tế và tích hợp giáo dục môi trường
GV phát phiếu học tập và chiếu lên bảng các câu hỏi thực tế cho học sinh trả lời:
Phiếu học tập:
Câu 1: Hiện nay, loại đạm nào được sử dụng nhiều nhất?và tại sao lại gọi đạm 1 lá, 2 lá?
Câu 2: tại sao không nên bón đạm cho đất chua?
Câu 3: Vậy có thể bón đạm amoni và urê cùng với vôi bột được không?
Câu 4: Tại sao trời rét đậm thì không nên bón ure?
Câu 5: Tại sao khi tưới nước tiểu cho cây trồng thì cây lại xanh tốt?
Câu 6 : Tại sao phân lân tự nhiên và phân lân nung chảy không tan trong nước nhưng vẫn sử dụng làm phân bón ?
Tại sao phân lân nung chảy phù hợp với đất chua?
Câu 7:Tại sao dùng tro bón cho cây trồng đặc biệt vào mùa đông có tác dụng gì?nêu 1 số ví dụ thực tế ở địa phương em.
Câu 8:Giải thích câu thành ngữ sau:
Lúa chiêm lấp lóđầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm, phất cờ mà lên.
Tại sao sau mưa giông lúa (cây cối )lại xanh tốt?
-Hiện nay phân đạm là loại phân bón hoá học được dùng phổ biến để bón cho rau xanh, cần có lưu ý gì khi sử dụng loại phân bón này để đảm bảo vệ sức khỏe và môi trường?
-Tại sao một số ngư dân dùng phân đạm ure để bảo quản hải sản đánh bắt được trên biển? Hải sản bảo quản như vậy có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ của người tiêu dùng?
III. Tìm hiểu về cách bón phân hiệu quả 
1.Phân Đạm : Cần nhiều cho cây ăn lá và các loại rau,thường được bón sớm lúc cây còn non.
2.Phân Lân: Cần nhiều cho cây lấy thân, củ, hoa: cây họ đậu, mía, dùng khi bón lót.
 Bón lân qua lá
 Đậu hà lan
 Cà phe
3.Phân Kali: Bón cho cây ăn quả, lấy củ như: Bưởi, xoài, dưa chuột, khoai tây, cam, quýt.Bón vào lúc cây có quả làm cho quả ngọt hơn và có màu sắc đẹp.
IV. Vận dụng kiến thức đã học giải đáp các câu hỏi thực tế và tích hợp giáo dục môi trường
Trả lời:
Câu 1: Đạm urê được sử dụng rộng rãi do hàm lượng N cao (46%), tan nhiều trong nước, cây dễ hấp thụ và có MT trung tính phù hợp với nhiều vùng đất
Câu 2: vì đạm chứa gốc NH4+ có tính axit nên càng làm chua đất
Câu 3: Không,vì:
NH4+ + OH-" NH3+ H2O
Câu 4:Trời rét đậm không nên bón phân Ure cho cây vì phân Ure khi tan trong nước thu nhiệt làm nhiệt độ hạ, cây không hấp thụ được, có trường hợp cây còn bị ngộ độc và chết.
Câu 6 : Phân lân nung chảy là muối trung hoà của cation một bazơ mạnh và anion gốc axit một axit trung bình nên có tính kiềm (pH=8), do vậy có tác dụng khử chua  nên thích hợp với vùng núi đá vôi, đât chua bạc màu
Câu 7:Trong tro có chứa K2CO3 nên bón tro cho cây trồng là bón phân kali cho cây. Bón tro bếp cho cây trồng làm cây trồng phát triển mạnh, tăng khả năng chống rét, chịu hạn. 
- sau mùa gặt bà con nông dân thường đốt rơm rạ trên đồng làm phân.
Câu 8:Dưới tác dụng của nhiệt độ cao, tia lửa điện do sấm chớp, N2 trong không khí bị biến đổi thành đạm dưới dạng ( NO3-, và NH4+)cung cấp cho cây.
4. Cũng cố :
- Có thể nói đạm, lân, kali là 3 nguyên tố dinh dưỡng cần thiết nhất cho mỗi cây trồng. Chúng là nguồn phân bón đa lượng mà cây trồng lấy đi để tạo năng suất, chất lượng cho nông sản sau này. Vì vậy bón phân đúng, đủ và cân đối là điều kiện cần thiết khi thâm canh cây trồng nhằm nâng cao giá trị canh tác.
- GV chiếu bài tập TNKQ lên bảng cả lớp cùng làm nhanh.
Câu 1: Đạm urê có thành phần chính là
A. (NH4)2CO3	B. (NH2)2CO	C. NH4Cl	D. Ca(H2PO4)2
Câu 2: Khi bón đạm amoni cho cây, không bón cùng
A. phân hỗn hợp	B. phân kali	C. phân lân	D. Vôi
Câu 3: Phân lân nung chảy phù hợp nhất với đất có môi trường
A. Axit	B. Bazơ	C. Trung tính	D. Cả A, B, C
Câu 4: Sau khi bón đạm cho rau có thể thu hoạch rau thời gian nào tốt nhất để sản phẩm an toàn với người sử dụng và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân? Giải thích?
A. 1-3 ngày sau khi bón. C. 5-9 ngày sau khi bón.
10-15 ngày sau khi bón. D. 16-20 ngày sau khi bón .
Câu 5: Cây trồng có thể hấp thu nguyên tố Nitơ, Photpho, Kali dưới dạng.
NH3, P2O5, K2O C. NO3-, P, K+
N2, PO43-, K+. D. NH4+, H2PO4-, K+
Câu 6: Một loại phân Lân nung chảy có chứa 30% Ca3 (PO4)2. Độ dinh dưỡng của phân Lân là:
A. 30%	B. 13,74%	C. 16,03%	D. 18,4%
Câu 7: Loại phân bón có tác dụng làm tăng sức chống bệnh, chống rét, chịu hạn, giúp cây hấp thụ đạm tốt hơn.
Phân Đạm.	B. Phân Lân.	C. Phân Kali	
Câu 8: Cách điều chế ”HNO3+ muối cacbonat” là của loại phân bón nào sau đây:
Đạm Nitrat.	B. Đạm.	C. Supe photphat đơn	 D. Phân Kali.
Câu 9: Loại phân bón hóa học nào dùng để bón cho cây trồng đạng trong thời kì sinh trưởng mạnh có tác dụng làm cành lá cứng khỏe, hạt chắc, củ, quả to
Phân Đạm	B. Phân Lân	Phân Kali
BTVN :
 - Câu 10: Theo tiêu chuẩn sản xuất rau an toàn: Lượng phân bón cho 1ha là 20 - 25 tấn phân chuồng hoai mục, 350 - 400 kg super lân, 300 kg đạm urê, 200 kg phân kali. Vậy muốn trồng rau bắp cải trong vườn nhà có diện tích 40 m2 em cần lượng phân bón mỗi loại là bao nhiêu.
Đáp số: 80-100 kg phân chuồng hoai mục, 1,4 – 1,6 kg supe Lân, 1,2 kg đạm ure, 0,8 kg Kali.
 - Chuẩn bị các nộ

Tài liệu đính kèm:

  • doctich_hop_lien_mon_phan_bon_hoa_hoc_11_cb.doc