Kiểm tra 1 tiết Hóa 11 (nâng cao nhóm: Nitơ – năm học 2016 - 2017)

docx 3 trang Người đăng tranhong Lượt xem 1183Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra 1 tiết Hóa 11 (nâng cao nhóm: Nitơ – năm học 2016 - 2017)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra 1 tiết Hóa 11 (nâng cao nhóm: Nitơ – năm học 2016 - 2017)
TRƯỜNG THPT A KIỂM TRA 1 TIẾT HÓA 11 (NÂNG CAO)
 TỔ HÓA NHÓM : NITƠ – Năm học :2016-2017
A TRẮC NGHIỆM (5 ĐIỂM)
1. Công thức của Litinitrua và Magiêphôtphua là:
 A. LiN3 và Mg2P3 B.Li3N và Mg2P3 C. Li3N và Mg3P2 D. LiN3 và Mg3P2
2. Chất nào được dùng làm phân bón lúa: 
 A.Ca(H2PO4)2 B. CaHPO4 C. Ca3(PO4)2 D. Chất khác
3: Cho phản ứng (1) N2 + 3H2 ⇄ 2NH3 (DH = -92 KJ/mol) sẽ dịch chuyển theo chiều nào khi:
-tăng nhiệt độ.	-tăng áp suất.
-tăng [H2] lần.	-giảm thể tích NH3.
4: Các nguyên tố trong nhóm nitơ đều có hoá trị tối đa là V, riêng Nitơ chỉ có hoá trị tối đa là IV vì
A. Phân tử nitơ có cấu tạo bền.	B. Nguyên tử nitơ chỉ có 5 obitan.
C. Nguyên tử nitơ chỉ có 3e độc thân.	D. Nguyên tử nitơ không có obitan d trống.
5: Nguyên tố R có công thức hợp chất khí với H là RH3. Phần trăm khối lượng R trong oxit cao nhất với oxi là 43,66%. Nguyên tố R là
A. N	B. P	C. Al	D. Cu
6. Hai khoáng vật chính của phôt pho là
 A. Apatit và phôtphorit B. Cacnalit và phôtphorit C. Apatit và dolomit D dolomit và phôtphorit 
7. hiện tượng quan sát được dẫn NH3 qua CuO đun nóng là
A. CuO không đổi màu.
B. CuO chuyển từ đen sang vàng.
C. CuO chuyển từ đen sang màu xanh.
D. CuO chuyển từ đen sang màu đỏ, có hơi H2O ngưng tụ.
+O2+ H2O
+O2
+O2(t0, Pt)
+A1
8: Cho sơ đồ phản ứng A1	 A2	 A3	 A4	 A5.
Biết rằng các hợp chất A1, A2A5 đều là các hợp chất của nitơ. Chất A5 trong sơ đồ trên là
A. NO2	B. NO	C. NH3	D. NH4NO3
9: Amoniac phản ứng được với nhóm chất nào sau đây
A. O2, CuO, Cu(OH)2, HNO3, NH4HSO4 
B. Cl2, CuO, Ca(OH)2, HNO3, Zn(OH)2
C. Cl2, O2, HNO3, AgNO3, AgCl
D. Cl2, HCl, Zn(OH)2, Al(OH)3
10. Sau mùa gặt cuối trong năm , nông dân sẽ đốt rạ trên đồng nhằm mục đích:
A. Tạo thêm phân đạm cho đất B. Tạo thêm phân vi lượng cho đất
C. Tạo thêm phân lân cho đất 	D. Tạo thêm phân kali cho đất
11: Khi cho Fe tác dụng với dung dịch HNO3 để có Fe(NO3)2, cần
	A. HNO3 dư	B. HNO3 loãng	C. Fe dư	D. HNO3 đặc, nguội
12: Cho từng chất FeO, Fe, Fe(OH)2, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt tác dụng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng oxi hoá-khử xảy ra là
	A. 5	B. 6	C. 7	D. 8
13: Thuốc nổ đen là hỗn hợp nào sau đây?
A. KNO3 + S	B. KClO3 + C 	C. KClO3 + C + S 	D. KNO3 + C + S
14: Cho 14,2g P2O5 tan trong 400g dung dịch NaOH 5% thì sau phản ứng thu được
A. Na2HPO4, Na3PO4 	B. NaH2PO4, Na2HPO4
C. NaH2PO4, Na2HPO4	D. NaH2PO4 , Na2HPO4, Na3PO4
15: Cho 21,6g một kim loại tác dụng hết với dung dịch HNO3 thu được 6,72 lit N2O (đktc). Kim loại đó là
A. Na	B. Zn	C. Mg	D. Al
16. Loại phân đạm nào thu được khi nung cháy quặng apatit với đá xà vân và than cốc:
A. Phân supephotphat B. Phân phức hợp C. Phân lân nung chảy D. Phân apatit
17: Cho 3,2 gam Cu tác dụng với 100ml dung dịch hỗn hợp HNO3 0,8M và H2SO4 0,2M thu được V lit (đktc) khí NO sản phẩm khử duy nhất. Giá trị của V là
A. 0,672	B. 0,448	C. 0,224	D. 0,336
18. Nung nóng m (g) bột sắt ngoài không khí thu được , sau phản ứng thu được 20 (g) hỗn hợp X gồm sắt và các oxit của sắt. Hòa tan hết X trong dung dịch HNO3 loãng dư , thu đươc 5,6 lít hỗn hợp khí Y gồm NO và NO2 có tỉ khối so với H2 LÀ 19. Tìm m(g)và thể tích dung dịch HNO3 1M đã dùng lần lượt là
 A.16,8 và 1,15 B. 11,2 và 0,25 C.16,8 và 0,9 D.11,2 và 1,15
19.Trong phương trình phản ứng nhiệt phân thủy ngân Nitrat có tổng các hệ số bằng bao nhiêu
 A 5 B 7 C 9 D 21
20. Hòa tan hoàn toàn 15,9 g hỗn hợp ba kim loại Al , Mg, Cu bằng dung dịch HNO3 thu được 6,72 lít khí NO là sản phẩm khử duy nhất ở đktc và dung dịch X . Cô cạn cẩn thận dung dịch X thu được bao nhiêu gam muối khan
 A. 77,1g B. 71,7g C. 17,7g D. 53,1g
B. TỰ LUẬN (5 ĐIỂM)
1.(2 điểm) Viết phương trình thục hiện chuỗi biến hóa sau:
NH4Cl® NH3 ® N2 ® NO ® NO2 ® HNO3 ® Cu(NO3)2 ® CuO 
↓
H3PO4→Ca3PO4→P
2.(3 điểm) Hòa tan hết 2,2 g hỗn hợp kim lọaị A gồm sắt và nhôm trong 150ml dung dịch HNO3 2M thu được dung dịch B (không chứa muối NH4NO3) và 448ml(đktc) khí C gồm N2O và N2 có tỉ khối so với không khí bằng 1,2414. Thêm 13,6g NaOH nguyên chất vào dung dịch B thu được kết tủa D , lọc kết tủa D thu được dung dịch nước lọc E.
 a) Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A ban đầu.
 b) Nung kết tủa D đến khối lương không đổi thu được bao nhiêu gam chất rắn khan.
 c) Tính thể tích dung dịch HCl 0,5M cần thêm vào dung dịch E để thu 2,34 gam kết tủa

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_1_tiet_chuong_2_hoa_11_nang_cao.docx